Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Sinh học (đề tài ĐHQG 2001 - 2006)

Đề tài: Nghiên cứu một số đặc trưng chất lượng dân số của một vài vùng dân cư ở miền Bắc Việt Nam (NC một quần cư dân ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây)

Mã số: QT-01-13

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Nhân

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Văn Yên, ThS. Nguyễn Thu Hà, CN. Nguyễn Thị Tân, CN. Bùi Thu Hiền, SV. Hoàng Thị Định

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng về chất lượng dân số ở một số vùng nông thôn tại xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên và xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

- Đưa ra các số liệu tổng thể về đặc điểm kinh tế-văn hoá-xã hội, điều kiện sống, tình trạng vệ sinh hộ gia đình của người dân, tình trạng sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ và cộng động tại khu vực nghiên cứu.

- Góp phần đề ra các chính sách phát triển hợp lý để nâng cao mức sống của người dân.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các báo cáo:

1. Một vài đặc điểm về chất lượng dân số của phụ nữ ở xã Quang Trung và Tòng Bạt, Hà Tây. Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Thu Hà. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ II về Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học-Huế, 2003.

Đề tài: Nghiên cứu phòng chống mối Macrotermes (Holmgren) thông qua kiềm chế nấm Termitomyces

Mã số: QT-01-14

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Quảng

Tham gia thực hiện: ThS. Nguyễn Thế Hoà, CN. Trần Văn Tuấn, CN. Nguyễn Thị My, CN. Nguyễn Anh Bảo

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Làm cơ sở khoa học cho việc phòng chống mối thông qua con đường kiềm chế vườn nấm, đặc biệt là các dẫn liệu phong phú về sinh học, sinh thái và vai trò của vườn nấm đối với mối.

- Thông qua các thí nghiệm được bố trí khoa học và hợp lý, đã xác định được:

+ Môi trường phù hợp cho phân lập và nuôi cấy nấm.

+ Thử nghiệm 4 loại thuốc và chọn được loại thuốc hiệu quả nhất là vida để kiềm chế nấm.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1TS.

Các bài công bố:

1. Khả năng sống sót của các tổ mối nuôi từ đôi mối cánh bay đàn Macrotermes Annandalei SILV. (Isoptera - macrotermitinae) có bổ sung và không bổ sung vườn nấm. Nguyễn Văn Quảng. Tạp chí Sinh học, tập 23, số 3a, 2001.

2. Phân lập và tối ưu hoá môi trường nuôi nấm Termitomyces cộng sinh với mối Macrotermes ở Việt Nam. Kiều Hữu ảnh, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Văn Quảng.

Các báo cáo:

1. ảnh hưởng của vườn nấm Termitomyces như một nguồn thức ăn đến sự tồn tại của mối Macrotermes Annandalei SILV. (Isoptera - Macrotermitinae). Nguyễn Văn Quảng. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, 2002.

Đề tài: Nghiên cứu Proteinaz được tiết ra từ các vi khuẩn gây bệnh côn trùng trong phức hệ cộng sinh tuyến trùng - vi khuẩn

Mã số: QT-01-15

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Thái

Tham gia thực hiện: ThS. Phan Thị Hà, CN. Lương Thuỳ Dương, Trịnh Thị Thanh Hương

Kết quả: Tốt

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 3 CN.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Phân lập và xác định một số tính chất của vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng: Xenorhabdus Photorhabdus.

- Tách và tinh sạch một số proteinaz của vi khuẩn Xenorhabdus Photorhabdus.

- Nghiên cứu một số tính chất của proteinaz: pH tối ưu của proteinaz bằng 8,0, nhiệt độ tối ưu bằng 450C, enzym kém bền với nhiệt. Proteinaz bị ức chế mạnh bởi EDTA và PMSF. Trong các proteinaz của vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng có một số thành phần thuộc loại proteinaz kim loại-xêrin.

Các bài công bố:

1. Xenorhabdus sp. CA: Một số tính chất của proteinaz ngoại bào từ vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng. Trịnh Hồng Thái, Trịnh Thị Thanh Hương, Lương Thuỳ Dương, Phan Thị Hà. Tạp chí Di truyền và ứng dụng (Chuyên san CNSH), 2002.

2. Nghiên cứu một số tính chất của proteinaz ngoại bào từ vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng (Xenorhabdus sp. XS4). Trịnh Hồng Thái, Trịnh Thị Thanh Hương, Phan Thị Hà. Tạp chí Di truyền và ứng dụng (Chuyên san CNSH), 2002.

