Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Giải Nobel Văn học năm 2006
Năm 2006, giải Nobel Văn học đã được trao cho nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk với chuỗi tác phẩm về vấn đề đồng nhất và xung đột giữa các giá trị truyền thống của đạo Hồi và nền văn minh phương Tây.

Orhan Pamuk tên thật là Ferit Orhan Pamuk sinh năm 1952 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong những nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng nhất, được xếp vào dòng văn chương hậu hiện đại. Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia (Hoa Kỳ) và là một trong những nhà văn trẻ nhất được nhận Giải thưởng cao quý này.

Orhan Pamuk đã từng theo học kiến trúc và báo chí. “Cevdet Bey ve Ogullari” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông viết khi ông 30 tuổi. Chẳng bao lâu sau khi ra mắt công chúng, nó đã đem lại cho ông Giải thưởng Orhan Kemal. Ngoài ra, ông còn giành rất nhiều giải thưởng danh giá khác như: Giải thưởng Prix Medicis - một trong những giải thưởng hàng đầu của Pháp dành cho văn học nước ngoài, Giải thưởng Hoà bình do Hiệp hội các nhà xuất bản và phát hành sách Đức trao tặng, Giải thưởng Văn học quốc tế IMPAC... Ông đã nhận được sự hoan nghênh của công chúng quốc tế với các tác phẩm: Lâu đài trắng (The white castle, 1985), Sách đen (The black book, 1990), Tên tôi là Đỏ (My name is Red, 2000), Tuyết (Snow, 2002. Bản tiếng Pháp, Neige, do Jean-Franỗois Pérouse dịch, đoạt giải Medicis dành cho văn học nước ngoài năm 2005)…

Nhà văn Orhan Pamuk và con gái, ảnh chụp sau buổi lễ trao giải Nobel.

Cuộc đời của Pamuk gắn liền với Istanbul - nơi ông sinh ra, lớn lên và sáng tác các tác phẩm nổi tiếng. Nghĩ về Istanbul, ông viết: “Số phận của Istanbul cũng là số phận của tôi. Tôi gắn bó với thành phố này bởi chính nó đã tạo nên con người tôi, nhân cách tôi”.

Năm 2005, ông bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội “lăng mạ hình ảnh quốc gia” do khi tuyên bố với một tờ báo Thụy Sĩ hồi tháng 2/2005 rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải bất đắc dĩ tham gia vào vụ thảm sát người Armenia và người Kurd trong Thế chiến thứ nhất, trong khi phía chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đó không phải là một vụ diệt chủng được lên kế hoạch trước. Vụ việc này đã làm dấy lên mâu thuẫn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề tự do ngôn luận. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng được tuyên trắng án. Tuyên bố của Pamuk được đưa ra vào một thời điểm được coi là tương đối nhạy cảm của Thổ Nhĩ Kỳ khi quốc gia với đa số người dân theo đạo Hồi này đang bắt đầu các vòng đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu.

Hoarse Engdahl, người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói, những rắc rối chính trị của Pamuk không ảnh hưởng đến quyết định trao Giải Nobel Văn học cho ông. Báo cáo của Viện Hàn lâm tại Lễ công bố Giải thưởng có đoạn: “Trong quá trình đi sâu tìm hiểu tâm hồn u uẩn của thành phố quê hương, Orhan Pamuk đã phát hiện ra những biểu tượng của sự va chạm, trộn lẫn giữa các nền văn hóa khác nhau”.

Pamuk, trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại sau khi nghe tin ông được trao giải: “Tôi hết sức vui mừng! Nó không phải chỉ là một vinh dự cá nhân mà còn là một niềm hãnh diện của nền văn chương Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi hân hạnh được chọn làm người đại diện.”

Chiến thắng của Orhan Pamuk giúp Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên góp mặt trong danh sách các nước có công dân giành Giải Nobel Văn học.

Nhà văn Orhan Pamuk nhận giải Nobel Văn học năm 2006.

Orhan Pamuk và các sinh viên của mình.

 Thảo Nguyên (tổng hợp) - Ảnh: nobelprize.org
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   |