Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Giải Nobel hoà bình năm 2006
Ông Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen của ông đã vinh dự nhận Giải thưởng cao quý này do những nỗ lực tiên phong trong công cuộc chống đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội tại quốc gia đông dân, nghèo khó, với dân số lên tới 141 triệu người này. Ông được mệnh danh là “Ông chủ ngân hàng của người nghèo”.

Chủ tịch Uỷ ban Nobel Ole Danbolt Mjoes cho biết, Yunus và Ngân hàng Grameen rất xứng đáng được nhận Giải thưởng vì “những đóng góp của họ trong việc phát triển dân chủ và xã hội. Sẽ không thể có một nền hoà bình vĩnh cửu khi phần lớn dân chúng vẫn phải chịu cảnh đói khổ. Những đóng góp của Yunus và Ngân hàng Grameen của ông rất hữu ích đối với nhân quyền và dân chủ”.

Năm nay 66 tuổi, Muhammad Yunus từng là giáo sư kinh tế tại Đại học Chittagong, quê hương ông, sau tấm bằng tiến sĩ kinh tế của Đại học Vanderbilt ở Nashville (Hoa Kỳ) năm 1972. Hai năm sau, một trận hồng thuỷ làm Bangladesh ngập trong lụt lội lớn, nạn đói kéo theo làm thiệt mạng hơn 1,5 triệu người, đã đẩy Yunus sang một hướng đi khác. Trong một cuộc đi thực tế với sinh viên, ông được những phụ nữ ở làng Jobra cho biết họ chỉ cần một số vốn rất nhỏ để làm ghế mây bán. Rút tiền túi, ông đã giúp họ đủ 27 đôla cần thiết, không lấy lãi mà cũng không hẹn ngày trả. Dự án vi tín dụng ra đời. Trong ba năm đầu, từ 1976 đến 1979, có 500 người từ các món tiền vay nhỏ này mà cải thiện hẳn được cuộc sống. Sau nhiều năm vận động và làm thử, Grameen Bank chính thức ra đời năm 1983, và từ đó đến nay đã trở thành một mạng lưới có tới 2226 chi nhánh ở khắp 71.371 làng xã ở Bangladesh, với 6,61 triệu người vay trong đó 97% là phụ nữ với một tỉ lệ hoàn trả gần 99%. Tổng vốn cho vay kể từ khi thành lập ngân hàng đạt 5,71 tỉ đôla (những con số trên đây trích từ bản tin tháng 8/2006 của Ngân hàng).

Mosammat Taslima Begum (bên trái), đại diện Ngân hàng Grameen, Muhammad Yunus nhận huy chương và giấy chứng nhận Giải thưởng Nobel Hoà bình năm 2006.

Tuy không phải là biện pháp phép màu có khả năng giúp các nước nghèo phát triển kinh tế, song vi tín dụng được coi như một phương thức xoá đói giảm nghèo khá hữu hiệu để giúp những người cùng khổ bước đầu xoay xở kiếm sống được và từ đó có cơ hội hơn để bước vào một thị trường lao động có tương lai kinh tế tốt hơn. Với vai trò ấy, mô hình vi tín dụng của Grameen Bank đã được rất nhiều nước nghiên cứu, áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ông Muhammad Yunus, chủ nhân của Giải Nobel Hoà bình năm nay cho biết, sẽ sử dụng một phần giải thưởng trong tổng giá trị giải thưởng của ông để lập ra một công ty sản xuất thực phẩm dinh dưỡng giá rẻ cho người nghèo. Công ty này sẽ bán thực phẩm với mức giá tượng trưng, và hoàn toàn phi lợi nhuận. Phần còn lại của số tiền thưởng, ông sẽ giành để xây dựng một bệnh viện mắt cho người nghèo Bangladesh.

Một cảnh trao huy chương và giấy chứng nhận giải thưởng Nobel.

 Thảo Nguyên (tổng hợp) - Ảnh: nobelprize.org
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   |