Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Ngôn ngữ - Ngoại ngữ (Đề tài NCKH 2001 - 2006)

Đề tài: Bước đầu ứng dụng công nghệ Multimedia vào việc dạy-học ngoại ngữ ở Việt Nam

Mã số: QG.01.21

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường ĐH Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Lân Trung

Tham gia thực hiện: Khoa NN&VH Pháp, Khoa NN&VH Nga, Khoa NN&VH Trung Quốc, Khoa NN&VH Anh, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học ngoại ngữ, Trung tâm nghiên cứu phương pháp & kiểm tra chất lượng; Bộ Quốc phòng; Các công ty điện tử tin học ngoài trường; ThS. Bùi Ngọc Oánh, ThS. Bùi Quang Vinh, ThS. Trần Thị Tuyết, ThS. Trần Thịnh Phát, CN. Vũ Huy Tâm

Kết quảnghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận của việc xây dựng phương pháp dạy-học ngoại ngữ có có sử dụng công nghệ multimedia;

- Đánh giá, phân tích, phân loại các phần mềm dạy-học ngoại ngữ có sử dụng công nghệ multimedia được biên soạn trên thế giới;

- Xây dựng các nguyên lý ứng dụng công nghệ multimedia vào việc dạy-học ngoại ngữ tại trường ĐHNN-ĐHQGHN phù hợp với thực tế Việt Nam;

- Bước đầu thử nghiệm ứng dụng các nguyên lý được đề xuất vào thực tế giảng dạy và biên soạn tài liệu học tập cho đối tượng người học cụ thể.

- Xây dựng được các hệ nguyên tắc ứng dụng công nghệ Multimedia vào dạy-học ngoại ngữ dựa trên các nguyên lý giảng dạy qua các đường hướng giảng dạy ngoại ngữ, vai trò của các phương tiện kỹ thuật trong các đường hướng này, tính thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ Multimedia vào dạy-học ngoại ngữ ở Việt Nam. Ngoài công trình toàn văn, còn xây dựng được 4 bản thảo gần 400 trang là kịch bản chuyển thể PPGD ngoại ngữ cho trẻ em học tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp có hỗ trợ bằng công nghệ Multimedia.

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến nội dung đề tài:

1) Nguyễn Lân Trung. Xây dựng giáo trình, đề cư­ơng bài giảng và giáo án ngoại ngữ đáp ứng những đòi hỏi mới của giáo học pháp hiện đại. Nội san Ngoại ngữ, Đặc san số 3, 2001.

2) Nguyễn Lân Trung. Lớp học ngoại ngữ của ngày mai. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Giáo dục ngoại ngữ - Hội nhập và phát triển", Hà Nội, ĐHNN-ĐHQGHN, 2002.

3) Nguyễn Lân Trung. Thiết kế và biên soạn giáo trình ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học - Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), T.XVIII, N0 1, 2002, trang 52-65.

4) Nguyễn Lân Trung. Tiếng mẹ đẻ trong một mô hình giảng dạy ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học - Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), T.XIX, N0 1, 2003, trang 40

5) Nguyễn Lân Trung. Biên soạn giáo trình ngoại ngữ cho ngư­ời lớn tuổi. Tạp chí Giáo dục, Số 54, 3/2003.

6) Nguyễn Lân Trung. Công nghệ thông tin với việc dạy - học ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học - Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), T.XXI, N0 2, 2005, trang 54-60.

Đề tài: Một số vấn đề về sự phát triển tiếng Việt nửa cuối thé kỷ XX

Mã số: QG 01.23

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đinh Văn Đức

Tham gia thực hiện: Vũ Đức Nghiệu, Đỗ Thị Anh, Đỗ Bá Khang, Lê Trung Kiên, Đinh Kiều Châu, Lê Xuân Sơn, Phạm Thu Hằng, Nguyễn Hồng Cổn, Hà Thị Lan Hương, Đào Thanh Lan, Trần Đức Minh, Phạm Nguyên Nhung, Nguyễn Văn Hiệp , Vũ Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Việt Thanh,

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Phân kỳ sự phát triển tiếng Việt trong nửa cuối thế kỷ XX, phát triển qua 3 giai đoạn: Từ cách mạng tháng Tám đến 1975, sau năm 1975 và từ khi có công cuộc đổi mới đến nay;

- Tập trung vào 3 mảng lớn: từ vựng, cú pháp và chức năng xã hội của tiếng Việt;

