Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Văn học - Báo chí (Đề tài ĐHQGHN 2001-2006)

Đề tài: Câu đối Hán Nôm trong các di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở nội thành Hà Nội

Mã số: QX.01.08

Thời gian thực hiện: 2001 – 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Lê Anh Tuấn

Tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Doãn Tuân

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Câu đối Hán Nôm là thể loại văn học đặc trưng phương đông trong hệ thống di văn Hán Nôm thuộc các di tích lịch sử – văn hoá cổ. Nội thành Hà Nội tập trung số lượng di tích lịch sử văn hoá khá phong phú, đa dạng về loại hình như chùa, đình, đến, miếu vv… Đề tài đã khảo sát 52 di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu với 824 đôi câu đối viết bằng chữ chữ Hán và Nôm, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã giải quyết cơ bản những vấn đề có liên quan như đặc điểm, tính chất, nội dung, nghệ thuật và giá trị thực tế của câu đối Hán Nôm đối với các di tích, góp phần làm sáng tỏ vai trò của câu đối Hán Nôm cổ trong di sản văn hoá truyền thống gắn với lịch sử ngàn năm Thăng Long-Hà Nội .

- Khảo sát, xem xét theo các tiêu chí đặt ra, đề tài cho thấy tình hình cụ thể sau:

Trong các di tích cổ, câu đối chữ Hán được khắc chạm trên nền nhiều chát liệu khác nhau bằng các thể chữ chân, lệ, đá, thảo. Các dạng đối từ tiểu đối, đối thơ và đối phú đều có và khá đa dạng.

Nội dung phản ánh gắn liền với tính chất thờ tự của từng loại hình di tích., đồng thời tính đa thờ ở từng di tích mang đậm đặc trưng văn hoá phối thờ của người Việt. Nội dung câu đối thể hiện phong phú các chủ đề ca ngợi đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, danh nhân, thánh mẫu, anh hùng dân tộc, phong cảnh, giáo dục, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thực trạng đã đặt ra một số vấn đề cần phải khắc phục là: Một số câu đối còn bất cập về nội dung, nghệ thuật do quá trình trùng tu còn nhiều hạn chế.

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong hiện tại và lâu dài.

- Công trình đề tài dày 88 trang.

- Là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy; trực tiếp giúp sinh viên chuyên ngành tiếp cận với các di tích cổ khi tiến hành điền dã thực địa.

- Báo cáo khoa học: 1 bài

đề tài: Thời gian trong “Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust và ứng dụng vào nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam.

Mã số: QX.01.09

Thời gian thực hiện: 2001 - 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Duy Hiệp

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Vấn đề thời gian trong tiểu thuyết đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới; ở Việt Nam được chú ý đến từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đây là vấn đề lý luận còn khá mới mẻ. Nội dung của việc nghiên cứu là khám phá lại bản chất của quá trình sáng tạo, chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố thời gian. Công trình đề tài nhằm trả lời câu hỏi tại sao lại phải tìm hiểu yếu tố thời gian trong tiểu thuyết? Đi tìm yếu tố này, tức là tìm quan niệm nghệ thuật, cái nhìn thế giới, con người của nhà văn, qua đó khám phá ra vẻ đẹp sâu kín trong sáng tạo riêng của mỗi nhà văn.

- Bố cục công trình: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bố cục như sau:

Chương 1: Thời gian với tiểu thuyết

Chương 2: Thời gian trong “Đi tìm thời gian dã mất”

Chương 3: Thời gian trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam

- Công trình nghiên cứu 171 trang.

- Phục vụ viết giáo trình văn học Pháp thế kỷ XVIII-XX; Phục vụ bài giảng chuyên đề đào tạo đại học.

Bài viết công bố:

1). Sự song hành thời gian Carnaval trong Don Quijote. Tạp chí Nghiên cứu văn học nước ngoài, số 3, năm 2005.

2). Các cấp độ thời gian trong Chí Phèo. Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, 2005.

đề tài: Thời gian và không gian nghệ thuật thơ mới

Mã số: QX.02.01

Thời gian thực hiện: 2002 – 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Trần Khánh Thành

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Thời gian và không gian nghệ thuật là những vấn đề quan trọng của thi pháp tác giả và thi pháp trào lưu văn học. Vận dụng những thành tựu của thi pháp học để nghiên cứu thơ mới là hướng đi cần thiết nhằm kiến giải một cách khoa học về cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam trên con đường hiện đại hoá.

- Nội dung công trình cấu tạo theo 3 chương:

Chương 1: Thơ mới và sự biến đổi thi pháp thơ mới.

