Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Học sinh hiện nay với việc học Ngữ văn
Bài văn dưới đây còn rất dài song chúng tôi chỉ xin trích dẫn một đoạn ngắn ra đây để cho thấy trí tưởng tượng của học sinh hiện nay như thế nào. Các em biết tưởng tượng và tưởng tượng phong phú là tốt, thậm chí còn nên khuyến khích, tuy nhiên mọi thứ được coi là tốt thực sự nếu nó phục vụ đúng hướng cho một việc làm có mục đích. Cũng vì thế mà việc học môn Văn của học sinh trong nhà trường hiện nay cũng còn rất nhiều điều đáng bàn.

“Chí Phèo sinh ra trong một gia đình Chí Thức lò gạch, ở một vùng đất đang quy hoạch có tên là làng Vũ Đại. Ngay từ bé, Chí Phèo đã bộc lộ những năng khiếu phi thường về rượu. Dù rượu ngoại hay rượu nội, dù rượu thuốc hay rượu lậu, cậu bé Chí mới nếm là biết được ngay. Học tới lớp ba, Chí Phèo được cử vào đội tuyển uống rượu quốc gia, sau đó đi thi tranh giải vô địch uống rượu quốc tế tổ chức tại Tây Ban Nha, Chí Phèo đã xuất sắc đoạt huy chương vàng (huy chương bạc thuộc về A Phủ).

…Trong làng, còn có một thiếu nữ xinh đẹp, học giỏi, đàn hay, nữ công gia chánh tử tế tên là Thị Nở. Ngoài tài múa hát, ứng xử linh hoạt, Thị Nở còn nắm vững phương pháp nấu cháo hành, vốn là một món ăn đặc sản chỉ bán trong các nhà hàng máy lạnh trên thành phố, nhưng Thị Nở lại biết cách nấu ở bờ ao…”

Ở đây, chúng tôi sẽ không nói nhiều về việc học sinh chán ghét, sợ hãi môn Văn cũng như thực tế việc học Văn của các em. Với tư cách là một sinh viên Sư phạm ngành Văn, tôi muốn nói sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên.

Nội dung chương trình sách giáo khoa ngày càng khó và trở nên nặng nề đối với tất cả các học sinh. Nhiều kiến thức mới được bổ sung vào, nâng cao hơn – đó đã là một khó khăn của các em trong quá trình tiếp nhận. Riêng môn Văn đã được áp dụng hình thức tích hợp ba phân môn Văn học – Tiếng Việt – Làm văn trong một cuốn sách Ngữ Văn. Từ ba rút gọn thành một, nhưng thực tế kiến thức lại “cồng kềnh và phức tạp” hơn rất nhiều so với bộ sách trước đây, ở chỗ có nhiều tác phẩm đã trở thành “truyền thống” tức là đã quen với nhiều người: thầy cô, phụ huynh… nói chung là các thế hệ trước đây từng say mê môn Văn đã được thay bằng một loạt các tác phẩm mới. Phần tiếng Việt cũng đòi hỏi học sinh phải biết sâu hơn, thực tế hơn về ngôn ngữ, về cách dùng các kiểu câu, dùng từ. Phần làm văn cũng mở rộng kiến thức đến các vấn đề khác của lí luận về tự sự, của văn bản. Thiết nghĩ những sự thay đổi này là thực sự cần thiết, một mặt sự thay đổi sẽ tăng hứng thú của học sinh với một môn học có vẻ như đã không còn “hợp thời”, mặt khác, nội dung và hình thức môn học được điều chỉnh dựa theo yêu cầu của trình độ xã hội mới có thể thích ứng với yêu cầu về tính “ứng dụng cao” của thời đại. Nhắc đến môn Văn hiện nay không còn làm cho người ta nghĩ rằng đó là những thứ mơ mộng, bay bổng nữa; mà môn Văn là một môn xã hội, nó chú ý nhiều đến tính chất và mục đích xã hội của mình. Nếu như vậy thì tại sao học sinh với môn Văn lại có nhiều điều cần nói đến thế?

Một học sinh lớp 7 không thể nói được cảm nhận chính xác khi đọc câu ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”, đó là chưa kể đến việc học sinh tả về ông nội của mình “Hai tai ông như hai tai con lợn, mắt ông như hai hòn bi ve…”. Ngay cả học sinh cấp III cũng rất hạn chế trong khả năng miêu tả. Một điều rất dễ hiểu là vì các em thiếu hiểu biết về thực tế, trong khi văn tả cảnh – mục đích của nó là nâng cao khả năng quan sát, cảm nhận về thực tế cuộc sống của học sinh, cũng như qua đó nâng cao vốn từ cho các em.