Gồm có 14 chuyên đề:

- Chuyên đề 1: Sự phát triển từ vựng tiếng Việt từ đại Nam Quốc âm tự vị (1895) đến từ điển tiếng Việt ( 1994)

- Chuyên đề 2: Bước đầu khảo sát sự thay đổi từ vựng trên phương diện từ loại và chủ điểm trong hai bộ sách giáo khoa tiểu học đầu và cuối thế kỷ ;

- Chuyên đề 3: Bước đầu nhận xét các tổ hợp song tiết tiếng Việt ;

- Chuyên đề 4: Một số nhận xét về từ ngữ chuyên môn an ninh- hình sự;

- Chuyên đề 5: Nhận xét về thuật ngữ thuỷ sản cuối thế kỷ XX;

- Chuyên đề 6: Khảo sát việc ghi danh tên riêng các dân tộc thiểu số ;

- Chuyên đề 7: Bước đầu khảo sát cấu trúc bị động trong tiếng Việt;

- Chuyên đề 8: Khảo sát cú pháp thế kỷ báo chí : lối viết câu ngắn và chuỗi câu ngắn;

- Chuyên đề 9: Khảo sát lời nói khẩu ngữ tiếng Việt trong mục “nói hay đừng” trong báo Lao Động từ năm 1999-2000;

- Chuyên đề 10: Tìm hiểu hiện tượng nối kết bằng mạch lạc trong các chuỗi câu ngắn;

- Chuyên đề 11: Phổ cập toàn dân học chữ Quốc ngữ , một phương tiện đưa chức năng xã hội của tiếng Việt vào giáo dục;

- Chuyên đề 12: Một số nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài;

- Chuyên đề 13: Bước đầu khảo sát cách diễn đạt bằng câu ngắn và sự liên kết giữa các câu ngắn;

- 9 kết luận quan trọng về các vấn đề then chốt của sự phát triển tiếng Việt nửa cuối thế kỷ XX

Đề tài: Lí luận Phân tích diễn ngôn & dạy viết tiểu luận cho người Việt

Mã số: QG.02.23

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Hòa

Tham gia thực hiện: ThS. Trần Thị Hồng Vân, ThS. Nguyễn Thị Hà, ThS. Phạm Văn Thọ

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đề tài này là một cố gắng góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến lý luận và phư­ơng pháp phân tích diễn ngôn, góp phần xây dựng hệ thống lí luận PTDN và ứng dụng của lý luận PTDN trong việc giảng dạy ngoại ngữ (tiểu luận) là một trong những hình thức kiểm tra cơ bản của những ai muốn đi học tại các nư­ớc nói tiếng Anh. Các bài kiểm tra chuẩn đi học tại Anh, Mỹ và úc như­ IELTS, GMAT, GRE và TOEFL đều đòi hỏi người dự thi phải viết các bài tiểu luận. Thực tế cho thấy, đây là một trong những khó khăn của ng­ười Việt

Đề tài tập trung:

- Làm rõ thêm về khái niệm diễn ngôn theo đư­ờng hướng cấu trúc và chức năng.

- Xem xét các đặc tính cơ bản nh­ư tính chất ký hiệu, tính chất giao tiếp, tính mạch lạc và cấu trúc, ngữ vực (register), phư­ơng thức hiểu (interpreting) của diễn ngôn.

- Khảo sát và tổng hợp lại các đư­ờng hư­ớng PTDN và đề xuất một hệ thống ph­ơng pháp nghiên cứu PTDN thích hợp nhằm tiến tới một mô hình tổng quát mang tính khả thi cao. Xem xét vai trò của chu cảnh trong phân tích diễn ngôn.

- Cung cấp các mẫu thực tế tiến hành PTDN trên các cứ liệu cụ thể.

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng lý luận này vào việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam chủ yếu trong việc cải tiếng phương pháp giảng dạy một kỹ năng chủ động viết trên cơ sở lý luận PTDN. Đây là kỹ năng khó với người Việt, và lý luận PTDN có thể áp dụng. Dự kiến, đề tài sẽ xây dựng cách thức dạy viết dựa trên lý luận PTDN. Đề tài sẽ tiến hành dạy thử rút kinh nghiệm trong 6 tháng một lớp dạy viết.

Các chuyên khảo đã công bố:

7) Nguyễn Hòa. Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (chuyên khảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

8) Nguyễn Hòa. Phân tích diễn ngôn phê phán: lý luận & phương pháp. (Chuyên khảo), Nxb ĐHQGHN, 2006.

