Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Công tác bồi dưỡng nhân tài bậc đại học ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN ngày nay là Trung tâm đào tạo cán bộ khoa học cơ bản lớn của nước ta. Trở thành sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã là ước mơ của nhiều học sinh giỏi bậc Trung học Phổ thông.

Thế nhưng vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Nhà trường đã đứng trước một thực trạng là:

- Số lượng thí sinh đăng ký dự thi hàng năm vào trường không cao. Tỷ lệ số thí sinh dự thi tuyển sinh/chỉ tiêu tuyển sinh chỉ vào khoảng 3/1 hoặc 4/1, trong khi đó rất nhiều trường tỷ lệ này từ 7/1 đến 15/1. Số lượng học sinh giỏi đăng ký dự thi vào trường cũng giảm sút rõ rệt (ngay cả học sinh khối THPT chuyên của trường cũng không muốn thi vào trường).

- Sinh viên đã vào trường lại không thích học các ngành khoa học cơ bản (đặc biệt là Toán học và Vật lý) và các ngành Khoa học Trái đất. Điều này thể hiện rõ qua các kỳ thi chuyển giai đoạn. Điểm chuẩn vào các ngành này đều thấp nhất trong các nhóm ngành.

- Nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường nói riêng và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản ngày càng tăng, đến mức báo động. Điều quan trọng là phải có đội ngũ cán bộ trẻ đủ năng lực thay thế cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học cơ bản đã đến tuổi nghỉ hưu.

Để khắc phục tình trạng đó, trên cơ sở tập hợp sáng kiến của một số cán bộ khoa học và quản lý của Nhà trường, năm 1997 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã xây dựng dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng”.

Ngay từ buổi ban đầu, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo để góp ý và hoàn thiện dự án. Song cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về dự án này. Có ý kiến cho rằng việc tập trung kinh phí, hỗ trợ học bổng cao cho sinh viên thuộc dự án có phần không hợp lý vì ở mọi ngành đào tạo cũng còn hết sức khó khăn về cơ sở vật chất và đang rất cần được đầu tư. Rồi cái tên của dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” cũng được tranh cãi thảo luận nhiều. Song với quyết tâm của lãnh đạo Nhà trường, được sự ủng hộ của số đông các nhà giáo trong trường và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của GS.VS. Nguyễn Văn Đạo Giám đốc ĐHQGHN và GS.TSKH. Đào Trọng Thi Phó Giám đốc ĐHQGHN lúc đó. Đến tháng 5/1997 dự án được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt và chính thức đi vào hoạt động.

Dự án đặt ra mục tiêu ngắn hạn là:

- Thu hút học sinh, sinh viên giỏi, năng khiếu vào học các ngành khoa học cơ bản để đào tạo họ thành những cử nhân tài năng tạo nguồn bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ giảng dạy đang có nguy cơ hẫng hụt nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội.

Góp phần tích cực vào việc đổi mới giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo một bộ phận, từng bước nâng chất lượng đào tạo chung của Nhà trường ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng việc áp dụng công nghệ giảng dạy, học tập tiên tiến, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp tổ chức đào tạo.

- Tập hợp đội ngũ các thầy, cô giáo giỏi, các nhà khoa học có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết tham gia vào sự nghiệp đào tạo cử nhân khoa học tài năng.

- Thông qua dự án, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo dưới các hình thức liên kết, trao đổi cán bộ, sinh viên và tranh thủ sự đầu tư tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Nhà trường cũng đã xác định mục tiêu lâu dài là: Xây dựng mô hình và quy trình đào tạo cán bộ tài năng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Các trí thức tài năng này là nguồn bổ sung cán bộ khoa học cơ bản, công nghệ và quản lý cho sự nghiệp xây dựng đất nước ở Thế kỷ 21.

1. Công tác tuyển sinh

Ngay từ đầu, công tác tuyển sinh được đặc biệt chú ý. Trường đã gửi thông báo tuyển sinh đến các Sở Giáo dục và Đào tạo, đến các học sinh đã đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12. Kết quả là đã tuyển được 40 sinh viên, trong đó có 37 sinh viên đã đạt từ giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Kết quả và chất lượng tuyển sinh được thống kê ở dưới bảng sau:


Khoá

tuyển

sinh

Số ngành tuyển sinh

Tuyển sinh

Chất lượng tuyển sinh

Kết quả đào tạo

Số trúng tuyển

Số nhập học

Giải quốc tế

Giải
quốc gia

Đi học nước ngoài

Đào tạo tiếp tại Hệ

I

3

40

40

11

19

14

21 (đã TN)

II

8

60

60

10

43

14

39 (đã TN)

III

6

53

47

10

28

13

32 (đã TN)

IV

6

55

57

14

23

9

29 (đã TN)

V

8

77

76

09

15

20

22 (đã TN)

VI

6

87

87

13

44

20

47 (đã TN)

VII

9

117

106

15

43

9

63 (đã TN)

VIII

9

112

97

6

33

3

57

IX

8

103

103

9

42

18

64

X

7

69

63

5

29

3

60

Tổng cộng

773

736

102

319

123

181

Dự án đã thu hút được nhiều học sinh xuất sắc của cả nước tham gia, không chỉ của các tỉnh thành phía Bắc mà còn của các tỉnh phía Nam như Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đắc Lắc,…Hầu hết sinh viên của dự án là học sinh của các Trường THPT Chuyên.

