Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Cái tỉnh tình tinh... Chuyện của mình với ta
"Chuyện ấy" trong dân gian quả là đã "xưa như trái đất". Nhưng lạ thay, chuyện ấy lúc nào cũng vẫn cứ tươi mới và hấp dẫn như trái cấm trong vườn địa đàng vậy.

Ước gì anh có được nàng/ Ước gì ta với tay sang với mình/ Chỉ vì cái tỉnh tình tinh/ Mà sao đổ quán xiêu đình như chơi… Nói về chuyện đó để ai cũng hiểu mà ai cũng không đỏ mặt vì ngượng? Tưởng dễ mà chẳng dễ lắm đâu.

Bắt đầu từ một câu ca dao

Người xinh cái ấy cũng xinh/ Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn. Các nhà văn, các nhà folklore học, các nhà ngôn ngữ học,… từng mất bao công lặn lội truy nguyên mà vẫn tìm chưa ra xuất xứ cái từ tỉnh tình tinh kia nó ở đâu đến. “Nó” là gì thì chả cần nói người ta cũng hình dung ra (mà hình dung rõ mồn một). Nhưng gọi tên “sở chỉ” đó bằng một từ láy vần ba âm tiết tỉnh tình tinh, nghe cứ “tỉnh queo”, lại ngồ ngộ thế này thì tài thật. Tài đến thế là cùng!

Ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều có một kho các từ tục. Từ tục (từ chỉ các bộ phận sinh dục nam nữ và các hành vi liên quan) là những từ ngữ mà người ta kiêng nói hay nói tránh. Ấy cũng bởi nói tục được coi là hiện tượng lệch chuẩn, kém văn hoá, vì vậy mà không được khuyến khích. Nhưng cuộc sống không kiêng dè ai và cũng không kiêng dè cái gì cả. Cũng có lúc phải nói đến chứ. Con người ta muốn tồn tại thì phải ăn, phải ngủ, phải làm những việc để duy trì nòi giống. Đó là những nhu cầu bản năng và với con người, việc thực thi cái bản năng đó vừa là nhu cầu sinh lí tự nhiên vừa là một hành vi văn hoá. Bởi những gì thuộc về lẽ đời thì có gì xấu đâu. Cái đáng nói là ta phải có hành vi ứng xử sao cho phải lẽ. Chà, nghĩ lại ta thấy cái tỉnh tình tinh kia hấp dẫn thật, hấp dẫn quá, Đến tan cả đất trời/ Cũng không thôi dào dạt (Xuân Diệu). Thì ta cứ nói. Vấn đề là nói sao cho đúng, cho lọt tai, nhất là phải lọt tai “nàng”. Cũng cần phải nói rằng, người đời đã có những cách nói thanh trong tục rất đa dạng và hợp lí. Đó chính là một nét đáng bàn của văn hoá dân gian.

Mượn lời Bút Tre

Bút Tre, một nhà thơ “vườn” Vĩnh Phú, đã sáng tác một số bài thơ với một lối nói riêng mộc mạc và rất ngộ. Thơ kiểu Bút Tre gần đây đã rộ lên chẳng khác gì một dòng thơ dân gian độc đáo, đượm chất truyền thồng mà vẫn rất hiện đại:

Bướm rừng sờ đến thì bay

Bướm nhà sờ đến nằm ngay ra giường

Logic của vấn đề bắt đầu bằng sự cố tình tạo ra một sự lầm lẫn về sở chỉ. Bướm (vốn chỉ một loài côn trùng cánh mỏng, phủ một lớp váy nhỏ như phấn, có nhiều màu sắc) không chỉ là bướm nữa. Cũng như vậy, chim bây giờ cũng không chỉ là chim nữa. Bởi, ngoài loài chim trời quen thuộc như ta vẫn thấy, đã “có một loài chim không bao giờ bay”:

Em khoe váy mỏng giữa trời

Để tôi nhìn rõ núi đồi thảo nguyên

Nhìn thấy “núi đồi” có nghĩa là nhìn thấy sự nhấp nhô, cao thấp... Nhìn thấy “thảo nguyên” là nhìn thấy cỏ cây, dây leo… Chà, chả cần có đầu óc giàu liên tưởng thì người ta cũng tưởng tượng ra ngay. So với “cầu trắng phau phau đôi ván ghép”, “cỏ gà lún phún” hay “cá giếc le te”,… của Hồ Xuân Hương thì nó cũng nằm chung một “trường liên tưởng” mà thôi:

