Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
ASEAN, Liên đoàn báo chí ASEAN và sự hội nhập của báo chí Việt Nam

1. Vài nét về sự ra đời của ASEAN.

Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh nóng ở Đông Dương và chiến tranh lạnh trên thế giới. Điều kiện đặc biệt đó quy định thái độ của một số nước Đông Nam Á, vừa không muốn bị lôi cuốn quá sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương do sự thất bại của Mỹ, vừa lo ngại ảnh hưởng của Cách mạng Việt Nam đem tới. Xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ liên kết trong tổ chức ASEAN với mục đích hoà bình, hợp tác và phát triển. Trong hoàn cảnh chiến trường Đông Dương đang nóng bỏng, mối quan tâm của ASEAN trong 25 năm đầu (1967 - 1992) là vấn đề hoà bình, an ninh và ổn định khu vực. Tuyên bố ZOFPAN 1971 và Hiệp ước Bali 1976 đều nhằm xác định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc, cùng nhau hợp tác xây dựng ĐNA thành khu vực hoà bình, tự do và trung lập. Cho dến lúc đó, ASEAN chỉ bao gồm 5 thành viên có cùng một cơ sở kinh tế và chế độ chính trị (đến năm 1984 thêm Brunây).

Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, việc Việt Nam tham gia ASEAN được đặt ra từ cả 2 phía. Mặc dầu còn có điều lo ngại về sự khác biệt ý thức hệ và chế độ chính trị, nhưng cả 2 đều tìm thấy lợi ích chung trong việc bảo vệ hoà bình, gìn giữ an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực. Nhất là trong xu thế Toàn cầu hoá và Khu vực hoá trên phạm vi toàn thế giới, lại cùng muốn giảm sức ép từ nhiều nước lớn, việc quy tụ và liên kết với nhau trở thành một nhu cầu cấp thiết. Do vậy, từ tháng 7/1992, Việt Nam (và Lào) đã kí Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của tổ chức. Ba năm tiếp theo là quá trình chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự gia nhập và đến ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức là thành viên của ASEAN.

Đây là sự kiện rất lớn, nhìn từ 2 phía. Đối với Việt Nam, đây là bước đi đầu tiên của quá trình hội nhập, là cầu nối cho sự hội nhập từ khu vực ra thế giới. Đối với ASEAN, đây là sự phát triển chẳng những về số lượng mà sự kết nạp một thành viên có chế độ chính trị khác biệt sẽ mở ra khả năng cho sự hình thành một tổ chức ASEAN toàn khu vực. Đồng thời những lợi ích kinh tế đối với một thị trường đầy tiềm năng nhưng còn hoang sơ cũng hứa hẹn cho các nước đó nhiều khả năng khai thác. Các nước ngoài khu vực, từ những tính toán về lợi ích chiến lược của họ, cũng có thái độ thuận lợi cho sự kiện này.

Với tư cách thành viên thứ 7 của ASEAN, Việt Nam tích cực tham gia mọi hoạt động của tổ chức này trong những vấn đề nội bộ cũng như trên các diễn đàn quốc tế (ARF, ASEAM...). Việc kết nạp Việt Nam đã mở ra một tiền lệ để sau đó, tiến đến ASEAN 10 với các thành viên mới là Lào, Mianma và Campuchia.

Hội nghi cấp cao ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội (12/1998) là một thành công lớn. Dưới tiêu đề “Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác”, Hội nghị đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội, được coi là văn kiện nền tảng, xác định những trọng tâm hoạt động của ASEAN trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, thể hiện một cách cụ thể những ý tưởng của văn kiện Tầm nhìn 2020.

