Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Sinh học (2001 - 2006)

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN GIỚI TÍNH TÔM CÀNG MACROBRACHIUM

Mã số: QG.01.05

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Mộng Hùng

Tham gia thực hiện: GS.TS. Nguyễn Quốc Khang, PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, ThS. Nguyễn Lai Thành, ThS. Nguyễn Thị An, CN. Bùi Việt Anh, CN. Chu Văn Trung, CN. Phan Ngọc Quang

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Lần đầu tiên trên thế giới đã có được các dẫn liệu về cấu trúc mô học tuyến androgen ở loài Macrobrachium nipponense. Tuyến gồm rốn tuyến sát với ống tinh và các cột tế bào toả tia. Cắt mắt gây phì đại tế bào với nhiều không bào trong tế bào chất.

- Tuyến androgen có một số thành phần protein đặc trưng thể hiện ở các băng 15-16 kDa, trên bản gel điện di. Có một tiểu phần protein chung giữa tuyến gốc mắt và tuyến androgen thể hiện ở băng 19-20 kDa.

- Đã hoàn thiện được phương pháp khử androgen ở tôm non Macrobrachium nipponense. Đây là một phương pháp phẫu thuật tinh vi. Tỷ lệ sống sau phẫu thuật tương đối nhỏ, 52%, tuy nhiên tỷ lệ thành công là lớn. Sau 3 tháng khử tuyến androgen ở tôm đực non đã gây đảo giới hoàn toàn từ con đực sang con cái, cá biệt có những con cái đảo giới có buồng trứng lớn không kém gì nhóm cái đối chứng cùng tuổi. Rất lý thú là sự đảo giới xảy ra với cả tính trạng sinh dục thứ cấp, thị dụ như vị trí lỗ đẻ, sự tiêu biến gai đực ở các con đảo giới.

- Nghiên cứu mô học cho thấy sự biến đổi hoàn toàn từ tuyến đực sang tuyến cái. Việc nuôi đẻ các tôm này chưa thực hiện được do chưa đủ điều kiện nuôi và chưa có công nghệ tôm ấu thể.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 3 CN.

Các bài công bố:

1) Ảnh hưởng của cắt mắt tới cấu trúc tuyến androgen ở tôm càng Macrobrachium nipponens de Haan. Nguyễn Mộng Hùng, Chu Văn Trung. Tạp chí Sinh học, tập 25, số 2A, 2003.

2) Hình thái và cấu trúc tuyến androgen ở tôm càng Macrobrachium nipponens de Haan. Nguyễn Mộng Hùng. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 1, 2003.

3) Cắt bỏ tuyến androgen gây chuyển đực sang cái ở tôm Macrobrachium nipponens de Haan. Nguyễn Mộng Hùng, Bùi Việt Anh. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 1, 2004.

ĐỀ TÀI: XỬ LÝ LÁ MÍA LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BẰNG BIỆN PHÁP VI SINH VẬT

Mã số: QG.01.22

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Văn Ty

Tham gia thực hiện: ThS. Đào Đình Lương, CN. Lê Đình Duẩn, CN. Nguyễn Duy Thịnh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Từ 20 mẫu đất ở các tỉnh phía Bắc, đã phân lập được 78 chủng vi khuẩn và 42 chủng xạ khuẩn. Chọn chủng vi khuẩn V20 và chủng xạ khuẩn M10, có khả năng sinh nhiều loại enzym khác nhau có hoạt tính mạnh.

- Dựa vào các khoá phân loại để định tên, chủng vi khuẩn được xác định là Bacillus sp., chủng xạ khuẩn M10 được xác định là streptomyces thermoflavus.

- Lựa chọn các điều kiện nuôi cấy tối ưu cho sinh tổng hợp xenloza cao nhất.

- Chế phẩm được sản xuất trên nền than bùn và có số lượng trên 1 tỷ trong 1g.

