01:59:55 Ngày 17/04/2024 GMT+7
Cần “tiêu chuẩn ISO” cho khoa học Việt Nam
Đất nước đang trên tiến trình hội nhập, thế nhưng khoa học và giáo dục Việt Nam thì lại đang ì ạch, mặc dù đáng ra - theo tấm gương thành công của các nền kinh tế Đông Á và Trung quốc vốn có văn hóa tương đồng với chúng ta - lĩnh vực này cần phải đi trước một bước.

Theo Bộ KH&CN, tổng đầu tư cho 17 phòng thí nghiệm trọng điểm là 1.126 tỷ đồng (bắt đầu từ năm 2001), trung bình 1 phòng thí nghiệm trọng điểm đầu tư hơn 66 tỷ đồng tương đương 4,4 triệu USD. Các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm đã công bố được 640 bài báo, có 22 bằng sáng chế và giải pháp hữu ích, hơn 300 bằng khen, nhưng chí có 3 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, trong khi lại đào tạo được tới 56 tiến sĩ, 58 thạc sĩ và nâng cao nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ khoa học thuộc các lĩnh vực có liên quan - số lượng nhiều nhưng chất lượng quá thấp theo chuẩn mực quốc tế!

Trong khi đó một nhóm nhà thiên văn ở ĐHQGHN đã biết dùng những thiết bị quá hạn sử dụng (thải) chỉ để hướng dẫn sinh viên, đo được các thông lượng Muon ở Hà nội và cho ra kết quả in trên tạp chí quốc tế có uy tín. Một GS ngành Cơ học chủ trì nhiều đề tài kinh phí lớn tính tóan lũ lụt, nhưng không cho ra được một kết quả chuẩn mực là bài báo công bố quốc tế, trong khi một tiến sĩ cùng chuyên môn, với số kinh phí ít ỏi hơn nhiều, đưa được các tính toán của mình về bồi lắng bùn cát trên sông Hồng ở cửa Ba Lạt công bố trên tạp chí quốc tế. Tiếc rằng những nỗ lực công bố quốc tế ở ta, nhất là công bố nội lực, còn quá ít và thường không nhận được sự ủng hộ cần có.

Chỉ 10% số đề tài nghiên cứu cơ bản của ngành Cơ học những năm gần đây là có công bố quốc tế (một đồng nghiệp cho biết lĩnh vực lĩnh vực khoa học sự sống có khá hơn: 50% số đề tài có công bố quốc tế, nhưng phần nhiều do cộng tác với nước ngòai mang lại); còn phần lớn các đề tài kinh phí lớn cấp bộ - ngành và cấp Nhà nước đều không có công bố quốc tế. Điều đáng ngạc nhiên là ở các mức cần phải có đòi hỏi cao hơn, cũng chỉ 10% số thành viên ban biên tập tạp chí chủ chốt của ngành “Cơ học” là có công bố quốc te, và không thành viên nào của Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Cơ học (đồng thời cũng là Hội đồng ngành NCCB) có được công bố quốc tế 5 - 10 năm gần đây nhất. Trong khi đó Bộ GD&ĐT đang yêu cầu từ luận án tiến sĩ phải có bài báo quốc tế để hướng tới hội nhập !

GS. Hoàng Tụy có nêu một ví dụ về “chuẩn mực chức danh” của chúng ta: Một giảng viên đại học ở Nha trang có được hàng chục bài báo quốc tế (đồng tác giả với các nhà khoa học quốc tế), nhưng vẫn không đủ điểm công trình để đạt chức danh phó giáo sư vì ở ta bài báo quốc tế vẫn bị tính ngang với bài báo trong nước và báo cáo hội nghị, bất chấp thực tế là nhiều phó giáo sư và thậm chí cả giáo sư của chúng ta không có nổi một bài báo quốc tế! GS. Nguyễn Văn Tuấn cho biết, không chỉ ở các nền khoa học tiên tiến, mà ngay ở các hàng xóm của chúng ta như Thái Lan, người ta cũng khuyến khích, thậm chí yêu cầu mỗi giáo sư, từ 1 tới 2 năm phải công bố tối thiểu 1 bài báo trên tạp chí quốc tế; Đại học Mahidon ở Thái lan thậm chí đã đòi hỏi luận văn thạc sĩ cũng phải có bài báo đăng tạp chí chuẩn mực có phản biện kín.

