Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Hội thảo: "Từ chương trình giáo dục đến thực tiễn cuộc sống"
Hội thảo Giáo dục Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5 với chủ đề trên do Khoa Sư Phạm - ĐHGQHN phối hợp với Hiệp hội giáo chức Nhật Bản tổ chức ngày 27/12/2006 tại Hà Nội.

Tham dự hội thảo có các nhà quản lý giáo dục, sinh viên của các cơ sở giáo dục tại Hà Nội, các chuyên gia giáo dục của Hiệp hội giáo chức Nhật Bản…

GS. TSKH. Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐHQGHN đã đến dự và phát biểu chào mừng hội thảo. Trong bài phát biểu của mình, GS. Phó giám đốc đã cho rằng: “Tinh thần của cuộc cải cách xã hội sâu rộng ở Nhật Bản dưới thời Minh Trị từ thế kỉ 19 đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử cận, hiện đại Việt Nam, trong đó giáo dục được coi là chiếc chìa khoá vạn năng trong việc đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.”

GS.TSKH Vũ Minh Giang

PGS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và GS. Ito Tetsuji phát biểu khai mạc hội thảo, đều thống nhất cho rằng tính cần thiết của việc tổ chức và duy trì hội thảo giáo dục Việt - Nhật thường niên. Đồng thời cả hai bài phát biểu đều thể hiện sự mong muốn hội thảo sớm được tổ chức ở Nhật Bản đề các nhà khoa học, nhà giáo và học sinh, sinh viên Việt Nam có dịp được tham quan thực tế giáo dục trường học Nhật Bản. GS. Nomura Masanobu, đã có các nhận xét về sự khác biệt và tương đồng của nền giáo dục hai nước. Theo ông, giáo dục có 2 mục đích chính: Thứ nhất là đào tạo nhân lực, nhân tài cho đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển vì khi nhân lực được bồi dưỡng, đào tạo tốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi, nền giáo dục chắc chắn phải thay đổi theo. Thứ hai, thông qua giáo dục, con người sẽ sống hạnh phúc hơn. Theo GS. Nomura, vấn đề mà hiện nay Việt Nam đang gặp phải cũng giống như vấn đề mà Nhật Bản gặp phải 30 năm trước đây. Khi nền kinh tế phát triển, giáo dục sẽ trở nên hết sức quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.

Hội thảo lần thứ 5 này hướng tới hoàn thiện nền giáo dục phổ thông Việt Nam, bậc giáo dục “tưởng chừng như cổ điển, nhưng hết sức quan trọng”.

Hội thảo đã nghe và thảo luận trên 10 báo cáo tập trung ở 3 chủ đề chính là: 1. Giáo dục phẩm chất đạo đức và nhân cách cho học sinh; 2. Giáo dục kĩ năng sống, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho tương lai; 3. Giáo dục sức khoẻ và hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.

 Tin và ảnh: Bùi Tuấn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   |