- Độ ẩm thích hợp cho các đống ủ là 50-70%, tần số đảo trộn tốt nhất là cứ sau 7 ngày đảo trộn và bổ sung nước 1 lần.

- Khả năng phát triển của vi sinh vật trong chế phẩm ở đống ủ nhỏ trong phòng thí nghiệm cũng như đống ủ lớn ngoài trời đều có hiệu quả cao trong quá trình phân huỷ lá mía và các phế phụ phẩm sau thu hoạch.

- Khi sử dụng chế phẩm để xử lý lá mía và các phế phụ phẩm sau thu hoạch thành phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ và N, P, K dễ tiêu cao.

- Đã triển khai tại một số địa phương đều cho kết quả tốt: tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất và góp phần bảo vệ môi trường.

- Từ các chủng thu được sử dụng để bổ sung trong sản xuất chế phẩm xử lý nền đáy ao nuôi tôm và xử lý nước thải.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 3 CN

Các bài công bố:

1) Đặc điểm sinh học của vi khuẩn ưa nhiệt Bacillus sp. phân giải xenluloza. Phạm Văn Ty, Đào Thị Lương. Tạp chí Di truyền và ứng dụng, Chuyên san Công nghệ sinh học, 2001.

2) Ứng dụng chế phẩm EMUNI để xử lý bã mía làm phân bón hữu cơ. Phạm Văn Ty, Đào Thị Lương, Lê Đình Duẩn. Tạp chí Di truyền và ứng dụng, Chuyên san Công nghệ sinh học, 2001.

ĐỀ TÀI: KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG CÁC HỆ SINH THÁI NHẠY CẢM TRÊN NÚI ĐÁ VÔI Ở THANG HENG, CAO BẰNG (ĐẶC TRƯNG VÙNG ĐÔNG BẮC) VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN

Mã số: QG.02.11

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Vũ Khôi

Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Xuân Huấn, PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, TS. Nguyễn Văn Quảng, GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn, TS. Trần Văn Thuỵ, TS. Trần Ninh, ThS. Lê Thu Hà, ThS. Phí Bảo Khanh, CN. Bùi Thanh Vân, CN. Hoàng Trung Thành, CN. Thạch Mai Hoàng, CN. Nguyễn Văn Cường, CN. Trần Minh Khoa, CN. Nguyễn Thị My, CN. Ngô Xuân Nam, CN. Nguyễn Anh Đức, CN. Vũ Anh Tài

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá đa dạng sinh học về thảm thực vật, hệ thực vật vùng núi đá vôi Thăng Hen.

- Bước đầu xác định chất lượng nước, đánh giá hệ động vật thuỷ sinh trong một số hồ, sông, suối khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá đa dạng hệ động vật trên cạn trong vùng núi đá vôi Thăng Hen bao gồm: Côn trùng (bướm ngày, mối), Thân mềm trên cạn (ốc), Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

- Đưa ra một số biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững như: Tổ chức lại việc quản lý rừng của Hạt kiểm lâm; nghiên cứu khả năng trồng lại rừng và phục hồi cây quý hiếm của địa phương; xây dựng khu bảo tồn loài ở khu vực núi đá vôi Thăng Hen; phát triển du lịch sinh thái phải đảm bảo việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 3 ThS, 2 CN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XẠ KHUẨN SINH CHẤT KHÁNG SINH KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

Mã số: QG.02.12

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Kiều Hữu Ảnh

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Phạm Văn Ty, ThS. Bùi Thị Việt Hà, ThS. Nguyễn Thanh Huyền, CN. Mai Thị Đàm Linh, CN. Nguyễn Lê Huyền Trang, CN. Đinh Xuân Tuấn, CN. Đào Duy Đạt, CN. Lý Ngọc Oanh, KTV. Đỗ Minh Phương, CN. Phạm Thuỳ Linh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã điều tra tình trạng nhiễm nấm gây bệnh trên một số cây trồng phổ biến ở nước ta, phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh, kháng nấm.

