Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Văn hóa trong toàn cầu hóa, kiến tạo sự đa dạng văn hóa và liệu pháp tâm lý đối với nhóm xã hội yếu thế.
(Toàn văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV tại Hội thảo "Văn hóa trong toàn cầu hóa")

Kính thưa Ngài Jean Françoi Blarel, Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Việt Nam

Thưa các nhà khoa học Pháp và Việt Nam

Thưa quý vị và các bạn

Như chúng ta đã biết, do sự bùng nổ của cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ trong hơn nửa thế kỷ qua, lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy dẫn đến xu hướng mở rộng và thống nhất thị trường toàn cầu. Toàn cầu hóa, trước hết diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và sau đó, lan sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Cùng với quá trình giao thoa văn hoá, không ít cơ hội và thách thức đặt ra đối với nền văn hoá các dân tộc.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mối quan hệ vừa thống nhất vừa đối diện giữa các nền văn hoá đang nổi lên như một vấn đề thời sự nóng hổi. Đã có nhiều bài viết, công trình nói về sự khoan dung văn hóa, sự thống nhất trong đa dạng của các nền văn hóa trong quá trình toàn cầu hoá. Nhưng thực tế cho thấy, con đường đi đến đích này không giản đơn: có những nền văn hóa đã vượt lên chính mình, tự làm cho mình trở nên phong phú, đa dạng hơn thông qua việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các nền văn hóa khác, nhưng cũng có không ít nền văn hóa đang ngày càng bị mai một trước tác động của các yếu tố văn hoá ngoại lai. Tiếp biến văn hóa không chỉ đơn thuần là sự giao hoà một cách tự nhiên giữa các nền văn hóa mà còn tiềm ẩn khuynh hướng “xung đột”, áp đặt, thậm chí là nô dịch văn hoá.

Như vậy, toàn cầu hoá, trong khi làm xuất hiện sự tích hợp và thống nhất văn hoá trên phạm vi toàn cầu, thì đồng thời cũng kéo theo sự tự thích ứng của các nền văn hoá. Theo cách nói của nhà nhân học Lévi-Strauss “Đó là tính hai mặt của vấn đề văn hóa trong toàn cầu hóa: Một mặt, toàn cầu hóa hướng tới thiết lập sự thống nhất. Mặt khác, toàn cầu hóa hướng tới duy trì, khôi phục, thậm chí nảy sinh sự khác biệt (1)"

Giải quyết tốt mâu thuẫn này sẽ tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng của các nền văn hóa khác nhau. Ngược lại, nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến hai thái cực: hoặc là nhất thể hóa, hay đồng hoá văn hóa hoặc ngược lại bài ngoại, thậm chí đối lập với các nền văn hoá khác của nhân loại.

Kính thưa quý vị!

Trong vài thập kỷ qua, toàn cầu hoá đã có những ảnh hưởng to lớn không thể phủ nhận đối với các giá trị văn hoá truyền thống. Điều đó nói lên rằng, toàn cầu hoá cũng đang là thách thức to lớn đối với nền văn hoá của mỗi dân tộc.

Thực tế cho thấy, những bất cập trong toàn cầu hóa văn hóa, trước hết rơi vào những nền văn hóa của cộng đồng kém phát triển, trong đó, những lớp người có hoàn cảnh thiệt thòi, những nhóm xã hội yếu thế (trẻ em, người già) thường lại chịu hậu quả nặng nề nhất. Hiện tượng “lệch chuẩn”, “rối nhiễu tâm lý”, “tâm thần” - những bệnh lý do lối sống hiện đại gây ra nhiều khi được bắt nguồn từ những hiện tượng được gọi là “cú sốc văn hóa”.

Như vậy, toàn cầu hóa đang đòi hỏi mỗi quốc gia phải có các giải pháp phù hợp trong chính sách giáo dục, phát triển con người và văn hóa dân tộc để có thể hoà nhập mà không hòa tan nhằm giữ gìn sự đa dạng văn hóa . Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển xã hội, cũng giống như sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, toàn cầu hóa văn hóa cũng đòi hỏi những trợ giúp mang tính tâm lý trị liệu, liệu pháp văn hóa đối với nhóm xã hội yếu thế nói riêng và cộng đồng nói chung

Cuộc hội thảo của chúng ta hôm nay rất vui mừng được đón chào sự có mặt của Ngài Đại sứ Pháp Jean Françoi Blarel và nhất là sự tham gia của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: từ văn hoá học, sử học, tâm lý học đến xã hội học, nhân học, y học… Đó là bằng chứng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của giới khoa học cả Việt Nam và Pháp về chủ đề lí thú này.

Tôi hi vọng rằng, tại hội thảo được khai mạc hôm nay, các nhà khoa học hai nước sẽ cùng nhau thảo luận, chia sẻ các kết quả nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về: Văn hóa trong toàn cầu hóa, kiến tạo sự đa dạng văn hóa và liệu pháp tâm lý đối với nhóm xã hội yếu thế.

Thay mặt Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tôi xin cảm ơn các vị khách quí, các vị đại biểu đã đến tham dự Hội thảo. Kính chúc Ngài Đại sứ cùng các quý vị khách quí, các nhà khoa học có mặt tại đây dồi dào sức khỏe và hạnh phúc

Chúc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn.

(1) Xem: Lévi-Strauss, Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1996, tr. 16

 PGS.TS Nguyễn Văn Khánh
Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   |