Các đồng nghiệp tại Viện Vật lý nói nhiều tới trường hợp của anh Nguyễn Bá Ân, một trong số ít chuyên gia có số công bố quốc tế nhiều nhất ở Việt Nam - vượt xa số điểm công trình quy định, nhưng vẫn không được phong giáo sư, do “chưa đủ điểm viết sách”. Sách “xào xáo” ở Việt Nam có đầy, nhưng những nhà khoa học giỏi biết tự trọng sẽ không cố viết sách nếu họ không đủ hứng và tâm huyết để viết được quyển sách xứng tầm với các kết quả nghiên cứu của họ. Nhiều giáo sư quốc tế rất giỏi qua các công bố bài báo quốc tế cũng không viết sách giáo khoa hay chuyên khảo. Các đồng nghiệp quốc tế đã rất ngạc nhiên khi biết một nhà khoa học có uy tín quốc tế như anh Ân không đạt tiêu chuẩn giáo sư ở Việt Nam. Trong khi đó một đồng nghiệp của tôi đã lúng túng khi một giáo sư Pháp sang giúp Việt Nam đã nhằm thẳng vào một giáo sư đối tác của chúng ta và hỏi cậu ấy: “Ông ấy nói nhiều nhưng thực sự mạnh nhất về cái gì? Tôi đã cố tìm tên ông ấy trên các website khoa học nhưng không thấy…

Nói đến cái “tiêu chuẩn sách” này cũng như yếu tố “thâm niên”, tôi lại nhớ đến một bài viết cách đây không lâu trên Tạp chí Science nổi tiếng của Mỹ. Họ kể về trường hợp một tiến sĩ trẻ tài năng của Trung quốc nhận được học bổng nghiên cứu danh giá Humboldt 2 năm ở Đức, rồi thêm 18 tháng nghiên cứu ở Nhật, trở về nước ở tuổi ngoài 30 nhưng với thành tích công bố quốc tế mạnh ngay lập tức đã được nhận chức danh giáo sư ở một Viện Vật lý thuộc Viện HLKH Trung Quốc, theo chương trình trải thảm đỏ mời về nước các nhân tài trẻ của họ. Tuy nhiên qua 3 năm thử thách, một Hội đồng chuyên gia đã bỏ phiếu với đa số thông qua chấm dứt hợp đồng với anh này vì qua 3 năm đó anh ta không có được một bài báo quốc tế nào, dù có được 2 bài báo đăng tạp chí Trung Quốc và viết được một quyển sách. Sau đó anh ấy cũng xin được một vị trí khiêm tốn hơn là giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Trong nhiều trường hợp, các bằng cấp, chức danh hình thức của chúng ta không phản ánh đúng thực lực chuyên môn. Theo gương và tư vấn quốc tế, Bộ KH&CN đã thành lập Trung tâm hỗ trợ đánh giá KH&CN để có được danh mục công trình cụ thể của từng nhà khoa học. Tuy nhiên, như Trung tâm cho biết, sau cả năm gửi thư mời thì cho đến nay mới chỉ thu được hơn 2.000 phiếu đăng ký chuyên gia (bằng 1/10 lực lượng nghiên cứu). Phần lớn mẫu này là của thạc sĩ, tiến sĩ mới bảo vệ… Cần có chế tài yêu cầu mọi cán bộ nghiên cứu khoa học đều phải đăng ký, nếu không sẽ không được phép nhận các đề tài nghiên cứu và tham gia các Hội đồng khoa học.

