Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Hiệu quả của du học tại chỗ
Du học được hiểu nhất quán là ra nước ngoài học tập ở trường của nước ngoài. Nếu vẫn học trường của nước mình đặt tại nước ngoài thì không phải là du học.

1. Sự kiện và vấn đề

Du học được hiểu nhất quán là ra nước ngoài học tập ở trường của nước ngoài. Nếu vẫn học trường của nước mình đặt tại nước ngoài thì không phải là du học. Người học tự mình lo tài chính, thủ tục và cách tiếp cận để ra nước ngoài học được gọi là du học tự túc. Ngoài ra người ta còn du học do được nhà nước hay tổ chức cử đi theo các chương trình, đề án đào tạo hải ngoại. Đó là cách hiểu truyền thống, gắn liền với việc di chuyển địa điểm học, chưa gắn với thực chất của việc học. Trong bối cảnh phát triển giáo dục hiện nay của nước ta thì tất cả những loại hình du học đều liên quan đến các chương trình giáo dục hay đào tạo quốc tế. Chính phạm trù chương trình quốc tế đã làm thay đổi cách hiểu về du học. Thậm chí sẽ có lúc không tồn tại khái niệm du học nữa, mà chỉ còn khái niệm giáo dục hay đào tạo quốc tế, ngồi học ở đâu không quan trọng, mà trình độ đào tạo mới quyết định. Đào tạo quốc tế bao quát các hình thức ra nước ngoài học tập, ở trong nước, ở nước thứ ba v.v…, miễn là có văn bằng đạt chuẩn quốc tế.

Trên thực tế, để tiếp nhận chương trình đào tạo quốc tế của các đại học khác nhau trên thế giới, có nhiều con đường: ra nước ngoài học tại trường mình chọn, học từ xa qua thư hoặc các kênh truyền thông như mạng, TV, thư viện điện tử…, theo học các chương trình quốc tế đã được nhập khẩu vào Việt Nam qua liên kết, hợp tác đào tạo của các đại học trong nước và nước ngoài, hoặc qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nếu hiểu du học là lấy được văn bằng theo chuẩn quốc tế nhờ theo học các chương trình quốc tế thì có thể thấy hình thức tiếp nhận chương trình quốc tế tại Việt Nam cũng là du học, thường được gọi là du học tại chỗ. Chính vấn đề ở chỗ lẽ ra du học thì phải đi, nhưng du học tại chỗ cũng là du học nhưng không đi đâu cả. Hai sự kiện có gì khác nhau? Và cả hai có gì khác với đào tạo trong nước?

Du học tại chỗ ở bậc đại học, nói chính xác là đào tạo đại học theo chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam, được biết đến từ sự xuất hiện của RMIT (2001) và đã phát triển nhanh chóng nhờ các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế của Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học quốc gia TP HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Quản trị kinh doanh Hà Nội v.v…và những chương trình do các tập đoàn hay công ti giáo dục và tư vấn giáo dục quốc tế mở tại Việt Nam. Các đối tác hoặc chủ thể đào tạo quốc tế thường là các đại học và công ti của Anh, Mĩ, Canada, Pháp, Singapore, Australia, Hà Lan, Bỉ, Nhật, Đức, Nga. Chẳng hạn, Khoa Quản lí Đào tạo Quốc tế của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đang thực hiện chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh quốc tế qua hợp tác với Đại học Tổng hợp Sunderland, Anh quốc, gọi tắt là chương trình IBD@NEU v.v…

