Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Xây dựng mô hình xã hội học tập ở nước ta và suy nghĩ về bài học từ Đông Kinh nghĩa thục
Từ năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD ĐT) và Hội Khuyến học Việt Nam (HKHVN) phối hợp thí điểm xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), một mô hình xã hội học tập (XHHT) cơ sở.

 Luật GD 2005 đã thể chế hóa “Phát triển GD, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân” (điều 12), “Nhà nước có chính sách phát triển GD thường xuyên, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng XHHT" (Điều 44) và đặt TTHTCĐ là một loại “cơ sở GD thưòng xuyên” nằm trong hệ thống GD quốc dân (mục b, khoản 1, điều 46). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005 - 2010”. Đến nay dã có trên 8000 TTHTCĐ xã được thành lập trên 64 tỉnh thành phố trực thuộc. Về mặt xây dựng cơ sở lý luận, năm 2007 Thủ tướng Chính phủ giao cho TW HKHVN chủ trì đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Xây dựng mô hình XHHT VN”. Cũng đúng năm nay chúng ta kỷ niệm lần thứ 100 sự ra đời Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT) (1907-2007). Nhân sự kiện này chúng tôi xin được trình bày vấn đề xây dựng XHHT VN trong thế kỷ XXI và suy nghĩ về bài học ĐKNT đối với sự nghiệp này. Để cử tọa dễ theo dõi, bài viết sẽ đi từ tóm lược lịch sử ra đời, phát triển và nội dung của khái miệm XHHT; tiếp đến trình bày nhận thức về vấn đề xây dựng mô hình XHHT ở nước ta; sau cùng sẽ phân tích các bài học truyền thống lịch sử của ĐKNT.

1. VẤN ĐỀ XHHT: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ . QUAN NIỆM HIỆN NAY

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vấn đề XHHT. Các ý tưởng “GD để thành Người” hay “Học để làm Người” , “GD cho mọi người”, “Học suốt đời” vốn đã được các nhà tư tưởng từ thời văn minh cổ đại nêu ra và được nhiều bậc hiền triết các thời đại nhiều dân tộc nhắc lại nhiều lần với các biểu đạt khác nhau. Nhưng năm 1972 chính Edgar Faure là người đầu tiên nêu ra hai khái niệm gắn liền nhau “ Xã hội học tập “(Learning society ) và “Học tập suốt đời” hay “GD suốt đời” (Lifelong Learning) trong tác phẩm nổi tiếng “Học để tồn tại” (Learning to be ) do Unesco phát hành.

Năm 1996 Unesco lại lập ra một UB khác là "UB quốc tế về GD thế kỷ XXI” do Jacques Delors làm chủ tịch có nhiệm vụ nghiên cứu về những thách thức mà GD phải v­ượt qua và trình bày d­ưới dạng một báo cáo nhằm nêu ra các gợi ý và khuyến nghị có thể phục vụ các nhà ra quyết định đề ra các chính sách GD cho thế kỷ XXI ở cấp độ quốc gia và phạm vi toàn cầu. Báo cáo mang tên: "Học tập: một kho báu tiềm ẩn". UB Jacques Delors đã sử dụng và phát triển các ý t­ưởng nêu trong "Học để tồn tại" của Edgar Faure, đặc biệt là 2 quan niệm “học tập suốt đời” và “XHHT” theo tiếp cận mới. UB đưa ra một số khuyến nghị quan trọng. Đó là i/ GD thế kỷ XXI phải rhực hiện bốn trụ cột (học để biết, học để hành, học đề cùng chung sống, học để tồn tại) ; ii/ Coi GD liên tục suốt đời là thìa khoá mở cửa đi vào thế kỷ XXI và các nền GD phải định hướng lại theo nguyên tắc GD suốt đời; iii/ Trong thời đại internet thì XHHT gắn với xã hội thông tin. Tiếp đó năm 1997 Unesco tổ chức hội nghị quốc tế về GD ng­ười lớn tại thành phố Hamburg LB Đức. Hội nghị xác định GD người lớn phải trở thành không những là quyền lợi học tập của mọi ng­­­ười mà còn là một thìa khóa mở cửa vào thế kỉ XXI, và GD người lớn gắn với khái niệm “học tập suốt đời” cũng tuân theo bốn trụ cột GD của thế kỉ XXI mà UB J. Delors nêu lên, GD thực hiện thông qua các quá trình học tập chính qui và mọi hình thức học tập khác có thể có trong một XHHT đa văn hóa (bao gồm GD chính qui, GD không chính qui, GD phi chính qui). Năm 1990 Unesco tổ chức hội nghị GD toàn thế giới lần I ra tuyên bố Jomtien về “GD cho mọi ng­ười” và năm 2000 tổ chức hội nghị GD toàn thế giới lần 2 thông qua “Khung hành động Dakar về GD cho mọi ngư­ời”. Thực chất đó là các văn kiện của cộng đồng các quốc gia trên thế giới cam kết hành động xây dựng cơ sở đầu tiên cho nền GD tiếp cận GD suốt đời và XHHT. Hội nghị Bộ trư­­ởng GD các nước G8 đã họp tại Tokyo (1-2/4/2000) chuẩn bị đề án về GD để đệ trình hội nghị thư­ợng đỉnh G8 họp ở Okinawa (Nhật) cuối tháng 7/2000, trong đó chủ tr­­ương xây dựng XHHT, trên quan điểm học tập suốt đời. Cùng năm, các Bộ trư­­ởng GD G8 và Uỷ viên phụ trách GD của EU đã họp với nhau lần đầu tiên nhằm cụ thể hoá thêm quan điểm nói trên, xuất phát từ triển vọng của “GD trong một xã hội thông tin là công cụ rất mạnh để mở rộng cơ hội học tập cho mọi ng­­ười, nhằm tiến tới XHHT” . Tháng 4 năm 2000, APEC kêu gọi các n­­ước thành viên tiến hành xây dựng XHHT trên quan điểm học tập suốt đời. Trong các kế hoạch phát triển GD của nhiều n­­ước, nh­­ư Mỹ, Canada, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, đều coi XHHT nh­­ư là "mô hình của GD trong một xã hội đang thay đổi. Tại Anh từ những năm1990 thế kỷ tr­ước đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề XHHT và đã tổ chức nhiều dự án phục vụ xây dựng XHHT tại nước Anh. Các quốc gia trên thế giới nhất là thuộc các khu vực Châu Á - Thái bình dư­ơng, Caribe - Nam Mỹ, châu Phi đã triển khai công cuộc xây dựng nhiều mô hình GD theo tiếp cận GD suốt đời và XHHT.

