Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN kế thừa và phát huy truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐH Tổng hợp g1 (1956-1996)
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQG Hà Nội, chúng tôi xin điểm lại vài nét khái quát quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHTH Hà Nội, một trong những đơn vị tiền thân của Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐHQGHN ngày nay.

1.Vài nét về truyền thống hình thành thư viện Đại học Tổng hợp Hà Nội

Với truyền thống vẻ vang, đáng tự hào của nền học vấn đại học Việt Nam có từ lâu đời. Thư viện Đại học Việt Nam đầu tiên được xây dựng bên cạnh Quốc Tử Giám (1078) (Trích: Viện sử thông giám cương mục chính biên. Quyển 3, tr.25). Quốc Học Viện đời Trần được thành lập (1253), có kho sách, phòng đọc sách, đồng thời cử Trần Tôn, một nhà nho nổi tiếng trông coi Thư Viện Lãn - Kha (Trích: Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên. Q10.-tr.52). Thái học Viện đời Hậu Lê thành lập (1762), đồng thời bổ nhiệm nhà Bác học Lê Quý Đôn trông coi Thư viện Thái học - trên đây là các loại hình thư viện đầu tiên ở nước ta cho đến hết thế kỷ XIX duy nhất của Nhà nước, được thể chế hoá và mở rộng dần. Chúng ta đáng tự hào là Thư viện đại học Tổng hợp Việt Nam tiếp nối truyền thống nền giáo dục đại học kể từ Quốc Tử Giám - Thăng Long. Với ý nghĩa truyền thống đó, với tính kế thừa Thư viện Đại học Tổng hợp Hà Nội, là tiền thân của Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN đã có 900 năm lịch sử.

2. Bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành của Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐHTH Hà Nội

2.1. Giai đoạn 1956 -1960

Cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN.

Thư viện ĐHTH Hà Nội được tiếp nhận một phần kho sách của thư viện trường Khoa học cơ bản Đông Dương: 10.000 loại sách, 20 loại tạp chí, trong đó có 10 loại tạp chí về kinh tế Đông Dương (Revue économique l’indochine Indosinica), có phòng đọc 200 chỗ ngồi, ở 19 Lê Thánh Tông thuộc Thư viện Đại học Vụ, Bộ Quốc gia Giáo dục.

Năm 1956, theo quyết định số 2183/TC Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập. Thư viện trường được hình thành với kho sách với 1 vạn loại, 20 loại tạp chí, phục vụ cho 420 sinh viên thuộc các ngành Toán, Lý Hoá, Sinh vật, Lịch sử và Văn học, đồng thời phục vụ cho 43 cán bộ giảng dạy, phần lớn là cán bộ giảng dậy của trường Khoa học Cơ bản Và Dự bị Đại học Văn Khoa từ kháng chiến trở về tiếp quản Thủ đô.

Sau 3 năm phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá (1958- 1960), cùng với sự phát triển, hoàn thiện nền đại học mang tính chất tổng hợp về tự nhiên và xã hội. Thư viện trường từng bước được phát triển kho sách đạt đến 70.000 loại sách (tăng gấp 7 lần so với thư viện trường Khoa học Cơ bản Đông Dương mà thư viện ĐHTH Hà Nội được tiếp nhận (xem 2.1), kho tạp chí tăng gấp 5 lần, kho giáo trình có 16.000 bản gồm 80 loại. Thư viện phục vụ cho 1200 sinh viên chính quy, 200 sinh viên tại chức, 400 học viên bổ túc văn hoá và 180 cán bộ giảng dạy của nhà trường.

2. 2. Giai đoạn 1960 - 1975

Thư viện trường ĐHTH Hà Nội phát triển thành thư viện trung tâm có kho sách 150.000 loại sách và 1620 loại tạp chí của 20 nước trên thế giới, đồng thời có 1 chi nhánh thư viện khoa, trong đó có 5 thư viện khoa học tự nhiên gồm có: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Địa và 6 chi nhánh thư viện Khoa học Xã hội và Nhân văn: Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Kinh tế, Luật học và khoa tiếng Việt…Với kho sách 24 vạn bản. Thư viện Trung tâm và các chi nhánh Thư viện khoa đã phục vụ cho 5598 sinh viên chính quy và tại chức, phục vụ 110 sinh viên nước ngoài, phục vụ 590 cán bộ giảng dạy. Trong thời gian này, Thư viện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học (Đại học Tổng hợp Hà Nội 25 năm xõy dựng và trưởng thành H: “ĐHTH” 1981. 48tr), cung cấp các tư liệu khoa học thiết thực phục vụ các đề tài về chiến đấu, sản xuất và đời sống, phục vụ cho nhiều đề tài nghiên cứu về điều tra cơ bản nguồn động vật, thực vật, địa chất, khoáng sản, tài nguyên, môi trường, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngôn ngữ, dân tộc ít người, văn học dân gian….Góp phần nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, chất lượng đào tạo cán bộ khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội cho đất nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thư viện trường ĐHTH Hà Nội đã sơ tán một bộ phận của kho sách quý hiếm, kho giáo trình, sách tham khảo phục vụ học tập và giảng dạy đến khu an toàn: Đại Từ - Bắc Thái (1965), Đông Anh (Hà Nội) và Thanh Oai - Hà Tây (1969), Hiệp Hoà - Yên Phong Hà Bắc và Phú Bình - Bắc Thái (1972). Đầu năm 1973, chuyển về Hà Nội.

