Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Khu vực học - Quốc tế học (Đề tài ĐHQG 2001-2006)

Đề tài: Cộng đồng Melayu, một số vấn đề về ngôn ngữ

Mã số: QX.01.14

Thời gian thực hiện: 2001- 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Mai Ngọc Chừ

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

Công trình đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được trình bày trong 4 chương sau:

Chương I: Vài nét về cộng đồng Melayu ở Đông nam á

- Địa bàn cư trú; nguồn gốc; phong tục tập quán; tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghệ thuật; văn học truyền thống…

Chương II: Tiếng Melayu, đặc điểm và cấu trúc.

- Khái quát những đặc điểm loại hình tiếng Melayu.

- Ngữ âm; Cấu tạo từ; đoản ngữ; câu.

Chương III: Vai trò của tiếng Melayu ở thế giới hải đảo.

- Những lý do để tiếng Melayu trở thành ngôn ngữ quốc gia của Melayu, Brunei, Inđonesia, Singgapore.

- Tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội

- Tiếng Melayu trong hệ thống giáo dục

- Tiếng Melayu trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Tiếng Melayu trong lĩnh vực văn học.

Chương IV: Những vấn đề ngôn ngữ đang được đặt ra.

- Cuộc cạnh tranh giữa tiếng Melayu và các ngôn ngữ khác.

- Về sự khác biệt Bahasa Inđonesia với Bahasa Melayu ở Melayu, Brunei, Inđonesia, Singgapore.

- Vấn đề chuẩn hoá tiếng Melayu.

- Công trình dày 92 trang,

- Là tài liệu phục vụ giảng dạy chương trình đại học và sau đại học tại Khoa

Bài viết công bố:

1) Cộng đồng Melayu: những vấn đề đang được đặt ra về ngôn ngữ”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, năm 2001.

2) Những nhân tố khiến tiếng Melayu trở thành ngôn ngữ quốc gia của Melayu, Brunei, Inđonesia, Singapore”, Nghiên cứu đông Nam Á, số 1, năm 2002.

3) Sách: Cộng đồng Melayu: những vấn đề về ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, 173 trang.

Đề tài: Thế ứng xử văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và việc ứng dụng vào du lịch

Mã số: QX.02.12

Thời gian thực hiện: 2002 - 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thuý Anh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Cách ứng xử từ truyền thống đến hiện đại của người Việt Nam được coi là một trong những di sản phi vật thể.

- Những đặc điểm chính của ứng xử văn hoá Việt Nam truyền thống.

- Thế ứng xử Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại: những tinh hoa cần phát huy và những bất cập khi đối diện với nền kinh tế thị trường.

- Tìm mô hình ứng xử hợp lý nhằm giảm thiểu những tiêu cực phát sinh từ tâm lý của cư dân nông nghiệp tiểu nông và phát huy những thế mạnh của tinh hoa ứng xử truyền thống để ứng dụng vào việc phát triển du lịch Việt Nam.

- Công trình nghiên cứu dày114 trang

- Phục vụ giảng dạy đại học môn cơ sở văn hoá Việt Nam

Các bài công bố:

1) The system of subordination in traditional Vietnammese society (Kỷ yếu hội nghị châu Âu nghiên cứu về văn hoá Việt Nam) St. Petersburg State University xuất bản, 2002 tr 36-38, EUROVIET V

Các báo cáo:

1) Truyền thống ứng xử Việt xưa. Tạp chí Thông tin văn hoá số 1 ngày 08/9/2003.

2) Về ứng xử của người Việt xưa. Kỷ yếu HTKH nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 7, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2002, tr 262-270

Đề tài: Hình vị tiếng Thái Lan trong sự đối chiếu với tiếng Việt

Mã số: QX.02.14

Thời gian thực hiện: 2002 – 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tương Lai

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Hình vị là khái niệm then chốt trong ngữ pháp học đại cương. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về đơn vị ngữ pháp cơ sở của một trong những ngôn ngữ phương Đông với nội dung xác định các đặc trưng về cấu trúc ngữ âm, cấu trúc ngữ nghĩa cũng như vai trò của các đơn vị được gọi là hình vị của ngôn ngữ Thái Lan có sự so sánh với tiếng Việt.

Nội dung công trình đề tài gồm 3 chương như sau:

- Chương I: Xác định hình vị và từ trong tiếng Thái Lan

- Chương II: Phân loại vốn từ trong tiếng Thái Lan

- Chương III: Bàn về những đơn vị mà các thành tố có hình thức ngữ âm tương tự nhau trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan

- Công trình dày 91 trang

- Phục vụ nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ học các nước phương Đông; Là cơ sở để biên soạn giáo trình dạy và học tiếng Thái Lan.