Xây dựng nền GD mới theo tiếp cận Học suốt đời tiến tới XHHT đã trở thành xu thế thời đại của nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Tuy cho đến nay giữa các nhà lý luận GD trên thế giới chưa đạt được sự nhất trí về nội hàm của khái niệm XHHT, nhưng trong thực tiễn GD, một số nước đang hoàn thiện hoặc chuyển nền GD nước mình tiến tới XHHT.

1.2. Kinh nghiệm quốc tế: nền GD “Học tập suốt đời cho mọi người” của một số nước.

Mặc dầu hiện chưa có nền GD nước nào đạt tiêu chí XHHT được thế giới thừa nhận nhưng xu thế phát triển chung là nhiều nước đã và đang tiến hành thiết lập hệ thống GD và cơ chế quản lý GD mới theo nguyên tắc GD suốt đời. Chúng ta có thể tiếp cận những mô hình quá độ tiến tới XHHT thuộc truyền thống văn hoá Phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

1.2.1. Nhật Bản: Nước Nhật xây dựng mô hình GD thế kỷ XXI có 4 tư­­ tư­­ởng chỉ đạo thì hàng đầu là đư­­a vào GD nhà tr­­ường tư­­ tư­­ởng GD suốt đời. Nhật vốn có hai bộ phận của nền GD là GD nhà trư­ờng cho thanh, thiếu niên và GD xã hội gắn với GD ng­ười lớn Ngày nay ng­­­ười Nhật cho rằng sống ở thế kỷ XXI phải tạo ra môi trường xã hội năng động, phong phú trên cơ sở một XHHT và học tập suốt đời - một cơ cấu xã hội trong đó mọi ng­­­ười có thể tự do lựa chọn các cơ hội học tập ở mọi thời điểm trong cuộc đời mà họ cho là thích hợp. Chính phủ Nhật rất coi trọng công tác GD liên tục, phối hợp cả ba hình thức GD chính quy (CQ), không chính quy (KCQ), phi chính quy (PCQ) áp dụng vào toàn bộ hệ thống GD, trong đó đã huy động các lực l­ượng xã hội và cá nhân tham gia hệ thống GD xã hội. Hệ thống GD nhà tru­ờng bao gồm tất cả các cơ sở GD CQ từ bậc mẫu giáo đến bậc đại học (ĐH), trên ĐH và các cơ sở GD dành cho thanh niên đang làm việc. Còn GD xã hội là GD ngoài nhà trường, vừa cung cấp các dịch vụ GD ng­ười lớn, lại còn tạo điều kiện cho thanh thiếu niên học nhà trường CQ tiếp nhận GD bổ sung từ môi tr­ường xã hội. Hoạt động của GD xã hội do ban GD địa ph­ương quản lý, tiến hành chủ yếu tại các nhà văn hoá tỉnh, thành phố và khu vực và trong các loại cơ sở công cộng khác ở địa phư­ơng. Đối với các em ở tuổi đi học phải hoàn thành chế độ GD bắt buộc trong các nhà trư­ờng CQ. Đối với thanh niên đang làm việc và những ngư­ời lao động trong các công ty lớn sau khi đã đ­ược đào tạo ban đầu về nghề để vào làm việc, tiếp đó họ thư­ờng đ­ược học tập theo phư­ơng thức GD KCQ theo chế độ vừa làm vừa học nhằm th­ường xuyên bổ túc trình độ tại các lớp học do công ty mở và quy định ch­ương trình đào tạo. Các công ty nhỏ và vừa không tổ chức được dịch vụ này thì việc học bổ túc liên tục nh­ư vậy đ­ược thực hiện tại các trung tâm đào tạo kỹ năng của quận hay­ trường cao đẳng nghề. Ngoài các tr­ường, lớp đó thanh, thiếu niên còn đư­ợc học tập theo ph­ương thức GD PCQ tại các cơ sở thuộc hệ thống GD xã hội nhằm trang bị vốn hiểu biết và kỹ năng cần thiết về công việc hoặc đời sống gia đình, hoặc nâng cao trình độ văn hoá chung, đồng thời chú ý bồi d­ưỡng năng lực giao tiếp