3. Thành phần proteinaz ngoại bào của vi khuẩn cộng sinh với tuyến trùng (Xenorhabdus sp. CA). Trịnh Hồng Thái, Trịnh Thị Thanh Hương, Lương Thuỳ Dương, Phan Thị Hà. Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, 2004 (chờ đăng).

4. Nghiên cứu một số tính chất của proteinaz ngoại bào từ vi khuẩn Photorhadbus luminescens Hp. Trịnh Thị Thanh Hương, Trịnh Hồng Thái. Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, 2004 (chờ đăng).

Đề tài: Điều tra phát hiện nấm ăn mọc hoang dại vùng Hà Nội

Mã số: QT-01-39

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Huy Dục

Tham gia thực hiện: CN. Đinh Xuân Linh, CN. Nguyễn Thị Sơn, SV. Nguyễn Thị Trang

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Xác định nấm ăn hoang dại Hà Nội có 23 loài, 16 chi, 12 họ thuộc 8 bộ của 2 lớp Ustomycetes và Basidiomycetes thuộc ngành nấm đảm Basidiomycota.

- Trong 23 loài, có 8 loài đã được nuôi trồng ở Việt Nam và thế giới.

- Có 1 loài ngân nhĩ (Tremella fuciormis) đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

- Phát hiện một loài nấm ăn hoang dại và đã xác định tên khoa học: Pluteus plautus. Đây là loài đầu tiên được phát hiện ở vùng Hà Nội và chưa có tài liệu nào công bố. Loài này đã được chụp ảnh hình thái ngoài và các yếu tố hiển vi bằng kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử.

Đề tài đã góp phần đào tạo 01 CN.

Các bài công bố:

1. Nấm chân chim ở chợ Bắc Hà. Phan Huy Dục. Báo Nhân dân, số 17598, 2003.

Các báo cáo:

1. Used of Wood Ear (Auricularia spp.) with for Traditional Disease Treatment in Vietnam. Phan Huy Duc, Le Tran Lam. The 2nd International Conference on Medicinal Mushroom (InCoMM) 2003: From Traditional Knowledge to Medern Biotechnology and The International Conference on Biodiversity and Bioactive Compounds (InCoBB), Peach, Pattaya, 2003.

Đề tài: Ảnh hưởng của Flavonoit chiết xuất từ lá chè Tân Cương lên ung thư thực nghiệm

Mã số: QT-01-40

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hà Thị Thanh Bình

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã xác định tác dụng hạn chế sự phát triển của cả ba dòng tế bào ung thư: Hep-2; SP2/0 và S180 (invitro) với những mức độ khác nhau của chế phẩm flavonoit chiết xuất từ lá chè Tân Cương (FTC).

- Các kết quả thu được cho thấy chế phẩm này còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ung thư ở những giai đoạn sớm trong những nghiên cứu invivo trên động vật.

- Chế phẩm FTC còn cho thấy có khả năng hạn chế sự di căn khối u ung thư từ đùi lên gan và phổi ở những mức độ nhất định.

Các bài công bố:

1. Khảo sát tác dụng hạn chế sự phát triển ung thư của chế phẩm flanonoid từ lá chè Tân Cương (Thái Nguyên). Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Quốc Khang. Tạp chí Dược học, số 8, 2002.

Đề tài: Phân tích tính đa hình di truyền hệ izozym của các nhóm mối gây hại (đê điều, nhà cửa, cây trồng...) góp phần xác định sự đa dạng sinh học và phân loại chúng

Mã số: QT-01-41

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Chu Văn Mẫn

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Trịnh Đình Đạt, ThS. Nguyễn Văn Sáng, ThS. Đinh Nho Thái, CN. Nguyễn Văn Quảng, CN. Nguyễn Thị Thu Hiền

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp điện di trên gel polyacrylamid của C.A. Green (1990) và phân tích kết quả điện di bằng phần mềm NTSYS trên máy vi tính PC đã thu được kết quả điện di ở hai loài mối Macrotermes annandalei Odontotermes yunnanensis về hệ izozym esteraza là rất đa hình.

- Loài Odontotermes yunnanensis thu thập ở Cúc Phương có 3 locút gen với 4 alen đồng trội quy định, quần thể cư trú tại Xuân Mai cũng có 3 locút gen với 5 alen đồng trội.

- Loài Odontotermes yunnanensis: mẫu thu thập tại Cúc Phương có 6 locút gen với 7 alen; mẫu thu thập tại Xuân Mai có 4 locút gen với 5 alen; mẫu thu thập tại Tam Đảo có 3 locút gen với 6 alen.