Những năm tháng đầy khó khăn gian khổ, cán bộ thư viện trường ĐHTH Hà Nội đã vượt qua những trận đánh phá khốc liệt dưới làn mưa bom, lửa đạn của giặc Mỹ, vừa chiến đấu, vừa công tác, vừa cầm súng phục vụ ở những nơi sơ tán xa xôi hẻo lánh cũng như ở Trung tâm Thủ đô có chiến sự các liệt, đảm bảo tài sản sách báo, phục vụ tốt cho công tác đào tạo. Do đó, cán bộ thư viện đã được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất và hạng Nhì. Nhìn lại quá khứ, cán bộ của Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐHTH Hà Nội được quyền tự hào về thành tích nhỏ bé của mình đã góp phần vào thắng lợi có tính chất lịch sử và thời đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.

2.3. Thời kỳ từ năm 1975-1996

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, để góp phấn cải tạo và xây dựng nền giáo dục miền Nam theo nội dung xã hội chủ nghĩa. Thư viện trường ĐHTH Hà Nội đã chuyển 41.816 bản sách và 30.000 tạp chí các loại, chi viện cho ĐHTH Huế, ĐHTH TP. Hồ Chí Minh, Đà lạt, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường Đảng T.Ư Cục miền Nam, Thư viện Nguyễn Tất Thành.

Từ năm 1975 cho đến năm 1996, đã xây dựng Thư viện trường ĐHTH Hà Nội thành Trung tâm Thông tin- Tư liệu về khoa học cơ bản với các chức năng chủ yếu sau đây:

- Xây dựng phương hướng phát triển tư liệu khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội nhân văn phục vụ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, phục vụ giảng dạy và đào tạo.

- Thu thập, bổ sung và trao đổi, xử lý kỹ thuật tư liệu, tổ chức bảo quản tư liệu khoa học và công nghệ. Xây dựng và khai thác CSDL ngân hàng tin. Đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời cho các cán bộ giảng dạy và sinh viên trong công tác nghiên cứu khoa học và học tập.

- Nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực thông tin, thư viện, thư mục nhằm nâng cao tay nghề đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công tác.

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cử nhân khoa học Thông tin -Thư viện cho các Bộ, các Ngành, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học..

- Tổ chức hệ thống phòng đọc, phòng mượn, phòng tạp chí, phòng đọc nghiên cứu sinh, phục vụ hiệu quả cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.

- Quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tư liệu thông tin với các cơ quan khoa học và thư viện các trường ĐHTH trên thế giới.

Năm 1996, kho tư liệu khoa học và công nghệ của Trung tâm Thông tin- Thư viện trường ĐHTH Hà Nội đạt đến 70 vạn bản sách, so với năm 1956 tăng gấp 70 lần, kho tạp chí đạt đến 3008 loại so với năm 1956 tăng gấp 150 lần. Đặc biệt, có kho sách quý hiếm từ đầu thế kỷ XI như Bách khoa toàn thư, từ điển tổng hợp, chuyên ngành, từ điển ngôn ngữ đủ các thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha….tạp chí tóm tắt, tra cứu về khoa học cơ bản. Tuyển tập của cố thủ tướng Gia-Oa-Hac-Lan Nêru và Ma-Hac-Ma Ganđi gồm 101 tập của nước Cộng hoà Ấn Độ tặng, bộ từ điển sinh vật học 23 tập của ĐHTH Tôkyô Nhật bản tặng, ĐHTH Paris 7 tặng 223 luận án tiến sĩ, vv…

Đối tượng phục vụ của thư viện gồm 8000 sinh viên, 150 nghiên cứu sinh, 200 sinh viên nước ngoài, 820 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong đó có 334 PTS, 32 TS, 38 GS, 187 PGS.

Về đào tạo, Bộ môn Thông tin - Thư viện - Thư mục của Khoa Lịch sử trường ĐHTHHN đã đào tạo đại học chính quy chuyên ngành thư viện từ năm 1973-1983 là 250 sinh viên. Từ năm 1984 đến năm 1989 Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo đại học tại chức chuyên ngành TT-TV là 70 sinh viên đã tốt nghiệp. Từ năm 1979 đến năm 1990 được Bộ Đại học và THCN giao cho Trung tâm nhiệm vụ bồi dưỡng và kiểm tra kiến thức tuyển chọn NCS đi học nước ngoài trên lĩnh vực Thông tin học, Thư viện học, Phương tiện kỹ thuật cơ giới hóa và tự động hoá công tác thông tin - thư viện là 50 NCS.

Tham gia các Hội đồng bảo vệ luận án PTS, Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trên lĩnh vực tin học, thông tin, thư viện lưu trữ, vv…Ngoài ra cán bộ của Trung tâm đã tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, chủ trì đề tài cấp Bộ và cấp trường quản lý.

