Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Đọc sách: Loại hình nhà nho giữa "dòng chảy" văn hóa dân tộc
"Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học vẫn còn đứng trước những lời thách đố nghiệt ngã về quyền được tồn tại của công việc mình làm với tư cách là một chuyên ngành thực thụ về văn học. Và ai cũng biết, các khoa học về nghệ thuật nói chung hẳn còn gặp thiên nan, vạn nan..." - chẳng phải ngẫu nhiên mà PGS.TS Trần Ngọc Vương đã dùng những “triết ngôn” đậm chất nhà nho ấy để giới thiệu về cuốn sách của mình.

Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” là một công trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học có tính chất tiêu biểu, là giáo trình chính thức giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành văn học ở ĐHQGHN. Trong các công trình nghiên cứu loại hình học, cả về mặt lý thuyết lẫn lịch sử đã có nhiều công trình loại hình học về phong cách, loại hình học thể loại, loại hình học nhân vật... Tuy nhiên lại rất ít người để ý đến một lý lẽ hiển nhiên của sự vật: sự khác biệt giữa các trào lưu, trường phái, khuynh hướng, phong cách... đến cả sự khác nhau trong hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn - trên cơ sở những dị biệt khách quan ấy mà nhà nghiên cứu đề xuất nên các chủ nghĩa, các trào lưu... - lại có nguồn gốc trước hết ở sự khác biệt trong chính bản thân đội ngũ tác giả, những chủ thể của các sáng tạo tinh thần đang được nghiên cứu. Thông qua cuốn sách, PGS.TS Trần Ngọc Vương muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp đó là: Khi nghiên cứu Nho giáo, nhất là thứ Nho giáo tồn tại trong thực tế, trở thành phong tục, tập quán, thành thói quen, thành các thế ứng xử đời sống, chứ không phải là thứ Nho giáo tồn tại chỉ trong kinh điển, qua sách vở, thư tịch... - và những thứ này tuy không được đề xuất hẳn thành những nguyên lý, nên không tạo ra những đối kháng về lý thuyết, nhưng lại rất phong phú, nhiều lúc lại đưa những cách khái quát hóa về khách quan là hết sức khác biệt với những khái quát hóa quen thuộc - từ đó giúp cho tác giả sách có được những ưu thế “trời sinh” mà không phải nhà nghiên cứu về Nho giáo nào cũng có được.

PGS.TS Trần Ngọc Vương (thứ 2, bên phải) bên lề một hội thảo khoa học ở Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Một điểm khác cũng cần được đề cập tới trong khi nhận xét về phương pháp luận nghiên cứu của công trình này là mối quan hệ giữa các khoa học liên ngành về cùng một đối tượng. Đọc cuốn sách “Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam”, người đọc có thể nhận thấy khá nhiều những đoạn trình bày về đối tượng mà lẽ ra thuộc về một công trình nghiên cứu lịch sử, lịch sử triết học hay lịch sử tư tưởng. Có nhiều lý do để tác giả Trần Ngọc Vương chọn những đối tượng như vậy. Trước hết là do sự tồn tại của chính bản thân đối tượng nghiên cứu đang ở trong thời đại “văn, sử, triết bất phân”, nói khác đi, tư liệu về đối tượng không chỉ là tư liệu văn học. Thứ nữa và cũng là điều quan trọng nhất, như đã nói trên là sự vắng mặt của những công trình nghiên cứu cơ bản của các ngành khoa học hữu quan, có trách nhiệm trực tiếp đến việc soi sáng lịch sử văn học, đối với đề tài Nho giáo.

Gia dĩ, các nhà khoa học Đông phương học thế giới cũng đồng tâm trong nhận định rằng, đối với các khoa học về phương Đông, người nghiên cứu không thể không có tri thức mang tính tổng hợp, đặc biệt là sự gần gũi các tri thức văn, sử và triết học trong việc tiếp cận hệ tài liệu gốc mang tính nguyên hợp của nó...

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn sách “Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” của PGS.TS Trần Ngọc Vương. Sách do NXB ĐHQGHN ấn hành năm 2000.

 N.Trương - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   |