Các bài báo:

9) Nguyễn Hòa. Giá trị văn hóa và giao tiếp ngôn ngữ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: "Thành tố văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ", 2000, trang 33-37.

10) Nguyễn Hòa. Câu hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt: so sánh chức năng giao tiếp (đồng tác giả). Kỷ yếu Hội nghị Ngữ học trẻ toàn quốc, 2000, trang 167-172.

Đề tài: Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở các trường PTTH thuộc một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Mã số: QG.02.25

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Hoàng Văn Vân

Tham gia thực hiện: Khoa Anh ĐHNN-ĐHQGHN; Trường THPT chuyên ngoại ngữ thuộc ĐHNN-ĐHQGHN; Trường THPT dân lập mang tên Lômônôxốp; TS. Phạm Đăng Bình, ThS. Nguyễn Thị Chi, ThS. Phạm Minh Hiền, ThS. Trần Hữu Hiển, ThS. Hoàng Thị Xuân Hoa, CN. Hoàng Lê Chinh, CN. Nguyễn Hữu Dũng,ThS. Nguyễn Hồng Chung

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Điều tra thực trạng dạy-học tiếng Anh trong các trường phổ thông trung học, trong đó trọng tâm điều tra là PPGD.

- Nghiên cứu các khía cạnh của đổi mới PPGD tiếng Anh.

- Đề xuất PPGD tiếng Anh được cho là phù hợp và có hiệu quả trong môi trường kinh tế xã hội hiện tại ở Việt Nam.

- Tiến hành dạy thí điểm sử dụng PPGD được đề xuất để xem tác động ban đầu của PP đổi mới đối với người dạy và người học và một số ưu điểm cũng như khuyết điểm cần khắc phục, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc triển khai dạy thực nghiệm trên diện rộng

Các bài báo đã công bố:

11) Hoàng Văn Vân (2004a). Đổi mới phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở trung học phổ thông: Từ đường hướng lấy người học làm trung tâm sang đường hướng lấy người dạy làm trung tâm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, tr. 14-22.

12) Hoàng Văn Vân (2004b). Dạy ngôn ngữ giao tiếp: có thể có một đường hướng thống nhất hay không? Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 3, tr. 1-14.

13) Hoàng Văn Vân ((2004c). Vấn đề thiết kế bài thi học sinh giỏi tiếng Anh trung học phổ thông cấp quốc gia. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, tr. 52-64.

14) Hoàng Văn Vân (2004d). Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hợp lý và có hiệu quả ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9,tr. 49-57.

Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình ngoại ngữ chuyên ngành cho đối tượng sinh viên chuyên ngữ, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà nội

Mã số: QG. 03.14

Thời gian thực hiện: 2003- 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Xuân Thơm

Tham gia thực hiện: ThS. Đỗ Bá Quý, ThS. Đinh Hải Yến, ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân, ThS. Nguyễn Thuỵ Phương Lan, CN. Vũ Tuấn Ngọc, CN. Đỗ Phương Thuý, TS. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Nguyễn Huy Chương, CN. Đinh Lan Anh.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Bằng phương pháp khảo sát các cơ sở lý luận về việc xây dựng chương trình ngôn ngữ chuyên ngành (NNCN), việc điều tra thực địa nhu cầu của người học là đối tượng sinh viên chuyên ngữ, thuộc các khoa NN&VH Anh-Mỹ, NN&VH Pháp, NN& VH Nga, NN&VH Trung quốc, Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, qua phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã thu được, công trình phát hiện ra NNCN có nhu cầu rất cao và đồng đều ở sinh viên các khoa khác nhau. Đó là các NNCN Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Luật, Ngoại giao, Văn phòng, Du lịch-Khách sạn và các NNCN không co nhu cầu cao trong người học. Một số NNCN có nhu cầu cao chưa được triển khai trong giảng dạy.

- Đề tài đã góp phần đào tạo 07 ThS, 01 CN.

Các báo cáo khoa học:

1) Nguyễn Xuân Thơm. Chuẩn hóa công tác biên soạn chương trình tiếng Anh chuyên ngành. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: chuẩn đánh giá và công cụ đo trong đào tạo cử nhân ngoại ngữ - lý luận và thực tiễn. 2005. tr. 186-191.

