Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả PGS.TS Trần Nho Thìn
Nhà xuất bản Giáo dục

PGS.TS Trần Nho Thìn sau nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu tại Khoa Văn học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) đã có những đóng góp quý báu không chỉ cho nhà trường mà còn cho cả nền học thuật nước nhà. Các công trình nghiên cứu của tác giả về mảng văn học trung đại Việt Nam luôn là những nỗ lực hết mình cho sự nghiệp khoa học. Mỗi công trình nghiên cứu của tác giả luôn là một tìm tòi sáng tạo mới, một điểm nhấn tri thức sâu sắc và có sức gợi mở cũng như khái quát vấn đề thật sự thú vị. Cuốn sách “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” của tác giả PGS.TS Trần Nho Thìn vừa được Nhà xuất bản Giáo dục tái bản (kể từ sau lần xuất bản năm 2003). Đây là quyển sách công cụ cho các đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng làm thỏa mãn những độc giả yêu thích sự hiểu biết.

Với mục tiêu "tìm tòi một cách đọc văn học Việt Nam, trước hết là văn học trung đại, cũng là điều chúng tôi suy nghĩ từ lâu, trong nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại ở bậc đại học. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, làm sao để một công trình nghiên cứu hay một bài giảng văn học trung đại có thể gây hứng thú và hữu ích ở mức độ nào đó cho người hiện đại ". Tác giả đã đề ra một nhiệm vụ cụ thể cho công trình của mình: "Nhiệm vụ quan trọng là cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tượng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung một khía cạnh nào đó của cấu trúc nghệ thuật tác phẩm ". Thông qua quyển sách này, những trăn trở của tác giả về một phương thức mới cho việc thể hiện chân lí nghệ thuật mà cụ thể là khoa học văn học đã được chưng cất và kết tinh thành một lí thuyết phương pháp thật sự. Trong xu thế hiện nay, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu có tầm quyết định cho giá trị và tính ứng dụng thực tiễn mà công trình đó mang lại, cũng vì vậy việc tìm kiếm và đề xuất lí thuyết phương pháp là nhu cầu tất yếu và cần thiết.

Cuốn sách được cấu trúc ba phần :

- Phần một: Một số vấn đề lí luận của văn học trung đại Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa;

- Phần hai: Tiếp cận văn hóa với một số tác giả tác phẩm văn học trung đại;

- Phần ba: Văn học đầu thế kỉ XX nhìn từ văn hóa trung đại.

Trong phần thứ nhất của quyển sách, tác giả đưa ra các khái niệm về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học từ hệ quy chiếu văn hóa học. Tính chất học thuật của phần một là cơ sở vững chắc để tiếp nhận và triển khai một cách đúng đắn cho từng thực thể nghệ thuật cụ thể ở các phần sau. Với tính chất như vậy, PGS.TS Trần Nho Thìn đã cố gắng hệ thống lại các vấn đề của văn học trung đại Việt Nam, xem đó là một dòng chảy liên tục, vận động và phát triển hết sức đa dạng. Sau đó, tác giả đưa ra những quan niệm học thuật về phương pháp văn hóa học mới mẻ. Để có thể nắm bắt toàn bộ tinh thần của quyển sách này, độc giả phải thật sự lưu tâm đến các vấn đề phương pháp luận mà tác giả nêu ra ở phần một này. Tính chất học thuật luôn là rào cản cho những độc giả ham hiểu biết song trình độ nhận thức có giới hạn, quyển sách này cũng không là ngoại lệ. Tuy vậy trong quyển sách này, tác giả đã trình bày các vấn đề học thuật mạch lạc và rõ ràng, điều này thuận lợi cho những bạn đọc có ít nhiều về kiến thức văn học tìm đọc. Điều mới mẻ trong lần ra mắt này của quyển sách chính là hệ thống lí luận đã được tập hợp lại và đứng riêng rẽ thành một phần độc lập trong toàn bộ chỉnh thể quyển sách.