xã hội và khuyến khích sáng tạo. Hệ thống GD xã hội dành cho ngư­ời lớn nói chung và đặc biệt còn đ­ược tách riêng thành GD phụ nữ mà nội dung học tập còn nhằm đào tạo ngư­ời lãnh đạo trong GD phụ nữ, thực hiện các dự án tình nguyện của phụ nữ, xây dựng các câu lạc bộ phụ nữ, bồi dư­ỡng những vấn đề văn hoá gia đình dành cho phụ nữ. Nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập khác nhau của nhiều loại đối t­ượng ng­ười lớn, Nhật Bản đã đa dạng hoá nội dung và cơ hội học tập, do vậy có nhiều chư­ơng trình rất khác nhau để học viên tuỳ chọn theo yêu cầu và sở thích cá nhân: học tập nội dung cải thiện cuộc sống gia đình, GD văn hóa chung và GD mỹ học, GD ý thức và quyền công dân, GD thể chất và giải trí, nâng cao các kỹ năng kỹ thuật và nghề nghiệp. Từ năm 1997, Bộ GD khuyến khích các cấp có thẩm quyền các địa ph­ương tổ chức và hỗ trợ nhiều ch­ương trình học tập ĐH cho ng­ười lớn. Các tổ chức học tập cũng đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau gồm các lớp trong các trung tâm cộng đồng, các bài giảng công cộng tại các tr­ường cao đẳng và ĐH, các chu­ơng trình đặc biệt tại các thư­ viện, nhà bảo tàng, các viện nghiên cứu và các chư­ơng trình khác nhau do các ph­ương tiện truyền thông chuyển tải. Các tr­uờng ĐH và cao đẳng thực hiện nhiều ch­ương trình học tập hàm thụ về kỹ năng nghề nghiệp và về sinh hoạt hàng ngày. Từ năm 1981, Bộ GD cho thành lập cơ sở GD từ xa, năm 1985 bắt đầu tiếp nhận sinh viên không qua kỳ thi tuyển đã tạo cơ hội học tập tại gia thuận lợi cho ng­ười lớn sử dụng internet. Từ những năm 1980-1990 Bộ GD đã động viên khuyến khích phát triển mạnh mẽ GD xã hội - học tập suốt đời cho mọi ng­ười, khuyến khích tổ chức các quỹ phi lợi nhuận và các tổ chức dân lập cho GD xã hội.

1.2.2. Hàn Quốc: “Luật GD suốt đời” (1999) đã thể chế hoá nguyên tắc GD suốt đời ghi trong hiến pháp Hàn Quốc. Theo luật này phải thúc đẩy GD KCQ nhằm thực hiện hai mục đích chính: liên kết GD với xã hội và biến xã hội thành nơi học tập, tăng c­­­ường sự trợ giúp của các tổ chức GD liên quan đến GD suốt đời. Hàn Quốc thực hiện các giải pháp lớn : i/ Tổ chức GD suốt đời cho mọi ngư­ời không có điều kiện dự đ­­­ược các lớp GD liên tục tập trung tại trư­­­ờng thông qua phư­­­ơng thức “paraformal education” (có thể dịch là GD cận CQ hay bán CQ) vừa học vừa làm để đào tạo nghề theo ch­ương trình của hệ thống GD CQ tại các cơ sở như­­­ ĐH từ xa, ĐH thuộc xí nghiệp, ĐH kỹ thuật, các trung tâm đào tạo việc làm của Bộ Lao động; và GD văn hoá cho các nhóm dân cư­­­. ii/ Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tiến hành GD từ xa, GD hàm thụ; iii/Chư­­­ơng trình tự học lấy bằng ĐH áp dụng cho nhừng ai có nguyện vọng học tập theo chuẩn GD của Nhà nư­­­ớc mà không có điều kiện học tập theo lớp, tại các trung tâm học tập; iv/ Xây dựng hệ thống “ngân hàng tín chỉ GD” để mọi ngư­­­ời có thể học kết hợp nhiều ph­­­ương thức, hình thức GD, quỹ thời gian của cá nhân vừa học tại trư­­­ờng, vừa tự học; v/ Hệ thống các tr­­ường ĐH từ xa.