- Nghiên cứu một số tính chất và hiệu quả diệt nấm của các chất kháng sinh thu được.

- Đã phân lập được 14 chủng xạ khuẩn ức chế Fusarium oxysporum, trong đó chủng T-41 và chủng T-42 kháng F. oxysporum mạnh nhất.

- Đã nghiên cứu và đưa ra quy trình sản xuất chế phẩm.

- Đã sản xuất thử chế phẩm D-42 và T-41, bước đầu ứng dụng vào thực tiễn, cho kết quả tốt đối với hai loại cây bắp cải và cây cà chua.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 4 CN

Các bài công bố:

1) Tách chiết chất kháng sinh từ chủng xạ khuẩn Streptomyces Hygroscopicus TC5-4 có hoạt tính cao chống nấm gây bệnh. Kiều Hữu ảnh, Phạm Văn Ty, Lê Gia Hy, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Thanh Huyền. Tạp chí Sinh học, tập 25, số 2A, 2003.

2) Điều tra tình trạng nhiễm nấm gây bệnh trên một số loại cây trồng ở Việt Nam. Lê Huyền Trang, Bùi Thị Việt Hà, Mai Đàm Linh, Kiều Hữu ảnh. Hội nghị Khoa học Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, 2004.

ĐỀ TÀI: BẢO TỒN NGUỒN GEN MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT QUÝ HIẾM Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO NHẰM PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Mã số: QG.03.08

Thời gian thực hiện: 2003-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Ninh

Tham gia thực hiện: TS. Trần Đình Nghĩa, PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, TS. Nguyễn Văn Quảng, PGS.TS. Nguyễn Văn Mùi, ThS. Đỗ Đình Tiến, KS. Trần Cự, KS. Chu Văn Cường

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã thống kê và lập danh mục hệ thực vật với 1463 loài thuộc 741 chi, 219 họ của 6 ngành; Hệ động vật gồm 1058 loài với 70 loài động vật có vú, 247 loài chim, 96 loài bò sát, 61 loài lưỡng cư và 584 loài côn trùng. Trong đó, 22 loài thực vật lần đầu tiên có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo.

- Đã lựa chọn 13 loài cần được bảo tồn gồm 11 loài thực vật và 02 loài động vật.

- Đã bảo tồn và xây dựng thành công khu sưu tập trà quý hiếm ở Tam Đảo với 6 loài gồm hơn 300 cá thể. Khu sưu tập trà quý hiếm này đã nhận được sự hưởng ứng của Hội Trà thế giới và Hội Trà Nhật Bản, có khả năng phát triển thành Vườn Trà Quốc gia.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 2 CN

Các bài công bố:

1) Results of study on liverwort of Tam Dao National Park. Trần Ninh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 20, số 2AP, 2004.

ĐỀ TÀI: PHÁT HIỆN VÀ SỬ DỤNG TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA LECTIN ĐỂ NHẬN DẠNG MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM

Mã số: QG.04.12

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Phương Thuận

Tham gia thực hiện: ThS. Nguyễn Thanh Hà, ThS. Ngô Bá Bình, CN. Tạ Duy Hiển, CN. Võ Đình Hoàng, CN. Nguyễn Thuận Lợi, CN. Bùi Thị Khánh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã tiến hành điều tra khả năng gây ngưng kết hồng cầu của lectin chiết từ 50 loài thực vật khác nhau ở Việt Nam, trong đó 32 loài có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

- Đã tiến hành phân lập được 28 chủng vi khuẩn gây bệnh thuộc các chi Staphylocus, shigella, salmonella và E. coli dùng làm đối tượng xác định hoạt tính của lectin.

- Đã tinh chế được 3 loại lectin từ hạt cây lộc vừng, hạt dao biển và từ máu sam biển để tạo thành các chế phẩm định danh các vi khuẩn tương ứng là Salmonella, E. coli và Staphylocus.