Bài viết công bố:

Hình vị và từ tiếng Thái Lan, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2003, tr 43-53.

Đề tài: Lịch sử trang viên Oyama Nhật Bản

Mã số: QX.03.01

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Hải Linh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Quá trình thành lập trang viên Oyama thời Heian, trong đó đề cập đến sự ra đời và quá trình hình thành thung lũng Oyama trước thời Heian, quá trình thành lập trang viên Đông tự, tình hình khai khẩn và canh tác của trang viên và mối quan hệ giữa trang viên và Quốc ty;

- Trang viên Oyama thời Kamakura với những nội dung: Sự xâm nhập của Thủ hộ Nakazawa, tình hình canh tác và thuỷ lợi, vấn đề trang dân;

- Nghiên cứu trang viên Oyama thời Murumachi với những nội dung: Tình hình canh tác, quá trình can thiệp của Thủ hộ, phiên chế các danh chủ và nỗ lực khôi phục trang viên Đông tự và sự tan rã của trang viên;

- Là công trình khảo cứu chi tiết đầu tiên ở Việt Nam về lịch sử một trang viên ở Nhật Bản.

Các bài công bố:

1) Lịch sử trang viên Nhật Bản (thế kỷ VIII-XVI), NXB Thế giới. HN 2003.

2) Lễ hội ở miền Nam phủ Ôsaka thế kỷ XVI qua ghi chép của Kujou Masamoto, TC Đông Bắc Á, số 2/2005.

Các báo cáo:

1) Làng Nhật Bản thời Trung thế qua tư liệu trang viên, Hội thảo Khoa học, Đông Á, Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, NXB Thế giới, H.2004

2) Tình trạng tranh chấp ruộng đất giữa các làng qua sử liệu - góp phần so sánh chế độ ruộng đất ở Nhật Bản thời Kamukura và ở Việt Nam thời Lý Trần, Hội thảo tại đại học Tổng hợp Ôsaka, 9/2003

3) Tình trạng tranh chấp ruộng đất thời Kamakurra qua tư liệu trang viên Oyama, Hội thảo: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: những vấn đề lịch sử và hiện tại, HN. 9/2003

Đề tài: Tổ chức và hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Mã số: QX.03.07

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Điệp Thành

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khái quát về sông Mê Công và quá trình hợp tác giữa các quốc gia ở lưu vực sông Mê Công;

- Cơ cấu tổ chức và chức năng quyền hạn của hai uỷ ban được thành lập trước khi thành lập Uỷ hội;

- Thực trạng về hoạt động và một số giải pháp hoàn thiện Uỷ hội sông Mê Công.

Các báo cáo:

1) Báo cáo tham gia hội thảo: Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của VN, Nxb Thế giới 12/2003

2) Báo cáo tham gia Hội thảo: nghiên cứu Quốc tế và sự hội nhập của VN trong thời kỳ đổi mới, ĐHKHXH&NV, 10/2005

Đề tài: Một số vấn đề về bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam á hải đảo

Mã số: QX.04.02

Thời gian thực hiên: 2004- 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Vân

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Cơ sở lý thuyết về chính sách ngôn ngữ và cảnh huống ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo;

- Ngôn ngữ quốc gia và sự lựa chọn của các nhà nước Đông Nam Á hải đảo;

- Vị trí và vai trò của tiếng Anh ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.

Các bài công bố:

1) Những nhân tố cơ bản làm cho tiếng Anh có vị trí quan trọng ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, TCNC Đông Nam Á, số 6/2004

2) Ngôn ngữ chuẩn và những nhân tố trong sự lựa chọn ngôn ngữ chuẩn ở Malaysia, TCNC Đông Nam Á, số 2/2006

Đề tài: Các hiệp định thương mại tự do được ký kết ở khu vực châu á - Thái Bình Dương từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay - Thực trạng và triển vọng

Mã số : QX.04.05

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Thành Nam

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khái quát về các hiệp định thương mại khu vực và song phương;

- Những tác động của các hiệp định thương mại tự do đa phương có tính khu vực và song phương;

- Xu thế phát triển của FTAS trong thời gian tới;

- Báo cáo tổng quan: 100 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: đặc điểm ngữ âm của các ngôn ngữ Malayopolynesia ở Việt Nam và Đông Nam á (Chăm, Raglai, Êđê, Malay, Tagalog)

Mã số: QX.05.02

Thời gian thực hiện: 2005- 2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Mai Ngọc Chừ

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Tổng hợp hệ thống ngữ âm của từng ngôn ngữ cụ thể, từ đó tìm ra những đặc điểm chung nhất của ngữ hệ Malayopolynesia ở Đông Nam Á;

