Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Thực trạng giáo dục thể chất tại các trường học và việc áp dụng vào thực tế ở Nhật Bản
"Sự lành mạnh về thể chất và tinh thần của học sinh và mục tiêu của giáo dục"

(Hiến pháp Nhật Bản)

Hiến pháp Nhật Bản nêu rõ định nghĩa về một quốc gia lý tưởng.

“Xây dựng một quốc gia dân chủ và văn hoá”. Đó phải là một quốc giaĐóng góp cho nhân loại và hòa bình thế giới.

Về cơ bản việc thực hiện lý tưởng trên phụ thuộc rất lớn vào khả năng của giáo dục. Nhằm làm rõ mục đích của giáo dục và xác định nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục Nhật Bản mới, “Luật cơ bản về giáo dục” đã được ban hành.

“Luật cơ bản về giáo dục”

Có rất nhiều những ý kiến trái ngược về tính đúng đắn của việc nhà nước quyết định “mục tiêu của giáo dục”.

Giáo dục được quy định phải “dựa trên tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản” và “hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.

Mục tiêu của giáo dục” nêu trong “Luật cơ bản về giáo dục”

Trong luật quy định “Mục tiêu của giáo dục là (lược) “Đào tạo được những công dân khỏe về thể chất, lành mạnh về tâm hồn”.

“Công dân khỏe về thể chất, lành mạnh về tâm hồn” nghĩa:

Với tư cách là người xây dựng xã hội và quốc gia hòa bình.

Yêu chuộng chân lý và chính nghĩa

Tôn trọng giá trị cá nhân

Yêu lao động và có tinh thần trách nhiệm

Có tinh thần tự chủ 

Việc hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của cá nhân

Sự khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tâm hồn (cơ thể, thể lực) không phải là “Vì đất nước”. 

Thực trạng của Nhật Bản ngày nay “nền tảng đang dần thay đổi’

Nhật Bản đã thực hiện được “Mục tiêu giáo dục” nêu trong Luật cơ bản về giáo dục hay chưa?

Dường như chúng ta chưa kiểm chứng được điều đó đã vội có ý định thay đổi “mục tiêu của giáo dục”.

“Tôn trọng quá mức những giá trị của cá nhân”, “Cần phải nhấn mạnh hơn nữa đến việc coi trọng lao động và tinh thần trách nhiệm”, “phải khỏe mạnh hơn nữa, phải rèn luyện thể lực hơn nữa. Sắp đến thời đại của những cá nhân, hãy chuẩn bị từ bây giờ”.

“Giáo dục sức khoẻ” với mục tiêu nuôi dạy trẻ thành những người khoẻ mạnh, công dân có khả năng tự lập. “Giáo dục sức khoẻ” đó hiện đang đứng trước ngã rẽ.

“ Mục tiêu và nội dung của giáo dục sức khỏe ở trường học “đang thực hiện hoặc từ trước đến nay”

“Giáo dục sức khỏebao gồm rất nhiều nội dung, nhưng chỉ có “giáo dục bảo vệ chăm sóc sức khỏe” là môn học duy nhất. Ngoài ra là tự bồi dưỡng, cũng có trường tổ chức những buổi học tập trung dưới hình thức “diễn giảng”.

 Giáo dục ăn uống, Giáo dục an toàn, Giáo dục môi trường, Giáo dục phòng chống lạm dụng dược phẩm, Giáo dục tránh hút thuốc, Giáo dục giới tính.  

Giáo dục bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Dạy bằng 2 phương pháp là học cách chăm sóc sức khỏe và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe.

A. Học chăm sóc sức khỏe

A-1 Cấp tiểu học “Nội dung chăm sóc sức khỏe” của môn thể dục

Cấp THCS, THPT “Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, “bảo vệ sức khỏe” của bộ môn thể dục và chăm sóc sức khỏe.

A-2 Học trong các môn học có liên quan như khoa học tự nhiên, các môn học về gia đình, quốc ngữ, xã hội...