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 4 CN

Các báo cáo:

1) Phát hiện các lectin có khả năng nhận biết một số chủng vi khuẩn gây độc thực phẩm. Bùi Phương Thuận. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Hà Nội, 2004.

2) Một số đặc tính và khả năng ứng dụng của chế phẩm lectin dao biển (Canavalia maritima). Ngô Bá Bình, Bùi Phương Thuận. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Hà Nội, 2005.

3) Tinh sạch và nghiên cứu các đặc tính của lectin hạt lộc vừng (Barringtonia acutagula L.). Bùi Phương Thuận, Ngô Bá Bình. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Hà Nội, 2005.

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN NHỜ CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD-PCR VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP SINESETINE Ở LOÀI THUỐC CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM (ORTHOSIPHON STAMINEUS BENTH)

Mã số: QG.04.28

Thời gian thực hiện: 2004-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Duy Thành

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Trịnh Đình Đạt, TS. Đinh Đoàn Long, ThS. Hoàng Thị Hoà, ThS. Phạm Kim Trang, PGS.TS. Đỗ Ngọc Liên, TS. Nguyễn Văn Tập, ThS. Phạm Thanh Huyền

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Điều tra và thu thập mẫu thực vật từ các quần thể Râu mèo (Orthosiphon stamineus) hiện có ở Việt Nam dùng cho các nghiên cứu phân tích về cấu trúc AND và thành phần hoá học.

- Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tách chiết AND của loài cây thuốc này. Phân tích tính đa hình AND giữa các quần thể dựa trên dấu chuẩn RAPD-PCR.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách chiết và phân tích sinesetine từ Orthosiphon stamineus Benth bằng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp, hoặc điện di mao quản.

- Xác định các dấu chuẩn di truyền RAPD-PCR liên quan đến khả năng sinh tổng hợp sinesetine ở Orthosiphon stamineus Benth, định hướng sử dụng các chỉ thị phân tử trong công tác chọn tạo giống.

- Xác định mức độ đa dạng về mặt di truyền và thành phần hoá học giữa các quần thể Orthosiphon stamineus Benth hiện có ở Việt Nam nhằm đề xuất phương án bảo tồn, chọn tạo giống và phát triển loài cây thuốc này ở Việt Nam.

- Xây dựng mô hình sử dụng các chỉ thị phân tử AND trong các nghiên cứu phân loại học và chọn tạo giống các loài cây dược liệu ở Việt Nam.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 4

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI VOỌC MÔNG TRẮNG TRACHYPITHECUS DELACOURI (OSGOOD, 1932) TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN

Mã số: QG.05.19

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Vũ Khôi

Tham gia thực hiện: Hà Đình Đức, Nguyễn Vĩnh Thanh, Hoàng Trung Thành, Vũ Ngọc Thành, Nguyễn Nghĩa Thìn, Trần Văn Thụy, Nguyễn Anh Đức, Tilo Nadler, Trương Quang Bích

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Các biện pháp bảo tồn Voọc được áp dụng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có Voọc mông trắng sinh sống (cụ thể là Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long).

- Cung cấp những dẫn liệu sinh học, sinh thái học cho việc nhân nuôi, cứu hộ Voọc ở Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng bị lâm nguy (EPRC), Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Kết quả sẽ được phổ biến và ứng dụng ngay vào trong các dự án bảo tồn tiếp theo sau, nhằm nhân nuôi Voọc mông trắng tại Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng bị lâm nguy (EPRC), và mở rộng khu vực phân bố Voọc trong khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 5

ĐỀ TÀI: KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƯ THUNG DZẾCH (DI CƯ TỪ LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ) THUỘC XÃ TÚ SƠN, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH

Mã số: QG.05.20

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Tham gia thực hiện: ThS. Đoàn Hương Mai, GS.TS. Mai Đình Yên, TS. Trần Văn Thụy, TS. Nguyễn Văn Vịnh, GS.TS. Lê Vũ Khôi, CN. Thạch Mai Hoàng, TS. Lê Thu Hà, CN. Ngô Xuân Nam, ThS. Hoàng Trung Thành, CN. Trần Minh Khoa

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Thu thập, phân tích các thông tin, các kết quả nghiên cứu liên quan đã có về khu hệ động vật có xương sống, côn trùng, động vật không xương sống cỡ lớn ở nước, thực vật ở khu tái định cư.

- Điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập, bổ sung các dữ liệu đầy đủ làm cơ sở cho việc xác định tên khoa học và xây dựng danh mục chính xác động vật có xương sống, côn trùng, động vật không xương sống cỡ lớn ở nước, thực vật.

- Đánh giá tính đa dạng các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư về thành phần loài, cấu trúc khu hệ, đặc tính phân bố, mối quan hệ sinh thái, các yếu tố địa động vật, lưu ý các loài có giá trị kinh tế và khoa học.

- Đánh giá tính đa dạng của cá, động vật không xương sống cỡ lớn ở nước về phân loại, đặc tính phân bố, lưu ý các loài có giá trị khoa học, kinh tế.

- Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật về phân loại, dạng sống và về các yếu tố địa lý thực vật, tài nguyên thực vật, chú ý các loài có giá trị khoa học và kinh tế.

- Đánh giá tính đa dạng của một số nhóm côn trùng về thành phần loài.

- Phỏng vấn, trao đổi, đánh giá sự hiểu biết của cộng đồng dân cư về tài nguyên đa dạng sinh học của khu tái định cư để có chiến lược đào tạo thích hợp nhằm mục đích đưa cộng đồng vào việc phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

- Đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật trong khu tái định cư và xác định các loài có nguy cơ bị tiêu diệt tìm các giải pháp cho công tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS , 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 1

Các báo cáo (dự kiến): 1

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ KHU HỆ TẢO VÀ VI KHUẨN LAM VÙNG MÃ ĐÀ (TỈNH ĐỒNG NAI) VÀ KHẢ NĂNG CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG

Mã số: QG.05.21

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Sy

Tham gia thực hiện: Trần Văn Thụy, Nguyễn Thùy Liên, Nguyễn Minh Lan, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Hoài An

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Điều kiện tự nhiên và vai trò của các thủy vực trong khu vực Mã Đà.

- Đa dạng Tảo và Vi khuẩn lam thuộc khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai.

- Phân bố và cấu trúc quần xã của các thủy vực đặc trưng trong vùng.

- Sử dụng Tảo và Vi khuẩn lam làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước trong vùng nghiên cứu (xác định chỉ số sinh học, đánh giá mức độ ô nhiễm của thủy vực...).

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MỘT SỐ BỘ KÍT MIỄN DỊCH ỨNG DỤNG CHẨN ĐOÁN SỚM CÁC CHỈ THỊ KHÁNG THỂ (IGA, IGB) VÀ KHÁNG NGUYÊN (AFP) BỆNH NHIỄM TRÙNG VIÊM GAN SIÊU VI VÀ UNG THƯ GAN

Mã số: QG.05.22

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đỗ Ngọc Liên

Tham gia thực hiện: NCS. Trần Thị Phương Liên, HV cao học Phạm Tuấn Anh, HV cao học Nguyễn Thị Thanh, NCS. Phạm Minh Tuấn, TS. Đinh Duy Kháng, TS. Nguyễn Hạnh Phúc

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Điều tra, tách tinh chế một số chất hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên Việt Nam.

- Nguyên cứu sử dụng các chất hoạt tính sinh học để sản xuất bộ kit miễn dịch chẩn đoán bệnh.

- Hoàn thiện quy trình bảo quản ở các điều kiện chế tạo và thời gian bảo quản kit miễn dịch.