2. Hiệu quả của du học tại chỗ so với du học ở nước ngoài

Du học tại chỗ cho phép sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục chuẩn quốc tế (international standards) ngay tại nước mình với mức học phí thấp hơn hai đến ba lần so với mức trung bình khi theo học tại nước ngoài. Nếu tính tổng chi phí cả ăn ở, giao thông thì chi phí của một bằng đại học quốc tế do du học tại chỗ mang lại có thể chỉ bằng chi phí cho một năm học tại nước ngoài, hoặc ít hơn nữa. Vấn đề đặt ra đối với cả người học lẫn người tổ chức du học tại chỗ là làm thế nào để thực sự đạt được mục tiêu cơ bản nhất của loại hình đào tạo này, tức là đạt chuẩn quốc tế, đúng như được đào tạo ở nước ngoài. Thực sự, du học tại chỗ chưa thể đạt được tất cả những tiêu chí chất lượng ngang với đào tạo quốc tế tại nước ngoài, trước hết là chưa có một môi trường học tập quốc tế với sự có mặt của các sinh viên quốc tế trong chương trình, một cơ sở vật chất đầy đủ không chỉ bao gồm các phòng học, phòng máy tính được trang bị hiện đại mà còn là thư viện hiện đại và các hệ thống hỗ trợ học tập như các khu thể thao, hệ thống hội trường và các khu vực phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Tuy nhiên cs thể nhìn nhận giá trị của các chương trình du học tại chỗ khi so sánh tương đối: nếu chi phí thấp hơn vài lần mà các yếu tố chất lượng cơ bản của chương trình đào tạo quốc tế vẫn đạt được thì đây là những giải pháp học tập đáng được cân nhắc. Hiệu quả chung ở đây rõ ràng là phải được ghi nhận.

Điểm hết sức quan trọng mà các chương trình du học tại chỗ đều tôn trọng và hướng tới là cách tiếp cận đào tạo mở, học chế linh hoạt và liên thông (kể cả với hệ thống quốc tế) trên cơ sở ngôn ngữ giao tiếp quốc tế (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…) và công nghệ truyền thông hiện đại, giống như học tập trong môi trường quốc tế. Học chế này khuyến khích sự tham gia và nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên, giúp các em phát triển tốt tư duy độc lập và chủ động, lí trí phê phán, tình cảm và ý thức cộng đồng (hợp tác, chia sẻ, chịu trách nhiệm và chấp nhận cạnh tranh), các kĩ năng sống và học tập có tính chất thực tế và hiệu quả hơn..

Học chế mở và chủ động đòi hỏi chương trình giáo dục phù hợp. Chương trình du học tại chỗ IBD@NEU chẳng hạn, một mặt bám sát chuẩn quốc tế qua các dịch vụ của Tập đoàn Tyndale, Edexel và Đại học Sunderland nhưng có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với đặc thù của sinh viên Việt Nam. Điều đó thể hiện qua triết lí, phương pháp luận dạy học và đánh giá trong quá trình đào tạo và rõ rệt hơn là qua các hoạt động ngoại khoá của chương trình. Đây có thể được coi là “phần mềm” về lợi ích mà không phải tất cả các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế đều có được một cách đầy đủ, và kể cả khi chương trình đào tạo đã có thì không phải sinh viên nào cũng “hấp thụ” được. Du học tại chỗ qua kinh nghiệm nhiều nơi và của IBD@NEU đang ở khoảng giữa trong thang chất lượng của đào tạo quốc tế nói chung, có thể nói là trên trung bình, nhưng ưu việt hơn hẳn du học nước ngoài về giá thành, về điều kiện nhập học, về chi phí và điều kiện sinh hoạt. Nó đang tạo ra một cách nhìn mới mẻ hơn và cách hiểu sâu sắc hơn đối với các loại hình đào tạo đại học đang trong quá trình tìm kiếm con đường hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các xu thế quốc tế căn bản có phong cách hiện đại, vì vậy xét về triển vọng thì du học tại chỗ là hướng đi đáng lưu ý.

3. Hiệu quả của du học tại chỗ so với đào tạo trong nước

Những chương trình du học tại chỗ này mang nhiều điểm khác biệt với chương trình giáo dục chính qui trong nước và mang những lợi thế vượt trội: đầu vào thường mở hơn, học phí cao hơn, và kèm theo đó là chương trình đào tạo, cách tiếp cận đào tạo và các điều kiện đào tạo tiến tiến hơn nhằm đạt và liên tục hướng tới chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình đào tạo được hiểu rộng rãi là sự hoạch định và thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục (cơ cấu và chất lượng thiết kế các môn học, các lĩnh vực học tập, các hoạt động), các học liệu và phương tiện, các phương pháp luận dạy học và học tập, phương pháp luận và công nghệ quản lí, đánh giá kết quả học tập và tổ chức môi trường.