1.2.3. Thái Lan: Năm 1999 đã ban bố luật GD mới thể hiện t­­ư tư­­ởng GD sốt đời xuyên suốt cả hệ thống GD. Theo luật này, Thái Lan đang tiến hành cuộc cải cách GD trong thời hạn 2002-2016 để vừa cải cách hệ thống GD, vừa đổi mới quản lý nhà nước về GD và cơ chế quản lý GD nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ học suốt đời cho mọi người tiến tới một XHHT của toàn dân Thái trong thời đại toàn cầu hoá, nền kinh tế và xã hội tri thức. Điểm đặc biệt của luật GD Thái Lan 1999 là đã định nghĩa để luật hoá hàng loạt khái niệm liên quan với quan niệm XHHT và GD suốt đời, định rõ nguyên tắc chủ đạo GD suốt đời cho mọi người xuyên suốt hệ thống GD, hệ thống GD mới gồm và tích hợp ba hình thức GD: CQ. KCQ, PCQ. Theo đó Bộ GD xây dựng “hệ thống tín chỉ chuẩn” liên thông giữa ba hình thức GD để người học có quyền lựa chọn và chuyển đổi hình thức và cơ sở GD sử dụng các hình thức đó, cuối cùng thi lấy bằng hoặc chứng chỉ học tập theo chuẩn. Áp dụng GD PCQ tại các môi tr­ường học tập khác nhau như­ thư­­ viện, nhà bảo tàng, các trung tâm học tập cộng đồng tại các làng, các cơ sở nông nghiệp cấp huyện, xã; các cơ sở trong cộng đồng; thông qua các ph­­ương tiện thông tin đại chúng địa ph­ương (giữ vị trí quan trọng); các chư­ơng trình PCQ do các Bộ cung cấp và thông qua các ph­ương tiện truyền thông đại chúng khác nhau thực hiện như­ đài truyền hình, radio, báo chí; học tại gia sử dụng các nguồn kiến thức khác nhau để theo ph­ương thức GD tự học hay sử dụng GD từ xa cho công chúng; tiến hành học tập phối hợp với các hoạt động cộng đồng khác nhau.

1.3. Quan niệm về XHHT và mô hình XHHT. Theo dõi thảo luận chung trên quốc tế và tham khảo tình hình GD một số nước , theo chúng tôi có thể nhận thức về XHHT và mô hình chung XHHT như sau: Đó là nền GD cho t­ương lai của thời đại hậu công nghiệp hay một xã hội – nền kinh tế tri thức; Nguyên tắc “GDSD cho mọi ng­ười “ trở thành nguyên tắc hàng đầu , xuyên suốt hệ thống GD, thực hiện ph­ương châm “GD cho mọi ng­ười và mọi ngư­ời cho GD”; Tích hợp ba ph­ương thức (hay hình thức) GD : CQ, KCQ, PCQ để vận dụng phù hợp và liên thông trong hệ thống GD nh­ư một chỉnh thể.;Giai đoạn GD- ĐT ban đầu và giai đoạn GD - ĐT liên tục suốt đời không còn tách bạch mà nối tiếp hoặc/và xen kẽ, bởi vậy trong đời ngư­ời không tách biệt thời kỳ học tập và thời kỳ kiếm sống; Ng­ười học giữ vai trò tâm điểm và mục tiêu học là để biêt, để làm, để cùng chung sống với nhau và để tồn tại, tựu trung lại học nhằm hoàn thiện nhân cách và cải thiện chất l­ượng cuộc sống; Các hình thức tổ chức GD rất đa dạng bao gồm: GD nhà tr­ường, GD ngoài nhà tr­ường (GD xã bội và GD tại gia, GD từ xa, tự học ); Trong thời đại công nghệ thông tin - truyền thông và toàn cầu hóa thì XHHT phải gắn với các thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế bởi vậy GD sẽ là GD mở, kết hợp GD truyền thống với GD từ xa, GD trực tuyến; Nhà n­ước và xã hội cùng hợp tác tham gia quản lý và vận hành công cuộc GD trong đó Nhà n­ước đảm bảo vai trò quản lý nhà nước về GD và là nhà đầu t­ư chủ yếu cho GD CQ.

Mô hình XHHT có nhiều cấp độ: cao nhất với nghĩa rộng là cả hệ thống GD quốc dân như một chỉnh thể, tiếp đến các mô hình hẹp hơn như các lĩnh vực GDKCQ, PCQ, GD ngoài nhà tr­ường truyền thống, GD cộng đồng trong đó có các mô hình các đơn vị tổ chức GD.

2. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHHT VN VÀ BÀI HỌC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

2.1. Mô hình XHHT VN trong thế kỷ XXI và lộ trình xây dựng. Thiết nghĩ bài toán mô hình GDVN phải vừa thể hiện đ­ược xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá trong lĩnh vực GD thế kỷ XXI, vừa phù hợp điều kiện thực tiễn của nước ta như đặc điểm truyền thống lịch sử về văn hoá VN, điều kiện chính trị - xã hội - địa lý- kinh tế hiện nay và với tầm nhìn đến những năm sau 2020. Trên cơ sở tiếp nhận xu thế và kinh nghiệm quốc tế, vận dụng tiếp cận hệ thống và quan điểm thực tiễn để thiết kế các mô hình ở các cấp độ dưới (các tổ chức GD cơ sở và trường học, các vùng hành chính địa phương); dự báo mô hình cấp quốc gia (hệ thống GD quốc dân) và định ra chiến lược xây dựng mô hình quôc gia cho giai đoạn 2010-2020 với tầm nhìn sau 2020 .

