Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Phương hướng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhiệm kỳ 25 (2007-2009)
Nhiệm kỳ 25 (2007-2009) Đoàn TNCSHCM Trường ĐHKHTN đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cần giải quyết trong nhiệm kỳ tới là: Thay đổi mô hình tổ chức đoàn để phù hợp với việc chuyển đổi phương thức đào tạo của Nhà trường; Chú trọng vấn để tư tưởng của đoàn viên, thanh niên và khả năng tập hợp thanh niên của Đoàn trường; Vai trò của Đoàn đối với việc đào tạo toàn diện thanh niên và công tác đối ngoại.

Để tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn đặt Đoàn trường đề ra 4 trọng tâm công tác cho nhiệm kỳ 2007 - 2009:

1. Công tác xây dựng tổ chức

Đoàn trường coi đây là nhiệm vụ chủ yếu, then chốt trong nhiệm kỳ 2007 - 2009. Tất cả các cấp bộ Đoàn phải tập trung đảm bảo ổn định về mặt tổ chức của đơn vị trong điều kiện chuyển đổi phương thức đào tạo.

Trước mắt Đoàn trường chưa áp dụng hình thức tổ chức nào mới mà học tập kinh nghiệm quản lý của Đoàn các trường đã áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ. Đến khi hoàn thành xây dựng mô hình hợp lý cho các Chi đoàn thì nhiệm vụ quản lý trực tiếp Đoàn viên được giao cho Liên chi Đoàn. Trong quá trình chuyển giao đó, sẽ có một số cơ chế đặc biệt áp dụng cho các Liên chi Đoàn. Đoàn trường cũng quyết tâm quản lý chặt chẽ đội ngũ Đoàn viên là học viên cao học diện tập trung và sớm xây dựng mô hình phù hợp cho đối tượng đoàn viên này. Tập trung đổi mới phương thức quản lý và chỉ đạo Đoàn, ứng dụng Công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn và thực hiện chuẩn hoá các hoạt động Đoàn theo chuẩn ISO đồng thời làm tốt công các định hướng chính trị cho Hội sinh viên, trong đó ưu tiên công tác cán bộ của Hội. Bên cạnh đó Đoàn trường cũng mạnh dạn đề xuất với Đảng ủy cơ chế quản lý và phân công nhiệm vụ cho các Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ sinh viên. Chủ động xây dựng quy chế về việc đảng viên trong tuổi Đoàn phải tham gia các công tác của Đoàn (theo quy định của Điều lệ Đảng) phù hợp với đặc thù của Trường. Tích cực giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú cho Đảng.

2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng

Tại đại hội Đoàn thanh niên Trường ĐHKHTN nhiệm kỳ 25. Ảnh: Trần Anh Tuấn.

Đoàn trường đặt công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển đúng hướng của công tác Đoàn và phong trào thanh niên Nhà trường.

Trong giai đoạn hiện nay, xã hội có nhiều thay đổi căn bản và toàn diện tác động sâu sắc đến tầng lớp thanh niên nói chung, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trường học - những người có tri thức và nhạy cảm trước những biển đổi nhanh chóng của thời cuộc. Những tác động từ đời sống xã hội đến thanh niên có mặt tích cực và cả mặt tiêu cực, tạo ra phản ứng tâm lý, hình thành nên các cách nghĩ, nếp sống khác nhau. Thanh niên có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với bên ngoài thông qua nhiều hình thức giao tiếp trực tiếp (hội thảo, diễn đàn,…) và gián tiếp (internet, truyền hình vệ tinh,…) như vậy việc kiểm soát thông tin là rất khó khăn. Để tập hợp được thanh niên đoàn trường phải có nhiều biện pháp sáng tạo như:

Trước mắt vẫn duy trì các phương pháp giáo dục truyền thống như tổ chức các hội nghị, chương trình truyền thông … nhưng có sự thay đổi hình thức và rút ngắn thời gian cho mỗi hoạt động. Trong nhiệm kỳ XXV, Đoàn sẽ tổng kết đánh giá để loại bỏ những hình thức đã lạc hậu, không phù hợp, chỉ giữ lại một số ít các hoạt động có tính chất bắt buộc hoặc còn hiệu quả. Tiếp tục duy trì và mở rộng các diễn đàn thanh niên trên mạng (của Đoàn trường, và nếu có thể ở cấp Đoàn khoa) là nơi cho thanh niên Nhà trường trao đổi các quan điểm về các vấn đề được quan tâm. Nâng cao chất lượng của "Nội san Sinh viên 334" và các nội san ở các Khoa. Đây là những kênh tốt để hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về tư tưởng nhận thức của thanh niên.

Miệt mài trong giờ thực hành. Ảnh: TL

Đoàn trường sẽ đẩy mạnh việc giáo dục thanh niên thông qua mô hình các nhóm với quy mô nhỏ, có chung một mục đích cụ thể (học tập, có cùng sở thích, cùng làm việc, …)và rất phù hợp với phương thức đào tạo tín chí, tổ chức Đoàn, đặc biệt là cấp LCĐ, có thể lồng ghép các biện pháp giáp dục phù hợp thông qua sinh hoạt của các nhóm này.