A-3 Các hoạt động tổng hợp về sức khỏe trong “Giờ học tổng hợp”

B. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe 

B-1 Hoạt động đặc biệt của quá trình giáo dục

a . Hoạt động câu lạc bộ. Những hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe mang tính tự phát, tự chủ của thiếu niên nhi đồng.

b. Hoạt động của hội thiếu niên nhi đồng (học sinh): những hoạt động mang tính tự phát, tự quản của thiếu niên nhi đồng.

c. Hội trường: Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc bảo vệ sức khỏe một cách có kế hoạch tại những ngày hội thể thao- an toàn sức khỏe. Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại những ngày hoạt động tập thể của trường.

d. Hoạt động của các cấp học: Là sự hướng dẫn chỉ đạo có kế hoạch, lâu dài (với thời gian ngắn hoặc dài) và đúng lúc.

B-2 Hướng dẫn chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nằm ngoài ch ư ơng trình giáo dục

e Hướng dẫn riêng: Hướng dẫn nhằm tăng cường sức khỏe cho thiếu niên nhi đồng.

Hướng dẫn cho các em nhỏ có vấn đề về sức khỏe.

Hướng dẫn cho các em nhỏ gặp khó khăn trong việc sống cuộc sống lành mạnh.

f. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trong giờ nghỉ giải lao:                Hướng dẫn kịp thời trong các tình huống cụ thể của học sinh.

Kêu gọi thực hiện mục tiêu trong tuần và mục tiêu của cuộc sống.

Việc học và hướng dẫn chăm sóc sức khỏeMỗi phương pháp đều có đặc tính riêng. Cần phát huy những đặc tính đó để thực hiện có hiệu quả.

  

A Học bảo vệ chăm sóc sức khỏe

B Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe

Mục tiêu

Giúp học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản, cơ sở cần thiết cho 1 cuộc sống lành mạnh trong hiện tại và cả trong tương lai.

Làm cho học sinh tự phát hiện và xử lý được những vấn đề sức khỏe gần gũi với mình, giúp các em có được khả năng và ý thức thực hiện một đời sống lành mạnh.

Người hướng dẫn

Giáo viên phụ trách môn học, ở trường tiểu học là cán bộ chuyên trách về vấn đề sức khỏe.

Toàn bộ các cán bộ, giáo viên nhà trường và các cán bộ chuyên trách về vấn đề sức khỏe.

Số giờ trong 1 năm

Trong chương trình giảng dạy quy định số giờ chuẩn như sau: Lớp 3, 4: 8 tiết, lớp 5,6: 16 tiết, 3 năm THCS: 48 tiết, lớp 10, 11: 70 tiết.

Không có quy định. Hoàn toàn tùy thuộc vào ý tưởng của trường.

"Nội dung của học tập bảo vệ chăm sóc sức khỏe" Nội dung được quy định trong nội dung giảng dạy có tính chất hệ thống và theo đề tài.

Lớp 3, 4 tiểu học

( giờ)

Lớp 5, 6 tiểu học

(16 giờ)

Trung học

(48 giờ)

Cấp 3

(70 giờ)

A

1. Sinh hoạt tốt cho sức khỏe

Cách sinh hoạt

trong 1 ngày

Môi trường sống, vệ sinh môi trường quanh mình.

2. Sức khỏe và môi trường

Khả năng thích nghi của cơ thể

Vệ sinh không khí

và nước uống

Vệ sinh rác thải sinh

Hoạt

3. Sức khỏe và đời sống xã hội

Sức khỏe và môi

trường

Môi trường và đảm

bảo an toàn thực

phẩm

Lao động và sức khỏe

I

2. Sự trưởng thành và phát triển của cơ thể

Tầm quan trọng của sự phát triển của cơ thể và chế độ ăn uống, vận động

Sự biến đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì

1. Sự phát triển các chức năng của cơ thể và sự lành mạnh của tâm hồn

Sự phát triển các chức

năng của cơ thể

Sự phát triển hoàn thiện

của bộ máy sinh dục.

Sự phát triển các chức năng về tinh thần, hình thành bản ngã.

Đối phó với những ham

muốn và sự căng thẳng.

1. Xã hội hiện đại và sức khỏe

Nuôi dưỡng tâm hồn

Suy nghĩ lành mạnh

Duy trì việc tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

2. Sức khỏe suốt đời

Sức khỏe trong từng giai đoạn

Chế độ y tế bảo vệ chăm sóc sức khỏe cũng như các cơ quan bảo vệ chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

U

2. Sự lành mạnh về tinh thần

Sự phát triển về mặt

tinh thần

Mối quan hệ mật thiết giữa thể chất và tâm hồn

Giải quyết những lo lắng và bất an.