Chương trình đào tạo bằng ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) sau một số năm thực hiện đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến (41,6% tiến sĩ, 34,25% thạc sĩ, 13,16% thực tập sinh và 10,97% đại học). Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), chúng ta cũng đã gửi đi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở Hoa Kỳ. Nhưng điều quan trọng không kém là trong số cán bộ đó có bao nhiêu đã trở về nước làm việc ? Những người trở về đã được sử dụng và phát huy năng lực nghiên cứu như thế nào? Họ đã công bố được bao nhiêu bài báo quốc tế khi học ở nước ngoài, và công bố bao nhiêu bài mới khi làm việc ở Việt Nam ?

Một khi các “đầu tàu khoa học” không xứng đáng là các đầu tàu thực thụ, các “bằng cấp và chức danh khoa học” không tương xứng với thực lực, việc xét phân và đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học bất tuân chuẩn mực quốc tế, thì dễ hiểu đòan tầu kéo theo là cả một nền khoa học và giáo dục méo mó và yếu kém - chẳng giống ai.

Kèm theo đây là thống kê của ISI và WIPO về số bài báo công bố quốc tế các ngành và số sáng chế của Việt Nam, trong so sánh với quốc tế:

Số bài báo công bố quốc tế (ISI) các ngành qua 11 năm (1/1997 -12/2007)

Lĩnh vực

Việt Nam

Thái Lan

Mã lai

Hàn quốc

Trung Quốc

Y học lâm sàng

Vật lý

Động thực vật học

Toán

Kỹ thuật

Hóa

Nông nghiệp

Địa chất

Môi trường

Khoa học xã hội

Vi sinh

Sinh học & Hóa sinh

Miễn dịch học

Khoa học vật liệu

Dược

Sinh học phân tử

Kinh tế

Khoa học thần kinh

Khoa học máy tính

Tâm lý học

Khoa học không gian

Liên ngành

765

709

595

466

327

301

212

185

177

176

159

114

110

98

69

45

35

15

14

4 897

681

2 233

156

1 904

2 618

1 023

327

878

563

900

1 144

678

766

709

275

112

167

426

86

63

16

1 705

833

1 119

151

1 457

3 195

654

175

640

265

269

599

89

888

276

79

142

46

387

75

25 050

32 313

5 798

4 490

26 867

31 644

2 907

2 204

2 730

1 911

4 861

12 148

1 467

20 946

5 619

3 395

1 605

3 464

12 194

792

1 125

107

34 430

86 679

17 761

20 468

53 203

127 749

4 382

16 431

10 071

4 277

3 752

20 037

2 006

60 197

7 356

6 081

2 845

4 800

17 355

2 070

4 903

1 708

Tổng cộng

4 667

20 672

13 059

203 637

508 561

Số bài báo công bố quốc tế (ISI) của VN qua 11 năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

222

239

248

320

355

355

2003

2004

2005

2006

2007

496

429

590

603

715

Số bài báo công bố quốc tế của VN có tăng hàng năm, nhưng chủ yếu là nhờ hợp tác quốc tế (chiếm 80% số bài). Số bài nội lực (hoàn toàn tác giả Việt Nam) vẫn chỉ dừng quanh con số 80 bài/năm trong suốt chục năm qua. Số bài nội lực của Việt Nam năm 2006 chỉ là 72 bài - bằng 1/10 số bài nội lực của Thái Lan.

Đơn sáng chế PCT của một số nước (Nguồn: WIPO)

Nước

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Nhật

14.063

17.414

20.264

24.869

27.033

27.731

Hàn Quốc

2,520

2,949

3.558

4.688

5.944

7.061

Trung Quốc

1.018

1.295

1.706

2.503

3.951

5.456

Singapore

330

282

431

443

476

542

Malaysia

18

-

45

38

60

103

Philippines

20

21

11

26

23

15

Thái Lan

9

7

12

9

11

5

Indonesia

16

2

6

8

8

9

Việt Nam

2

7

2

-

10

5

 Phan Đức Chính - Bản tin ĐHQG Hà Nội, số 209 - 2008
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Không có bài nào mới hơn !
Các bài cũ hơn
  • Không có bài nào cũ hơn !
   Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN số 387 | PDF
TRÊN WEBSITE KHÁC