- Phân tích kết quả điện di bằng chương trình NTSYS cho thấy hệ số tương đồng di truyền (NEI72) giữa hai giống Macrotermes Odontotermes là rất thấp (I=0,3). Kết quả cũng cho thấy hệ số tương đồng di truyền giữa hai quần thể Macrotermes annandalei ở hai vùng sinh thái khác nhau (rừng quốc gia Cúc Phương và vùng đồi Xuân Mai) khá cao (i=0,88), tương ứng với khoảng cách di truyền D là 0,143. Điều này chứng tỏ biến dị vốn gen di truyền của hai quần thể này là khá rõ rệt.

Đề tài đã góp phần đào tạo 01 cử nhân

Các bài công bố:

1. Phân tích tính đa hình di truyền của hệ izozym esteraza của hai loài mối Macrotermes annandalei Odontotermes yunnanensis. Chu Văn Mẫn, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Văn Sáng, Đinh Nho Thái. Tạp chí Sinh học (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia), tập 25, số 2A, 2003.

Đề tài: Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước một số dòng suối vùng Ba Vì (áp dụng 2 phương pháp: phương pháp phân tích đa biến, đa chiều và phương pháp sử dụng hệ thống điểm BMWP và chỉ số ASPT)

Mã số: QT-01-42

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thu Hà

Tham gia thực hiện: ThS. Đoàn Hương Mai, ThS. Phí Thị Bảo Khanh, CN. Thạch Mai Hoàng, CN. Hoàng Trung Thành, CN. Bùi Hải Hà

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Các thông số: nhiệt độ, pH, hàm lượng các chất dinh dưỡng (PO4, NO3, NH4), độ đục, BOD5 và COD của cả 3 suối đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Đưa ra danh sách thành phần các họ động vật không xương sống cỡ lớn có mặt tại suối Ao Vua, suối Khoang Xanh và suối Mơ: bao gồm 48 họ thuộc các bộ và lớp Diptera, Coleoptera, Ephemerotera, Hemiptera, Odonata, Plecoptera, Trichoptera, Decapoda, Gastropoda, Bivalvia, Oligochaeta.

- Đánh giá chất lượng nước suối Ao Vua, Khoang Xanh và Mơ bằng hai phương pháp:

+ Phương pháp sử dụng hệ thống điểm BMWP và chỉ số ASPT: điểm A1, A2 và M2 ô nhiễm nhẹ; điểm A3, K1, K2, M1 và M3 ô nhiễm trung bình loại a; điểm A4, K3, K4, K5, M4 và M5 ô nhiễm trung bình loại b.

+ Phương pháp phân tích đa biến đa chiều DECORANA: kết quả phân tích cho thấy giá trị DECORANA của các thuỷ vực cũng có xu hướng giảm dần theo dòng chảy tương tự như chỉ số ASPT. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước cũng giảm dần.

- So sánh giữa các phương pháp: phương pháp hệ thống điểm BMWP vẫn có ưu thế hơn vì dễ sử dụng và xác định được mức ô nhiễm.

Đề tài đã góp phần đào tạo 01 CN

Các bài công bố:

1. Góp phần tìm hiểu thành phần họ động vật không xương sống cỡ lớn và chất lượng môi trường nước suối Ao Vua, Ba Vì, Hà Tây. Lê Thu Hà. Nội san Khoa học trẻ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 2003.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2002

Đề tài: Phân lập và tuyển chọn các chủng azotobacter để ứng dụng trong nông nghiệp

Mã số: QT-02-17

Thời gian thực hiện: 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Tự Thành

Tham gia thực hiện: ThS. Vũ Thị Minh Đức, CN. Hoàng Thị Lan Anh, ThS. Nguyễn Thu Hà, TS. Nguyễn Ngọc Quyên

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Từ 19/50 mẫu đất đã phát hiện thấy sự có mặt của Azotobacter . Phần lớn chúng có mặt ở các mẫu đất có pH 5,15-7,75.

- Đã tuyển chọn được 3 chủng Azotobacter sp. 86.2, 76.6, 20.2 sinh trưởng ổn định, có hoạt tính ARA và tổng hợp IAA cao hơn chủng nhập nội A.chroococcum AT.19.