E

3 Phòng tránh bệnh tật

Những biểu hiện của bệnh.

Cách phòng tránh những căn bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn, virut

Cách phòng tránh những căn bệnh mắc phải do thay đổi lối sống.

4 Cuộc sống lành mạnh và cách phòng tránh bệnh tật

Những yếu tố hình thành sức khỏe, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật.

Hành vi sống, thói quen sinh hoạt và sức khỏe.

Hút thuốc, uống rượu

và lạm dụng thuốc.

Phòng tránh các bệnh

truyền nhiễm.

Sức khỏe của cá nhân

Và cộng đồng.

O

1Phòng tránh thương tật

Nguyên nhân và phòng tránh các tai nạn trường học, tai nạn giao thông.

Xử lý vết thương

3 Phòng tránh tổn thưong

Tai nạn tự nhiên, tai

nạn giao thông.

Hỗ trợ trong trường

hợp khẩn cấp.

An toàn giao thông

Hỗ trợ trong trường

hợp khẩn cấp.

  

Thực trạng tại các trường học

Thực tế là có trường ưu tiên thể dục hơn. Vì đây không phải là môn thi đầu vào THPH và đại học, nên cũng có trường đổi thành tiết học “luyện thi”. Giáo dục bảo vệ chăm sóc sức khỏe không hề được coi trọng do quá ưu tiên cho thi cử.

Phản ứng của các em học sinh đối với bộ môn bảo vệ chăm sóc sức khỏe .Không có hứng thú, khó, mang tính giáo điều, là sự chỉ dẫn không có cơ sở “Giúp hiểu được về cơ thể của chính bản thân mình, vui, có ích, bản thân được chấp nhận.”

Nội dung của phương pháp dạy bảo vệ chăm sóc sức khỏe: Là giáo dục nằm ngoài các môn thuộc phạm vi trường học. Khó khăn trong việc gắn liền giáo dục với cuộc sống.

Khoảng cách giữa cuộc sống tại gia đình và cuộc sống ở trường học Cần đi đôi giữa giảng dạy với việc tôn trọng quan điểm sống mà các em đã có từ trong gia đình Cơ sở của nội dung giảng dạy còn chưa rõ ràng.

Sơ lược nội dung môn học

Việc dạy về bảo vệ sức khỏe và về đời sống sinh hoạt ngoài phạm vi môn học

Hiện trạng của trẻ em- những vấn đề nổi cộm dù đã có sự hướng dẫn như trên

A. Môi trường và sức khỏe

Hướng dẫn công tác vệ sinh, phân công trực nhật (phòng học, nhà vệ sinh vv)

1 Không biết cách dọn vệ sinh

(Do ở gia đình không dùng chổi và giẻ lau)

2 Chưa từng làm vệ sinh ở nhà hoặc chưa nhìn thấy, nghe thấy bao giờ, ngại làm.

3 Có học sinh vì bệnh dị ứng nên không thể tham gia làm vệ sinh (phải coi là đối tượng đặc biệt, nhưng lại nảy sinh tâm lý ghen tỵ vì cho là không công bằng)

Hoạt động tái chế, tái sử dụng

Xử lý rác / không đốt

4 Chưa được giáo dục quan điểm coi trọng đồ vật/ tài nguyên thiên nhiên. Không hề xuất hiện học sinh thông báo là mình để quên hay đánh rơi đồ.

B. Việc phát triển trưởng thành của cơ thể

Hướng dẫn về bữa ăn tập thể (Hướng dẫn về dinh dưỡng, tránh sự mất cân bằng dinh dưỡng)

5 Những bữa ăn tập thể ở nhà trường chú trọng đến hàm lượng kalo, sữa bò và tránh ngộ độc thực phẩm (các em thường hay ăn nhiều đồ rán và không ăn rau). Cần có xuất ăn đặc biệt cho những học sinh bị dị ứng.

6 Thời gian của bữa ăn quá ngắn nên không đảm

bảo nhai kỹ.