Chương 2: Thời gian nghệ thuật thơ mới

Chương 3: Không gian nghệ thuật thơ mới

đề tài: Truyện thơ một số nước ở Đông Nam Á: nguồn gốc và đặc trưng thể loại

Mã số: QX.02.02

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Trần Thúc Việt

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Truyện thơ là thể loại văn chương truyền thống đã xuất hiện từ lâu trong văn học các dân tộc Đông Nam Á.

- Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đối chiếu và so sánh các tác phẩm tiêu biểu, đề tài bước đầu tập trung giải quyết 2 vấn đề chính, đó là: Sự hình thành truyện thơ Đông Nam Á và đặc trưng của nó.

- Bố cục công trình đề tài: Ngoài phần mở đầu – tổng quan chung và phần kết luận, nội dung được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Khái niệm về truyện thơ và vai trò, vị trí của truyện thơ trong nền văn học khu vực Đông Nam Á.

Chương 2: Nguồn góc truyện thơ Đông Nam Á

Chương 3: Đặc trưng cơ bản của truyện thơ Đông Nam Á

- Công trình nghiên cứu dầy 98 trang.

- Phục vụ giảng dạy chuyên đề.

Đề tài: Văn thơ cách mạng Việt Nam và Lào về mối quan hệ Việt -Lào, Lào-Việt (1945-1975)

Mã số: QX.03.04

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Võ Đình Hường

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khái quát những chặng đường lịch sử của mối quan hệ Việt-Lào, Lào-Việt;

- Văn thơ cách mạng Việt Nam về mối quan hệ Việt-Lào, Lào-Việt;

- Văn thơ cách mạng Lào về mối quan hệ Lào-Việt, Việt-Lào: Khắc hoạ, những vấn đề thuộc phạm vi tình cảm của cán bộ, quân tình nguyện và người dân Việt Kiều, người dân Lào.

Đề tài: Phát thanh trong sự cạnh tranh với các phương tiện thông tin đại chúng

Mã số: QX.03.11

Thời gian thực hiện: 2003- 2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thị Thu Hương

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của phát thanh trên thế giới và Việt Nam, vai trò của nó trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng;

- Khảo sát các chương trình phát thanh hiện có của đài tiếng nói Việt Nam trong những năm 2002-2004, những ưu điểm và nhược điểm;

- Khẳng định vai trò, vị trí của phát thanh trong tương lai; đề xuất các biện pháp phát thanh có hiệu quả và chất lượng.

Đề tài: Một số vấn đề về sự áp đặt và tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam trước 1945

Mã số: QX.04-12

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Phan Quý Bích

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Sự tương đồng và dị biệt giữa hai nền văn hoấ trong giao lưu để thấy những yếu tố có thể tiếp nhận hay từ chối;

- Nghiên cứu việc dạy văn trong trường phổ thông (chính sách cấy ghép văn hoá của thực dân Pháp), nghiên cứu dịch thuật và dấu ấn của văn học Pháp trong thơ Việt (kết quả tiếp nhận).

Đề tài: Báo chí miền Bắc viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong những năm 1965-1973( Báo Nhân dân, Quân Đội)

Mã số: QX.05.10

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đình Lân

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khảo sát hai tờ báo trên, vị trí và nội dung của các báo với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam

- Hoàn chỉnh bản thảo ba chuyên đề với độ dày hơn 100 trang và có 01 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: không gian trong tiểu thuyết của Jean- marie gustave
le clézio

Mã số: QN.05.13

Thời gian thực hiện: 2005-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Bình

Tham gia thực hiện: ThS. Đỗ Phương Mai, ThS. Nguyễn Thuý Loan.

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đề tài đã tổng thuật những kỹ thuật xây dựng không gian từ tiểu thuyết truyền thống đến tiểu thuyết hiện đại thế kỷ XX nhằm nêu bật sự kết thừa xuất sắc những tinh hoa của các nhà văn tiền bối và những cách tân, đổi mới của Le Clézio trong kỹ thuật xây dựng không gian tiểu thuyết.

- Khảo sát và phân loại những không gian đặc tr­ưng trong các tác phẩm phản ánh thế giới quan và chủ nghĩa nhân văn của Le Clézio. Những quan niệm về cội nguồn quyết định các kỹ thuật xây dựng không gian tạo nên những cực đối lập: Không gian cội nguồn và không gian phi cội nguồn trong tác phẩm của Le Clézio.

