Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam
Từ khi Việt Nam chính thức trở thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), những cuộc tranh luận về con đường hội nhập của giáo dục nước nhà lại tiếp tục diễn ra sôi nổi.

Chúng ta bàn đến rất nhiều vấn đề: chủ động hội nhập như Trung Quốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đại đa số các nước đang phát triển còn lại? Liệu làn sóng các trường đại học nước ngoài có mọc lên như nấm ở nước ta hay không? Tương lai của trường đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tế sẽ ra sao? Có nên thương mại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽ cạnh tranh như thế nào với giáo dục nước ngoài?

Phải làm gì? Và làm như thế nào? Vẫn là những câu hỏi vòng vo, quen thuộc thường gặp, không chỉ ở nước ta mà ở rất nhiều nước trên thế giới. Mỹ, Nhật, Đức, Nga hay Ấn Độ, Trung Quốc… đâu đâu nền giáo dục cũng đang ở trong tình trạng “có vấn đề”. Vì sao? Đơn giản là thời buổi bây giờ ai cũng hiểu, giáo dục là tương lai, giáo dục là con át chủ bài bảo đảm phần thắng cho quốc gia trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt toàn cầu. Thời thế thay đổi, đòi hỏi giáo dục cũng phải đổi thay. Đúng như lời nhấn mạnh của ông Lý Quang Diệu, Bộ trưởng Cố vấn Singapore trong chuyến viếng thăm Việt Nam mới đây (17-18/01/07): “Thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng về kinh tế”. Vấn đề là làm thế nào để dành được chiến thắng?

Câu chuyện thứ nhất. Năm 1961, khi được tin U. Gagarin bay vào vũ trụ, Tổng thống Mỹ lúc đó là J. Kennedy đã phải ngậm ngùi thừa nhận: “Nền giáo dục Xô Viết đã chiến thắng!”. Và đằng sau chiến thắng này là gì? Đó là cả một chiến lược giáo dục dài hạn. Còn nhớ, tháng 3 năm 1946, Thủ tướng Anh Winston Churchill, với có mặt của người đồng sự Mỹ Harry Truman, trong bài phát biểu tại đại học Fulton, đã lớn tiếng kêu gọi phương Tây đoàn kết cùng chống lại nhà nước Xô Viết. Chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua vũ trang chính thức khởi động. Đúng năm ngày sau, trường Đại học Vật lý Kỹ thuật Mátxcơva (Moscow Institute of Physics and Technology (MIPT), hay còn gọi là Phystech) chính thức được thành lập. Cùng với hai ngôi trường khác là Đại học Vật lý Kỹ sư Mátxcơva (MIFI) và Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Bauman, MIPT sẽ góp phần tạo thế chân kiềng, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp quân sự của Liên Xô. Mỗi trường đều có những nhiệm vụ cụ thể. Trường MIFI sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành nguyên tử. Trường Kỹ thuật Bauman đào tạo các nhà sáng chế vũ khí (xe tăng, pháo, tên lửa…), còn MIPT đảm trách việc đào tạo các nhà nghiên cứu - sáng chế cho cho các ngành trọng yếu: quân sự, năng lượng và vũ trụ. Chính thế chân kiềng này đã tạo nên sức mạnh vô địch của kỹ thuật quân sự Xô Viết, mà dư âm vẫn còn đến tận bây giờ. Bởi ngay từ đầu, P.Kapitza, N.Semenov, L. Landau (đều là những người nhận giải thưởng Nobel vật lý) những sáng lập viên MIPT, đã đề ra 4 nguyên tắc tổ chức cơ bản của ngôi trường mới: 1) tuyển chọn học sinh tài năng từ khắp mọi miền đất nước; 2) giảng viên sẽ là những nhà khoa học tích cực và tài năng nhất, đang trực tiếp nghiên cứu; 3) phương pháp giảng dạy chú trọng phát huy tối đa năng lực sáng tạo của từng học viên; 4) thực hành trực tiếp trong những phòng thí nghiệm hàng đầu của nền khoa học Xô Viết lúc bấy giờ. Có thể thấy ngay, đây chính là nguyên tắc của một trường đại học đào tạo nhân tài. Và đúng như thế, trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển MIPT đã đào tạo cho Liên Xô và Nga 50 viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia, 3 nhà du hành vũ trụ, hàng chục doanh nhân, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng … Hiện nay, MIPT vẫn là một trong những trường đại học hàng đầu của Liên Bang Nga, với hơn 100 viện sĩ trực tiếp giảng dạy. Sinh viên tốt nghiệp MIPT nắm giữ hàng loạt các chức vụ quan trọng không chỉ trong các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước mà ngay cả ở các Tập đoàn kinh tế hàng đầu như: Gazprom, Rusnheft, Luicol, Transnheft… Dù làm việc nơi đâu, trong hay ngoài nước, sinh viên Phystech đều là những người nổi bật. Và họ chính là đối tượng săn lùng sáng giá nhất của các công ty săn đầu người đa quốc gia, không kém cạnh gì sinh viên đại học Harvard.