Tổ chức một số đợt vận động lớn trong thanh niên toàn trường về những vấn đề thiết thực (thực hiện nếp sống văn minh đô thị, đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, xây dựng môi trường học tập).

3. Công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc và kỹ năng sống cho thanh niên

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa lớn với việc đào tạo toàn diện thanh niên Nhà trường. Tất cả các cấp bộ Đoàn; đặc biệt là các chi Đoàn phải phấn đấu thực hiện công tác này thường xuyên, liên tục để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trong bối cảnh xã hội vận động nhanh và phức tạp, đòi hỏi mỗi người, nhất là thế hệ trẻ muốn hòa nhập và đạt được những thành công phải có năng lực, có chuyên môn tốt và không thể thiếu các kỹ năng sống cần thiết. Khả năng hòa nhập của thanh niên, sinh viên, nhất là bộ phận các bạn từ nông thôn, ngoại tỉnh còn thiếu và yếu. Những thanh niên là học sinh, sinh viên (chủ yếu ở các đô thị lớn) do chỉ tập trung học tập, ít giao tiếp với xã hội nên hầu như không có khả năng thích ứng với cuộc sống độc lập và thiếu rất nhiều các kỹ năng sống cần thiết.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các cán bộ trẻ cần có kỹ năng để hội nhập, biết cách xây dựng các dự án, giành được vốn cho dự án và thực thi các dự án nghiên cứu và đào tạo, tăng cường sức mạnh cho Nhà trường.

Để làm được điều này Đoàn trường đã đề ra một số phương án như: tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động tập trung dành cho từng nhóm đối tượng thanh niên (là cán bộ trẻ, sinh viên hay học sinh) về các hoạt động hội trợ chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực tìm kiếm các hình thức hỗ trợ đời sống vật chất cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Duy trì và mở rộng quy mô các Quỹ học bổng hiện có, xây dựng các quỹ mới; Tổ chức, hướng dẫn thanh niên tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện; các hoạt động nhằm giúp thanh niên gắn bó với cộng đồng, tìm hiều và thâm nhập thực tế cuộc sống; thông qua mạng lưới các CLB đã có (có thể thành lập hệ thống các CLB kỹ năng) để hướng dẫn và giúp thanh niên, học sinh, sinh viên trau dồi các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc, kỹ năng tổ chức điều hành các nhóm làm việc …). Đoàn sẽ định kỳ mời các chuyên gia am hiểu về xã hội để nói chuyện với thanh niên về những kỹ năng thực sự cần thiết cho cuộc sống và công việc; tập hợp đội ngũ cán bộ trẻ, tổ chức các khoá đào tạo về xây dựng dự án, mạnh dạn tham gia xây dựng và đấu thầu một số dự án dựa trên thế mạnh của Nhà trường và của đội ngũ cán bộ.

4. Công tác đối ngoại

Sân trường mùa thi. Ảnh: Lưu Nguyễn.

Đoàn trường coi đối ngoại là một nhiệm vụ trọng tâm. Các cấp bộ Đoàn và mỗi cán bộ, đoàn viên phát huy hết khả năng; tận dụng tốt các cơ hội để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác này.

Hội nhập là xu thế tất yếu để phát triển; nói cách khác, đó là điều kiện không thể thiếu cho sự tiến bộ. Đoàn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một cơ sở Đoàn lớn, có truyền thống và có tiềm lực thực sự để đi đầu “Hội nhập”. Đoàn ta dứt khoát phải hướng ra bên ngoài để hoàn thiện chính tổ chức của mình, đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó Nhà trường lại có quan hệ rộng rãi trong và ngoài nước. Nhiều sự kiện trong nước và quốc tế được tổ chức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đoàn thanh niên với tư cách là đại diện cho thế hệ trẻ Nhà trường cần phải có những hoạt động tương xứng.

Để làm tốt công tác này, trước hết Đoàn trường phải luôn tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Đoàn ĐHQGHN, Thành Đoàn Hà Nội và Trung ương Đoàn; sẵn sàng đăng cai các hoạt động của Đoàn cấp trên tổ chức đồng thời duy trì và phát triển các mối quan hệ truyền thống với đơn vị bạn như các tổ chức Đoàn trong ĐHQGHN; Đoàn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), v.v... cũng như mở rộng liên hệ với các tổ chức Đoàn trong cả nước, đặc biệt để học tập kinh nghiệm các Đoàn trường học của các Trường đã áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ.

Đoàn Trường cũng có kế hoạch chủ động chuẩn bị tốt đội ngũ sinh viên có trình độ ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp để làm nhiệm vụ đối ngoại nhằm phát triển quan hệ với các tổ chức thanh niên quốc tế; phát triển quan hệ với các quỹ tài trợ trong và ngoài nước (trước mặt tập trung vào các tổ chức thanh niên tiên tiến ở các trường Đại học mà Nhà trường đã sẵn có quan hệ).

 BCH Đoàn TNCS HCM Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   |