Tổ chức nhiều hội thảo khoa học chuyên đề như: “ Ảnh hưởng của thư viện học Xô Viết đối với thư viện học Việt Nam” nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, Hội thảo “ Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh với sự nghiệp sách báo” nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ (1890-1990).

Về xuất bản ấn phẩm:

Đã biên soạn và xuất bản bộ thông tin- thư mục các công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1956- 1966 gồm 4 tập:

- Tập I (1956- 1981) dày 283 trang.

- Tập II (1981- 1985) dày 366 trang.

- Tập III (1986- 1991) dày 200 trang.

- Tập IV (1991- 1996) dày 390 trang.

Sau mỗi tập có bộ máy tra cứu theo thời gian, theo từng tác giả, theo chủ đề giúp cho việc tìm tài liệu được nhanh chóng. Tra cứu theo từng tác giả có 2 tác dụng: Động viên cán bộ giảng dạy trẻ tích cực nghiên cứu khoa học. Đối với cán bộ giảng dậy lâu năm có trách nhiệm hướng dẫn thế hệ trẻ, đào tạo thế hệ kế cận khoa học để không bị hẫng hụt. Bốn tập công trình này đối với công tác đào tạo có giá trị rất lớn:

Làm tài liệu thực hành cho sinh viên trong công tác biên soạn thông tin tóm tắt, thông tin thư mục, thông tin tín nhanh, thông tin tổng quan, thông tin tín hiệu.

Làm tài liệu mẫu cho sinh viên biên soạn các loại hình tra cứu : theo thời gian, chủ đề, tác giả.

Biên soạn thông tin tóm tắt các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tác giả viết về Người năm 1990.

Đã biên soạn thông tin tóm tắt sách mới, ra đều kỳ hàng quý, 4 số/ năm.

Đã biên soạn thư mục giới thiệu theo chuyên đề gồm: “Thư mục sách của Các Mác xuất bản ở Việt Nam”; “Thư mục các tư liệu nghiên cứu về Điện Biên Phủ”, v..v..

3. Quan hệ trao đổi quốc tế

Trung tâm có quan hệ hợp tác và trao đổi tư liệu khoa học với 50 Viện nghiên cứu và Thư viện các trường Đại học Tổng hợp trên thế giới: Viện Hàn Lâm khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm khoa học tự nhiên, Viện Nghiên cứu nguyên tử Dupna (Liên Xô). Thư viện các trường ĐHTH ở Liên Xô như Lômônôxốp, Lêningrát, Minxcơ…Đại học tổng hợp Paris 7(Pháp), Đại học Tổng hợp Humboldt (Đức), Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật), Đại học Tổng hợp Hawai, Đại học Tổng hợp Corrnell (Mỹ), Thư viện Quốc hội Mỹ…

Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHTHHN là thành viên chính thức của ngân hàng dữ liệu tin quốc tế các quốc gia nói tiếng Pháp, gọi tắt là BIEF (Banque Internationale d’information Sur les Etats Francofones).

Trong hợp tác quốc tế, Trung tâm đã cử 1 cán bộ giúp thư viện Hamiltơn của trường ĐHTH Hawai (Mỹ) phân loại sách tiếng Việt và hiệu đính CSDL thư mục tài liệu tiếng Việt.

Nói tóm lại, 40 năm hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHTH Hà Nội (1956 - 1996) là cơ sở vật chất trọng yếu của nhà trường - là trung tâm thông tin, văn hoá, khoa học đã góp phần tích cực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cán bộ khoa học cơ bản cho đất nước. Ngày nay, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN đang phát huy truyền thống của các thư viện tiền thân trước kia: Trung tâm TT-TV ĐHTHHN, Thư viện ĐHSP Ngoại ngữ HN để phục vụ công cuộc đào tạo và NCKH chất lượng cao của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu của trong công cuộc đổi mới của đất nước. Đó là thời kỳ CNH, HĐH phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ X (4-2006) đã đề ra làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bước phát triển của phong trào công đoàn ĐHTHHN hơn 35 năm qua (1956 - 1991). - H:ĐHTH,1991. -35tr.

2. 25 năm xây dựng và trưởng thành ĐHTHHN 1956 - 1981. -H.: ĐHTH, 1981.- 49tr.

3. Lịch sử Trường ĐHTHHN (Sơ thảo). -H.:ĐHTH, 1981. -76tr.

4. Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN. -H.:ĐHQGHN, 1997, .-6 tr.

5. Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHTHHN. -H.: ĐHTH, 1991, .-6 tr.

6. Trường Đại học KHTN.-H.: KHTN, 1998.-52 tr.

7. Trường ĐHTH Hà Nội 40 năm (1956-1996) hôm qua và hôm nay.-H.: ĐHQG, 1996.-341 tr.

 Ảnh: Lê Minh Anh
bài: PGS.TS Phan Văn - Nguyên Giám đốc Trung tâm TT-TV, Đại học Tổng hợp Hà Nội
(Kỷ yếu Hội thảo Khoa học và thực tiễn Thông tin - Thư viện lần thứ 2, tháng 2/2007)
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   |