Câu chuyện thứ 2. Mấy thập kỷ gần đây, thế giới không ngừng kinh ngạc trước những thành tựu vượt bậc của Trung Quốc về mọi mặt: kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Và một trong những động lực tạo nên sự kinh ngạc này chính là giáo dục. Trung Quốc đã tiến hành cải cách giáo dục song song theo cả hai hướng: nâng cao chất lượng đào tạo đại trà và chú trọng đào tạo chuyên sâu. Với đại trà, hàng năm, Trung Quốc có trên nửa triệu chuyên gia và kỹ sư tốt nghiệp đại học. Về chuyên sâu, Trung Quốc đã không tiếc tiền đầu tư cho một số cơ sở giáo dục (dù rất ít) với mục đích đạt bằng được tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ Đại học Fudan, ngôi trường cổ kính với lịch sử gần 100 năm, ngày nay đang nuôi tham vọng sánh vai đại học Berkeley hay Cambridge. Phòng thí nghiệm tối tân, hội thảo thường xuyên với giáo sư nước ngoài, thư viện tầm cỡ quốc tế… tất cả chỉ với một mục đích duy nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho 24000 sinh viên tiếp cận tri thức và nâng cao trình độ. Đặc biệt, Trung Quốc đã mạnh dạn cởi bỏ định kiến, mở rộng cửa đón nhận nguồn nhân lực và trí tuệ từ bên ngoài. Ví dụ, Giám đốc Đại học Fudan là một giáo sư thiên văn đào tạo tại Austin, bang Texas của Mỹ. Giám đốc Viện Nghiên cứu Sinh học là một giáo sư của Đại học Cincinnati (Mỹ), ông Jin Li, chuyên gia nổi tiếng về di truyền học, đã đồng ý về lại Shanghai với mức lương 1 triệu nhân dân tệ một năm (hơn 120 000 đô-la, gấp đôi lương trung bình một giáo sư đại học tại Pháp). Lương các giáo sư “bản xứ” đuợc tăng gấp 10 hoặc gấp 20 lần so với cách đây 10 năm. Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc còn áp dụng cả một chính sách khuyến khích sinh viên ra nước ngoài học tập ở những trường đại học hay cao đẳng nổi tiếng trên thế giới. Kết quả là từ năm 1978 đến nay, tổng cộng số du học sinh Trung Quốc đã lên đến khoảng 580 000 người. Và đã có trên 150 000 trong số này trở về phục vụ đất nước1. Có thể thấy, chính giáo dục, chứ không phải một ngành nào khác, đã làm nên điều kỳ diệu của quốc gia châu Á này.

Và câu chuyện của chúng ta?

Năm qua, ngành giáo dục Việt Nam quả thực đã làm được rất nhiều việc. Triển khai cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích; tiếp tục tiến hành xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học; đưa trắc nghiệm khách quan vào từng lớp học; xóa bỏ chính sách tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào đại học; thay đổi cách quản lý học thêm, dạy thêm… Nhưng nếu đem so với Liên Xô ngày xưa và Trung Quốc hôm nay, thì hình như những việc chúng ta đang làm quá chi tiết và cụ thể. Với những mái chèo lẻ tẻ, điểm xuyến như thế con thuyền Giáo dục Việt sẽ bươn chải ra sao giữa đại dương mênh mông? Mà giáo dục là đội quân tiên phong, đằng sau giáo dục là đại binh kinh tế - xã hội.

Phải làm gì đây? Lúc này kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc mới thật sự quí giá. Thứ nhất, giáo dục là sự nghiệp chung, nhưng muốn thành công chúng ta cần phải có những con người tâm huyết và tầm cỡ, đủ ý chí và nghị lực kiến tạo các quyết định chính trị đúng đắn. Bởi người ta luôn luôn phản đối cái mới theo quán tính và thói quen. Thứ hai, muốn xây dựng được một trường đại học đẳng cấp quốc tế, chúng ta phải có những nhà khoa học, nhà quản lý tầm cỡ quốc tế, chí ít thì cũng phải có những ý tưởng ngang tầm thời đại. Nếu chưa có thì phải thu phục, mời gọi. Thứ ba, giáo dục muốn thành công phải phát huy hết khả năng sáng tạo của người học, tôn trọng họ trước hết như là một cá tính, một chủ thể đủ lý trí và sức khỏe để làm chủ cuộc sống của mình. Chừng nào tư tưởng áp đặt, định kiến, phong trào vẫn còn nặng nề trong hệ thống giáo dục, thì chừng đó chúng ta đừng đặt vấn đề đào tạo nhân tài. Thứ tư, học phải đi đôi với hành. Các trung tâm nghiên cứu, các tập đoàn kinh tế hàng đầu phải là một phần không thể tách rời trong quá trình đào tạo. Chính họ, chứ không phải ai khác là nơi gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Và cuối cùng, muốn thành công phải có tầm nhìn, nhìn rõ mình, rõ người, nhìn rõ mục đích và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Có rõ đích, thấy đường, biết nhiệm vụ thì mới hy vọng tiến xa.



1 Đỗ Tuyết Khang. Trung Quốc sau 4 năm tham gia WTO: Đánh giá sơ khởi vài nét chính. Tạp chí Thế giới mới. Số 11 - 2005.

 TSKH. Nguyễn Văn Minh - Đại học Ngoại thương - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   |