2) Nguyen Huy Chuong (2004). Possibilities and solutions for information resource sharing in Vietnam. Proceeding of Harvard- Yenching Program’s workshop: The role of Library Resources and Services in Higher Education in Vietnam during the next 10 years, Hanoi.

Đề tài: Nghiên cứu phương pháp dạy-học tiếng Pháp ở các trường trung học phổ thông: thực trạng và giải pháp

Mã số: QG.03.18

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn

Tham gia thực hiện: Các đơn vị trong trường ĐHNN-ĐHQGHN: Khoa NN&VH Pháp, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học ngoại ngữ, Trung tâm nghiên cứu phương pháp& kiểm tra chất lượng; Khoa NN&VH Pháp ĐHNN Hà Nội, Vụ Phổ thông trung học Bộ GD&ĐT, Viện Khoa học Giáo dục, Bộ môn Tâm lý-Giáo dục ĐHNN-ĐHQGHN, Các Sở Giáo dục&Đào tạo TP Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên; TS. Vi Văn Đính, TS. Trần Đình Bình, TS. Nguyễn Hữu Hải, TS. Đặng Văn Cúc, Nguyễn Thị Oanh, GV Nguyễn Thị Thoa, GV Phạm Thị Sáng.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khảo sát thực trạng dạy-học tiếng Pháp trong các trường PTTH hiện nay;

- Khảo sát phương pháp giảng dạy và học tiếng Pháp đang được sử dụng trong các trường PTTH hiện nay

- Nghiên cứu PPGD tiếng Pháp nào cho đối tượng học sinh THPT được coi là phù hợp và hiệu quả nhất

- Đề xuất các giải pháp để đổi mới PPGD tiếng Pháp ở PTTH

Các báo cáo khoa học:

15) Nguyễn Quang Thuấn. Vai trò của đổi mới phương pháp giảng dạy và những giải pháp cụ thể đối với nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngoại ngữ. Hội thảo khoa học quốc gia: “Nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III” ĐHQG Hà Nội và Ban liên lạc các trường CĐ & ĐH Việt Nam, 2002, trang 83-92.

16) Nguyễn Quang Thuấn. Chiến lược dạy – học ngoại ngữ và Hội nhập phát triển. Hội thảo khoa học Quốc tế: "Giáo dục ngoại ngữ - Hội nhập và phát triển", Hà Nội, 2002, trang 31-37.

17) Nguyễn Quang Thuấn. Đổi mới phương pháp dạy – học với hệ đào tạo cử nhân chất lượng cao. Hội thảo khoa học quốc gia: "Đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất lượng cao – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, 2004, trang 267-272.

18) Nguyễn Quang Thuấn. Enseignement du vocabulaire selon l"approche communicative (Dạy từ vựng theo đường hướng giao tiếp). Hội thảo khoa học quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: "Nghiên cứu - hành động trong dạy tiếng Pháp" (Actes du Seminaire regional Asie-Pacifique: Recherche-action pour l"enseignement du francais), Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Tổ chức Đại học Pháp ngữ, Tổ chức liên chính phủ pháp ngữ, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Lào và Cămpuchia, 2004, trang 205-209.

19) Nguyễn Quang Thuấn. Chuẩn đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ. Hội thảo khoa học quốc gia, Đại học Đà Nẵng và Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, 2005.

Các bài báo

20) Nguyễn Quang Thuấn. Một số gợi ý khi xây dựng một công cụ kiểm tra - đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, 2002, trang 23-32.

21) Nguyễn Quang Thuấn. Thiết kế và xây dựng công cụ đánh giá kỹ năng nghe hiểu. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, 2005.

Đề tài: Thực trạng đào tạo ngoại ngữ không chuyên các ngành khoa học xã hội nhân văn. Đề xuất giải pháp và chương trình chi tiết

Mã số: QG 03. 20

Thời gian thực hiện: 2003 - 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Vũ Thị Ninh

Tham gia thực hiên: TS. Cao Thị Thanh Hương, ThS. Phạm Thị Thuỷ, ThS. Nguyễn Anh Tú

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Thực trạng giảng dạy ngoại ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trên các phương diện: giáo trình, chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên;

- Phân tích, đánh giá nguyện vọng học ngoại ngữ của sinh viên không chuyên và đề xuất các giải pháp;

- Sản phẩm nghiên cứu là cơ sở để xây dựng khung chương trình đào tạo ngoại ngữ cho hệ đào tạo cử nhân;