- Nghiên cứu một số chỉ thị kháng thể và kháng nguyên bệnh lý ở các bệnh nhân mắc bệnh bằng bộ kit miễn dịch.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS, 2 ThS, 4 CN

Các bài công bố (dự kiến): 4-5

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHU HỆ CHIM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM THUỘC HỌ KHƯỚU TIMALIIDAE Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN

Mã số: QG.05.23

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hà Đình Đức

Tham gia thực hiện: Trần Đăng Lâu, GS.TS. Lê Vũ Khôi, GS.TS. Mai Đình Yên, TS. Trần Đình Nghĩa, ThS. Nguyễn Lân Hùng Sơn, ThS. Hoàng Ngọc Khắc, TS. Lê Đình Thủy, TS. Nguyễn Cử, ThS. Hà Quý Quỳnh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Các bản đồ về phân bố của một số loài chim trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Tập ảnh dữ liệu về các kiểu sinh cảnh, các loài chim và hoạt động nghiên cứu của đề tài tại VQG Xuân Sơn.

- Đĩa CD tra cứu về thông tin các loài chim hiện có tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn có kèm ảnh chụp hoặc hình vẽ màu cho từng loài.

- Băng về tiếng kêu, tiếng hót của một số loài chim phổ biến ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

- Áp phích tuyên truyền về bảo tồn các loài chim quý hiếm ở Vườn quốc gia Xuân Sơn.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS, 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 1

ĐỀ TÀI: TINH SẠCH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN YẾU TỐ VIII TỪ HUYẾT TƯƠNG NGƯỜI

Mã số: QG.05.24

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái

Tham gia thực hiện: CN. Trịnh Thị Thanh Hương, ThS. Phan Thị Hà, CN. Lương Thùy Dương, ThS. Nguyễn Quang Huy, BS. Nguyễn Thị Nữ, BS. Phạm Tuấn Dương

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nhận dạng được các protein huyết tương bằng phân tích khối phổ MALDI-TOF MS.

- Xác định được tình trạng thiếu hụt hoặc thay đổi về cấu trúc của protein yếu tố VIII ở những người bị Hemophili A.

- Tinh sạch được protein yếu tố VIII đạt độ sạch cần thiết sử dụng trong điều trị bệnh.

- Quy trình tinh sạch protein yếu tố VIII.

- Chế phẩm yếu tố VIII sử dụng trong điều trị bệnh Hemophili A.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1-2 ThS, 2-4 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2-4

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TINH CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH BẢN CHẤT HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT VÀI CAROTENOID TỪ MỘT SỐ CÂY CỎ VIỆT NAM DÙNG SẢN XUẤT THUỐC VÀ THỰC PHẨM THUỐC

Mã số: QG.05.25

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Văn Mùi

Tham gia thực hiện: TS. Phan Quốc Kinh, TS. Nguyễn Văn Ri, Trần Thị Huyền Nga, Hà Thị Tâm Tiến, Nguyễn Hải Thanh, Nguyễn Ngọc Quỳnh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Thu nhập một số thực vật ở Việt Nam có chứa các carotenoid như alpha, beta, gama caroten, lycopen, lutein, zeaxathin… Ngoài các cây, quả đã được nghiên cứu trước đây về beta caroten như gấc, cần tìm thêm một số cây khác cho hiệu suất cao, và hiệu quả kinh tế cao ví dụ như cây lá diễn mà nhân dây thường dùng để nhuôm màu dâu đỏ khi nấu xôi hay quả mướp đắng đã chín.

- Tách, tinh sạch các hợp chất trên nhờ các phương pháp khác nhau, theo các quy trình khác nhau phù hợp với đối tượng cụ thể ở Việt Nam trong đề tài này.

