Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Góp phần giúp cho Việt Nam bay lên
Vào những năm 1991 - 1995, tôi bỏ nhiều thì giờ để giúp nền giáo dục Việt Nam. Trong thời gian này, tôi đã gặp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều giáo sư đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để trao đổi những ý kiến về cải tổ nền giáo dục Việt Nam. Thời điểm đổi mới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1995.

Cũng trong thời điểm này, những nhà lãnh đạo ở Trường Polytechnique muốn mở rộng sự đào tạo ở trường này cho sinh viên ngoại quốc không học theo chương trình của những lớp dự bị của Pháp (chương trình học hai hoặc ba năm sau cấp ba để dự bị thi vào những trường lớn ở Pháp). Năm 1995, Giáo sư Roland Seneor là người có trách nhiệm đối ngoại ở Trường Polytechnique Pháp có nhờ tôi tìm những sinh viên xuất sắc Việt Nam để khuyến khích họ thi vào Trường Polytechnique. Tôi vui mừng nắm cơ hội này vì trong nhiều năm trước đây tôi đã không thành công lắm trong việc giúp đ sinh viên Việt Nam đi du học ở ngoại quốc, nhất là ở Hoa Kỳ với sự giúp đỡ của những bạn đồng nghiệp ở bên ấy.

Cũng vào lúc này, Đại học Quốc gia Hà Nội ra đời với sự lãnh đạo của Giáo sư Nguyễn Văn Đạo. Vì tôi theo học chương trình đại học tại Hoa Kỳ và đã làm Phó Giáo sư giảng dạy ở Đại học Brown ở Hoa Kỳ về Vật lý trước khi dời về Pháp, Giáo sư nguyễn Văn Đạo và nhiều vị giáo sư khác đã hỏi ý kiến tôi về việc thành lập một chương trình đặc biệt cho những sinh viên xuất sắc được chọn vào học tại Đại học Quốc gia. Tôi thấy việc này rất quan trọng để Việt Nam sẽ có một đội ngũ khoa học hàng đầu để sau này góp sức vào những đại học, kỹ nghệ và viện nghiên cứu trong tương lai, và tôi đã hoàn toàn tán thành việc này. Đây là giai đoạn đầu của Chương trình Cử nhân Tài năng Khoa học tại Đại học Quốc gia.

Mặc dầu sự thành lập của chương trình này phỏng theo mô hình của Hoa Kỳ, chương trình giảng dạy ở Việt Nam khác hẳn với những chương trình dành để dùng trong những đại học có tiếng ở Mỹ. Các giáo sư Việt Nam đã quyết định dành cho toán học một địa vị quan trọng trong chương trình học tập tương đương với những chương trình học tập trong những lớp dự bị ở Pháp. Vì quyết định này và sự thu hút được những sinh viên xuất sắc đoạt giải Olympic quốc tế hay toàn quốc, nên Đại học Quốc gia Hà Nội có các ưu thế hơn đối với các đại học khác ở Việt Nam trong những kỳ thi sau này vào Trường Polytechnique (2/3 tổng số sinh viên được nhận vào Polytechnique đã học hai hoặc ba năm tại lớp Đào tạo Cử nhân Tài năng).

Tôi cũng xin mở đầu bài này về vị trí quan trọng của toán học trong giảng dạy vật lý ở các trường đại học ở những nước mới bắt đầu phát triển. Năm 1977, tôi đặt câu hỏi này cho Giáo sư H.A. Bethe ở Đại học Cornell, là người hướng dẫn tôi làm luận án tiến sĩ và cũng là nhà khoa học nổi tiếng được giải Nobel năm 1967 về Vật lý. Ông trả lời trường hợp Việt Nam, một nước quá nghèo, thiếu sót nhiều về thực nghiệm giảng dạy vật lý phải kèm theo một chương trình bồi dưỡng mạnh về toán học cơ điện, đừng quá trừu tượng. Phương pháp này có thể thay đổi khi điều kiện kinh tế tốt hơn. Những giáo sư có trách nhiệm chương trình Cử nhân tài năng có lẽ không biết về những lời khuyên này, nhưng họ đã tìm một đường tốt để đi theo là cho toán học một vai trò ưu tiên.

Sau 10 năm, với trên 100 sinh viên Việt Nam được học hoặc đang học theo chương trình đào tạo tại Polytechnique, chúng ta có thể hỏi kết quả như thế nào? Bây giờ có lẽ còn quá sớm để trả lời câu hỏi này một cách chính xác vì chúng ta đánh giá sự thành công của chương trình này theo những kết quả của các sinh viên sau khi ra đời trong việc làm của họ và không phải vì vị thứ họ đạt được trong lúc học ở trường. Mặc dầu còn hơi sớm, nhưng với những thành tích đầu tiên cho ta thấy đây là một chương trình đã thành công và sau này có thể giúp Việt Nam nhiều trong việc xây dựng đất nước.