- Phân tích cách sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu, cách trình bầy câu chữ trên trang giấy nhằm minh chứng cho một kiểu bút pháp “ vật chất” và giàu chất thơ trong kỹ thuật xử lí không gian tiểu thuyết. Đó là những thủ pháp làm sống dậy tất cả các giác quan dựa trên ph­ương thức thể hiện vừa cụ thể, vừa giầu cảm xúc

- Trình bầy những nguyên lí cơ bản của Mỹ học tiếp nhận, những khuynh hư­ớng tiêu biểu của phê bình hiện đại thế kỷ XX, từ đó, chúng tôi đ­ưa ra cách thức tiếp cận văn bản văn học nói chung và không gian tiểu thuyết nói riêng đối với loại “siêu độc giả”: ngư­ời giảng dạy văn học và sinh viên ngành ngữ văn nư­ớc ngoài.

Các báo cáo khoa học đã công bố

1) Cuộc trò chuyện của nhà văn Le Clézio trên đài phát thanh, (dịch sang tiếng Việt) in trong cuốn Quan niệm văn ch­ương Pháp thế kỷ XX do Lộc Phư­ơng Thuỷ chủ biên, Nxb. Văn học, 2005.

2) Những kiểu hành trình trong tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trư­ờng Đại học ngoại ngữ-ĐHQGHN đã đ­ược Hội đồng khoa học trư­ờng nghiệm thu, tháng 8/2005).

3) Tiểu thuyết hiện đại Pháp thế kỷ XX, Hội nghị khoa học nữ Đại học quốc gia Hà Nội lần thứ 10, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

Đề tài: Thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn trong văn học Việt Nam thời Trung đại

Mã số: QX.05.15

Thời gian thực hiện: 2005- 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng

Kết quả nghiệm thu : Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu là: các khái niệm thơ chữ Nôm, Hàn luật, thể quốc ngữ, thể thất ngôn, xen lục ngôn, bản chất của các loại xen lục ngôn và những vấn đề đặt ra từ các cuộc tranh luận;

- Nguyễn Trãi với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn;

- Quá trình hình thành , phát triển và tiêu vong loại hình thể thơ trên;

- Nguồn gốc, hình thức, cách hiệp vần, cấu tạo nhịp, nội dung thể loại và kiểu câu của thể thơ trên.

- Đề tài đã góp phần đào tạo 01 ThS.

Các bài công bố:

Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nxb ĐHQGHN, 2006

Đề tài: Sự hiện đại hoá ngôn ngữ phê bình văn học nghệ thuật trên báo viết từ 1986 đến nay

Mã số : QX.05.16

Thời gian thực hiện: 2005 - 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái,

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Nghiên cứu cách viết phê bình văn học nghệ thuật và xem xét sự vận động của chúng trong tiến trình hiện đại hoá chung của văn học, báo chí học thế kỷ XX.

- Công trình nghiên cứu dày 150 trang và 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: Những xu hướng lãng mạn trong văn học Nga cuối thế kỷ XIX

Mã số: QX.05.20

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ,

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Nghiên cứu các đặc điểm lãng mạn của những xu hướng thông qua xây dựng các nhân vật, các thủ pháp nghệ thuật.

- Công trình dày 80 trang, 01 bài công bố.

Đề tài: Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện nay.

Mã số: QX.05.23

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Đức Phương,

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khái lược về phương pháp luận nghiên cứu, các phương pháp và thao tác nghiên cứu, những vấn đề đặt ra....

- Một chuyên luận dày 150 trang.

-

Đề tài: Nghiên cứu câu phủ định tiếng Pháp dưới góc độ ngữ nghĩa ngữ dụng (Trên cơ sở ngữ liệu câu phủ định trong tiếng Pháp)

Mã số: QN.06.04

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Thế Hùng

Tham gia thực hiện: Bộ môn Lý thuyết tiếng Khoa Pháp ĐHNN-ĐHQGHN

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khái niệm câu phủ định; Sự khác nhau giữa câu phủ định và ý nghĩa phủ định.

- Nội hàm của phủ định ngữ nhĩa: các khái niệm bổ sung, đối lập, sai lệch

- Các đặc tính cú pháp, ngữ nghĩa cơ bản của câu phủ định.

- Các chức năng của câu phủ định trong giao tiếp hàng ngày.

- 2 bài báo đăng trên tạp chí.

- Công trình toàn văn tối thiểu 120 trang.

Đề tài: Xã hội Pháp thế kỷ 20 qua lăng kính của một số nhà văn Pháp đương đại

Mã số: QN.06.05

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Vân Dung

Tham gia thực hiện: Khoa NN&VH Pháp

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Tổng hợp các phân tích về xã hội Pháp của một số nhà xã hội học

- Phân tích một số tác phẩm văn học đương đại của các tác giả Marguerite, Duras, Le Clezio, Annie Ernaux nhằm làm sáng tỏ các vấn đề được nêu

- Suy nghĩ về việc giảng dạy các tác phẩm trên cho sinh viên.