- Ba chủng này đều kích thích sự nảy mầm của hạt ngô lai ĐK.888 và ngô tẻ P.11 cũng như tăng năng suất và cải thiện chất lượng rau cải trắng. Đặc biệt chủng 86.2 có khả năng phân giải 2,4D, khả năng này được tăng cường khi chủng được nuôi trên glucoza ở nồng độ 10g/l, so với các nồng độ khác.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các bài công bố:

1. Đặc tính sinh học của một số chủng Azotobacter. Ngô Tự Thành, Vũ Thị Minh Đức, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Quyên. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, 2003.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2003

Đề tài: Sinh học sinh sản bò sát - Reptilia

Mã số: QT-03-14

Thời gian thực hiện: 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Xuân Hậu

Tham gia thực hiện: ThS. Ngô Thái Lan, CN. Nguyễn Bích Ngọc, CN. Nguyễn Ngọc Châu, SV. Nguyễn Thị Điển

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Xác định được khả năng sinh sản và mùa sinh sản của hai loài tắc kè Trung Quốc và thạch sùng đuôi sần thông qua nghiên cứu hệ sinh dục đực, hệ sinh dục cái và quá trình tạo tinh, tạo noãn của chúng.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các bài công bố:

1. Cấu trúc hiển vi tinh hoàn và buồng trứng Tắc kè Trung Quốc-Gekko chinensis Gray, 1842 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Trịnh Xuân Hậu, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Điển, Ngô Thái Lan.

Các báo cáo:

1. Bước đầu nghiên cứu chu kỳ sinh sản của thạch sùng đuôi sần ở Bắc Giang. Ngô Thái Lan, Trịnh Xuân Hậu, Trần Kiên, Hoàng Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Phương Thảo. Hội thảo sinh học và công nghệ sinh học trong đào tạo-nghiên cứu, Hà Nội, 2003.

Đề tài: Đánh giá sinh thái học các vùng đất trống đồi núi trọc thông qua đất và thảm thực vật theo các cấp độ sử dụng đất ở vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam

Mã số: QT-03-15

Thời gian thực hiện: 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đoàn Hương Mai

Tham gia thực hiện: TS. Trần Đình Nghĩa, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN. Phạm Đức Toàn, ThS. Nguyễn Hoài An, CN. Bùi Thị Hải Hà, CN. Rupert Friedlischen

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Danh sách các loài thực vật của 15 điểm nghiên cứu.

- Chất lượng đất tại 15 điểm nghiên cứu.

- Kết quả phân tích đất liên quan đến hiện trạng thảm thực vật tại các điểm nghiên cứu.

Đề tài: Tìm hiểu các enzym bảo vệ ôxi hoá của nấm Linh Chi Ganoderma

Mã số: QT-03-16

Thời gian thực hiện: 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Bích Thuận

Tham gia thực hiện: ThS. Đặng Quang Hưng, CN. Phạm Kiên Cường

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá tốc độ mọc của nấm Linh Chi ở dạng quả thể và dạng sinh khối.

- Đánh giá hoạt độ các enzym catalase, superoxid dismutase, NADH oxidase của nấm Ganoderma lucidum ở mẫu quả thể và sinh khối.

- Tinh sạch một phần enzym NADH oxidase của nấm Ganoderma lucidum.

- Nghiên cứu về độ bền nhiệt, ảnh hưởng của các ion kim loại, khả năng sinh H2O của enzym NADH oxidase từ nấm Ganoderma lucidum.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các bài công bố:

1. Tìm hiểu các enzym bảo vệ oxi hoá của nấm Linh Chi Ganoderma lucidum. Tạ Bích Thuận, Phạm Kiên Cường, Đặng Quang Hưng. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 1, 2005.

Đề tài: Tuyển chọn các chủng nấm men có khả năng chuyển hoá xyloza thành các hợp chất hữu cơ có ích

Mã số: QT-03-17

Thời gian thực hiện: 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Đình Quyến

Tham gia thực hiện: TS. Ngô Tự Thành, TS. Nguyễn Việt Dũng

Kết quả: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Phân lập được 109 chủng nấm men từ lá và 76 chủng khác từ đất. Đa số chúng có khả năng sử dụng xylo.

- 76 chủng phân lập từ đất thể hiện hoạt tính chuyển hoá xylo thành etanol, 18 chủng (chọn lọc tuỳ tiện) trong đó cũng thể hiện hoạt tính chuyển hoá xylo thành xylitol.

- Đã thông khí và nguồn cacbon trong môi trường ảnh hưởng rõ rệt lên sự tạo thành etanol và xylitol.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS, 1 CN.

