Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Tân cử nhân và những ngả đường cuộc sống
Tháng 6 về, các cô cậu sinh viên năm cuối lại háo hức mong chờ ngày được bảo vệ khóa luận hay thi tốt nghiệp. Để rồi, họ được mặc bộ quần áo cử nhân duy nhất một lần trong đời. Khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, xen vào đó là sự lo toan, nỗi niềm hiện rõ trên khuôn mặt của những tân cử nhân - những người vừa bước ra khỏi giảng đường ĐH để bước vào một giảng đường lớn hơn: trường đời.

Những nỗi niềm khi hết năm

Ngày mai chia tay...còn đâu nữa KTX
thân quen!

Khi đón xem chương trình “Lời chia tay mùa hạ” - món quà tinh thần thật sự ý nghĩa đối với các tân cử nhân K48 do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên Trường ĐHKHXH&NV dành tặng, ấn tượng đầu tiên với nhiều sinh viên năm cuối là ba cuốn sổ được trang trí đẹp mắt và trang trọng để ở ngoài Hội trường, bên trong là những dòng tâm sự. “Tớ yêu tất cả các bạn lớp K48 Lịch sử Sư phạm Hãy luôn nhớ về nhau và đừng quên nhau nhé!” ; “Hãy cố gắng ra trường tìm được việc làm như ý, tôi luôn chúc cả nhà ta K48 Toán Tin thành công”; “Bọn anh ra trường đây, chào các em sinh viên nhé!... Đó là một số trong rất nhiều những dòng tâm sự. Và một điều đặc biệt, có không ít các bạn sinh viên tuy mới là năm thứ nhất, thứ hai cũng hăng hái… ghi vài dòng với mong muốn chúc cho các anh chị năm cuối ra trường gặp được nhiều điều may mắn!

Bốn năm học, cùng với đó là bao kỷ niệm, bao trưởng thành. Sau mỗi năm qua đi, sinh viên thêm dày dạn hơn, học hỏi được nhiều điều hơn, nhất là sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại. Nhớ lại ngày đón K48 vào trường, anh Phạm Huy Cường (Phó bí thư Đoàn trường) tâm sự: “Anh nhớ hôm đó trời mưa khá to, nhiều bạn sinh viên đến được trường mà ướt như chuột lột vậy. Nhìn các bạn còn ngơ ngác và lấm lét lắm. Anh ấn tượng nhất là có một cô bé cứ rụt rè mãi mới dám hỏi nơi đón tiếp sinh viên mới ở đâu. Vậy mà bây giờ khi ra trường, đó là một thủ lĩnh đoàn xuất sắc đấy nhé!”.

Việc làm và cuộc sống mới

Lễ nhận bằng cử nhân đồng nghĩa với mốc đánh dấu ngày đầu tiên thất nghiệp” - đó là lời tâm sự của không ít những tân cử nhân. Thực tế, có rất nhiều cô cậu sau những nụ cười trong ngày nhận bằng là sự lo âu hiện rõ trên nét mặt, và một loạt những câu hỏi “cửa miệng”: làm gì chưa?, quê hay ở lại Hà Nội?, gửi hồ sơ ở những đâu?…. Thanh (K48 Văn học, ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “Bọn mình học ngành khoa học xã hội ra trường rất khó xin được một công việc vừa ý. Nhiều người đi dạy nhưng mình luôn mong muốn có thể làm được đúng chuyên ngành mình học”. Ước mơ đó không chỉ của riêng mình Thanh mà còn của rất nhiều người khác. Khi mùa hè năm thứ ba kết thúc, không ít sinh viên K48 đã có trong tay mình một vài chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học, nhiều sinh viên nữ có thêm chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Họ muốn chắc chắn có thể kiếm được một việc làm sau khi ra trường dù biết rằng điều đó là rất khó. Sự chuẩn bị ban đầu ấy với nhiều người là một cách ổn định công việc bằng cách đi dạy, làm trái nghề một thời gian, sau đó có cơ hội tìm một công việc phù hợp hơn. Đỗ Hoàng Ánh (cử nhân Lịch sử - ĐHKHXH&NV) hiện đang làm phóng viên cho 1 tờ báo mạng bộc bạch: “Mình đến với báo điện tử này là ngoài ý muốn và thật tình cờ. Mình vẫn thích nghiên cứu lịch sử hơn!”.

Có những cô cậu cử nhân đã định hướng nghề nghiệp cho mình ngay từ năm thứ ba. Họ bắt đầu chuyển hướng để phù hợp với công việc khi ra trường. Lan Anh (ĐH Ngoại Ngữ) kể lại: “Khi công ty của bố có đăng tuyển dụng, mình đã học tại chức ngành Quản trị kinh doanh, khóa học hai năm và vì thế lúc ra trường, mình chỉ cần củng cố và tập trung cho nó là sẽ dễ dàng có một công việc ổn định”. Cùng với suy nghĩ của Lan Anh, Hoa (Khoa Lưu Trữ học và Quản trị văn phòng - ĐHKHXH&NV) chia sẻ: “Mình học hết năm thứ ba, cơ quan của bố có chỉ tiêu cho phòng kế toán. Vậy là mình đi học tại chức tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Mình nghĩ tấm bằng cử nhân ngành Lưu trữ học và quản trị văn phòng sẽ giúp mình nhiều hơn trong công việc”. Rõ ràng, sự chuẩn bị của nhiều sinh viên ngay từ năm thứ ba sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong việc định hướng sau khi ra trường. Nhưng, không phải cử nhân nào cũng vậy. Khi được hỏi sau này học xong ra trường làm gì thì phần nhiều câu trả lời nhận được là “cứ học đã, có một kết quả học tập tốt sẽ tính sau”. Sự thực, có một kết quả học tập tốt chưa hẳn đã đủ. Để phù hợp với công việc của nhiều ngành, đòi hỏi sinh viên phải có thêm kinh nghiệm, thậm chí phải có…cái này cái nọ. Hiếu (K48 CLC Môi trường - ĐHKHTN) nói: “Ngay từ năm thứ ba, mình đã bắt đầu tham gia dự án với thầy. Làm việc với thầy mình biết thêm nhiều điều. Khi ra trường, mình có thể nắm bắt được ngay mà không bị bỡ ngỡ, nhất là kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng biến trong công việc”. Suy nghĩ này của Hiếu bây giờ ngày càng phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay, đúng như các cụ xưa nay vẫn dạy “học đi đôi với hành

