Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
"Nắng mưa" tuổi dậy thì...
Ở vào lứa tuổi dậy thì, đứa trẻ lộc ngộc trong nhà bạn bỗng trở nên "nắng mưa" thất thường. Lứa tuổi này dễ khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất. Đứa trẻ đang trở thành người lớn là mối quan tâm lớn hơn cả của bất cứ ông bố bà mẹ nào.

Vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh đã tìm đến buổi trò chuyện về "Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi dậy thì" của tiến sĩ Đinh Phương Duy, phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM, vào cuối tháng 4/2007 vừa qua tại Nhà Văn hóa Phụ Nữ TP.HCM.

Hiểu con ở tuổi dậy thì

Nói thì đơn giản, song để hiểu được con trẻ ở lứa tuổi này quả thật không dễ dàng chút nào. Chính vì không hiểu tâm tính con cái để ở bên cạnh chúng đúng lúc mà gần đây nhiều chuyện không hay đã xảy ra ở lứa tuổi học trò như tự tử tập thể, bỏ nhà đi bụi…

Tiến sĩ tâm lý giáo dục Đinh Phương Duy đã chỉ ra những tâm tính đặc thù của lứa tuổi dậy thì, những biến chuyển về suy nghĩ tình cảm của đứa trẻ đang “bùng nổ” thành người lớn, để cha mẹ có thể hiểu sâu sắc và trở thành người bạn đồng hành của con mình ở đoạn đường đời quan trọng nhất.

Thế nào là dậy thì? Đây chính là tuổi nổi dậy ở trẻ, giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn. Quá trình này bắt đầu từ não bộ: tuyến yên sinh lượng hoocmon lớn tác động lên buồng trứng (tăng độ bài tiết estrogen) hoặc lên tinh hoàn (tạo nhiều kích thích tố sinh dục). Hệ quả là trẻ phát triển nhanh về thể lực, thay đổi lớn về hệ thần kinh - nội tiết. Và thế là dẫn đến một loạt những chuyển biến về tâm lý, tình cảm. Trẻ có thêm nhiều điều để lo lắng.

Dễ thấy nhất là trẻ lo âu về hình thể, vóc dáng: mặt nổi mụn, nhổ giò cao lộc ngộc, tay chân lòng khòng… Trẻ cũng vô cùng lúng túng về sự biến đổi của tiếng nói (bể tiếng), mùi cơ thể, chu kỳ của con gái… Rồi trẻ cũng ngập tràn lo âu về nỗi tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt, tay chân nhức mỏi. Và cả nỗi khổ tâm về sự vụng về ngoài ý muốn, đụng đâu bể đó.

Tiến sĩ Đinh Phương Duy cho rằng đây là “giai đoạn dễ đổ vỡ”, cần có sự gần gũi tâm tình giữa cha mẹ và con cái thì con trẻ mới lắng nghe lời khuyên của cha mẹ về kinh nghiệm xử lý những “rắc rối” cá nhân trên. Tiếp đến là những diễn biến về tâm lý, là những nỗi băn khoăn thường gặp ở bất cứ đứa trẻ nào vào lứa tuổi dậy thì: Em là ai? “Giống điên quá…”, là lời trẻ tự tán thán về chính mình khi bỗng thấy mình muốn nổi loạn, có những ý nghĩ “điên” khác thường, hành động bột phát.

Ở… dơ và làm dáng lại song hành với nhau ở lứa tuổi này. Lười tắm nhưng lại thích vuốt tóc soi gương. Và cả thích… tự tử. Trạng thái này là do tâm lý cô đơn, đứa trẻ đang lớn cần tìm ai đó để dựa vào, nếu cha mẹ không gần gũi thì trẻ dễ bị người ngoài lợi dụng. Ở tuổi này, trẻ cũng hay ẩu đả do muốn đứng ra làm “hiệp sĩ” bảo vệ cho một giá trị nào đó. Chống lại mọi người cũng là một trạng thái tâm lý của tuổi dậy thì.

Tất cả những băn khoăn và tâm lý bất ổn trên dẫn đến hệ quả: trẻ mặc cảm, ngại hoạt động, ngại giao tiếp, khó tập trung học tập, nhạy cảm và phản ứng mạnh… Và đứa trẻ chợt nhận ra những mâu thuẫn giữa người lớn và mình, giữa hiện thực và lý tưởng, giữa khả năng và mong ước, giữa vóc dáng và sức lực. “Trẻ con bây giờ rất khôn và giỏi, nếu không được cha mẹ thừa nhận sẽ cảm thấy rất khó sống, khó hòa nhập.

Trẻ cũng nhanh chóng nhận ra xã hội chung quanh không giống như những gì sách báo, cha mẹ và nhà trường dạy, cảm thấy hụt hẫng vì những điều xấu ngoài đời và điều tốt học trong trường quá khác biệt”, tiến sĩ Đinh Phương Duy lý giải. Tất cả những điều này dẫn đến một cuộc đại khủng hoảng về niềm tin, khủng hoảng về các giá trị tinh thần.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa; (Nguồn: Internet)

Đứa trẻ muốn làm người lớn

Tâm lý của đứa trẻ đang lớn sẽ xảy ra những khả năng diễn biến vô cùng phức tạp. Trẻ sẽ bộc lộ ý muốn được gánh vác công việc của người lớn, muốn tạo “phép mầu”.