Các bài công bố:

1. Phân lập và xác định đặc tính của một số nấm men có khả năng chuyển hoá D-xylo thành sản phẩm có ích. Nguyễn Đình Quyến, Ngô Tự Thành, Nguyễn Việt Dũng. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 3, 2005.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2004

Đề tài: Thành lập bản đồ hiện trạng các thành phần của hệ sinh thái thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình phục vụ cho công tác phát triển bền vững

Mã số: QT-04-14

Thời gian thực hiện: 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đoàn Hương Mai

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, ThS. Nguyễn Hoài An, ThS. Bùi Thị Hải Hà, ThS. Hoàng Trung Thành, NCS. Ngô Quang Dự, CN. Thạch Mai Hoàng

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Các hệ sinh thái có tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

- Đặc điểm và tính chất của từng hệ sinh thái.

- Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái.

Các bài công bố: 2

Đề tài: Sử dụng một số hệ isoenzym để nghiên cứu đa dạng di truyền ở một số loài cây dược liệu bản địa ở Việt Nam

Mã số: QT-04-15

Thời gian thực hiện: 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Thị Hoà

Tham gia thực hiện: TS. Đinh Đoàn Long, KTV. Trần Thị Nhuận, ThS. Phạm Thanh Huyền

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu trong và ngoài nước về đối tượng nghiên cứu và những nghiên cứu về izozym trên một số đối tượng khác.

- Kết quả cho thấy có thể sử dụng kỹ thuật phân tích izozym SOD, EST và PO để đánh giá mức độ đa dạng, khoảng cách di truyền và phân loại nhanh 2 loài Phyllanthus amarus Phyllanthus urinaria ngày từ khi cây còn nhỏ (đặc biệt là hệ izozym SOD). Phát hiện quần thể Phyllanthus urinaria L. Nội Bài- Sóc Sơn có phổ izozym SOD mang 3 băng đặc trưng của loài Phyllanthus amarus. Có thể đây là con lai giữa 2 loài Phyllanthus amarus Phyllanthus urinaria L.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các báo cáo:

1. Sử dụng hệ izozym superoxide dismutaza (SOD) trong nghiên cứu đa hình di truyền và góp phần phân loại hai loài cây thuốc Phyllanthus amarus Phyllanthus urinaria ở Việt Nam. Hoàng Thị Hoà, Đinh Đoàn Long, Cao Lệ Quyên, Trần Thị Nhuận, Phạm Thanh Huyền. Hội nghị toàn quốc nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Hà Nội, 2005.

2. Discrimination of the two medicinal plants - Phyllanthus amarus and Phyllanthus urinaria - revealed by isozyme markers. Hoang Thi Hoa, Dinh Doan Long, Le Duy Thanh. Phụ trương Tạp chí Khoa học, 2005.

Đề tài: Nghiên cứu tác dụng của Flavonoit tách chiết từ các loài thực vật Việt Nam lên một số chỉ số sinh học ở người và động vật

Mã số: QT-04-16

Thời gian thực hiện: 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Hữu Hằng

Tham gia thực hiện: ThS. Lưu Thị Thu Phương, CN. Hoàng Thị Bích, CN. Phạm Trọng Khá, PGS.TS. Trần Lưu Vân Hiền

Kết q uả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã tiến hành chiết xuất tạo chế phẩm dạng dịch thô của hai bài thuốc y học cổ truyền là HHKV gồm 4 vị thuốc và TCTN1 gồm 11 vị thuốc.

- Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết HHKV và TCTN1 đối với hoạt động phản xạ dinh dưỡng có điều kiện và phản xạ vận động tự vệ có điều kiện ở chuột.

- Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết HHKV và TCTN1 đối với hàm lượng Melonyl dialehyl ở não chuột.

Các bài công bố:

1. ảnh hưởng hoá chất trừ sâu lân hữu cơ lên một số chỉ số sinh lý của những người bị nhiễm độc ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Trần Thị Ngọc An, Trịnh Hữu Hằng. Tạp chí Sinh lý học, tập 8, số 3, 2004.

2. ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu lân hữu cơ lên chức năng gan, thận ở những người bị nhiễm độc ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Trần Thị Ngọc An, Trịnh Hữu Hằng. Tạp chí Sinh lý học, tập 8, số 3, 2004.

3. Tác dụng của dịch chiết HHKV và YCTN1 đối với hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) ở não chuột. Trịnh Hữu Hằng, Lưu Thị Thu Phương, Trần Lưu Vân Hiền. Tạp chí Sinh lý học, tập 8, số 3, 2004.

Đề tài: Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái

Mã số: QT-04-17

Thời gian thực hiện: 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Nhân

Tham gia thực hiện: CN. Nguyễn Thị Tân, CN. Hoàng Quý Tỉnh, CN. Phạm Anh Tuấn, CN. Đỗ Thị Mùa

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Kết quả điều tra về nhận thức, thực hành của người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Việc bảo tồn và lưu truyền những kiến thức bản địa tích cực trong cộng đồng người Dao và người Thái vẫn đang được thực hiện một cách tự phát và tự giác qua các thế hệ, nếu có quy hoạch và biện pháp can thiệp bằng tuyên truyền thì việc giữ gìn những kiến thức này sẽ có hiệu quả hơn.