Đặc điểm đầu vào tương đối thoáng mở hơn của các chương trình du học tại chỗ là điểm vừa thuận lợi và cũng vừa khó khăn cho cả người học lẫn người tổ chức chương trình. Điểm chuẩn vào trường của các hệ thống đào tạo trong nước thục chất được xác định dựa trên số chỗ học mà nhà trường có thể cung cấp hơn là dựa vào những yêu cầu về năng lực cần thiết để sinh viên theo học được chương trình, và yêu cầu của thị trường lao động. Do năng lực đào tạo (xét về quy mô) thường là hạn hẹp so với nhu cần thực tế, điểm chuẩn vào các trường, nhất là các trường thuộc tốp đầu, thường rất cao và đòi hỏi thành tích hàn lâm chung. Chương trình du học tại chỗ dựa vào những điều kiện cần thiết tối thiểu để sinh viên theo được chương trình và theo nhu cầu của sinh viên. Thí dụ, đầu vào hệ chính qui của ĐH KTQD thường ở mức 22-24 điểm, nhưng chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh quốc tế IBD@NEU của trường không đòi hỏi những khả năng đặc biệt của bất kì khối nào (do ngành đào tạo là Quản trị Kinh doanh sẽ không đòi hỏi yêu cầu đặc biệt của riêng khối thi nào), điều kiện dự tuyển cởi mở hơn: thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn, theo tất cả các khối thi (khoảng 15 điểm) là đạt điều kiện về năng lực học tập. Tiếp đó, thí sinh sẽ được kiểm tra về một số điều kiện khác nữa (điểm trung bình ở trường phổ thông, bài luận nhập học, phỏng vấn) để xem xét những phẩm chất phù hợp với ngành học và để đánh giá sự nỗ lực cần thiết của các em để có thể hoàn thành chương trình. Cách tuyển sinh như vậy mềm dẻo hơn, thích ứng với người học hơn và tạo nhiều cơ hội hơn cho sinh viên.

Các chương trình du học tại chỗ, như vậy, sẽ cung cấp thêm cơ hội cho những học sinh bị trượt trong đợt thi tuyển vào đại học hệ chính qui, và kể cả cho những học sinh đã trúng tuyển. Đó là điều có lợi cho tất cả. Tuy nhiên có thể có sự hiểu lầm. Một số sinh viên đạt điểm cao trong kì thi vào đại học có mong muốn và điều kiện kinh tế của gia đình cho phép theo học chương trình “nước ngoài tại chỗ” này cảm thấy ngần ngại vì nghĩ rằng nó chỉ là giải pháp tình thế của con nhà giàu trượt đại học. Đây là tâm lí thông thường rất dễ hiểu xuất phát từ sự lo lắng của các vị phụ huynh về một môi trường học tập có thể không “thuần” như trong các trường đại học có đầu vào tuyển chọn “khốc liệt”. Thực ra, bản chất của các chương trình này không phải như vậy và cần được hiểu đúng đắn hơn để không bỏ phí những cơ hội tốt cho bản thân các em, cho các gia đình và cả xã hội.

4. Du học tại chỗ nên được xem là đầu tư để phát triển

Sự cân nhắc lợi hại, được mất, đắt hay rẻ và giá trị triển vọng của học vấn chuyên nghiệp dù có chủ ý hay không thì chung qui vẫn là cách nhìn mới về giáo dục khác trước rất nhiều. Cách nhìn khác đó là: du học tại chỗ là một sự đầu tư. Với mức học phí cao hơn hẳn so với học phí của các chương trình đại học trong nước, cần nhìn nhận đây là một quyết định đầu tư. Người ta chỉ quyết định đầu tư khi có lãi, có lợi và kèm theo là năng lực phát triển. Vậy sinh viên có thể nhận được những gì từ việc đầu tư vào những chương trình này?