- Báo cáo tổng quan 131 trang

Đề tài: Ngôn ngữ văn học Việt Nam trên lộ trình hiện đại hoá trong thế kỷ XX

Mã số: QG 04.18

Thời gian thực hiện: 2004 - 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Đinh Văn Đức

Tham gia thực hiên: Một số cán bộ giảng dạy khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Mô tả và nhận diện được những khía cạnh chủ yếu nhất của ngôn ngữ văn học VN thế kỷ XX;

- Sự hình thành và phát triển rực rỡ của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại;

- Sự cải cách ngôn ngữ thơ từ ngôn ngữ thơ truyền thống;

- Câu văn mới và lối tổ chức diễn ngôn mới;

- Sự đồng hành của ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ văn chương

- Báo cáo tổng quan: 91 trang và 14 vấn đề nghiên cứu cụ thể; góp phần xây dựng chương trình nghiên cứu rộng lớn: Lịch sử tiếng Việt từ khi có chữ quốc ngữ;

- Các bài giảng về Lịch sử tiếng Việt thế kỷ XX (viết chung), NXB ĐHQGHN, 2005

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 01 TS, 4 CN.

Các bài công bố:

04 bài đăng trên Tạp chí Khoa học của ĐHQGHN

Đề tài: Xây dựng phần mềm công cụ biên soạn bài luyện kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ 1 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội

Mã số: QG. 04.21

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Ngọc Oánh

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Lân Trung, PGS.TS. Nguyễn Hoà, PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, GS.TS. Đỗ Đình Tống, ThS. Bùi Ngọc Anh, KS. Lê Quang Hoà, NCS. Bùi Thu Giang

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khảo sát hiện trạng CNTT của n­ước ta tr­ước nhu cầu đào tạo ngoại ngữ trên mạng;

- Nghiên cứu hệ các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong dạy-học ngoại ngữ;

- Nghiên cứu vai trò các bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho SV năm thứ nhất;

- Nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng phần mềm công cụ biên soạn bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất;

- Thử xây dựng một số phần mềm công cụ biên soạn bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất;

- Sử dụng các phần mềm công cụ thử biên soạn bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất.

- Một công trình toàn văn khoảng 150 trang

- Lập trình 02 phần mềm công cụ biên soạn bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất đặt trong các đĩa CDROM;

- Sử dụng 02 phần mềm công cụ trên để thử biên soạn 10 bài luyện đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất đặt trong các đĩa CDROM.

Các báo cáo khoa học:

1) Bùi Ngọc Oánh. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong đào tạo hệ cử nhân ngoại ngữ chất lư­ợng cao. Hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất l­ợng cao - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, 2004, trang 273.

2) Bùi Ngọc Oánh. Những khả năng hỗ trợ hữu hiệu của công nghệ thông tin trong dạy - học ngoại ngữ, nghiên cứu và quản lý. Hội thảo khoa học “ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học ngoại ngữ, nghiên cứu và quản lý”, Hà Nội, 2006, trang 4.

Đề tài: Phạm trù, thời thể và các phương thức biểu đạt thời thể trong hai ngôn ngữ Pháp-Việt

Mã số: QG.05.40

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Quang Trường

Tham gia thực hiện: Khoa NN&VH Pháp, Khoa NN&VH Pháp Đại học Hà Nội; PGS.TS. Vũ Thị Ngân, PGS.TS. Đường Công Minh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nội dung của đề tài đề cập đến vấn đề thời, thể trong 2 ngôn ngữ Pháp, Việt, cách tri nhận và biểu đạt các ý nghĩa thời thể trong 2 ngôn ngữ thuộc loại hình khác biệt, từ đó cho ta thấy những giao thoa văn hoá Pháp-Việt và Việt-Pháp liên quan đến thời, thể trong 2 ngôn ngữ đơn lập và biến tố.

- Kết quả: Công bố 01 chuyên khảo về thời, thể mà đối tượng khảo sát là tiếng Pháp và tiếng Việt để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Pháp ở Việt Nam cũng như công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ và đào tạo đội ngũ cử nhân, thạc sỹ và cán bộ biên phiên dịch tiếng Pháp ở khoa Ngôn ngữ-Văn Pháp của ĐHNN-ĐHQGHN

Các công trình công bố có liên quan đến nội dung đề tài:

22) Phạm Quang Trường. So sánh kết trị của động từ trong hai hệ thống ngôn ngữ Pháp - Việt. Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia (QN.00.04), 2004.