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự cần thiết phải có những kĩ năng trong giao tiếp, học hành và nhất là sự bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội sẽ là những nhân tố quan trọng giúp các tân cử nhân có được một công việc phù hợp. Ở đâu cũng cần những con người vì công việc, nhiệt tình nhưng phải sáng tạo và năng động, suy nghĩ tìm tòi và phát huy những mặt mạnh của mình. Một sự khác biệt là với những sinh viên chịu khó học hỏi, linh hoạt thường có được việc làm nhanh chóng hơn là những sinh viên chỉ biết có học với học. Mỗi con đường đi đến thành công đều cần những con người biết chèo lái, biết vượt qua khó khăn, nhưng cũng phải biết tìm cách vượt qua khó khăn một cách can đảm nhất.

Những liệu pháp an toàn

Ngày càng nhiều cô cậu cử nhân sau khi ra trường quyết tâm bám trụ lại Hà Nội, vừa tìm việc làm thêm, vừa tiếp tục học cao học. Đây là một giải pháp mà một số ít sinh viên đủ điều kiện có thể thực hiện. Họ chấp nhận học thêm vài năm để có thể có được một bằng cấp, sau đó mới tính đến công việc. Trong khi đó, nhiều cử nhân khác lại về quê làm việc, đi dạy hoặc theo sự sắp xếp của gia đình… Họ, những tân cử nhân khi hòa vào trường đời, không ít khó khăn đè nặng trên vai. Với họ, sự hòa nhập đó không hề dễ dàng. Trước hết đó là sự bươn chải, cố gắng để vừa có thể phù hợp với chuyên ngành mà mình theo đuổi, vừa có thể tiếp tục nuôi dưỡng những ước mơ.

Lan Anh (cử nhân Triết học - ĐHKHXH&NV) cho biết: “Mình tin là người có khả năng ở đâu cũng cần, dù bạn có học ngành nghề gì ra đi nữa. Với mình, cử nhân Triết học không phải là quá khó để có thể kiếm một công việc khi mà nhiều trường ĐH, CĐ đều có bộ môn này trong chương trình đào tạo”. Ra trường, trong khi nhiều người còn băn khoăn chuyện công việc thì đã có nhiều tân cử nhân …Nam tiến. Họ hy vọng với kiến thức của mình có thể kiếm được một công việc như ý tại đây. Linh (K48 – Thổ nhưỡng - ĐHKHTN) tâm sự: “Không nhất thiết là phải trụ lại Hà Nội. Mảnh đấy Sài Gòn là nơi anh sẽ lập nghiệp. Ở đó, anh có một vài người bạn khi còn học phổ thông. Có lẽ bố mẹ anh sẽ ủng hộ anh!”. Đó cũng là một liệu pháp an toàn cho những ai can đảm và biết tin tưởng ở khả năng của mình.

Có người nói với tôi rằng, các ngành khoa học xã hội học ra rất khó xin việc. Nếu là bên kĩ thuật, tự nhiên cơ hội việc làm sẽ cao hơn. Đành rằng các ngành khoa học xã hội kiếm việc khó hơn bên kĩ thuật, thông tin nhưng với mỗi người, biết chọn cho mình một công việc phù hợp, cộng với sự năng động sáng tạo của mình, lúc đó nhiều ước mơ sẽ không còn dang dở.

Và…

Mùa hè đến đem theo những ước mơ, những hy vọng đang cháy lên từ những sinh viên mới ra trường. Họ sẽ là lực lượng lao động trẻ, dồi dào cho các ngành nghề, cho mọi miền đất nước. Ở đâu cũng cần những thế hệ trẻ để ươm mầm cho tương lai. Ghi lại những điều này trong những ngày tháng 6, tôi cũng đã bước sang năm thứ 4 của chương trình đại học, từ những nơi “anh chị đã đi qua” tôi tiếp tục đi tới, nghĩ về các cô cậu tân cử nhân hôm nay, tôi luôn chúc cho họ thành công và may mắn. Mỗi ngả đường quê hương đều in bóng hình của họ. Song mỗi ngả đường đó cần ở họ một phẩm chất khác nhau. Và, mỗi người đều có con đường đi riêng của mình. Trên con đường đi tới thành công ấy, họ cần phải tạo ra dấu chân riêng của mình nếu không muốn bị “lọt” hay bị một dấu chân khác “đè” lên.

 Hoa Ban; Ảnh: PV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   |