Đề tài: Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ 20: Những vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác

Mã số: QN.06.06

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Thật

Tham gia thực hiện: Bộ môn Văn học Pháp khoa Pháp trường ĐHNN-ĐHQGHN

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Các quan niệm thẩm mỹ truyện ngắn của các nhà văn Pháp đương đại

- Khảo sát và phân tích những truyện ngắn trong tạp chí"Truyện ngắn mới"

- Thử lý giải thái độ bàng quan của độc giả Pháp với truyện ngắn Pháp đương đại

- Đề xuất một số phương pháp khai thác truyện ngắn trong lớp học tiếng Pháp như một ngoại ngữ

- Tổng hợp và nêu được những quan điểm giống và khác nhau của các nhà văn và nhà phê bình về thể loại truyện ngắn.

- Đưa ra tiêu chí xếp loại truyện ngắn theo loại hình.

- Khái quát các nội dung của truyện ngắn đương đại.

- Nêu ra các kỹ thuật viết truyện ngắn của các tác giả đương đại.

- 2 bài báo đăng trên tạp chí.

- Chuyên khảo tối thiểu 100 trang.

Đề tài: Khuynh hướng văn học thời Lý Trần

Mã số: QX.06-11

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu khuynh hướng văn học Việt Nam cổ trong đại và khuynh hướng văn học thời Lý Trần

- Diện mạo và đặc điểm của khuynh hướng văn học thời Lý Trần

- Vai trò của việc nghiên cứu khuynh hướng văn học trong lịch sử văn học Việt Nam thời Lý Trần

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành.

Đề tài: Ảnh hưởng và tiếp nhận Thi kinh tại Việt Nam thời Trung đại (Qua các văn bản kinh điển Nho gia trong di sản Hán Nôm Việt Nam)

Mã số: QX.06.23

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Ánh Sao

Tham gia thực hiên: GVC. Nguyễn Tuấn Cường

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Ảnh hưởng và tiếp nhận Thi kinh tại Việt Nam thời trung đại - Nhìn từ góc độ văn hoá,

- Ảnh hưởng và tiếp nhận Thi kinh tại Việt Nam qua khảo sát các văn bản kinh điển Nho gia trong di sản Hán Nôm Việt Nam,

- Mô tả tình trạng, đặc điểm và diện mạo các văn bản kinh điển Nho gia; nội dung, tính chất và phương thức tiếp nhận Thi kinh trong các văn bản trên,

- Báo cáo tổng quan: 150-200 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: Một số đặc điểm của tư duy thơ Việt Nam thời kỳ 1986-2005

Mã số: QX.06. 27

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Bá Thành

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Tiền đề xã hội và văn học cho sự đổi mới tư duy thơ Việt Nam,

- Các quan niêm thơ hiện nay trên diễn đàn.

- Những đặc điểm tiêu biểu của tư duy nghệ thuật thơ hiện nay,

- Lý giải và phát triển của tư duy thơ hiện nay.

- Sự thịnh hành của tư duy thơ mới.

- Sự giao lưu và hội nhập của thơ Việt Nam.

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành.

Đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam 1975- 2005 - Những vấn đề thể loại

Mã số: QX.06. 29

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Bùi Việt Thắng

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khảo sát diện mạo tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn trên,

- Các xu hướng chính, những chuyển biến chính của cấu trúc và phong cách tiểu thuyết tiêu biểu,

- Sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 xét từ góc độ thể loại thể hiện qua các nội dung có liên quan đến tiêủ thuyết,

- Báo cáo tổng quan 120 trang và 01 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Đề tài: Những vấn đề về chữ Nôm thế kỷ XX

Mã số: QX.06.34

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: Lê Anh Tuấn

Tham gia thực hiện: TS. Hoàng Thị Hồng Cẩm

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khảo sát những tác phẩm chữ Nôm,

- Ảnh hưởng của các tác phẩm này đối với xã hội, lịch sử, tôn giáo, văn hoá... Việt Nam,

- Tổng kết lại những vấn đề về chữ Nôm trong thế kỷ XX,

- Mối quan hệ giao thoa (tích cực, hạn chế) giữa các hình thức văn tự khác trong giai đoạn lịch sử này,

- Thư tịch, văn bản, ngôn ngữ, thi pháp, ... chữ Nôm thế kỷ XX

- Báo cáo tổng quan 200 trang và các bài công bố.

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   |