2. Về tổ chức đào tạo

Để tổ chức đào tạo, Nhà trường quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng một chương trình dành riêng cho hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng với một yêu cầu cao là sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sinh viên phải:

- Có lý tưởng cách mạng, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, có tri thức, năng lực và tư duy sáng tạo. Có tinh thần vươn lên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ (cả lý thuyết lẫn thực hành). Nắm vững kiến thức cơ bản và cơ sở, có kiến thức chuyên môn sâu. Có khả năng tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học trong chuyên ngành được đào tạo.

- Có khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và tự học để nâng cao trình độ.

- Có kiến thức tốt về ngoại ngữ và tin học. Đến năm cuối có thể học được một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Nhà trường đã chọn lựa những môn cốt lõi và những môn có điều kiện giảng dạy để nâng cao nội dung so với hệ thường. Để truyền tải được nội dung đó cho người học, Nhà trường đã huy động đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các nhà giáo có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài trường (kể cả các chuyên gia quốc tế) tham gia biên soạn chương trình, bài giảng và trực tiếp giảng dạy. Các khoa đã tổ chức nhiều buổi Semina khoa học cho sinh viên. Các nhà khoa học giỏi ở các Viện nghiên cứu rất nhiệt tình cộng tác với trường trong giảng dạy hoặc hướng dẫn sinh viên NCKH và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài nguồn kinh phí được cấp, Nhà trường đã tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để tăng cường trang thiết bị, đổi mới nội dung các bài thực hình thí nghiệm, tăng cường thực tập thực tế, hỗ trợ học bổng cho sinh viên.

Điều đáng mừng là ngay từ khi triển khai thực hiện, dự án đã được sự đồng tình ủng hộ của dư luận, và những nhà quản lý giáo dục các cấp. Các phóng viên đã viết nhiều bài phản ánh về dự án; và ngay năm sau đó, một vài trường đại học cũng đã tổ chức tuyển chọn và đào tạo các lớp kỹ sư tài năng hoặc chất lượng cao. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài rất hoan nghênh việc ra đời của dự án. Hội Rencontres du Vietnam hàng năm cấp 30 ¸ 50 học bổng (mỗi suất ba triệu đồng) cho sinh viên của dự án và cũng bắt nguồn từ dự án này, học bổng Odon Vallet với khoản tiền rất lớn hàng năm được trao cho học sinh và sinh viên trong cả nước.

Ngoài ra, sinh viên còn được nhận học bổng của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, nhà trường thường xuyên chăm lo tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo: xây dựng hệ thống giảng đường đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sinh viên được cung cấp đủ tài liệu học tập. Ngoài thư viện chung của ĐHQGHN, nhà trường đã xây dựng phòng đọc riêng cho sinh viên của Hệ Đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng với nhiều tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các bài thực hành thí nghiệm được nâng cấp cả về nội dung và trang thiết bị. Sinh viên được tiếp cận với thiết bị nghiên cứu hiện đại ngay từ những năm đầu khi tham gia nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình đào tạo, nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến rèn luyện kỹ năng tư duy, gắn lý thuyết với thực hành thông qua đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trở thành yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên.

Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng trong thành tích nghiên cứu khoa học chung của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên như sau:

Số giải thưởng nghiên cứu khoa học của sinh viên Hệ Đào tạo CNKHTN

so với số giải thưởng mà sinh viên Trường ĐHKHTN đạt được hàng năm

Năm

Cấp Trường ĐHKHTN

Cấp ĐHQG và Bộ GD và ĐT

Nhất

Nhì

Ba

Nhất

Nhì

Ba

KK

2001

4/13

4/12

3/8

0/1

1/1

1/4

2/5

2002

5/8

8/15

7/25

1/1

2/4

0/1

5/7

2003

5/8

9/16

8/26

1/1

1/2

5/5

3/5

2004

1/8

5/16

7/26

0

1/2

0/6

2/4

2005

3/8

7/16

8/26

0

0/1

2/3

3/8

2006

3/8

2/16

8/26

1/1

1/2

1/4

1/5

2007

4/8

6/16

9/25

Chưa có kết quả

Trong quá trình học tập tại trường, một số sinh viên của Hệ đã công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên tạp chí khoa học chuyên ngành cấp quốc gia, quốc tế.

Sinh viên của Hệ tích cực tham gia Olympic sinh viên toàn quốc các môn Toán học, Cơ học, Tin học, Vật lý, Hóa học và đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của trường.