- Trong hai dân tộc, người Dao có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế khó khăn hơn, khó tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại hơn thì việc sử dụng những kiến thức bản địa thể hiện rõ hơn so với cộng đồng người Thái.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các báo cáo:

1. Kiến thức bản địa trong việc dùng thuốc nam chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Yên Bái. Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh, Phạm Anh Tuấn. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Thái Nguyên, 2004.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2005

Đề tài: Công nghệ nuôi cấy tế bào động vật in vitro thử hoạt tính sinh học của một số chế phẩm tự nhiên và tổng hợp

Mã số: QT-05-22

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳ

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Trần Công Yên, TS. Lê Hùng, ThS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, CN. Bùi Thị Vân Khánh

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã phân lập được tế bào từ mô ung thư trực tràng và duy trì trong điều kiện in vitro 48h.

- Đã lựa chọn được môi trường nuôi cấy thích hợp, nhân nuôi và bảo quản đông lạnh 6 dòng tế bào.

- Nuôi cấy in vitro dòng Sarcoma 180 trong chai T25 thử hoạt tính kháng ung thư của Cisplatin DLTW.I tổng hợp tại Việt Nam và đã chỉ ra với liều 2ug/ml ức chế tăng sinh tế bào 71,2%.

- Nuôi cấy in vitro một số dòng trong tấm 96-giếng, thử hoạt tính sinh học của 8 chế phẩm chiết từ thảo dược của Việt Nam. Kết quả thu được là cơ sở để triển khai nuôi cấy in vitro các dòng tế bào động vật, thử nhanh hoạt tính sinh học của một số lượng lớn các chế phẩm tự nhiên và tổng hợp ở Việt Nam.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các bài công bố:

1. Khả năng ức chế tăng sinh tế bào ung thư của một số phân đoạn tách từ cây thuốc Pteris Ensiformis Burm.F. Nguyễn Thị Quỳ, Trần Công Yên, Bùi Thị Vân Khánh. Tạp chí Đặc san Ung thư học, Quý II, 2006.

Đề tài: Phân tích ADN ty thể của người để xác định cá thể và huyết thống

Mã số: QT-05-23

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Chu Văn Mẫn

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Văn Mùi, CN. Hoàng Thị Hồng Lê, CN. Nguyễn Văn Minh

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã chiết tách AND ty thể từ chân tóc bằng dung dịch Chelex 10% và từ thân tóc bằng dung dịch DTT.

- Đã nhân đoạn siêu biến 1 của mt AND bằng kỹ thuật PCR.

- Đã giải trình tự đoạn HV1 trong vùng D-loop của mt AND và phân tích đặc điểm di truyền của đoạn này ở các thành viên của 1 gia đình có 3 thế hệ. Tìm thấy sự sai khác trong cấu trúc AND tỷ thể giữa 2 dòng bà-mẹ-con gái với dòng bố-con gái. Kết quả nghiên cứu phù hợp với lý thuyết mtADN được di truyền theo dòng mẹ; mtADN không di truyền từ bố cho con.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các báo cáo:

1. Tách chiết ADN ty thể từ tóc người và nhân một số cặp mồi đặc hiệu. Chu Văn Mẫn, Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Thị Hồng Lê. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, Hà Nội, 2005.

Đề tài: áp dụng phương pháp phân tích ma trận trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội

Mã số: QT-05-24

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thu Hà

Tham gia thực hiện: NCS. Ngô Quang Dự, CN. Trần Minh Hiền, CN. Bùi Thị Hoa

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước của 10 hồ trên địa bàn Hà Nội (bao gồm hồ Thành Công, Thuyền Quang, Hai Bà Trưng, Thanh Nhàn, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Linh Quang, Hoàn Kiếm) thông qua việc phân tích các thông số lý, hoá học của nước.

- Đã áp dụng phương pháp phân tích ma trận để so sánh mức độ ô nhiễm của 10 hồ nêu trên.

Các bài công bố:

1. Taxonomic analysis for water quality assessment of the some lakes in Hanoi. Lê Thu Hà. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 21, số 4 PT, 2005.