Học phí của các chương trình cao cũng đồng nghĩa với những điều kiện học tập hơn hẳn so với khi học các chương trình trong nước. Nhìn chung, tuy mức độ cụ thể có khác nhau, song các chương trình du học tại chỗ đều có thế mạnh về cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo, tài liệu, giáo trình, ngôn ngữ học tập (tiếng Anh và các ngoại ngữ khác), giáo viên nước ngoài (và nếu giáo viên Việt Nam thì cũng là những người đã được đào tạo bài bản ở nước ngoài) với phong cách quốc tế trong nghề nghiệp và giao tiếp. Đây chính là “phần cứng” về lợi ích mà các sinh viên được tiếp cận và được thụ hưởng.

Ngoài ra, tùy vào đặc thù từng chương trình đào tạo cụ thể mà các sinh viên có thể được thêm những lợi ích “mềm” khác của chương trình. Đó là các hoạt động giáo dục đa dạng bên cạnh nội dung đào tạo cơ bản trong chương trình. Môi trường hoạt động đa dạng là một đặc điểm đặc trưng của các trường đại học nước ngoài, trong đó các sinh viên có thể được lựa chọn tham gia vào rất nhiều hoạt động học tập, làm việc hay ngoại khóa bổ ích, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho mục tiêu học tập. Sinh viên có rất nhiều cơ hội thể hiện mình trong nhiều môi trường khác nhau với những giá trị phong phú, ít có tính chất áp đặt. Những hoạt động ngoại khoá trong chương trình được tổ chức dưới dạng các câu lạc bộ do sinh viên tự khởi xướng và quản lí, với sự khuyến khích và tạo điều kiện của nhà trường. Có cả những hoạt động như một phần hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên, do nhà trường tổ chức và tạo điều kiện để các em có cơ hội thử sức ngay trong nhà trường: các hoạt động trợ giảng, các vai trợ lí tổ chức tiếp tân, hội thảo, hội nghị, hướng dẫn các sinh viên năm dưới, tư vấn tuyển sinh, đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lí trong tập thể lớp, câu lạc bộ, tham gia vào các công tác phục vụ trong nhà trường...

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, và với nhiều cơ hội tham gia của sinh viên vào hoạt động ngoại khoá đa dạng, các chương trình đào tạo quốc tế thực sự đem lại cho sinh viên nhiều lợi ích. Cách tiếp cận mở cho phép những sinh viên có năng lực và có mong muốn có thể phát huy hết khả năng của mình, học hỏi và phát triển hết những tiềm năng mà mình có, trong khi không bỏ rơi những sinh viên có năng lực khiêm tốn hơn hoặc trong những thời điểm nào đó, chưa thực sự chú tâm được vào việc học tập. Cách tiếp cận giáo dục này dựa trên nguyên lí rất cơ bản và rất “con người”, thừa nhận mỗi người là một thực thể riêng biệt, giữa mọi người luôn có những sự khác nhau, và mỗi người luôn hướng tới những mục tiêu và giá trị cá nhân, cho dù ai ai cũng luôn sống và làm việc trên cơ sở những chuẩn mực chung, chia sẻ những giá trị và lợi ích chung. Chương trình đào tạo cơ bản là giống nhau cho mỗi sinh viên nhưng mỗi em có thể và cần hoàn thành chương trình theo phương thức phù hợp nhất với mình, thỏa đáng với tiềm năng và mục tiêu của mình. Chương trình như vậy không qui nhất như nhau tiến trình và thành công của mỗi người, vì mỗi người là khác biệt, mà chỉ điều hành tiến trình đó, định hướng kết quả đó theo những chuẩn mực chung.