Quá trình chuyển đổi nền GD hiện nay sang nền GD theo mô hình XHHT –Học suốt đời” đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực rất lớn của Nhà nước và toàn dân. Thực chất đó là một cuộc cách mạng lớn về GD, tuy có thời cơ thuận lợi nhưng cũng lắm chông gai thách đố. Tiền đề rất quyết định là có quyết tâm chính trị và chính sách phát triển GD của Đảng và Nhà nước ta coi “GD là quốc sách hàng đầu”, lại nhạy bén tiếp nhận xu thế quốc tế và xuất phát từ nhu cầu khách quan của đắt nước Đảng sớm có nghị quyết, Nhà nước đã xây dựng cơ sở pháp lý ban đầu về xây dựng XHHT. Về mặt bằng dân trí , chúng ta đã đạt những thành tựu quan trọng được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Năm 2000 căn bản thanh toán nạn mù chữ. Năm 2005 đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, nay đang thực hiện GD phổ cập trung học cơ sở 9 năm và năm 2010 sẽ hoàn thành mục tiêu này trên cả nước. Đã có một hệ thống GD thường xuyên phát triển rộng khắp. Trong thực tiễn, một số tổ chức chính trị –xã hội dẫn đầu là Hội KHVN đã đảm nhận vai trò tiên phong và nòng cốt hợp tác với Nhà nước tiến hành tổ chức xây dựng XHHT từ cơ sở. Nhưng thách thức và khó khăn lớn nhất là nền GD ta hiện nay nói chung so với các n­ước khu vực đang phát triển và thế giới thì đang thuộc trình độ kém phát triển có nguy cơ tụt hậu. Còn rất nhiều nhu cầu học tập của thế hệ trẻ, của ng­ười lao động, ng­ười dân, đặc biệt ở các vùng nông nghiệp, nông thôn, ch­ưa đư­ợc đáp ứng để có thể thực sự xây dựng một” xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, mới có gần 24 triệu ngư­ời, d­ưới 40 tuổi đ­ược học ở trư­ờng lớp các cấp và các hình thức, trong khi còn tới khoảng 40 triệu ngư­ời cũng ở lứa tuổi đó không có cơ hội đư­ợc học ở bất kỳ tr­ường lớp nào, hình thức nào. Họ đang ở độ tuổi lao động sung sức. Trình độ ng­ười lao động ở nư­ớc ta, còn rất thấp, đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ thuật nư­ớc ta mới chiếm 13,4% tổng số lực lư­ợng lao động xã hội. Lực lượng lao động khoa học và công nghệ vừa thiếu, vừa không đồng bộ. Một số liệu so sánh quốc tế: đến năm 2010, ta dự tính mới đạt 200 sinh viên/1vạn dân, thấp hơn tỷ lệ của Thái lan, Philipin năm 2000 là 210. Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì theo số liệu 2003 của Ngân hàng thế giói mức chênh lệch về hưỏng thụ GD của người dân các nước cao hơn so với VN. (Số lần họ hơn ta lần lượt như sau: Singapor 16,7; Malaixia 13,5; Hàn Quốc 11,5; Thái Lan 6,6; Philippin 2,3; Trung Quốc 1,9). Như vậy ta đã tụt hậu xa so với khu vực và thế giới. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn nghiêm trọng.Việc học văn hoá, học nghề của nhiều ng­ưòi lớn tuổi, ng­ười nghèo cũng vấp nhiều khó khăn.... Các loại hình GD KCQ, GD ngoài nhà trư­ờng, GD cho ngư­ời lớn v.v. ch­ưa đ­ược coi trọng đúng mức, chư­a đ­ược tổ chức thành một hệ thống có nội dung, ph­ương pháp thích hợp, đáp ứng linh hoạt, có hiệu quả nhu cầu của ngư­ời học. Cần nhấn mạnh thêm, nhu cầu học những kỹ năng cần thiết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở các vùng nông nghiệp, nông thôn chư­a đư­ợc đáp ứng đúng mức. Tình hình tiêu cực xã hội trong đó có vấn nạn bệnh thành tích trong GD, học không thực chất mà lo chạy theo bằng cấp hư danh, thanh niên lười học còn phổ biến. Một khó khăn rất lớn là tiềm lực tài chính của nước ta còn quá mỏng so với yêu cầu phát triển GD có chất lượng nói chung mà lại phải chi thêm cho sự nghiệp học suốt đời cho mọi người. Khả năng đầu tư­ của Nhà nư­ớc mới dành chủ yếu cho GD CQ (1/3 dân số quãng 24 triệu học sinh- sinh viên trong đó có sự đóng góp của GD ngoài công lập và ng­ười học phải đóng học phí cho GD công lập) mà năm 2007 đã đạt đến 20% ngân sách quốc gia (Thủ t­ướng Nguyễn Tấn Dũng có hứa sẽ tăng lên 22% trong vài năm tới ). Nay nếu cùng lúc phải lo việc học của đối t­ượng thuộc diện GD KCQ, PCQ (thêm ít ra 50% dân số, cộng lại quãng 70 triệu ngư­ời tham gia học) thì ngân sách quốc gia không thể đáp ứng, còn đại đa số ng­ười dân đang nghèo sẽ khó khăn để tự lo cho việc học theo nhu cầu. Bài toán về nguồn lực tài chính cho một nên GD học suốt đời cho mọi ngư­ời là bài toán kinh niên nan giải. Như­ng chúng ta vẫn phải xây dựng mô hình XHHT trong điều kiện n­ước nghèo và đa số ngư­ời dân vẫn còn nghèo, phải lấy chính sự phát triển GD&ĐT trong đó có GD rộng rãi cho cộng đồng dân cư­ làm công cụ và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa VN và các nư­ớc khu vực và thế giới về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ. Như­ vậy xây dựng XHHT phải vừa là một nhiệm vụ chiến lược cấp bách, vừa là một nhiệm vụ cơ bản lâu dài, góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH nhất là hiện nay ta đã là thành viên của WTO phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đât nước cũng như hội nhập quốc tế về kinh tế và về thị trường lao động xuyên quốc gia, đồng thời chuẩn bị điều kiện để phát triển từng bư­ớc xây dựng nền kinh tế tri thức, xã hội trí tuệ theo định h­ướng xã hội chủ nghĩa.