Và rồi trẻ sẽ biến những bài làm văn ở lớp thành bức tâm thư để bộc lộ những điều khó nói cùng ai. Nhiều đứa trẻ ở lứa tuổi này chỉ muốn làm mướn, làm bất cứ việc gì để kiếm tiền ngay lập tức ! Diễn biến tâm lý này là yếu tố rất mới của lứa tuổi dậy thì hiện đại so với những thế hệ trước thường không muốn gánh lấy nỗi lo cơm áo, mà phải tập trung vào việc học trước.

Từ những chuyển biến tâm lý ghê gớm đó, đứa trẻ sẽ có thái độ: Thích được đối xử tôn trọng, không bị kiểm soát; được tự quyết, không bị áp đặt, buộc phục tùng mệnh lệnh… Đứa trẻ sẽ có những nhu cầu như khẳng định bản thân, xác định bản sắc riêng, vai trò trong nhóm, xác định thần tượng, tình bạn khác giới và rung cảm giới tính, “và…chỉ mỗi một mình tôi thôi !”…

Những thay đổi quá lớn ở trẻ đương nhiên sẽ dẫn đến những trở ngại ngay từ phía các bậc phụ huynh. Cha mẹ dễ trở nên coi thường trẻ, không tin tưởng, không tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ khả năng. Sự kiểm soát không khéo léo của cha mẹ (lục soát, xem thư, đọc trộm nhật ký…) lại càng dễ khiến “Lực bất tòng tâm” !

Đến một ngày mối quan hệ giữa đứa trẻ với cha mẹ bỗng nhiên xấu đi. Trẻ sẽ cảm thấy bị áp đặt nặng nề khi cha mẹ cứ chăm chăm quy định mọi sinh hoạt, mua sắm, chăm lo cho trẻ đều phải theo ý cha mẹ. Đứa trẻ cũng phải chịu áp lực bởi kỳ vọng quá cao của cha mẹ.

Những khó nhọc của đời sống cơm áo khiến cha mẹ nhiều khi thiếu tế nhị trong cư xử với các con. Nhiều bậc cha mẹ còn bắt đứa con phải chịu đựng tâm trạng khó chịu của cha mẹ theo kiểu “ giận cá chém thớt”, mượn con để đay nghiến người bạn đời. Ngay cả việc giao tiếp với bạn bè đôi khi trẻ cũng bị cấm tiệt, điện thoại, thư từ cũng bị kiểm soát.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa; (Nguồn: Internet)

Làm bạn đồng hành cùng con trẻ

Hiểu được tâm lý của đứa con đang học làm người lớn rồi, người làm cha mẹ cần có những động thái gì để quan hệ tốt với con, trở thành người bạn đáng tin cậy để dìu bước trẻ trong đoạn đời khó khăn này? Cha mẹ cần tạo dựng mối quan hệ tích cực với con cái.

Đối với con gái thì nên trò chuyện mềm mỏng nhẹ nhàng. Còn với con trai, trẻ sẽ thích được cư xử mạnh mẽ hơn, có thể cha con nói chuyện với nhau “như hai người đàn ông”. Ngoài đặc thù giới tính, còn tuỳ vào tính cách từng đứa trẻ để cha mẹ ứng xử làm sao cho luôn giữ thái độ thân thiện với con cái. Giữa cha và mẹ phải có sự cộng đồng trách nhiệm, phối hợp phương pháp giáo dục trong việc dạy con.

Mẹ nên hướng theo phương pháp giáo dục con của bố, không nên đẩy nhau về hướng đối nghịch sẽ gây phản tác dụng đối với con trẻ. Những điều mà cha mẹ cần làm là tỏ ra tôn trọng các bạn nhỏ, xem trẻ là mới lớn chứ không phải đang lớn, hỗ trợ trẻ thể hiện mình và thỏa mãn các nhu cầu. Cha mẹ cần khuyến khích sự độc lập và đặc tính cá nhân.

Hãy là người đồng hành, là người thầy tốt bụng, là người bạn thông cảm, là người cha thân thiện, là người mẹ hiền hòa, và cả là tấm gương thần tượng của đứa con đang lớn. Và luôn luôn là… người “giàu có”, hào phóng! Cùng chơi với con. Cùng học với con. Cùng trò chuyện với con, chat với con qua mạng internet...

Vui, buồn cùng con. Không sống bên cạnh mà hãy cùng sống với con trẻ. Những điều đứa trẻ mới lớn mong đợi cha mẹ làm cho mình là gì? Đó là giữ lời hứa với trẻ. Cư xử trước sau như một. Lắng nghe và thấu hiểu con. Thỉnh thoảng con trẻ cần ở một mình, và cha mẹ nên tôn trọng ý muốn này của trẻ. Trẻ ghét bị “nhìn” như… người dưng.

Bạn bè trở nên quan trọng với con, hãy động viên con trẻ kết giao với bạn tốt. Như đã sẵn sàng làm người lớn nhưng trẻ lại sợ trở thành người lớn. Chỉ cần mở rộng lòng yêu thương và nỗ lực từng chút một, cha mẹ sẽ làm nên những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, song lại có ý nghĩa thật phi thường cho đứa con yêu quý của mình.

 Theo Tuổi Trẻ - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   |