Về ngành Toán học có Ngô Đắc Tuấn (1997), ra trường đứng đầu cùng với một bạn người Pháp, đã lấy bằng tiến sĩ cách đây ít năm. Đã thành công rực rỡ trong việc nghiên cứu và đã có một địa vị vĩnh viễn trong Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp; Nguyễn Hoài Minh vừa lấy tiến sĩ Toán học và sẽ tiếp tục công trình khảo cứu ở Hoa Kỳ tại Đại học Rutgers và Viện Institute for Advanced Study ở Princeton. Một số sinh viên Việt Nam ra trường đã chọn làm tiến sĩ ở Hoa Kỳ tại những đại học nhiều tiếng tăm như Đỗ Quốc Anh (khóa I, 1997), một sinh viên lớp Cử nhân Tài năng trẻ tuổi được nhận vào trường Polytechnique, đã học hành xuất sắc ở đây và đã theo học ngành Kinh tế tại Đại học Harvard; Nguyễn Thái Hà (khóa II, 1998) về Vật lý tại Đại học Illinoir; Lương Tuấn Anh (2000) về Kinh tế tại Đại học Princeton, Cao Vũ Dân (khóa IV, 2002) Kinh tế ở MIT, Vũ Việt Anh (1999) về Toán học ở Đại học Columbia, Trần Văn Xuân (2000) về Cơ học ở Đại học Michigan, Lê Thái Hoàng (2001) về Toán học ở UCLA và Nguyễn Bình Minh (khóa III, 1999) về Vật lý ở Đại học Northwestern. Một số sinh viên khác đã làm xong luận án tiến sĩ ở Pháp như Ngô Đức Thành (khóa I, 1997), Ngô Đức Duy (1998) về Toán học, Nguyễn Đức Trung Kiên (khóa I, 1997) và Nguyễn Đức Phương (khóa I, 1997) về Vật lý, Bùi Văn Điệp (khóa II, 1998) và Đào Thiện Hải (khóa I, 1997) về Vật lý ứng dụng. Một số khác sau khi ra trường đã quyết định không làm tiến sĩ và đã làm việc như kỹ sư trong kỹ nghệ ở Pháp và một số như ở Châu Âu.

Đặc biệt là Ngô Đức Thành, sau khi làm luận án tiến sĩ ở Pháp, đã đến làm việc tại Tokyo ngành Vật lý Địa cầu trong hai năm vừa rồi. Sau đó được mời ở lại Nhật trong 5 năm, Thanh đã từ chối và quyết định về Việt Nam phục vụ đất nước.

Hiện nay đã có một số nhỏ sinh viên ở Polytechnique trở về Việt Nam như Bùi Văn Điệp (khóa II, 1998), Nguyễn Anh Hoa (khóa II, 1998) về ngành kỹ sư và Nguyễn Vĩnh Xuân Tiến (2000) về giáo dục. Sự đào tạo ở Polytechnique không phải ở chuyên môn mà là rất rộng rãi. Đã có rất nhiều sinh viên Pháp ra trường đã cầm đầu trong các kỹ nghệ Pháp. Nhiều sinh viên đã rời ngành một cách dễ dàng và đã thành công như tổng thống Giscard d’Estaing là cựu sinh viên trường này. Trong những sinh viên được đào tạo ở đây cũng đã có những người thành công sau khi ra trường và đã đổi nghề như Nguyễn Xuân Sơn (1996) sau khi đã học xong Vật lý tại trường và đã làm xong tiến sĩ Vật lý đã đổi nghề theo đường kinh tế và đã thành công nhiều ở Luân đôn. Vũ Ngọc Anh (2001) chuyên về Vật lý và đã được phần thưởng của Polytechnique vì đã tập sự xuất sắc ở hãng IBM (Mỹ), đã ra trường nhưng quyết định không theo học bằng tiến sĩ và đã làm cho một hãng tư vấn về kỹ nghệ ở Pháp, một địa vị đòi hỏi sự phối hợp về học thức, về kinh tế và kỹ sư.

Chính phủ Pháp và Trường Polytechnique đã đóng góp một cách thiết thực, không vụ lợi, giúp Việt Nam đào tạo một số nhân tài xuất sắc về khoa học, có thể giúp cho Việt Nam bay lên. Đến lúc này là lúc Chính phủ Việt Nam cần phải nắm thời cơ này càng nhanh càng tốt, dùng tài năng trẻ, tạo điều kiện làm việc tốt hơn để họ đem kiến thức đã học được về Việt Nam giúp vào việc kiến thiết đất nước.

 GS. Nguyễn Quốc Sơn, GS. Trương Nguyên Trân
Trường Polytechnique, Pháp - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   |