Về lộ trình xây dựng mô hình XHHT cả nước phải qua một số bước nhất định không thể đốt cháy giai đoạn. Kinh nghiệm Thái Lan là bài học hay. Theo quan điểm cá nhân của tác giả bài này (xin được tham khảo ý kiến chung) thì chúng ta chắc phải trải qua một bước quá độ tương đối dài để chuẩn bị chuyển dần và vững chắc nền GD hiện nay sang nền GD theo mô hình XHHT toàn diện. Hiện nay ta mới ở giai đoạn ban đầu có nhiệm vụ từng bước phát triển và hoàn thiện các mô hình GD thường xuyên truyền thống, đồng thời xây dựng các mô hình kiểu mới như TTHTCĐ, các loại trung tâm xã hội khác để đáp ứng nhu cầu học thường xuyên ngày càng đông đảo của người lớn và người lao động. Các mô hình này thuộc cấp độ đơn vị cơ sở diện GD bán CQ và KCQ tiếp cận với mô hình XHHT trong tương lai. Lại phải phát triển và nâng cao chất lượng GD của các loại hình GDCQ và cải cách để GDCQ tiếp cận được nguyên tắc GD suốt đời theo chuẩn quốc tế. Về GDPCQ hiện nay đã có các tiền đề thuận lợi như tồn tại nhiều chương trình học tập tại cơ sở của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, của các cơ quan truyền thông đại chúng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Nhưng chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động này và sự hướng dẫn cơ chế phối, kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức chủ quản liên đới đưa chúng vào hệ thống GD để thực hiện GD cho mọi người theo tiếp cận XHHT. Song song phải nghiên cứu lý luận có hệ thống để thiết kế mô hình XHHT ở mọi cấp độ làm cơ sở cho việc nghiên cứu sửa đổi luật GD 2005 nhằm xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống GD mới sễ được hoàn thiện dần thông qua một cuộc cải cách GD. Giai đoạn hai là tiến hành cuộc CCGD triệt để va toàn diện quãng 15 năm để sau 2020 nền GD ta thực hiện được mục tiêu GD suốt đời cho mọi người. Giai đoạn thực sự bước vào thế chế XHHT chắc còn chưa gần, có thể sau 2020 một/ hai thập kỷ khi ta đã là một nước công nghiệp khá phát triển.

2.2. Bài học lịch sử nói chung và từ Đông kinh nghĩa thục Về các thuận lợi có nhiều nhưng tôi chỉ phân tích một mặt mạnh tác động đến sự nghiệp xây dựng XHHT hôm nay thể hiện ở chỗ nước ta đã có truyền thống xây dựng nền GD bình dân hay GD đại chúng. VN là nước ngàn năm văn hiến với văn hoá tôn vinh “Đạo Học”, coi trọng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Dân ta hiếu học, người VN thông minh. Nhưng từ giữa thế kỷ XVIII nước ta bị Pháp đô hộ trên 80 năm, chúng thực hiện chính sách ngu dân. Từ mùa thu 1945 vừa dành được độc lập dân tộc thì lại liên tiếp bị hai đế quốc Pháp và Mỹ xâm lược chia cắt đất nước khiến nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thảnh suốt 30 năm trời. Nhưng chính trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, từ một trăm năm trước mô hình GD bình dân , GD đại chúng VN đã ra đời trong các phong trào cách mạng như Đông du Phan Bội Châu, Duy tân Phan Châu Trinh [6], ĐKNT. Tiếp theo Đảng Cộng sản VN và người sáng lập là Nguyễn Ái Quốc –Hồ chí Minh đã chủ trương vận động xây dựng các phong trào học tập cho quần chúng lao động. Từ các lớp học công nông Xô viết Nghệ Tĩnh đến phong trào truyền bá chữ quốc ngữ khắp ba miền,đặc biệt Nhà nước cách mạng từ khi mới ra đời (8/1945) đã phát động cao trào bình dân học vụ, tiếp đó không ngừng phát triển phong trào, xây dựng nhiều mô hình GD quần chúng như trường, lớp bổ túc văn hoá, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ và công nông, các tổ chức GD không chính quy và nay gọi là GD thường xuyên rộng khắp cả nước. Đó là cơ sở và thành tựu của đường lối GD “ai cũng được học hành” mà Đảng đã vận dụng tư tưởng GD Hồ Chí Minh, nay trở thành tiền đề của công cuộc xây dựng XHHT.

