Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Nhu cầu đào tạo cán bộ lưu trũ có trình độ đại học và sau đại học với sự phát triển của ngành lưu trữ Việt Nam
Những năm gần đây, không chỉ những người làm công tác đào tạo, nghiên cứu về lưu trữ học mà cả những người lãnh đạo cơ quan quản lý công tác lưu trữ ở Trung ương đã có nhiều nhận thức mới về công tác lưu trữ và khoa học lưu trữ. Ngành lưu trữ Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với lưu trữ thế giới trong bối cảnh thế giới có những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ, giá trị của tài liệu lưu trữ được phát huy đánh kể...


Tất cả những điều đó đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ lưu trữ ở mọi cấp, trong đó có đào tạo đại học và sau đại học những thách thức mới.

1. Nhìn lại số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học được đào tào ở Việt Nam

Về số lượng, kể từ năm 1961 đến nay, số người tốt nghiệp đại học chuyên ngành văn thư, lưu trữ tăng đáng kể. Từ chỗ nước ta chưa có người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đến nay chúng ta đã có hàng nghìn người tốt nghiệp đại học, trong số đó có hàng chục thạc sĩ, tiến sĩ. Năm 1967, chuyên ngành lưu trữ lịch sử bắt đầu được đào tạo tại Bộ môn Lưu trữ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngoài vài trăm người được đào tạo ở nước ngoài, phần lớn cán bộ lưu trữ có trình độ đại học và sau đại học được đào tạo ở trong nước. Trong ngành lưu trữ Nhà nước, hiện nay có 723 cán bộ tốt nghiệp đại học, 37 người có trình độ sau đại học. Trong 723 cán bộ tốt nghiệp đại học, có 353 người đang làm việc ở các bộ, ngành và 335 người đang làm việc ở các địa phương. Nhìn chung, số sinh viên ra trường đã đáp ứng được về số lượng và chất lượng trong quá trình phát triển của ngành lưu trữ Việt Nam.

Đến năm 1994 tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh mới thành lập chuyên ban lưu trữ đào tạo với số lượng sinh viên không nhiều và kiến thức được trang bị vẫn nặng về lịch sử. Về mặt lý thuyết, trên lãnh thổ Việt Nam từ đây có 02 cơ sở đào tạo đại học lưu trữ nhưng thế độc quyền vùng, miền vẫn không bị phá vỡ và cạnh tranh vẫn không diễn ra gay gắt. Như vậy, trong một thời gian dài, việc đào tạo xử nhân lưu trữ không có sự cạnh tranh hoặc cạnh tranh yếu.

2. Đào tạo đại học lưu trữ ở nước ta trong xu thế hội nhập

Những năm gần đây, người ta nói nhiều về vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Đối với đào tạo đại học lưu trữ nói riêng và đào tạo các nguồn nhân lực khác nói chung, yêu cầu đổi mới được đặt ra gay gắt. Như vậy, chúng tôi cho rằng đã đến lúc phải nghĩ cách đổi mới toàn diện đào tạo đại học lưy trữ bao gồm đổi mới chương trình, nội dung, quy trình, cách dạy, cách học, nâng cao trình độ các nhà giáo và tổ chức lại các cơ sở đào tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một được nâng cao trong xu thế hội nhập của ngành lưu trữ.

Đổi mới chương trình: Ngày nay, người làm lưu trữ ngoài kiến thức về lịch sử còn cần có kỹ năng về công nghệ lưu trữ. Trong các lưu trữ quốc gia, ngoài việc ứng dụng tin hiọc, người làm lưu trữ còn phải có kỹ năng về tu bổ, phục chế, chụo microfilm, khử trùng, phướng pháp phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, biết làm việc theo nhóm... Vì những lý do trên, chương trình đào tạo nên được kết cấu lại, dành thời lượng thích đáng cho sinh viên tự học, tự sáng tạo, thực hành và nghiên cứu khoa học.

Do yêu cầu của công tác lưu trữ ngày càng cao nên chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học chưa hoàn toàn làm thoả mãn yêu cầu của người sử dụng. Cụ thể, trình độ tiếng Anh thấp, tin học chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ thực hành trong một số lĩnh vực công nghệ lưu trữ thấp kém (tu bổ, phục chế, chụp microfilm, bảo hiểm, kỹ thuật số hoá...) đăcj biệt là thiếu khát vọng nghiên cứu khoa học và kỹ năng làm việc theo nhóm.

3. Kiến nghị các giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực lưu trữ

Gần đây, ở nước ta nhiều người nói về đổi mới đào tạo đại học và sau đại học. Đối với đào tạo nguồn nhân lực đại học lưu trữ, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

- Cấu tạo lại chương trình cho phù hợp với yêu cầu hiện nay của “khách hàng” sử dụng “sản phẩm” mà Trường đã đào tạo ra;

- Đổi mới cách dạy và cách học theo hướng phát huy tối đa khả năng tự nghiên cứu;

- Tăng thích đáng thời gian dạy tiếng Anh, tin học và công nghệ lưu trữ;

- Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng độc lập nghiên cứu, say mê nghiên cứu khoa học và biết làm việc theo nhóm;

- Mời thêm các báo cáo viên là những nhà quản lý ngành lưu trữ đương chức để sinh viên biết ngành lưu trữ đang làm gì;

- Mời một số giảng viên là người nước ngoài tham gia giảng dạy.

Đối với đào tạo sau đại học cũng cần đổi mới chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế, nâng cao trình độ tiếng Anh (có thể giao tiếp, nghe, nói, đọc, viết về chuyên môn), mời một số giảng viên người nước ngoài tham gia hướng dẫn, gửi người đi học nước ngoài và thay đổi cách tổ chức đánh giá luận văn, luận án (trao đổi, mời người của trường khác, nước khác đánh giá...).

Đối với việc tổ chức lại các cơ sở đào tạo, chúng tôi kiến nghị hướng tới việc thành lập mới một trướng đại học kết hợp được truyền thống và hiện đại. Kế thừa có chọn lọc nội dung đào tạo cử nhân lưu trữ lịch sử của 40 năm qua với công nghệ văn thư, lưu trữ hiện đại đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng nguồn nhân lực về văn thư, lưu trữ của hiện tại và của tương lai gần.

 TS. Trần Hoàng
Cục trưởng Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   |