- Nghiên cứu bản chất hóa học và các hoạt tính sinh học của các carotenoid này lên cơ thể sinh vật qua một số mô hình nghiên cứu chống oxy hóa và ức chế ung thư thực nghiệm trên cơ thể động vật.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 NCS , 3 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM BÚP AGARICUS BLAZEI NHẬP NGOẠI CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG U

Mã số: QG.05.26

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Chính

Tham gia thực hiện: Lý Lan Phương, Lý Ngọc Oanh, Phạm Thùy Linh, Vũ Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Anh Hoàng

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của loài nấm mới của nước ngoài mới thu nhập được.

- Có được công nghệ tối ưu cho sản xuất thử nghiệm chủng nấm Agaricus Blazei tại Việt Nam.

- Ứng dụng cho các cơ sở sản xuất nấm ở Việt nam sản xuất loài nấm mới này để có sản phẩm tiêu thụ rộng rãi đối với người dân, đặc biệt trong phòng chống bệnh nâng cao sức khỏe.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS , 1 CN

Các bài công bố (dự kiến): 1-2

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mã số: QG.06.12

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Thụy

Tham gia thực hiện: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thùy Liên, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Hoài An, Ngô Đức Phương

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Điều tra thực địa qua tất cả các đơn vị thảm thực vật trong vườn Quốc gia.

- Xác định cấu trúc không gian, cấu trúc thành phần loài, các nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật và quy luật phân bố của chúng.

- Phân loại thảm thực vật theo quan điểm của UNESCO-1973.

- Thành lập bản đồ thảm thực vật tỷ lệ 1/50.000 theo phương pháp Viễn thám kết hợp phương pháp truyền thống.

- Đánh giá tổng hợp thảm thực vật trong hệ sinh thái với sự tham gia của công nghệ GIS.

- Đề xuất hướng sử dụng hợp lý thảm thực vật phục vụ mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

Các báo cáo (dự kiến): 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở ĐẤT (MỐI, COLLEMBOLA, NHỆN, GIUN ĐẤT,) VÀ Ý NGHĨA CHỈ THỊ CỦA CHÚNG TRONG CÁC SINH CẢNH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG

Mã số: QG.06.13

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Quảng

Tham gia thực hiện: ThS. Trịnh Văn Hạnh, CN. Nguyễn Thị My, PGS.TS. Nguyễn Trí Tiến, ThS. Phạm Đình Sắc, GS.TS. Bùi Công Hiển, CN. Bùi Thanh Vân

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Kết quả điều tra về thành phần loài và phân bố của các nhóm động vật đất (Mối, Collembola, giun đất, nhện…) góp phần bổ sung về đa dạng sinh học cho khu hệ động vật tại vườn Quốc gia Cát Bà

- Góp thêm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Cát Bà

- Xác định được các sinh vật nghiên cứu đặc trưng trong các sinh cảnh, tiến tới sử dụng chúng làm các sinh vật chỉ thị về sự biến đổi, phục hồi của hệ sinh thái.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TỐI ƯU ĐỂ SẢN XUẤT SINH KHỐI VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSE HA ET GRUSHV) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY LỎNG

Mã số: QG.06.14

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trung Thành

Tham gia thực hiện: ThS. Nguyễn Kim Thanh, CN. Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Hồng Điệp, ThS. Trần Dụ Chi, CN. Ngô Đức Phương, TS. Nguyễn Văn Kết, GS.TS. Paek Kee Yoeup, TS. Yu Kee Won

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Thu thập mẫu vật, phân lập, tuyển chọn một số chủng có hoạt tính sinh học cao ở Việt Nam để đưa vào bộ sưu tập giống nhằm phục vụ cho sản xuất lâu dài.

- Nghiên cứu môi trường tối ưu để sản xuất sinh khối và các chất có hoạt tính sinh học.

- Bước đầu phân tích và đánh giá thành phần, định lượng nhóm các chất có hoạt tính sinh học có ý nghĩa ứng dụng trong sinh y dược.

- Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 1 CN

Các bài công bố (dự kiến): 3

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   |