Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Văn học trung đại Việt Nam - những hướng tiếp cận
Giai đoạn văn học Trung đại Việt Nam là một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội.

Dù vậy, vẫn còn không ít những khía cạnh của văn học Trung đại làm cho chúng ta băn khoăn hoài nghi. Để góp phần rút ngắn con đường đi đến sự thật, ba bậc thầy về mảng văn học Trung đại Việt Nam là: Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn, Bùi Duy Tân đã có những đóng góp hết sức đáng trân trọng. Nhiều công trình nghiên cứu của các thầy đã giải mã triệt để các vấn đề tưởng như nan giải mà thời kì văn học này để lại. Trong số các công trình ấy, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả ba quyển sách mang dấu ấn của từng thầy với những kiến giải khoa học, minh xác và vô cùng lý thú.

Ba quyển sách có gia trị tham khảo rất cao về mặt mở rộng và chuyên sâu các hướng tiếp cận văn học Trung đại Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ba tác phẩm này còn thể hiện tính mục đích rõ ràng, đưa ra những vấn đề còn chưa được nhiều người quan tâm, bổ sung những tri thức về văn học sử còn khiếm khuyết hoặc vì lý do gì đó bị hiểu không chính xác. Cuối cùng là những lập luận mới mẻ về văn học Trung đại để đưa ra những kết luận có giá trị học thuật cao.

PGS.TS Trần Nho Thìn - Khoa Văn học, ĐHKHXH&NV

Tác giả Trần Nho Thìn có những chiêm nghiệm sâu sắc, sáng tạo của bản thân kết hợp với vốn hiểu biết uyên bác là điểm nổi bật trong cuốn "Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa". Các vấn đề được đề cập đến trong quyển sách này luôn được để mở kèm theo đó là những trăn trở của tác giả, đó là một cách nhìn rất mới đồng thời đầy thuyết phục. Tác giả nhận thấy sự sơ cứng của quan niệm truyền thống về văn học trung đại khi lấy phương pháp xã hội học để thẩm định giá trị của các trước tác nghệ thuật ngôn từ. Đặc biệt tác giả có cái nhìn nhạy cảm và thấu đáo về mối liên hệ giữa văn học Trung đại và văn học Hiện đại Việt Nam. Theo tác giả, đây là một quá trình chuyển tiếp và kế thừa sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Các vấn đề được nhìn nhận từ tầm vĩ mô nên có được những đúc kết có giá trị bền vững.

Với những căn cơ lý luận về văn học, trong “Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam”, tác giả Trần Đình Sử đã giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn, thấu đáo hơn về các hình thức tồn tại, vận động và phát triển của giai đoạn văn học Trung đại. Độc đáo nhất là tác giả đã vận dụng thao tác lý luận về thi pháp học để nhìn nhận toàn bộ thời kì khởi đầu và lớn mạnh của văn học nước nhà. Chính phương pháp này đã làm cho một số vướng mắc về loại thể cũng như các đặc trưng cơ bản của văn học Trung đại ngày càng sáng rõ. Từ đó mà chúng ta có cơ sở để đánh giá những thành tựu về hình thức và nội dung của giai đoạn văn học này.

Tác giả Bùi Duy Tân là một trong những cây cổ thụ trong việc nghiên cứu và khảo luận văn học trung đại ở nước ta. Các công trình của ông bao giờ cũng có nhiều đóng góp mang tính phát hiện và đúng đắn. Trong cuốn "Theo dòng khảo luận văn học Trung đại Việt Nam", tác giả đã trình bày khúc triết về vấn đề ngôn ngữ trong giai đoạn văn học Trung đại, vai trò và lịch sử của chữ Hán và đáng chú ý là chữ Nôm dân tộc. Hơn thế, tác giả còn hiệu đính một số vấn đề còn đang tranh cãi, đây là một điểm nhấn đáng lưu tâm, bởi các ý kiến của thầy đưa ra luôn dựa trên tính chất nghiêm túc của khoa học của một người am hiểu tinh tường vấn đề. Quyển sách này còn có một số kết luận về sự giao thoa giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Hoa qua các cứ liệu văn bản cụ thể.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 3 quyển sách:

  1. Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa - Tác giả: Trần Nho Thìn. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
  2. Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam - Tác giả: Trần Đình Sử. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
  3. Theo dòng khảo luận văn học Trung đại Việt Nam - Tác giả: Bùi Duy Tân. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

 Phạm Quốc Rin, K51 Văn học, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   |