Cũng từ năm 1992, sau khi tình hình khu vực đã tương đối ổn định, các nước ASEAN mới thực sự đặt sự quan tâm vào hướng phát triển kinh tế. Trong mối quan hệ với thị trường thế giới và các thị trường khu vực khác, việc xây dựng ĐNA thành một thị trường tự do thương mại (AFTA) là nhằm tăng cường khả năng liên kết và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN, Việt Nam phải chấp nhận và mốc thời gian 2006 là một thách thức lớn lao đối với toàn bộ nền kinh tế của chúng ta. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 là một thách thức lớn, vừa bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế và chính trị, đồng thời vừa thể hiện những khả năng vượt khủng hoảng của các nước ASEAN. Đến nay, chưa thể nói là dã khắc phục xong những hậu quả đó, nhưng sự hồi sinh đã đem lại nhiều hứa hẹn.

Đến nay, ASEAN đã thực sự trở thành một tổ chức khu vực có uy tín được quốc tế thừa nhận. Việt Nam, với đường lối Đổi mới, đã cải thiện cơ bản vị thế của mình ở ĐNA cũng như trong cộng đồng thế giới, đã hội nhập khu vực ASEAN đến APEC và thế giới, đã phát huy thuận lợi các mối quan hệ với các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Những thành tựu đó góp phần vào sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam, đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

2. Vài nét về lịch sử thành lập và phát triển của Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ)

Cùng với sự ra đời của ASEAN, Liên đoàn của những người làm báo ASEAN ra đời. Tháng 8/1967, nhân kí Tuyên ngôn ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan), lãnh đạo 5 nước gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapo và Thái Lan đã họp để xem xét việc thành lập một tổ chức của các nhà báo trong khu vực. Tại hội thảo về các phương tiện thông tin đại chúng ASEAN lần I (họp tại Malaysia, tháng 6/1971) cũng đã nhất trí với ý tưởng đó. Ngày 11/3/1975, CAJ được chính thức thành lập tại thủ đô Jakarta - Indonesia gồm 5 thành viên sáng lập: Hội nhà báo Indonesia (PWJ), Hội nhà báo quốc gia Malaysia (NUJM), Câu lạc bộ báo chí quốc gia Philippines (NPE), Liên đoàn báo chí Thái Lan (CTJ), Hội nhà báo quốc gia Singapore (SNUJ). Từ đó đến nay các nhà báo ĐNA cùng hợp tác với nhau cố gắng tăng cường sức mạnh để CAJ trở thành một tổ chức phát triển, góp phần vào nhiệm vụ tăng cường đoàn kết và hợp tác trong khu vực. CAJ ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách của các nước ĐNA và được hoạt động theo những mục tiêu: Thúc đẩy sự nghiệp và phát huy trách nhiệm báo chí; Vun đắp mối quan hệ chuyên môn của các nhà báo trong ASEAN với các tổ chức nhà báo thế giới; Tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc trong ASEAN để đẩy mạnh hợp tác nhằm đạt được sự thịnh vượng, công bằng và hoà bình; Kết hợp các nguyện vọng, tình cảm công việc và lợi ích của nhân dân các nước ASEAN, làm cho nhân dân toàn thế giới hiểu rõ và đánh giá đúng về các nước này.

Cơ cấu của CAJ gồm Đại hội đồng, Ban lãnh đạo (Ban Giám đốc) và Ban Thư kí. Liên đoàn cũng có một Hội đồng cố vấn gồm các cựu Chủ tịch Liên đoàn và các thành viên do Ban lãnh đạo chỉ định. Đại hội đồng CAJ họp 2 năm 1 lần, lần lượt được tổ chức tại các nước thành viên theo thứ tự ABC. Ban lãnh đạo CAJ tổ chức họp phiên thường kì ít nhất mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, khi có nhu cầu, Ban lãnh đạo có thể tổ chức phiên họp đặc biệt theo kiến nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư kí và cả 4 lãnh đạo đồng thời.

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7, Liên đoàn nhà báo ASEAN (CAJ), họp tại Manila - Philippines (từ ngày 25 đến 28/11/1997) đã thông qua 10 quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nhà báo.

1. Chỉ sử dụng các phương tiện công khai, trung thực và rõ ràng để lấy tin, chụp ảnh, lấy tài liệu cần thiết, cho phép mình thực hiện nghiệp vụ với tư cách là một đại diện của cơ quan truyền thông.