Đồ Sơn là của quốc gia

“Đồ nhà” là của ông bà ngoại cho

Chuyện “Đồ Sơn, Đồ nhà” người ta đã nói mãi rồi còn gì. Từ cái thuở “Đồ Sơn sóng vỗ dập dồn” xa tít tắp. Anh chàng nào ra biển mà chẳng có tâm trạng háo hức thèm ngắm “cái Đồ Sơn” của thiên hạ để rồi ngầm so sánh với “cái đồ nhà” cũ rích của riêng mình. Một cái lạ có giá trị bằng một tạ cái quen cơ đấy! Và anh ta ngán ngẩm chép miệng:

Đồ nhà bằng cái lá đa

Đồ Sơn như chiếc bàn là Liên Xô

Chu cha, liên tưởng hơi bị… chuẩn. Chiếc bàn là hoa dâu của Liên Xô ngày trước, hẳn là nhiều gia đình Việt Nam ta đã sử dụng tới mức quen thuộc, là một vật dụng đáng giá. Và đáng giá hơn là nó được đem ra so sánh với cái “tỉnh tình tinh” (vốn chẳng ăn nhập gì với đồ điện) kia. Cả hai đều có dáng hình “phỏng sinh học” na ná giống nhau rất ấn tượng đấy chứ. Nhưng ấn tượng hơn là lối chơi chữ rất hóm sau đây:

Em ơi xin chớ ngập ngừng

Ngập thì có ngập, nhưng ngừng thì chưa

Ngập ngừng, một từ hai âm tiết có âm vực hơi trúc trắc, biểu thị một hành động cũng lên xuống hơi… trúc trắc. Nhưng ngập ngừng ở đây lại được ngắt làm hai để biểu thị hai trạng thái hành động của sự tình. Ngập, vâng ngập thật (chắc là vừa lòng em?). Nhưng ngừng thì chưa đâu nhé (vì chưa vừa ý anh, anh chưa muốn thế)! Quá hay. Chẳng cần diễn giải nhiều mà vẫn hàm súc, đủ ý. Nhạc sĩ nào đó đã từng cả gan “bẻ đôi câu thơ ta làm cánh thuyền lướt sóng” cũng không bạo dạn bằng anh chàng này. Anh chàng ấy dám nói một cách rất “đi-rếch (trực diện)”, mạnh bạo nhưng đâu có kém sự tế nhị và “ga-lăng”?

Bom Bo lắm cối nhiều chày

Còn anh chỉ “kết” cối này của em

Bây giờ chàng lại chuyển “gam” sang chuyên đề “chày - cối”. Cũng vẫn chỉ hai cái ấy thôi mà. Chày cối? Làng nước giã cua/ Nhà chùa giã oản/ Còn chúng mình ra phản/ Chúng mình “giã” nhau/ Chúng mình giã suốt đêm thâu/ Mặc cho thiên hạ qua cầu gió bay…

Ôi, cái chuyện “của chung thiên hạ” kia đúng là nói cả ngày không hết chuyện, nói cả ngày không chán. Có thế thì “cuộc đời (mới) vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao” chứ”! Để kết thúc, tôi xin dẫn hai câu, được coi là “slogan” đặc thù của phái nam và phái nữ (Nếu đem hợp lại thì ta được một câu đối chỉnh đấy):

Với các chàng thì: Không sợ mỏi, chẳng sợ mệt, chỉ sợ… mềm

Còn với các nàng thì: Không sợ khó, chẳng sợ khổ, chỉ sợ… khô

Hoan hô! Kìa, em ơi mùa xuân đến rồi đó. Nào bây giờ, chúng mình còn đợi gì nữa mà không tấu lên một khúc nhạc nhỉ? Khúc nhạc mang giai điệu… tỉnh tình tinh/ Với cối chày, chúng mình cùng thi nhau... giã.

 TS. Phạm Văn Tình
Cựu sinh viên Khoa Ngôn ngữ
Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   |