Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
"Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học"
Với 300 trang khổ 16x24 cm, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2006, tác giả - GS.TS Nguyễn Thiện Giáp (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV) đã tổng kết đánh giá việc ứng dụng của Việt ngữ học vào thực tiễn ngôn ngữ - xã hội Việt Nam trong cuốn "Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học".

Việt ngữ học với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học, đến nay trải qua chặng đường chưa dài nhưng đã thu được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Do vậy việc tổng kết đánh giá những ứng dụng của Việt ngữ học nói chung vào thực tiễn ngôn ngữ - xã hội ở Việt Nam, rút ra những kinh nghiệm trong công việc nghiên cứu ứng dụng, phát huy những thành tựu đã đạt được, qua đó "rút ra những khích lệ đối với những hướng nghiên cứu này và những cảnh báo cần thiết đối với những hướng nghiên cứu khác" là việc cần làm.

Cuốn sách đã bao quát được một lượng tư liệu đủ lớn, một phạm vi khá rộng về các lĩnh vực của đời sống liên quan đến tiếng Việt mà những phương pháp và những khái niệm của ngôn ngữ học nói chung và của Việt ngữ học nói riêng đã được ứng dụng vào đời sống ngôn ngữ. Cuốn sách đi sâu vào 5 lĩnh vực được trình bày trong 5 chương, theo tác giả nó có sự ứng dụng thiết thực của Việt ngữ học.

Chương I: Việt ngữ học với việc hoạch định chính sách ngôn ngữ

Giới thiệu và hệ thống hoá lại một số khái niệm quan trọng trong nghiên cứu chính sách ngôn ngữ, như chính sách ngôn ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ, ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc, ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ quốc tế.

Miêu tả bối cảnh ngôn ngữ - xã hội ở VN trong hai thời kỳ khác nhau, thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám và từ Cách mạng tháng Tám đến nay; những đóng góp của các nhà Việt ngữ học trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ ở VN.

Chương II: Việt ngữ học với việc dạy - học tiếng Việt

Dựng bức tranh tổng quan về các mối liên hệ tác động qua lại giữa tâm lý học, giáo học pháp với ngôn ngữ học; Giữa các hoạt động dạy - học tiếng Việt trong nhà trường và các hoạt động dạy - học tiếng Việt ngoài nhà trường; Giữa các hoạt động dạy - học tiếng Việt ở trong nước và các hoạt động dạy - học tiếng Việt ở nước ngoài; dạy - học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất và dạy - học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai v.v...

Chỉ ra được vấn đề từ trước đến nay môn tiếng Việt đã được dạy và học ở trong nhà trường phổ thông như thế nào, cũng chỉ ra được cần dạy gì, học gì ở môn tiếng Việt để phát huy hết vai trò tác dụng của tiếng Việt với tư cách là công cụ tư duy, công cụ phát triển.

Chương III: Việt ngữ học với việc nghiên cứu văn hoá, lịch sử dân tộc

Vai trò đóng góp, những việc đã làm của các nhà Việt ngữ học trong nghiên cứu văn hoá và lịch sử dân tộc thông qua việc khảo sát những từ gốc, những "keyword" về văn hoá, lịch sử, xã hội của tiếng Việt, những địa danh, tục danh, nhân danh, chức danh v.v... dưới ba góc độ từ nguyên học, dân tộc ngôn ngữ học, ngôn ngữ học tri nhận.

Qua cách tiếp cận ngôn ngữ học đến các vấn đề văn hoá, lịch sử dân tộc, tác giả phát hiện kiến giải nhiều điều thú vị, hấp dẫn, thuyết phục; Nhiều vấn đề tồn nghi nằm ở ranh giới giữa các ngành khác nhau đã được làm sáng rõ ở độ tin cậy cao.

Chương IV: Việt ngữ học với việc nghiên cứu văn học

Tác giả chia sự ứng dụng của Việt ngữ học trong nghiên cứu văn học theo bốn hướng lớn: Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận của văn bản học. Nghiên cứu văn học theo cách tiếp cận của hệ thống-cấu trúc. Nghiên cứu văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ. Nghiên cứu văn học bằng những phương pháp chính xác theo hướng ngôn ngữ học thống kê và lý thuyết thông tin.

Theo tác giả đây chính là những hướng nghiên cứu văn học mà các nhà Việt ngữ học đã tuân thủ và thực hiện có hiệu quả, đắc dụng, có những đóng góp thực sự vượt trội.

Chương V: Việt ngữ học và dịch thuật

Khái quát ba vấn đề lớn: Những vấn đề chung có tính chất lý luận về công việc dịch thuật (lý thuyết dịch), những vấn đề về dịch thuật với Việt ngữ học, những vấn đề về Việt ngữ học với dịch thuật.

Cuốn sách còn mang dáng dấp một công trình lịch sử với những tổng kết có tính thời sự cao, nó hữu ích với tất cả những ai làm công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ, và cho cả những ai quan tâm liên quan đến ngôn ngữ và ngôn ngữ học.

GS.TS Nguyễn Thiện Giáp và học trò


 Theo Lao động cuối tuần số 31 (12/8/2007) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   |