2. Không được phép vì động cơ hoặc lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng hoặc thay đổi quan điểm của mình, hại đến nghề nghiệp hoặc làm suy giảm phẩm chất nghề nghiệp của mình.

3. Không yêu cầu hoặc chấp nhận bất cứ một sự trả công, quà biếu hay bất cứ một hình thức thù lao nào để tuyên bố hay công bố những thông tin sai sự thật.

4. Phản ánh, đưa tin một cách trung thực với tất cả sự hiểu biết và năng lực của mình. Không được giấu giếm những sự thật quan trọng hay bóp méo sự thật, phóng đại hay đề cao không đúng mức.

5. Dành cho bất cứ ai bị xúc phạm, ảnh hưởng do tin tức của mình được trả lời.

6. Không vi phạm thông tin hoặc tài liệu mật mình thu thập được trong khi thực hiện những yêu cầu của mình.

7. Không làm lộ nguồn tin và chống lại bất cứ mọi ý đồ bên ngoài bắt buộc mình phải tiết lộ nguồn tin.

8. Không viết những bài báo ảnh hưởng đến danh dự hay uy tín của bất cứ cá nhân nào, trừ lợi ích của cộng đồng buộc phải làm vậy.

9. Nhà báo ASEAN phải quan tâm một cách đúng mức tới cơ sở hạ tầng đa sắc tộc, văn hoá và tôn giáo của các nước ASEAN.

10. Không viết bài hoặc có chính kiến, nhận xét gì đe doạ đến nền an ninh của nước mình hoặc khuấy động đối lập về quân sự của nước mình với bất kì nước ASEAN nào. Lúc nào cũng phấn đấu để phát triển tinh thần hữu nghị gắn bó giữa các nước trong khu vực.

Với những tiêu chuẩn và quy định trên, thể hiện sự quyết tâm của những người làm báo ASEAN luôn phấn đấu vì mục tiêu cao cả: hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển cho mỗi dân tộc, khu vực và thế giới.

3. Sự hội nhập của báo chí Việt Nam vào ASEAN.

Với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, Hội nhà báo Việt Nam, từ những năm 1986, đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hữu nghị đa phương và song phương với các Hội nhà báo nhiều quốc gia, các tổ chức báo chí quốc tế và khu vực, trước hết là ASEAN.

Lần đầu tiên vào năm 1991 tại Băng Cốc - Thái Lan, Hội nhà báo Việt Nam tham dự CAJ với tư cách là quan sát viên. Tháng 7/1995, Hội nghị Ban lãnh đạo CAJ đã quyết định kết nạp Hội nhà báo Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn báo chí ASEAN cùng thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Lễ kết nạp Hội nhà báo Việt Nam (VAJ) được tổ chức trọng thể tại Đại hội đồng XI Kuala - lampua. Nhà báo Phan Quang - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam- Phó chủ tịch OIJ, phụ trách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, được bầu vào Ban lãnh đạo CAJ.

Từ năm 1996, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của CAJ. Năm 1996 và 1998, các nhà báo Phan Quang và Trần Mai Hạnh đã được bầu vào Ban lãnh đạo của CAJ. Các nhà báo Việt Nam và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines... đã tổ chức nhiều cuộc qua lại trao đổi nghiệp vụ với nhau.

Cuối năm 1999, Hội nhà báo Việt Nam đăng cai các cuộc họp quan trọng của Liên đoàn báo chí ASEAN để chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào thiên niên kỉ mới, gồm có Kỳ họp đặc biệt của Ban lãnh đạo CAJ tại thành phố Hạ Long - Quảng Ninh (23/11) và tổ chức Hội nghị “Báo chí ASEAN thế kỉ XXI: Những thách thức và triển vọng” ngày 25/11 tại HN, với sự tham dự của gần 100 đại biểu gồm lãnh đạo CAJ do Chủ tịch Fred Lobo (người Philippines) dẫn đầu, cùng lãnh đạo các Hội nhà báo thành viên và đại diện các tổ chức đối tác của CAJ là các Hội nhà báo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Viện báo chí quốc tế Beclin.