Thành tích tại các kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc của sinh viên

Hệ Đào tạo CNKHTN so với thành tích của sinh viên toàn

Trường ĐHKHTN đạt được hàng năm

Năm

Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

2000

3/3

2/5

5/7

2001

1/3

5/8

6/12

2003

5/5

4/7

8/13

2004

3/4

5/5

7/7

2005

5/6

7/9

4/7

2006

8/8

8/8

3/5

2007

4/4

9/9

1/3

Đến nay, Hệ Đào tạo CNKHTN đã có 7 khóa tốt nghiệp. Kết quả xếp loại tốt nghiệp theo các khóa như sau:

Khoá

Năm học

Số sinh viên

Xếp loại học tập toàn khoá

Xuất sắc

Tỷ lệ %

Giỏi

Tỷ lệ

%

Khá

Tỷ lệ

%

I

1997-2001

21

7

33,33

13

61,90

1

4,76

II

1998-2002

39

13

33,33

26

66,67

III

1999-2003

32

8

25,00

24

75,00

IV

2000-2004

29

2

6,90

23

79,31

4

13,97

V

2001-2005

22

0

0

21

94,45

1

4,55

VI

2002-2006

47

5

10,64

39

82,98

3

6,38

VII

2003-2007

63

7

11,1

52

82,5

4

6,34

Tổng cộng

253

42

198

12

- Sau khi tốt nghiệp hầu hết sinh viên của Hệ đều được chuyển tiếp sau đại học ở trong và ngoài nước.

Khóa 1 có 15/21 sinh viên tốt nghiệp được học sau đại học ở nước ngoài.

Khóa 2 có 23/39 sinh viên tốt nghiệp được học sau đại học ở nước ngoài.

Khóa 3 có 20/37 sinh viên tốt nghiệp được học sau đại học ở nước ngoài.

- Cho đến nay Hệ đã có 11 sinh viên được kết nạp vào Đảng (Khoá I: 1 SV, Khóa II: 3 SV, Khóa IV: 3 SV, Khóa V: 2 SV, Khóa VI: 2 SV).

- Tính đến tháng 6/2007 Hệ đã đào tạo cho nhà trường hơn 40 cán bộ. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã về công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu.

- Nhiều sinh viên ngay sau khi học hết năm thứ nhất đã được gửi đi học ở nước ngoài. Đến nay đã có khoảng 162 sinh viên các khoá đi học nước ngoài bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là ở Pháp, Úc, Nga, Nhật. Trong số đó có nhiều em đã học tập tốt đạt thứ hạng cao và được tiếp tục đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ: Pháp (70), Úc (23), Nga (21), Nhật bản (15), Singapore (15), Anh (5), Đức (2), Mỹ (2), Hàn Quốc (1), Hungary (1).

- Tính đến tháng 8/2007 đã có 10 sinh viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, sinh viên Ngô Đức Thành (Khóa I) tốt nghiệp Tiến sĩ tháng 9/2005 tại Pháp đã được tặng thưởng Huy chương Bạc của Viện hàn lâm Nông nghiệp Pháp dành cho 1 trong 10 luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất (tháng 10/2006) và đạt Giải thưởng của Hiệp hội các trường đại học Pari dành cho 1 trong 2 luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất về khoa học cơ bản (tháng 12/2006).

- Trong số 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của thanh niên cả nước có 3 sinh viên của Hệ là: Đỗ Quốc Anh (1998), Nguyễn Thanh Lam (1999), Nguyễn Trọng Cảnh (2003); và 3 sinh viên là: Bùi Lê Na, Cao Vũ Dân, Cao Thị Phương Anh được xét chọn là thanh niên tiêu biểu của thủ đô và Trung ương Đoàn.

- 2 sinh viên được trao giải thưởng “Sao tháng giêng” của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

- 18 bằng khen của Trung ương Đoàn đã được trao tặng cho sinh viên Hệ.

- 250 lượt sinh viên của Hệ đã được trao tặng danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu của ĐHQGHN”.

Sinh viên của chương trình đào tạo cử nhân tài năng. Ảnh: Bùi Tuấn

3. Nguyên nhân thành quả đạt được

Sở dĩ đạt được những thành quả tốt đẹp đó là do:

- Chủ trương mở Hệ Đào tạo CNKHTN là một chủ trương đúng, xuất phát từ thực tế kết hợp với đổi mới tư duy, nhạy bén với thời cuộc tạo được giải pháp đột phá nhằm vượt mọi khó khăn trong đào tạo đội ngũ khoa học tài năng và nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

- Do có sự quyết tâm của Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Đã tuyển chọn được đội ngũ học sinh giỏi, có tư duy tốt, có hoài bão lớn và có quyết tâm cao trong học tập và rèn luyện.

- Đã tập hợp được đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm cao, có tâm huyết đối với đào tạo thế hệ trẻ.

- Có chế độ khuyến khích về vật chất thích đáng trong tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên, cấp học bổng cho sinh viên.

- Có tổ chức tốt, phát huy trí tuệ tập thể trong công việc điều hành tổ chức và quản lý từ trên xuống dưới.

- Được Nhà nước quan tâm đặc biệt, dư luận xã hội đồng tình khích lệ.

Với những thành tích đã đạt được, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng Chương trình Đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã và sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới giáo dục đào tạo những nhà khoa học và công nghệ xuất sắc đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

 PGS.TS. Bùi Duy Cam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN
PGS.TSKH. Nguyễn Văn Nhân, Nguyên Phó Trưởng Ban Điều hành Hệ CNKHTN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   |