Thể dục buổi sáng, thể dục khi giải lao giữa giờ.

Tập thể dục buổi sáng

đối với các câu lạc bộ

thể thao.

7 Không còn nơi tồn tại cho những em học sinh

thể dục thể thao yếu kém.

8 Tình trạng suy dinh dưỡng của các em thuộc

các câu lạc bộ thể thao (bao gồm cả thiếu

máu).

Dạy về kinh nguyệt lần đầu (chỉ cho học sinh nữ)

Giáo dục giới tính, giáo dục về AIDS(tổ chức các buổi nói chuyện hoặc thông qua hoạt động của ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe).

9 Trong khi giảng dạy cho các học sinh nữ cũng có thể làm các em nảy sinh suy nghĩthiệt thòi khi sinh ra là con gái.

10 Không hướng dẫn cho các em trai nên dẫn đến tình trạng không giải quyết được những băn khoăn về giới tính.

11 Việc nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa nam và nữ làm nảy sinh mặc cảm tự ti ở các học sinh không có biểu hiện giới tính rõ rệt. Sự thiếu quan tâm đến những học sinh mắc chứng đồng tính rất dễ dẫn đến tâm lý phủ nhận.

Cân đo(Cân đo hàng tháng cân nặng, chiều cao)

Dạy về tên gọi các bộ phận của cơ thể (trong khu vực riêng)

12 Không cho việc tăng trọng lượng là biểu hiện

của sự phát triển, không vui (giống với người

lớn không vui khi trọng lượng cơ thể tăng).

13 Không biết tên gọi các bộ phận cơ thể (do

cuộc sống hàng ngày người lớn cũng không

biết và không dùng đến)

C.Sự lành mạnh về tâm hồn

Dạy cách tạo lập mối quan hệ bạn bè

sự chỉ dẫn thích hợp khi phát sinh vấn đề trêu chọc

Giáo dục kỹ năng sống (ví dụ như tư vấn tâm lý..)

14 Hiện tượng “trêu chọc”vẫn ngấm ngầm

hoành hành.

15 Giáo dục kỹ năng sống như là một môn học dự phòng thường có xu hướng chỉ là kiến thức suông tại thời điểm đó. Bởi lẽ gia đình và trường học trên thực tế không mang tính chất kịch tính như vậy.

16 Nguyên nhân của việc trêu chọc không hẳn là do các em chưa nhận thức được “giá trị mạng sống của con người” mà là do chưa được giáo dục một cách đầy đủ.

D.Phòng tránh bệnh tật

Dạy cách phòng ngừa

sâu răng

“Hướng dẫn đánh răng sau khi ăn ở trường

“Súc miệng bằng nước có Fluorine”

17 Do bận rộn nên các em thường đánh răng qua loa đại khái. Việc bảo quản vệ sinh cho bàn chải đánh răng là điều khó thực hiện.

18 Cũng có nhiều nhà chuyên môn nghi ngờ về hiệu quả của phương thức 3-3-3 (1 ngày 3 lần, sau khi ăn không quá 3 phút và đánh răng trong 3 phút). Họ cho rằng việc đánh răng kỹ càng 1 lần 1 ngày còn quan trọng hơn cả đánh nhiều lần mà vội vàng.

19 Tuy là chất Fluorine được các nha sỹ khuyên dùng nhưng những nghi ngờ về hiệu quả cũng như tác hại và tác dụng phụ của nó cũng là một vấn đề đang được bàn cãi. Sự nghi ngờ về việc cán bộ giáo viên của trường sử dụng nó. Điều này cằng làm tăng thêm nỗi vất vả cho cán bộ giáo viên.

Hướng dẫn cách chăm sóc bảo vệ mắt (Dạy cáh kiểm tra thị lực và ngồi đúng tư thế)

20 Tỷ lệ học sinh cận thị ngày càng gia tăng. Không thể phòng chống hiện tượng này khi trẻ em chỉ quan tâm đến cuộc sống của mình. (Cần giảm bớt ghánh nặng học hành và đảm bảo đủ thời gian ngủ cho các em).