Sang phần thứ hai, các vấn đề của văn học trung đại Việt Nam được tác giả tiếp cận và giải quyết theo cơ sở văn hóa học hết sức đọc đáo. Riêng trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du, PGS.TS Trần Nho Thìn đã dành nhiều công sức để nhìn nhận và đánh giá lại theo quan điểm của mình. Tác giả lập luận các vấn đề một cách khách quan và không có ý định phủ nhận những đóng góp của các công trình khác. Trái lại, tác giả qua nền tảng của mấy trăm năm tiếp nhận Truyện Kiều mà phát ngôn lý thuyết của mình. Tính kế thừa của quyển sách này là không thể phủ nhận. Nhưng cái chính yếu làm nên giá trị của công trình này là ở khía cạnh đề xuất và nêu lên những tư tưởng tiến bộ. Trong phần nói về Truyện Kiều, tác giả viết: ""Tuy vậy cũng phải nhận thấy rằng phương pháp phân tích khi áp dụng cho một tác phẩm như Truyện Kiều không phải là đã thích hợp với mọi góc độ của tác phẩm. Lấy ví dụ như phân tích vấn đề tư tưởng tôn giáo triết học ở Truyện Kiều...Nhưng trên thực tế tác phẩm...khái niệm tư tưởng tôn giáo không phải bao giờ cũng được dùng đúng với nghĩa kinh điển của chúng. Nhiều trường hợp Nguyễn Du đứng trên lập trường của văn hóa dân gian để hiểu các khái niệm tư tưởng tôn giáo ngoại lai". Đây là một trong những phát hiện rất đáng trân trọng của tác giả. Bởi lẽ trên thực tế, văn bản Truyện Kiều cùng với các điển tích điển cố đang tạo ra một cuộc tranh luận chưa ngã ngũ của giới học thuật. Giá trị của Truyện Kiều có nguy cơ bị phương hại nếu không có được một đề xuất mang tính cách mạng. PGS.TS Trần Nho Thìn cũng là một trong các chuyên gia hiệu đính lại bộ Truyện Kiều, công trình này nay mai sẽ ra mắt độc giả. Hi vọng đây sẽ là bộ Truyện Kiều hoàn thiện nhất tính đến nay bằng chữ quốc ngữ. Bằng góc độ văn hóa học, tác giả lật giở lại lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều qua các giai đoạn lịch sử văn học dân tộc, tiếp đó mạnh dạn đề xuất quan điểm của mình như một phương diện mới để tiếp cận Truyện Kiều. Cũng trong phần này, tác giả còn bàn bạc các vấn đề loại thể: "Một vài vấn đề đặt ra xung quanh việc phân loại thư tịch của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú". Vấn đề về quan niệm nhân sinh trong văn hóa trung đại như: "Bi kịch tinh thần của nhà Nho Việt Nam với tư cách là một nhân vật văn hóa" ; "Sự thể hiện con người trong văn chương cổ". Ngoài ra còn đề cập đến áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo dưới ánh sáng của loại hình học văn hóa... Một điều dễ nhận thấy rằng những tác phẩm, tác giả có vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học trung đại đều được giới thiệu bằng những lát cắt độc đáo mang đầy cá tính của tác giả - Cá tính có được nhờ một vốn am hiểu sâu sắc và chuẩn mực. Chắc chắn những suy tư chiêm nghiệm của tác giả sẽ gây nhiều hứng thú để độc giả khám phá và học hỏi.

Sang phần thứ ba, phần mà tác giả cho là một sự thể nghiệm mang tính bước đầu về việc tiếp cận văn học bằng phương pháp văn hóa học, giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX lại hiện lên hết sức sinh động. Bằng cách so sánh đối chiếu giữa hai cặp khái niệm cũ - mới, trên cơ sở đặc trưng văn hóa, PGS.TS Trần Nho Thìn đã vạch ra được hàng loạt vấn đề về giai đoạn giao thời cực kì nhạy cảm của văn học nước ta, giai đoạn mà cái cũ dần lùi lại để cái mới tiến lên. Như đã biết trong thời kì này, Việt Nam đã du nhập rất nhiều các hệ tư tuởng mới, và thật bất ngờ, việc khảo sát sự hình thành, vận động và phát triển của từng tư tưởng chỉ có thể chính xác khi áp dụng phương pháp văn hóa học. Như vậy, phương pháp của tác giả đề xuất không dừng lại ở một sự thể nghiệm đơn nhất, mà còn là một mong muốn mở rộng đường biên ảnh hưởng của hệ quy chiếu văn hóa học sang các lĩnh vưc khác. Bằng tâm thức của một nhà khoa học muốn truy tìm chân giá trị, PGS.TS Trần Nho Thìn đã nhận định về văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1930 như sau: ""Nhìn lại thơ Việt Nam từ 1900 đến 1932 trong bối cảnh hiện tại có một ý nghĩa thực tiễn to lớn… Trước hết, ta biết qua lịch sử rằng mọi thay đổi đều cần có một tương quan văn hóa cần thiết làm nền tảng, đến lượt nó, nền tảng văn hóa lại có được trên nền tảng của kinh tế xã hội...Khi căn bản văn hóa tâm linh nông nghiệp đang vẫn chủ đạo trong tâm thức người Việt Nam thì vẫn cần có sự dung hòa giữa thơ truyền thống và thơ mới cách tân. Không thể nôn nóng sáng tạo cái gì đó mới mà không hợp quy luật". Cách nhìn ấy phản ánh trung thực một hiện thực có thật của lịch sử văn học dân tộc và hơn thế còn khẳng định tiềm năng to lớn của một lí thuyết phương pháp khoa học.

Quyển sách là sản phẩm của một quá trình lao động công phu, nghiêm túc và khoa học. PGS.TS Trần Nho Thìn đã tham khảo rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu của các nhà học thuật từ trong nước đến ngoài nước, từ cổ chí kim trong suốt quá trình cấu trúc quyển sách này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

 Quốc Rin, K51 Văn học, ĐHKHXH&NV - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   |