23) Phạm Quang Trường. Thời và thể trong tiếng Pháp. Nội san Ngoại ngữ, Số 2, 2001.

24) Phạm Quang Trường. Vai trò của ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học ngày nay. Nội san Ngoại ngữ, đặc san số 2, 2001.

25) Phạm Quang Trường. Thời quá khứ trong tiếng Pháp. Nội san Ngoại ngữ, Số 3, 2001.

26) Phạm Quang Trường. Ý nghĩa của các thời quá khứ trong tiếng Pháp. Tạp chí Ngôn ngữ, Số 13 (144), 10/2001.

Đề tài: Đối chiếu hành vi hỏi tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung trên hai góc độ Cấu trúc và sử dụng

Mã số: QG.05.41

Thời gian thực hiện: 2005-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Tr­ường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Thị Thanh Tâm

Tham gia thực hiện: Khoa Anh Và khoa Trung ĐHNN-ĐHQGHN; TS Nguyễn Hoàng Anh, TS. Hà Cẩm Tâm

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Cơ sở lý luận về cấu trúc và Chức năng của ngôn ngữ

- Quan niệm về hành vi ngôn ngữ

- Sự chi phối của văn hoá tới hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp

- Cấu trúc hạt nhân của hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung

- Việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung

- Dự kiến sản phẩm: Một tập báo cáo toàn văn khoảng 200 trang có thể dùng để dạy chuyên đề cho bậc đào tạo SĐH.

Các công trình công bố liên quan đến đề tài:

Các báo cáo khoa học:

27) Chu Thị Thanh Tâm. Sự cộng tác của các nhân vật hội thoại trong việc nâng đề của lời thành đề tài diễn ngôn. Hội nghị khoa học cán bộ nữ ĐHQG Hà Nội lần thứ IV, 1999.

28) Chu Thị Thanh Tâm. Tính liên kết của đề tài diễn ngôn. Những vấn đề Ngữ dụng học, Hội ngôn ngữ Việt Nam và trường Đại học Ngoại ngữ, 1999

29) Chu Thị Thanh Tâm. Những nét đặc thù văn hoá của sinh viên ngoại ngữ qua các đề tài diễn ngôn. Hội thảo khoa học quốc gia "Thành tố văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ", Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội & Hội Ngôn ngữ Việt Nam, 2000.

30) Chu Thị Thanh Tâm. Ngữ dụng học với việc dạy - học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Hội nghị khoa học trường ĐHNN, 2003.

31) Chu Thị Thanh Tâm. Con người và Văn hoá xem xét từ Học thuyết của Sigdmund Freud. Hội nghị khoa học trường ĐHNN - ĐHQG.

32) Chu Thị Thanh Tâm. Nét văn hóa giao tiếp của người dân Huyện đảo Vân Đồn. Hội nghị Ngữ học trẻ - Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 2004

33) Chu Thị Thanh Tâm. Bàn về hai từ “gì” và “ấy”. Hội nghị khoa học trường ĐH Ngoại ngữ, 2004.

Các bài báo

34) Chu Thị Thanh Tâm. Đối thoại nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Nội san Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, 1993

35) Chu Thị Thanh Tâm. Ngữ pháp hội thoại và đề tài diễn ngôn. Tạp chí Ngôn ngữ, Số 4, 1995.

36) Chu Thị Thanh Tâm. Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam trong dạy - học và nghiên cứu đối chiếu. Tạp chí Ngoại ngữ, Số 3, 2005

Đề tài: Khảo sát đặc điểm hư từ có nguồn gốc tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại

Mã số: QG 05.46

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đào Thanh Lan

Tham gia thực hiên: Phạm Thị Hồng Trung

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Đặc điểm của hư từ gốc Hán trong tiếng Việt về mặt ý nghĩa ngữ pháp ; chức năng tạo nghĩa , tạo câu, biểu thị dụng ý của người nói , có liên hệ với tiếng Hán hiện đại.

- Có 03 chuyên đề: Tổng quan về hư từ, hư từ gốc Hán, mối quan hệ của tiếng Việt với tiếng Hán; Hoạt động của hư từ gốc Hán cụ thể; So sánh, đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hán.

- Dự kiến 02 bài được công bố trên tạp chí chuyên ngành

- Đề tài góp phần đào tạo: 01TS, 02ThS, 03 CN.