Tuy nhiên trên thực tế, những lợi ích của cách tiếp cận giáo dục tiên tiến đó có thực sự được tạo ra trong các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn và năng lực của đơn vị tổ chức, đồng thời cũng phụ thuộc vào mong muốn và nỗ lực của bản thân sinh viên. Đơn vị tổ chức cần phải có năng lực và tâm huyết để hiểu được thấu đáo những đặc tính ưu việt của các hệ thống đào tạo quốc tế thì mới có thể vận dụng cách tiếp cận “mở” một cách hiệu quả, vừa đảm bảo mặt bằng chung đạt yêu cầu của chuẩn quốc tế vừa phát huy được điểm mạnh, những điểm nhấn quan trọng trong chương trình đào tạo và cách tiếp cận đào tạo để tạo không gian hoạt động rộng hơn cho những sinh viên có năng lực và có mong muốn.

Nếu sinh viên coi việc vào học chương trình du học tại chỗ chỉ như một giải pháp tình thế và vẫn giữ tâm thế học thụ động, học đối phó thì các em sẽ không thể hấp thụ được những lợi ích vượt trội trong cách tiếp cận đào tạo tiên tiến của chương trình đào tạo quốc tế. Ngược lại, nếu sinh viên có tâm thế học tập tích cực, ý thức rõ ràng về việc theo học những chương trình này là một kiểu đầu tư thì sẽ thấy ở đây rất nhiều cơ hội “mở” để mình phát triển lâu dài. Đối với các gia đình, việc cho con em theo học các chương trình này chính là đầu tư cho con cái, người nhận đầu tư ở đây chính là các em. Những điều mà các em có chính là năng lực, khả năng học tập, nhu cầu và tình cảm trí tuệ, khát vọng phát triển mình, thời gian và lao động của tuổi trẻ. Với cách nhìn nhận như vậy, những sinh viên càng giỏi, càng có mục đích học tập rõ ràng, càng có ý chí học tập bền bỉ thì càng xứng đáng và thích hợp với sự đầu tư này, bởi trong môi trường thuận lợi, các em sẽ thực sự phát huy được những lợi thế của chương trình và có sự chuẩn bị hiệu quả cho tương lai sau này.

Đã có nhiều sinh viên và gia đình các em có nhận thức đúng đắn về đầu tư theo học chương trình du học tại chỗ. Ngay trong khóa tuyển sinh đầu tiên của chương trình IBD@NEU đã có một số em tuy đã đỗ vào hệ chính qui các trường đại học lớn cũng từ bỏ thành công bước đầu đó để tham dự, với ý thức tiếp cận với chương trình đào tạo quốc tế. Ngoài ra khá đông các em trong khi có điều kiện đỗ vào các trường đại học khác cũng đã chuyển hướng để đến với những chương trình đào tạo mới mẻ hơn, như IBD@NEU và các chương trình khác. Trong chương trình IBD@NEU, những sinh viên có ý thức học tập chủ động đã thực sự học được rất nhiều. Ngoài việc hoàn thành các bài vở trên lớp với các loại hình hoạt động đa dạng: bài kiểm tra, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, các bài thuyết trình, các bài tập nghiên cứu nhỏ... các em có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, viết bài cho tờ báo của chính các em, tham gia hoạt động trợ giảng, tham gia vào các câu lạc bộ mà các em chính là những người khởi xướng và thực hiện, với sự hỗ trợ và tư vấn của các giáo viên, cán bộ của khoa.

Để tham gia vào chương trình du học tại chỗ đạt hiệu quả cao, các bậc cha mẹ và các em học sinh cần xác định tâm thế đúng về sự đầu tư lâu dài cho tương lai, trong đó nỗ lực và quyết tâm học tập của sinh viên sẽ là điều kiện cần thiết để cân nhắc đối với quyết định “đầu tư”. Ngoài ra, việc đánh giá để lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp cũng là yếu tố hết sức quan trọng, cần có sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo.

 ThS. Phan Thủy Chi - Khoa Quản lí đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   |