Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Trần Hồng Hạnh, Lớp K46 CLC Khoa Ngôn ngữ học, Thủ khoa Trường ĐHKHXH&NV năm học 2001 - 2005, đạt điểm tổng kết 8,98
Mình có điểm tổng kết cao như vậy phần lớn là nhờ điều kiện gia đình. Đó là điều mình may mắn hơn các bạn khác. Bố là chuyên gia về Ngôn ngữ học, mẹ là tiến sĩ Triết học. nên ngay từ nhỏ mình đã cảm nhận được tinh thần say mê nghiên cứu và cống hiến hết mình cho công việc của bố mẹ. Và mình muốn sau này mình cũng vậy, nên mình biết bản thân phải cố gắng. Mình chưa bao giờ coi việc học là nặng nhọc hay là một điều bắt buộc cả. Mình nghĩ khi người ta tự nguyện làm một việc mà mình yêu thích thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.

Đỗ thủ khoa Khoa Tiếng Nhật, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Khoa Ngôn ngữ trường ĐHKHXH&NV nhưng mình đã chọn Khoa Ngôn ngữ. Những buổi đầu làm quen với học đại học không phải là không có khó khăn. Thầy cô không giảng giải mọi điều kỹ lưỡng như khi học cấp ba. Sinh viên phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu trên cơ sở gợi ý từ bài giảng. Nhiều lúc mình cảm thấy bị “choáng ngợp” và hoang mang trước cách học mới và khối lượng kiến thức quá lớn. Nhưng chỉ qua học kỳ đầu, mình đã nhanh chóng xác định cho mình phương pháp học phù hợp. Chịu khó đọc sách, đặc biệt là các giáo trình cơ bản rất có hiệu quả. Nhưng đọc phải biết chọn lọc, theo hệ thống, có mục đích chứ không đọc tràn lan. Đọc để hiểu vấn đề, tóm lại các ý chính, trình bày lại vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu theo tư duy cá nhân mình. Theo mình, nếu chọn được bạn để học nhóm sẽ rất tốt. Bên cạnh đó, học thi cũng phải có phương pháp. Mình vẫn không quên có lần hỏi một bạn về một ý trong bài thi, mình đã ngạc nhiên khi thấy bạn ấy đã phải ngồi một lúc lâu để nhẩm lại cả một bài học thuộc lòng trong sách. Hoá ra để nhớ ra ý thứ tư thì bạn ấy phải dò từ ý đầu tiên của bài học. Đấy là cách học rất sách vở, không hiệu quả, không phát huy được sự sáng tạo của người học. Mình đã chọn cách học có hệ thống, theo từng chủ điểm của bài. Phải nắm được: môn học đó nói về cái gì, có những mảng nội dung lớn gì, trong từng mảng nội dung lớn ấy lại chia nhỏ ra những vấn đề gì... Học như vậy sẽ giúp nắm nội dung môn học từ tổng quát tới chi tiết, rồi trên cơ sở ấy mới đi sâu hơn vào những câu hỏi thi mà thầy cô giáo cho. Bên cạnh đó, khi học phải luôn có sự so sánh, lấy cái này để đánh dấu và nhận biết cái kia. Các vấn đề được tìm hiểu trên cơ sở đối chiếu lẫn nhau nên rất dễ nhớ, dễ thuộc.

Trần Hồng Hạnh (giữa) và các bạn sinh viên Trung Quốc

 Oanh Lê - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   |