Các báo cáo:

1. Hiện trạng các hồ Hà Nội. Lê Thu Hà, Bùi Thị Hoa. Hội nghị Khoa học Nữ lần thứ 10, ĐHQGHN, 2005.

Đề tài: Sử dụng chỉ thị phân tử RAPD-PCR để đánh giá tính đa dạng di truyền ở một số loài cây dược liệu bản địa ở Việt Nam

Mã số: QT-05-25

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Thị Hoà

Tham gia thực hiện: TS. Đinh Đoàn Long, PGS.TS. Lê Duy Thành, KTV. Trần Thị Nhuận, ThS. Phạm Thanh Huyền

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã phát hiện được sự sai khác di truyền giữa 2 loài P.amarus và P.urinaria trên cơ sở phân tích phổ bằng RAPD-PCR.

- Sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại và hoá chất chuẩn để nghiên cứu nên kết quả nhận được đáng tin cậy.

- Có thể ứng dụng chỉ thị RAPD-PCR để phân biệt nhanh giữa hai loài cây thuốc P.amarus và P.urinaria.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 CN.

Các bài công bố:

1. Sử dụng chỉ thị RAPD-PCR trong nghiên cứu đa hình di truyền và góp phần phân biệt hai loài cây thuốc Phyllanthus Amarus và P. Uriaria. Hoàng Thị Hoà, Đinh Đoàn Long, Đặng Nguyễn Quang Thành, Lê Duy Thành, Trần Thị Nhuận, Phạm Thanh Huyền. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 4, 2005.

Đề tài: Nghiên cứu đa dạng sinh học của bộ Phù du tại vườn Quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây

Mã số: QT-05-26

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Vịnh

Tham gia thực hiện: CN. Ngô Xuân Nam, CN. Ngô Minh Thu, CN. Hoàng Quốc Khánh, NCS. Nguyễn Quang Huy

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã xác định được 27 loài thuộc 20 giống và 8 họ Phù du, 1 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ động vật Việt Nam.

- Về phân bố, đã xác định được 15 loài xuất hiện ở nơi nước chảy, 8 loài gặp ở nơi nước đứng, 4 loài (Isca janiceae, Vietnamella thani, Thalerosphyrus vietnamensis, Baetiella trispinata) có mặt cả ở nơi nước đứng và nước chảy.

Các báo cáo:

1. Dẫn liệu bước đầu về phù du (Ephemeroptera, Insecta) ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Tây. Nguyễn Văn Vịnh. Hội thảo Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ nhất, Hà Nội, 2005.

Đề tài: Hiện trạng và dự báo sự biến động một số nhóm sinh vật của hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn

Mã số: QT-05-44

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lưu Lan Hương

Tham gia thực hiện: GS.TS. Mai Đình Yên, NCS. Nguyễn Thuỳ Dương, NCS. Ngô Quang Dự, HVCH. Đỗ Kim Anh, HVCH. Trương Tuấn Anh

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã tiến hành điều tra hiện trạng chất lượng nước hồ Ba Bể, hiện trạng về đa dạng sinh học của hồ.

- Sử dụng mô hình toán để dự báo sự biến động của một số nhóm sinh vật trong hồ như động vật nổi (Zooplankton), thực vật nổi (Phytoplankton), sinh vật đáy (Benthos), nhóm cá ăn Phytoplankton, nhóm cá ăn Zooplankton và nhóm cá ăn Benthos theo 3 phương án.

Đề tài đã góp phần đào tạo: 1 ThS.

Các bài công bố:

1. Dự báo sự biến động một số thành phần đa dạng sinh học hồ Ba Bể bằng mô hình toán. Lưu Lan Hương, Nguyễn Thùy Dương. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 4, 2004.

Các báo cáo:

1. Mô hình dự báo sự biến động hàm lượng oxy hoà tan trong hệ sinh thái hồ. Lưu Lan Hương, Ngô Quang Dự. Hội nghị Khoa học Nữ lần thứ 10 ĐHQGHN, 2005.

2. Hiện trạng và dự báo sự phú dưỡng hồ Ba Bể bằng mô hình toán. Lưu Lan Hương, Nguyễn Thuỳ Dương. Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, Hà Nội, 2004.

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và bước đầu thăm dò công nghệ nuôi trồng mộc nhĩ (Auricularia sp.)

Mã số: QT-05-42

Thời gian thực hiện: 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đoàn Văn Vệ

Tham gia thực hiện: CN. Nguyễn Quốc Trường

Kết quả: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đã thu thập và phân lập được 5 chủng nấm mộc nhĩ, trong đó có 2 chủng mộc nhĩ hồng là My 21 và My 22, 2 chủng mọc nhĩ lông My11 và My 13.