Riêng ĐKNT cho ta bài học gì? Tuy giữa ĐKNT xưa và cuộc vận động xây dựng XHHT hôm nay rất khác nhau về hoàn cảnh và người tổ chức, nhưng xét về mục tiêu và phương thức hoạt động cùng với cách tổ chức nhà trường ĐKNT vẫn còn giữ ý nghĩa thời sự. Một thế kỷ trước, trong tình cảnh mất nước, chịu ảnh hưởng và tiếp nhận chủ trương Duy tân của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng như sáng kiến mở trường của hai Cụ Phan, các nhà Nho yêu nước đứng đầu là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã tiến hành tổ chức phong trào cứu nước bắt đầu bằng con dường mở mang dân trí và chấn hưng kinh tế đã quyết định mở trường học,cơ sở GD nhằm “hoá quốccường dân”. ĐKNT hoạt động từ tháng 3/1907, nhưng tới tháng 5/1907 mới nhận được giấy phép chính thức cho mở trường của nhà cầm quyền Pháp. Mô hình trường được học tập từ Nhật Bản (trường Khánh ứng nghĩa thục) nhưng đã xây dựng phù hợp hoàn cảnh cụ thể khi lập trường hồi bấy giờ của xã hội ta. Trường đã có các ban chuyên trách giúp việc cho Ban Lãnh đạo trường. Đó là : Ban Giáo dục lo việc tổ chức giảng dạy; ban Tài chính lo nguồn kinh phí để nuôi bộ máy và miễn phí cho học viên, trợ cấp cho giảng viên; ban Vận động lo việc cổ động tuyên truyền phát huy ảnh hưởng của trường; ban Tu thư đảm bảo nguồn tài liệu học tập. Trường có thư viện riêng và mở hộp thư công khai trưng cầu ý kiến đóng góp xây dựng trường.Về mặt văn hoá-GD Ban Lãnh đạo có các chủ trương: chống nền cựu học, chống bọn hủ nho, chống chữ Hán, chống khoa cử, học chữ quốc ngữ, học tập theo phương pháp mới, đề cao nhân bản, phát huy óc sáng tạo, đề cao tinh thần dân tộc và yêu nước, GD sơ đẳng và GD chuyên môn. Mục đích học tập là HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI DÂN. Trường đề cao “thực học, thực nghiệp”. Ngoài các mục tiêu GD-văn hoá, ĐKNT còn đặt ra các mục tiêu rộng về xã hội và kinh tế. Chỉ trong nửa năm mà ban đầu chỉ mới 30-50 học viên, tiếp tăng lên 500 và sau đến 1000. Ban Lãnh đạo chủ trương trường ĐKNT ở Hà Nội lúc ban đầu chỉ là một mô hình thí điểm để sẽ mở rộng ra các tỉnh khác. Thực tế trường đã có thêm 3 phân hiệu ở Hà Đông, phong trào nhanh chóng lan ra Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An , Hà Tĩnh... Trường Dục Thanh ở Phan Thiết cũng tổ chức theo kiểu ĐKNT. Tiếc rằng , do thực dân Pháp đã nhận thấy phong trào ĐKNT có mối nguy hại đến chế độ cai trị của chúng nên toàn quyến Pháp tại Đông Dương đã nhanh chóng buộc ĐKNT phải đóng cửa (tháng 7/1907) làm cho các nhà cách mạng không thực hiện được ý đồ của mình.

Liên hệ với việc tổ chức các mô hình kiểu XHHT hiện nay, nổi lên là các TTHTCĐ xã/phường, các loại trung tâm khác thì kinh nghiệm ĐKNT vẫn là bài học quý. Trước hết là tinh thần tự thân vận động của người sáng lập, các tình nguyện viên và học viên bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước. Về cách tiếp cận vấn đề tuy phải học tập kinh nghiệm Nhật Bản nhưng những nhà sáng lập đã biết vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh xã hội VN để xây dựng mô hình trường, nuôi ý tưởng xây dựng mô hình thí điểm để thu được bài học thực tiễn cho bước mở rộng phong trào về sau . Về giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình thì kinh nghiệm tổ chức trường ĐKNT là bài học hay cho ta vận dụng. Như mô hình TTHTCĐ hôm nay cũng cần 4 mảng công việc như trường ĐKNT, ngoài Ban Lãnh đạo cần các bộ phận giúp việc có thể gom lại thành hai ban cho gọn: ban Giáo vụ lo cả nội dung học tập, ban Tài chính kiêm tuyên truyền vận động, cần có thư viện và nay thêm cơ sở thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông để phục vụ cho việc học. Các trung tâm GDKCQ này tổ chức theo nguyên tắc lấy học viên làm tâm điểm, cũng như ĐKNT phải hoạt động trên cơ sở tự giác, tự nguyện của học viên và vận động để tập hợp được mạng lưới tình nguyện viên làm giáo viên, các cá nhân và tổ chức tài trợ kinh phí,v.v...