Đề tài: Giao tiếp phi ngôn từ giao văn hoá: Những vấn đề cơ bản (Essentials of cross-cultural nonverbal communication)

Mã số: QG.06.21

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Tr­ường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Quang

Tham gia thực hiện: Khoa sau đại học; Bộ môn tiếng Giao tiếp giao văn hoá khoa Anh; ThS. Đỗ Mai Thanh, ThS. Phan Vân Quyên, ThS. NCS Hoàng Xuân Hoa, PGS.TS. Lê Hùng Tiến, ThS. Nguyễn Thanh Hương, HVCH. Bùi Thị Thu Thuỷ, HVCH. Trịnh Văn Sách, HVCH. Nguyễn Thị Thơm Thơm, HVCH. Hoàng Thị Kim Chi.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Nội dung: Xác định các khái niệm cơ bản như: văn hoá, văn hoá giao tiếp, giao tiếp phi ngôn từ...

- Nhận diện, phân loại và phân tích hoạt động (liều lượng, cách thức biểu hiện) của cận ngôn ngữ trong giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá.

- Nhận diện, phân loại và phân tích hoạt động (liều lượng, cách thức biểu hiện) của ngôn ngữ thân thể trong giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá.

- Nhận diện, phân loại và phân tích hoạt động (liều lượng, cách thức biểu hiện) của ngôn ngữ vật thể trong giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá.

- Nhận diện, phân loại và phân tích hoạt động (liều lượng, cách thức biểu hiện) của ngôn ngữ môi trường trong giao tiếp nội văn hoá và giao văn hoá.

- Đưa ra những yếu tố gây sốc văn hoá tiềm năng đối với người Việt khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp giao văn hoá.

- Kết qủa khoa học sẽ bao gồm: i/ Các cơ sở khoa học và lý thuyết hiện đại về giao tiếp, giao tiếp phi ngôn từ và các bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ; ii/ Các kết qủa nghiên cứu nguồn một và nguồn hai về các khía cạnh khác nhau trong giao tiếp cận ngôn và ngoại ngôn trong các cộng đồng văn hoá khác nhau; iii/ sẽ công bố 03 báo cáo khoa học tại Bộ môn, HĐKH Khoa và Hội nghị khoa học Trường, 04 bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và một cuốn chuyên khảo (khoảng 300 trang A4) về tất cả các bình diện của giao tiếp phi ngôn từ với các minh hoạ cụ thể trong các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá khác nhau cùng các cảnh báo về sốc văn hoá tiềm năng đối với người Việt khi tham gia giao tiếp giao văn hoá

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã số: QG.06.22

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ trì đề tài: TS. Dương Thị Nụ

Tham gia thực hiện: ThS. Tạ Thị Tam Hà, ThS. Trần Thị Thu Hiền, ThS. Mai Thuỳ Dương, ThS. Trần Khánh Hà, ThS. Phùng Thị Kim Dung, ThS. Vũ Thị Ngọc Huyền, ThS. Mai Thị Loan, ThS. Chu Thị Phương Vân, CN. Vũ Quang Chiến, CN. Bùi Đình Dũng, CN. Nguyễn Thị Mai Hữu, CN. Nguyễn Thị Hồng Nhung, CN. Phạm Thị Ngọc Phượng, CN. Hoàng Thu Hà, CN. Mai Thuỳ Dương

Cơ quan phối hợp: Trung tâm Multimedia - Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN; Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ phần mềm,Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN ; Đại học Bách khoa Hà Nội; Khoa Kinh tế ĐHQGHN; Khoa Luật ĐHQGHN; Bộ môn Ngoại ngữ - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN; Bộ môn Ngoại ngữ - Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu : (dự kiến)

- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dung CNTT trong dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành.

- Phương pháp dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành với sự hỗ trợ của CNTT là kết hợp giữa phương pháp dạy truyền thống và giao tiếp lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính độc lập, chủ động, sáng tạo của người học, tận dụng tối đa điều kiện vật chất sẵn có trong quá trình học tập.

- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học đọc tiếng Anh chuyên ngành với sự hỗ trợ của CNTT.

- Xây dựng được quy trình dạy bài đọc tiếng Anh 4 chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế và Luật.

- Xây dựng được đề cương bài giảng kỹ năng đọc tiếng Anh 4 chuyên ngành nêu trên với sự hỗ trợ của CNTT: bài giảng trên lớp, các bài tập yêu cầu, hướng dẫn sinh viên học ngoài lớp.