Viết văn không cần dài dòng, chỉ cần đủ và đúng ý, còn tiêu chí về giọng văn mượt mà, truyền cảm thì có lẽ là một yêu cầu nên dành riêng cho các em có năng khiếu môn Văn. Tuy nhiên, hầu hết học sinh hiện nay lại thường phàn nàn và bế tắc trong việc các em không thể viết dài nếu như không nói là quá ngắn. một bài văn hệ số hai mà có em chỉ viết được 2 – 3 mặt giấy là nhiều. Tình trạng này là chung cho cả cấp II và cấp III. Các em cũng tự nhận thấy là càng học lên lớp cao hơn thì khả năng viết của mình lại giảm đi nhanh chóng. Có em cấp II học Văn rất khá, điểm không đến nỗi nào nhưng lên cấp III thì lại tệ đi đến chính em cũng không hiểu vì sao. Một số em cho biết ở lớp thầy cô ít khi giảng mà chỉ đọc cho chép những ý chính, thường rất ngắn, hoặc đọc nguyên cả quyển Bộ đề; khi kiểm tra các em lại bê nguyên xi ý của thầy vào bài, bị thầy cho điểm thấp và phê là “không có ý gì mới”, mà các em thì lại không biết tìm ý mới ở đâu. Rất nhiều học sinh cấp III mà cụ thể là lớp 12, chuẩn bị thi đại học rất muốn tìm cho mình một giọng văn riêng nhưng tìm thế nào thì các em không biết. Các em rất lo lắng khi không được dạy một cách bài bản về phương pháp lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài (là những thao tác cơ bản), cũng như việc tạo ra “phong cách riêng” cho bài văn của mình.

Học sinh học về Nam Cao theo chương trình sách chuyên ban mới thì hầu như chỉ biết đến mỗi Chí Phèo, còn Đời thừa, Sống mòn hay Giăng sáng lại chưa hề được nghe nói đến; chưa kể các em học văn học hiện thực phê phán lại hoàn toàn ngơ ngác khi nghe nhắc đến Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông tố của Vũ Trọng Phụng…; thậm chí học rất nhiều về Hạnh phúc một tang gia lại chưa một lần đọc qua Số đỏ. Điều đó dẫn đến việc các em không hiểu được bối cảnh tác phẩm một cách toàn diện, cũng như không biết đặt tác phẩm hay đoạn trích trong một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh. Hiểu biết nông hẹp, ít ỏi, bài viết của học sinh không thể dài và sâu sắc, thiếu hẳn khả năng liên tưởng, so sánh, mở rộng. Những lí do này giải thích vì sao kiến thức văn học riêng về phần tác phẩm của các em lại bị méo mó, xảy ra nhiều trường hợp “đầu voi đuôi chuột” kiểu như: “Ai lấy được Chí như có một con trâu tốt trong nhà”, hoặc bạo gan hơn thì “bí quá hóa liều”, các em tự tiện phóng bút như đoạn trích ngay từ đầu chúng tôi đã dẫn ra.

Theo chúng tôi, tình trạng trên một phần là do các thầy cô chưa thật chú ý đến việc tiếp nhận kiến thức của học sinh từ những “chi tiết” nhỏ nhất. Môn Văn không phải là môn học kiểu “thông minh đột xuất” mà phải tích lũy từng ngày. Một bài văn có chiều sâu phải là một bài văn mà ý tứ bộc lộ qua từng câu, từng chữ. Do vậy, các thầy cô cần phải bồi đắp kiến thức Ngữ văn cho các em theo kiểu từ thấp đến cao, mức độ khó dần và thường xuyên có sự bồi dưỡng, kiểm tra, nhắc lại kiến thức cũ. Có như vậy bức tường kiến thức của học sinh mới vững bền.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu theo chúng tôi lại thuộc về những yếu tố liên quan đến chính bản thân học sinh. Các em phải học thêm quá nhiều, một ngày có thể phải học đến 4 ca, không chỉ sức khỏe mà sức chú ý và khả năng tiếp thu - vì thế cũng sẽ bị phân tán và suy giảm. Một số em sức học yếu sẽ không thể bắt kịp các bạn với tốc độ của chương trình chung và cứ thế bị đuối dần. Một số em khác có năng khiếu môn Văn nhưng học lệch, trong khi sức ép của kì thi Tốt nghiệp cam go, chặt chẽ đã làm các em không thể và không dám bỏ nhiều công “đầu tư” cho môn Văn nữa. Năng khiếu của các em vì một vài lí do nào đó bị mài mòn đi. Đấy là chưa nói đến các em khác không có thời gian và thậm chí, không biết phải lựa chọn học thêm ở sách nào giữa một “đống” sách tham khảo chưa xác định được độ tin cậy chính xác. Mặt khác, trước không khí của cuộc sống nhộn nhịp, tất bật như hiện nay, suy nghĩ của con người thực dụng hơn và văn học vì thế cũng khô khan, thực dụng hơn. Đó là nhận xét chung của không ít người…

Cải cách và đổi mới là công việc của những nhà hoạch định giáo dục, còn quá trình ấy có trở thành hiện thực và thành công hay không là phụ thuộc vào chính thầy - trò chúng ta. Trong một xã hội và nền kinh tế tri thức như hiện nay sẽ không thể tồn tại hiện tượng học giả, thi giả nữa. Căn bệnh thành tích đã và đang bị xóa bỏ, chất lượng thực của giáo dục chắc chắn phải được nâng cao. Hi vọng rằng việc cải cách và đổi mới trong giáo dục sẽ đạt được mục đích cao nhất, là đào tạo được những con người mới – mới từ trong suy nghĩ, tư duy và mới không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn những giá trị cũ. Chúng tôi còn có một hi vọng mặc dù điều này có vẻ hơi “tham lam” rằng: một ngày không xa, học sinh của chúng ta sẽ học môn Văn không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả chính tâm hồn mình.

 Đinh Việt Hà
SV K49 Sư phạm Ngữ văn - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   |