Ngày nay ta có những thuận lợi rất cơ bản mà ĐKNT không có. Đặc biệt nay nước ta đã là một quốc gia độc lập đang xây dựng đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, là thành viên của WTO, phát triển trong thời đại toàn cầu hoá. Trong sự nghiệp xây dựng XHHT chúng ta hoạt động có đường lối chính trị vững chắc, có hệ thống tổ chức Nhà nước với hệ thống chính trị hùng hậu, có cơ sở khoa học bài bản chứ không phải tự mò mẫm (và đối phó với nhà cầm quyền Pháp) như các nhà sáng lập ra ĐKNT cách đây một thế kỷ. Các nhà sáng lập ĐKNT đã để lại bài học lịch sử là biết đi theo con dường vận động quần chúng làm cách mạng thông qua việc tham gia ĐKNT và chủ trương “thực học - thực nghiệp” làm động lực cho hoạt động học chứ không học vị bằng cấp. Lẽ nào chúng ta không tự hào về các nhà cách mạng hồi đó đã tâm huyết và tài năng tổ chưc được một mô hình GD mới, trường ĐKNT, mở đầu cho lĩnh vực GD người lớn , GD cộng đồng của nước ta. Noi gương phong trào và học theo các bài học giá trị của ĐKNT, chúng ta càng được củng cố thêm niềm tin sẽ phấn đấu xây dựng thành công từng bước nền GD phát triển theo định hướng Học suốt đời- XHHT.

Tài liệu tham khảo :

1. Đảng Cộng Đảng Việt Nam : Văn kiện : Đại hội Đảng IX , Đại hội X;

2. Quốc hội , Chính phủ: 2.1.; Luật giáo dục 2005; 2.2. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010; 2.3. Quyết định của Thủ tướng CP số 112/2005/QĐ-Ttg ngày 18.5.2005 “v/v phê duyệt đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010”;2.4. Quyết định Thủ tướng CP số 164/2005/QĐ-Ttg ngày 04.7.2005v/v “ Phê duyệt đề án “Phát triẻn GD từ xa giai đoạn 2005-2010”;

3. Bộ GD&ĐT : 3.1.Số 2016/GDTX ngày 18.3.2005.V/v Hướng dân tạm thời hoạt động của TTHTCĐ xã, phường,thị trấn;

4. Hội Khuyến học VN, Ban Hỗ trợ GD-ĐT , Vì sự nghiệp khuyến học –khuyến tài , xây dựng XHHT từ cơ sở (Tập hợp các bài viết của Đồng chí Vũ Oanh, Chủ tịch Hội Khuyến học VN, Hội Người Cao tuổi VN ) . Hà Nội , 12-2005.

5, Nguyễn Như Ất . Các bài về vấn đề XHHT đăng tải trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật các số 41/2003,42/2003,43/2003,44/2003,47/ và48/2003, 1&2/2004, 6&7/2004, trên tạp chí “Phát triển giáo dục” các số 11/2003,5/2004.

6. Nguyễn Như Ất. Bài học “Duy tân” Phan Châu Trinh với công cuộc đổi mới giáo dục hôm nay”. Báo Giáo dục và Thời đại số 120 ra ngày 16.10.2004.

7.Nguyễn Như Ất . 6.1.“ Thái Lan tiến hành xấy dựng hệ thống GD theo tư tưởng GD suốt đời”. Tạp chí “Thế giới trong ta” số 265 tháng 9/2006- 6.2.“Nền GD theo nguyên tác học tập suốt đời cho mọi người của Nhật Bản và Hàn Quốc ” Tạp chí “Thế giới trong ta” số 271 tháng 4 /2007.

8.. Phạm Tất Dong . Xây dựng XHHT: Một cuộc cách nmạng về GD, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Hội Khoa học GD &Tâm lý : Đồ sơn Hải phòng 6/ 2005

9. Hội thông tin giáo dục quốc tế. Giáo dục Nhật Bản . Nxb Chính trị quốc gia , H.2001.

10 Jacques Delors . Học tập một kho báu tiềm ẩn. Nxb Giáo dục , H. 2002;

11. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên ) Nhiều tác giả .Tiến tới một XHHT ở VN. NXB Dại học quốc gia Hà Nội, 2005.

12. Chương Thâu. Đông kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX. Nxb Văn hoá -Thông tin ,H., 1997.

13.Thai Education in the Era Globalization : vision of a Learning society . Sumposis of the Report of The Commission on Thailan‘s Education in The Era Globalization : Towards National Progress and Security in the Next Century.. Supparted by Thai Farmers Bank. 1996.

14.National Education Act of B.E.2542(1999).Office of the Nationl Education Commision .Office of the Prime Minister Kingdom of Thailand. Bangkok ,1999

15 Education in Thailand 2004 Office of the Nationl Education Commision .Office of the Prime Minister Kingdom of Thailand. Bangkok ,2004

16. Lifelong Learning in Asia and the Pacific. Unesco , Forum 8-13 September 2001, Chiangmai. Thailand Bangkok 2001.

 TS. Nguyễn Như Ất - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   |