Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Luật - Kinh tế (Đề tài NCKH 2001-2006)

Đề tài: Việc quy định Bộ máy nhà nước trong Hiến pháp trên thế giới

Đề tài: QG.01.09

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ trì đề tài: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung.

Kết quả nghiệm thu : Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Đề tài chỉ rõ Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu thẩm quyền các cơ quan nhà nước trung ương và quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đề tài cũng khẳng định Hiến pháp phải quy định bản chất của nhà nước, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hợp thành bộ máy nhà nước trên các nguyên tắc chung của việc tổ chức và hoạt động của các bộ máy nhà nước như: nguyên tắc phân quyền; nguyên tắc thống nhất quyền lực; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc phi tập trung hoá...

đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực

Mã đề tài: QG.01.10

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Bộ môn Luật Quốc tế

Tham gia thực hiện: PGS.TS Nguyễn Bá Diến, ThS. Nguyễn Tiến Vinh, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, TS. Nguyễn Quế Anh, TS. Hoàng Ngọc Giao, ThS. Nguyễn Lan Nguyên, GVC.ThS. Bùi Thị Thanh Hằng, Đồng Thị Kim Thoa, PGS.TSKH Lê Cảm.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu :

Đề tài làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản trong lý luận và thực tiễn pháp luật thực định Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như của WTO về quyền SHTT liên quan đến thương mại thông qua việc đánh giá thực trạng khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT và làm rõ mối quan hệ hữu cơ trong tương quan so sánh giữa pháp luật về SHTT của Việt Nam với pháp luật các nước trong khu vực cũng như các chế định quốc tế và toàn cầu về SHTT. Đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ SHTT trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.

Một số công trình khoa học đã công bố:

1) PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Hoàn thiện pháp luật về SHTT trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2001

1) PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, điều chỉnh chính sách và pháp luật Việt Nam trong chiến lược chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, đặc san số 2 tháng 11/2001

2) GVC. ThS. Bùi Thị Thanh Hằng, Khung pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2003

Đề tài: Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý

Mã số: QG. 01.11

Thời gian thực hiện: 2001 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Văn Dũng

Tham gia thực hiện: TS. Lê Danh Tốn, TS. Phan Huy Đường, ThS. Vũ Thị Dậu, ThS. Mai Thị Thanh Xuân, ThS. Lê Thị Huê, TS Nguyễn Quý Thanh, CN Trần Quang Tuyến, CN. Tạ Đức Thanh

Kết quảnghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Bằng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp đề tài đã làm rõ:

- Đư­a ra quan điểm về khu vực kinh tế phi chính thức

- Làm rõ vai trò, vị trí của khu vực kinh tế phi chính thức với phát triển kinh tế-xã hội ở nư­ớc ta trong những năm qua

- Đ­ưa ra các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực khu vực kinh tế này.

Các bài công bố:

1) Làng nghề Hà Nội trong cơ chế thị trường

2) Làng nghề Hà Nội với giải quyết việc làm

3) Một số vấn đề về di dân mùa vụ nông thôn-đô thị hiện nay ở nước ta

Đề tài: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch I (lựa chọn điển hình : Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách du lịch Hà Nội

Mã số: QG. 01.19

Thời gian thực hiện: 2001 - 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Trung Kiên

Tham gia thực hiên: ThS. Nguyễn Quang Vinh, CN. Trịnh Lê Anh, CN. Nguyễn Thu Thuỷ, CN. Nguyễn Ngọc Dung.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Du lịch cuối tuần và nhu cầu du lịch cuối tuần của người Hà Nội và các khu đô thị, khu công nghiệp;

- Tiềm năng du lịch cuối tuần ở Hà Tây và Bắc Ninh;

- Hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở Hà Tây và Bắc Ninh;

- Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch Bắc Bộ (lựa chọn Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội;

- Báo cáo tổng quan: 141 trang, là cơ sở xây dựng bài giảng đào tạo sau đại học;

- Đề tài đã góp phần đào tạo: 07 CN

Các bài công bố:

1) Hà Tây - Điểm du lịch cuối tuần của người Hà Nội, Tc Du lịch VN, 6/2003

2) Du lịch cuối tuần với người Hà Nội, Tc Du lịch VN, 7/2004.

đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong một số lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Mã đề tài: QG.03.11

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Hoàng Thị Kim Quế – Bộ môn LL – HP-HC Khoa Luật

Tham gia thực hiện: PGS. TS Luật sư Phạm Hồng Hải; TS. Nguyễn Văn Tuân, TS. Nguyễn Thanh Bình, ThS. Võ Trí Hảo, ThS. Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thuý Hằng, Hà Lan Anh, Nguyễn Thị Hằng

Kết quảnghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay.Bên cạnh đó đề tài cũng đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực: hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, hành chính, luật sự.