Hướng dẫn các em mắc chứng béo phì (khám và phòng chống những căn bệnh bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt)

21 Có hiện tựợng phân hóa rõ rệt giữa các em béo phì và quá gầy. Cũng có trường hợp học sinh mắc bệnh này bị trêu trọc dẫn đến gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống ở độ tuổi trung học CS. Việc hướng dẫn tương đối khó.

22 Hướng dẫn việc tìm ra các học sinh béo phì và các em có lượng Cholesterol trong máu cao nhằm phòng ngừa các căn bệnh do thói quen sinh hoạt, nhưng điều này đang bị nghi ngờ.

Giáo dục về bệnh AIDS và giới tính(Vì học sinh cấp 2 đang ở độ tuổi không được phép quan hệ giới tính nên không cần thiết phải dạy về biện pháp tránh thai)

23 Tỷ lệ thanh thiếu niên đã quan hệ tình dục ngày càng cao. Nhũng căn bệnh lây nhiệm qua đường tình dục cũng tăng lên (như bệnh Chlamydia). Tỷ lệ nhiễm AIDS cũng tăng lên, khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của giáo dục giới tính .

24 Nhiều dữ liệu cho thấy những học sinh sinh ra trong những gia đình ít có sự quan tâm trò chuyện của bố mẹ thường có quan hệ tình dục sớm, nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ cho vấn đề này. (Việc giáo dục từng học sinh không thể ngăn chặn được hiện tượng này).

E.Cách phòng ngừa thương tật

Và sự chi viện kịp thời

Bằng việc đến trường theo nhóm các em học sinh lớp nhỏ sẽ được học sinh lớp lớn bảo vệ.

Hướng dẫn về an toàn giao thông (khi đi bộ và khi đi xe máy)

25 Việc cảnh sát hướng dẫn về an toàn giao thông (an toàn của người đi bộ) vẫn được thực hiện tại trường, nhưng trên thực tế nhiều tai nạn không lường trước được hậu quả thường có nguyên nhân từ ô tô ví dụ như ô tô đâm vào nhóm học sinh đang đến trường vv...

26 Có ý kiến cho rằng nên hướng dẫn về an toàn giao thông khi điều khiển xe máy cho học sinh THPT thì tỷ lệ phát sinh tai nạn sẽ giảm, nhưng ở các trường cấm đi xe máy thường không tiến hành việc hướng dẫn này.

Hướng dẫn cách xử trí khi bị thương (Giúp các em biết cách giải quyết cụ thể, cung cấp những kinh nghiệm quý báu.)

27 Cũng có những học sinh sợ “Nếu bị thương sẽ bị người nhà mắng”.

 Do thiếu kinh nghiệm nên có những em học sinh vội tìm đến các nhà chuyên môn chứ không tự mình xử lý và theo dõi.

Liệu giáo dục bảo vệ và chăm sóc sức khỏe từ trước đến nay có tạo được cho học sinh thói quen sinh hoạt lành mạnh không? Chúng ta hãy cũng xem xét qua kết quả điều tra các em học sinh THCS và sinh viên đại học đã kết thúc quá trình học tập tại trường.

Đối tượng:343 học sinh THCS(160 nam,183 nữ), 253 sinh viên (87nam,166 nữ)

Thời gian: Điều tra từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 toàn bộ bằng phiếu điều tra

Người điều tra: Kumegawa yuko, cán bộ chuyên trách về bảo vệ chăm sóc sức khỏe trường THCS tỉnh Gunma/ sinh viên tại chức của Đại học Ibaraki).

Thói quen sinh hoạt (đã được thể hiện qua hành động)

Thói quen ăn uống (đã được thể hiện hành động)

Không thể kết luận rằng học sinh, sinh viên đã có 1 thói quen ăn uống lành mạnh và việc học bảo vệ chăm sóc sức khỏe đã đạt kết quả tốt. Đặc biệt, trường hợp các em trở thành sinh viên và có môi trường sống tự lập hơn thể hiện rất rõ rệt điều này.

Mối quan hệ giữa những kiến thức về hành động bảo vệ chăm sóc sức khỏe và thực tế

Không thể nói rằng tri thức đi đôi với việc làm trên thực tế. Không hiểu giáo dục sức khỏe đã đem lại điều gì!?

 Otani Naoko - GS khoa Sư phạm trường Đại học Ibaraki - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   |