- Đã nghiên cứu, so sánh đặc điểm sinh học của mộc nhĩ hồng và mộc nhĩ lông. Kết quả cho thấy hệ sợi nấm của 2 chủng Mộc nhĩ hồng sinh trưởng nhanh và độ dày hệ sợi lớn hơn so với 2 chủng Mộc nhĩ lông.

- Đã nghiên cứu chi tiết đặc điểm về dinh dưỡng khoáng của Mộc nhĩ hồng, nghiên cứu về sự hình thành quả thể của Mộc nhĩ hồng trên giá thể mùn cưa gỗ cây Bồ Đề.

Các bài công bố: 01

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2006

Đề tài: Tác động của giun đất lên sự chuyển hoá tinh bột ở động vật

Mã số: QT-06-22

Thời gian thực hiện: 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Cao Đường

Tham gia thực hiện: 5

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu (dự kiến):

Nghiên cứu phương thức tác động chế phẩm của giun đất

Nghiên cứu tác động của giun lên hấp thu glucose, xác định chất trong dịch chiết giun

Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 3-5 CN

Các bài công bố (dự kiến): 1

Các báo cáo (dự kiến): 1

Đề tài: Tình hình chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi ở một số dân tộc thuộc Yên Bái

Mã số: QT-06-23

Thời gian thực hiện: 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Nhân

Tham gia thực hiện: 6

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu (dự kiến):

Thu thập tài liệu, thiết kế, hoàn thiện phiếu điều tra

Điều tra thử, xử lý số liệu và viết báo cáo.

Đề tài góp phần đào tạo (dự kiến): 1 ThS, 1-2 CN

Các bài công bố (dự kiến): 2-3

Các báo cáo (dự kiến): 1

Đề tài: Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn sâu răng của một vài loài thực vật ở Việt Nam

Mã số: QT-06-24

Thời gian thực hiện: 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Quang Huy

Tham gia thực hiện: CN. Phạm Anh Thuỳ Dương

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu:

Các dịch chiết bằng ethanol từ các cây thuốc đều ức chế sự sinh axit của S. mutans. pH cuối cùng trong khoảng 5,0 cao hơn so với mẫu đối chứng. Khả năng ức chế này tăng lên khi được phối hợp với NaF hay H2O2.

Dịch chiết các cây thuốc có khả năng giết vi khuẩn S. mutans ở cả pH trung tính và axit. Đặc biệt dịch chiết từ Kim ngân và Sắn thuyền khi ở pH thấp, sau thời gian 6-8 phút đã có tới 90% số lượng vi khuẩn bị giết so với mẫu đối chứng.

Sử dụng sắc ký với gel Sephadex LH-20 đã tách được một phân đoạn tương đối sạch từ dịch chiết sắn thuyền. Phân đoạn có hoạt tính ức chế sự sinh axit, giết vi khuẩn và ức chế enzym ATPase và hệ thống enzym vận chuyển đường (PTS).

Đề tài góp phần đào tạo: 1 CN

Các bài công bố:

1. Inhibition of acid production by streptococcus mutans of some medicinal plant extracts. Nguyễn Quang Huy, Phạm Anh Thuỳ Dương, Phan Tuấn Nghĩa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 21, số 4 PT, 2005.

2. Inhibition effects of Syzygium resinosum Gagnep extracts on caries-inducing properties of Streptococcus mutans. Nguyễn Quang Huy, Phạm Anh Thuỳ Dương, Phùng Thị Thu Hương, Phan Tuấn Nghĩa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 22, số 3 PT, 2006.

Các báo cáo:

1. Antibacterial activity of some medicinal plants against dental caries pathogen Streptococcus mutans. Nguyen Quang Huy, Pham Anh Thuy Duong, Phan Tuan Nghia. The 1st International Conference on Science and Technology for Sustainable Development of the Greater Mekong Sub-region, Khon Kaen, ThaiLand, 2006.

Đề tài: Đánh giá một số tính chất sinh y học của nấm Linh Chi Ganoderma lucium

Mã số: QT.06.25

Thời gian thực hiện: 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Bích Thuận

Tham gia thực hiện: 4

Tóm tắt nội dung kết quả nghiên cứu (dự kiến):

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ của dịch chiết nấm Linh Chi đối với vi sinh vật khỏi một số tác nhân oxi hoá và tác dụng gây đột biến.

Nghiên cứu khả năng bảo vệ lipit khỏi peroxit hoá của dịch chiết nấm Linh Chi.

Các bài công bố (dự kiến): 1

Các báo cáo (dự kiến): 1

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   |