đề tài: Pháp luật dân sự trong nền kinh tế thị trường-Thực trạng và giải pháp

Mã số: QG. 03.12

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: GVC. ThS. Bùi Thị Thanh Hằng– Bộ môn Luật Dân sự–Khoa luật

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu :

Đề tài tập trung phân tích các chế định cơ bản của luật dân sự theo qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 như Chế định Tài sản và quyền sở hữu ; Chế định Nghĩa vụ dân sự, chế định Thừa kế; chế định Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; chế định Quyền sở hữu trí tuệ ; chế định Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trên cơ sở đó chỉ ra những điểm chưa phù hợp của các chế định này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này góp phần tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

đề tài: So sánh pháp luật về quản trị công ty của một số nước trên thế giới: bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty Việt Nam”

Đề tài: QG.04.23

Thời gian thực hiện: 2004 -2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa – Bộ môn Luật Kinh doanh

Kết quảnghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Mô tả một cách khá chi tiết và cụ thể về sự điều chỉnh pháp lý đối với các mô hình quản trị công ty khác nhauở nhiều quôc gia tiêu biểu trên thế giới, như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản đặc biệt bao gồm cả những quốc gia có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế chính trị – xã hội có nhiều nét tương đồng với nước ta như Trung Quốc... Đề tài cũng nêu và phân tích những đồng nhất và khác biệt trong pháp luật Việt Nam với các quốc gia khác trong việc thiết kế mô hình quản trị công ty và đưa ra một số kiến nghị.

Các bài báo khoa học đã công bố:

4) Quản trị công ty từ thực tiễn Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa. Tạp chí người quản lý, 4, tr 8-10, 2005.

5) Corporate Governance in Vietnam, Phạm Duy Nghĩa, Diễn đàn Hiệp hội kinh tế ASEAN lần thứ 16, tháng 12/2004 tại Kula Lumpur.

Đề tài: Tự do hoá tài chính lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Mã số: QG.04.25

Thời gian thực hiện: 2004 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Thị Thái Hà

Tham gia thực hiện: Lê Xuân Nghĩa; Nguyễn Hữu Nghĩa

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Hệ thống hoá các khía cạnh lý thuyết của tự do hoá tài chính. Đặc biệt, đề tài làm rõ những chi phí và lợi ích của tự do hoá tài chính, những vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo thành công và giảm thiểu rủi ro của quá trình tự do hoá tài chính

- Đề tài tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia về tự do hoá tài chính. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về sự phối hợp giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ ; vấn đề kiểm soát các luồng vốn vào, ra; vấn đề minh bạch tài chính

- Trên cơ sở những kết quả phân tích về kinh nghiệm quốc tế và thực trạng hệ thống tài chính của Việt Nam, đề tài đề xuất một số gợi ý chính sách và giải pháp cho quá trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam

Các bài công bố:

6) Tự do hoá tài khoản vốn – Một vài khía cạnh lý thuyết. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, tháng 11/2006.

Đề tài: Bản chất kinh tế của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Mã số: QG.04.31

Thời gian thực hiện: 2004 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phùng Xuân Nhạ

Tham gia thực hiện: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, TS. Ngô Công Thành, TS. Nguyễn Kim Anh, CN Phạm Thu Hương, CN. Cao Vũ Hoàng Châu, CN. Nguyễn Tuấn Anh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn các hình thức đằu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ;

- Các hình thức đằu tư trực tiếp nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ;

- Thực trạng các hình thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ;

- Các đề xuất, khuyến nghị chính sách.

- Đề tài đã góp phần đào tạo 01 ThS, 02 CN.

đề tài: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng – kinh nghiệm các nước và thực tiễn Việt Nam

Mã đề tài: QG.04.32

Thời gian thực hiện: 2004 -2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thu Thuỷ – Bộ môn Luật Kinh doanh

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Đề cập đến một vấn đề thời sự trong hoạt động ngân hàng, đó là bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hệ thống của các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Đề tài còn chỉ ra những ưu điểm cũng như những bất cập, hạn chế của pháp luật về bảo đảm tiền vay, đặc biệt là đã chỉ ra một số mâu thuẫn, bất cập trong pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay và đề xuất một số kiến nghị.

đề tài: Quốc hội Việt Nam trong điều kiện của việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Mã đề tài: QG.05.42

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Luật

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đề cập đến các học thuyết Nhà nước pháp quyền và vấn đề tổ chức và hoạt động của nghị viện, với 2 nội dung:Nhà nước pháp quyền và những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền và những yêu cầu của Quốc hội/Nghị viện trong một Nhà nước pháp quyền.

- Đề cập đến Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam trước yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.Với 2 nội dung: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay và những đòi hỏi của Quốc hội Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

- Làm rõ được sự thay đổi vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội hiện nay trong tinh thần của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Đề tài: Cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc : nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mã số: QG.06.29

Thời gian thực hiện: 2006 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Khoa Kinh tế

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai

Tham gia thực hiện: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Phạm Anh Tuấn, TS .Tô Ánh Dương, TS. Đào Minh Phúc, TS. Lê Xuân Hiếu, TS. Nguyễn Đức Độ, TS. Nguyễn Thị Thư, ThS Định Thanh Vân

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu (dự kiến):

- Trên cơ sở mô hình lý thuyết về hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, đề tài khảo sát tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc nhằm so sánh đối chiếu tìm kiếm những bài học thúc đẩy tiến trình cải cách ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới.

- Đánh giá hệ thống, toàn diện tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc.

- Phân tích so sánh, đề xuất những bài học kinh nghiệm về cải cách ngân hàng cho Việt Nam

- Đề tài dự kiến góp phần đào tạo: 02 ThS, 02 CN.

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   |