Ngày 25/11/1999, Hội nghị “Báo chí ASEAN thế kỷ XXI: Những thách thức và triển vọng” đã thành công và nhất trí đưa ra “Tuyên bố Hà Nội của các nhà báo ASEAN 1999” với 17 điều, trong đó nhấn mạnh: “Mục đích cuối cùng của báo chí là phục vụ lợi ích chung, thúc đẩy công cuộc xây dựng đất nước và duy trì hoà bình, độc lập dân tộc, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp tác và phát triển, chúng tôi khẳng định lại cam kết của mình vì một nền báo chí thật sự tự do, lành mạnh và có trách nhiệm xã hội, ở đó mọi người đều có quyền diễn đạt ý kiến của mình trong sự tôn trọng tự do của người khác trong xã hội nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lớn đặt ra cho nhân loại. Trong khi duy trì bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi nước, CAJ kêu gọi các nhà báo trong các nước thành viên ASEAN hãy phấn đấu và tăng cường tiếng nói chung trong cách tiếp cận các vấn đề khu vực và toàn cầu có thể tác động ngược chiều hoặc đe doạ với lợi ích chung và đồng nhất của ASEAN trong tiến trình hoà nhập cộng đồng thế giới”.

Sau tuyên bố Hà Nội 1999, bước sang đầu thế kỉ XXI, khu vực Đông Nam Á đã có nhiều biến đổi. Tình hình chính trị - xã hội của các nước trong khu vực dần dần đi vào ổn định, kinh tế khôi phục, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế được chú ý. Trong điều kiện đó, những người làm báo ASEAN trung thành với những cam kết của mình thể hiện qua hoạt động nghề nghiệp để góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết, phát triển vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Tại mỗi nước trong vùng, nền báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã phát triển đáng kể. Mặt khác, thế giới bước vào thập niên đầu thế kỉ XXI cũng nhiều phức tạp, bất ngờ, thậm chí đang phải đối mặt với những bất trắc khó lường. Trong bối cảnh đó, các nước ASEAN càng phải có những nỗ lực vượt bậc, những sáng kiến tích cực và đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí một cách toàn diện, trong đó các nhà báo ASEAN càng phải đảm bảo đoàn kết, gắn bó, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Năm 2003, Hội nhà báo Việt Nam đã đăng cai và tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng Liên đoàn Báo chí ASEAN lần thứ 14 tại Hà Nội, từ ngày 24 đến 27/12/2003, và tiến hành Hội thảo “Báo chí ASEAN đoàn kết, đổi mới vì sự ổn định và phát triển bền vững của khu vực”. Đặc biệt tại Hội thảo này, Đại hội đồng đã nhất trí thông qua sáng kiến Hà Nội cho giai đoạn 2003 - 2005 với phương châm “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững”, tiếp tục thực hiện cam kết phấn đấu “Vì một nền báo chí thực sự tự do, lành mạnh và có trách nhiệm xã hội” nhằm “phục vụ lợi ích chung, thúc đẩy công việc xây dựng đất nước và duy trì hoà bình, độc lập dân tộc, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp tác phát triển” được nêu trong tuyên bố Hà Nội năm 1999 của CAJ.

Ngày nay trong khuôn khổ hợp tác của CAJ và quan hệ hợp tác song phương, các tổ chức nhà báo thành viên CAJ chủ động thực hiện các chương trình hợp tác trao đổi thông tin, trao đổi phóng viên. Bằng thông tin đa dạng, nhanh nhạy và chính xác, những người làm báo Việt Nam nguyện luôn trung thành với những cam kết đó, phấn đấu hết mình góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá của mỗi dân tộc và cả cộng đồng Đông Nam Á.

 PGS.TS Dương Xuân Sơn
Trường ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   |