- Xây dựng được bài tập bổ trợ kỹ năng đọc tiếng Anh 4 chuyên ngành nêu trên với sự hỗ trợ của CNTT.

- Xây dựng được quy trình, phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc tiếng Anh 4 chuyên ngành nêu trên với sự hỗ trợ của CNTT.

- Xây dựng được mẫu bài kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc tiếng Anh 4 chuyên ngành nêu trên với sự hỗ trợ của CNTT.

- Đóng góp cho việc đổi mới, bổ sung cho nội dung các giáo trình và chuyên đề.

- Đề tài sẽ góp phần bồi dưỡng 100% cán bộ giảng dạy khoa Ngoại ngữ chuyên ngành, đào tạo ít nhất 02 thạc sỹ, 100 sinh viên thuộc trường Đại học Công nghệ, Khoa Kinh tế và Khoa Luật - ĐHQGHN.

Các bài đã công bố:

37) Dương Thị Nụ. Phân tích nhu cầu đào tạo tiếng Anh chuyên ngành. Kỷ yếu HNKH Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, 2005.

38) Dương Thị Nụ. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bài tập bổ trợ kỹ năng đọc hiểu trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Luật. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG, 2006.

39) Dương Thị Nụ. Đánh giá thường xuyên trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học về Đánh giá Thường xuyên, trường ĐHNN - ĐHQGHN, 2006.

Đề tài: Phân tích diễn ngôn phê phán: lí luận và phương pháp

Mã số: QG.06.31

Thời gian thực hiện: 2006-2008

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Hòa

Tham gia thực hiện: Khoa Anh ĐHNN-ĐHQGHN; ThS Trần Thị Hồng Vân, ThS Nguyễn Thị Hà, ThS Phạm Văn Thọ, ThS NCS Đỗ Tuấn Minh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Đề tài tìm hiểu và nghiên cứu, giới thiệu đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán. Đây là một đường hướng và lý thuyết nghiên cứu diễn ngôn đa ngành, mới xuất hiện khoảng 30 năm nay, và hoàn toàn mới tại Việt Nam theo sự hiểu biết của chủ trì đề tài; Thiết lập được một khung lý thuyết và mô hình phân tích CDA trên căn cứ ngôn ngữ học, làm cho CDA khác với những bài bình luận chính trị, hay diễn ngôn khoa học chính trị; Nêu bật ý nghĩa của của CDA trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề hệ tư tưởng và quyền lực. Qua đó làm rõ vai trò của diễn ngôn (ngôn ngữ) trong đời sống xã hội, làm rõ ngôn ngữ đã được sử dụng để thể hiện, duy trì, và bảo vệ quyền lực xã hội như thế nào.

- Các kết quả nghiên cứu sẽ gúp phần khẳng định thêm với những bằng chứng diễn ngôn quan điểm ca ch nghĩa Mác về ngôn ngữ như là một công cụ đấu tranh quyền lực.

Các bài báo đã công bố:

40) Nguyễn Hòa. Ngữ cảnh trong lý luận phân tích diễn ngôn. Tạp chí Ngôn ngữ, Số 11, 2002, trang 1-12

41) Nguyễn Hòa. Bàn về mạch lạc của diễn ngôn. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Số 2, 2002, trang 41-51.

42) Nguyễn Hòa. So sánh đối chiếu diễn nghôn và việc dạy học ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Số 1, 2004, trang 1-6.

43) Nguyễn Hòa. Cấu trúc diễn ngôn bình luận chính trị trong mối quan hệ với quan yếu. Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Số 3, 2004 trang 29-38.

44) Nguyễn Hòa. Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Critical Discourse Analysis - CDA). Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2, 2005, trang 13-26.

45) Nguyễn Hòa. Khía cạnh văn hóa của Phân tích diễn ngôn. Tạp chí Ngôn ngữ, Số 12, 2005.

Đề tài: Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 (1945-1985)

Mã số: QG 06.32

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Quang Thiêm

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Sự pháp triển nghĩa từ vựng trong lớp từ toàn dân;

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa trong danh từ;

- Sự phát triển và biến đổi nghĩa trong động và tính từ;

- Sự phân ly, chuyển loại , chuyển chức năng nghĩa của các loại từ quan trọng;

- Tổng quan quy luật và cắt nghĩa nguyên nhân , dự đoán chiều hướng phát triển tiếp sau;

- Dự kiến chuyên đề: Tổng quan và 4 chuyên luận;

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   |