- Khảo sát 5 ngôn ngữ cụ thể trên, từ đó quy vào hai nhóm cụ thể và rút ra những đặc điểm chung về ngữ âm giữa các ngôn ngữ trong khuôn khổ mỗi nhóm, sau đó so sánh hai nhóm với nhau và rút ra những điểm tương đồng và khác biệt;

- Tập trung nghiên cứu 3 mảng lớn: đặc điểm ngữ âm của các ngôn ngữ Malayopolynesia ở Việt Nam, đặc điểm ngữ âm của các ngôn ngữ Malayopolynesia ở Đông Nam Á, khái quát về những đặc điểm ngữ âm của các ngôn ngữ Malayopolynesia ở Đông Nam Á và Việt Nam,

- Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hệ thống ngữ âm tiếng Raglai không quá phức tạp. Điều này khác với các ngôn ngữ cùng chi Chăm và lại giống với các ngôn ngữ Malayopolynesia;

- Tiếng Êđê đang trong quá trình biến đổi mạnh hơn tiếng Raglai;

- Ngôn ngữ tiếng Chăm đang trong quá trình hình thành thanh điệu;

- Tiếng Malayopolynesia hiện tượng ngôn điệu không có chức năng âm vị học...

Các bài công bố:

4) Một số đặc điểm ngữ âm các ngôn ngữ Malay và Tagalog (trong sự so sánh với các ngôn ngữ Malayopolynesia ở Việt Nam, TC. Ngôn ngữ , số 5/2005

Đề tài: Giao thoa Đông -Tây qua một số tác giả tiêu biểu của văn học n Độ đương đại.

Mã số: QX.05.06

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Thu Hương

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Thống kê những tác giả tiêu biểu, thủ pháp nghệ thuật, thành tựu nổi bật.

- Tập tài liệu dày 200 trang,

Đề tài: Ngữ âm và chữ viết tiếng Thái Lan

Mã số: QX.05.08

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tương Lai

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Vị trí của tiếng Thái Lan trong bối cảnh các ngôn ngữ nhóm Thái ở Đông Nam Á, hệ thống ngữ âm và vấn đề chữ viết ...

- Báo cáo tổng quan: hơn 100 trang và 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành.

Đề tài: Nghiên cứu cách dùng các phương tiện tình thái tiếng Việt của người Hà Nội

Mã số: QX.05.09

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Cẩm Lan

Kết quả nghệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Điều tra tình hình sử dụng các phương tiện tình thái tiếng Việt trên địa bàn Hà Nội.

- Một công trình khảo cứu từ 100 trang và 01 bài công bố

Đề tài: Xoá đói giảm nghèo ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho công tác này ở Việt Nam hiện nay

Mã số: QX2005-13

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Võ Thị Thu Nguyệt

Kết quả nghiệm thu : Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Hệ thống, phân tích số liệu; rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về xoá đói, giảm nghèo.

- Tập hợp tư liệu 200 trang, xây dựng đề cương nghiên cứu và công bố một bài.

Đề tài: Chủ nghĩa ly khai ở Inđônêxia- Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết

Mã số : QX.0515

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hồ Thị Thành.

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu : (dự kiến)

- Nguyên nhân hình thành, quá trình phát triển của chủ nghĩa ly khai và bài học kinh nghiệm

- Công trình nghiên cứu dày 120 trang, công bố 01 bài.

Đề tài: Tiếp cận văn học Nhật Bản trong giảng dạy đại học

Mã số: QX.05.21

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Chung Toàn

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Tình hình nghiên cứu và giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam;

- Chương trình giảng dạy văn học Nhật Bản tại các trường đại học ở Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm;

- Những nội dung cơ bản của văn học Nhật Bản.

Đề tài: Quá trình phục hưng văn hoá - xã hội n Độ và vai trò của nó với sự phát triển ý thức dân tộc n Độ

Mã số: QX.06.02

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hương Giang

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Quá trình phục hưng, những đặc điểm cơ bản , lý giải và nêu rõ vai trò quan trọng của phục hưng văn hoá xã hội Ấn Độ ;

- Bối cảnh hình thành và phát triển, những ảnh hưởng của nó đối với văn hoá và xã hội Ấn Độ

- Các bài công bố 01 bài

Đề tài: Nghiên cứu, so sánh vị trí, vai trò và một số đặc điểm cơ bản của đảng phái chính trị ở các nước asean

Mã số: QX.06.03

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Hải

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- So sánh vị trí, vai trò và một số đặc điểm cơ bản của đảng phái chính trị ở các nước ASEAN;

- Những yếu tố trên của các đảng phái đối với công cuộc xây dựng đất nước;

- Những hạn chế của các đảng phái trên.

- Các bài công bố 01

Đề tài: Sự xâm nhập của Thiên chúa giáo và thái độ của các chính quyền Việt Nam trong thế kỷ XVII, XVIII

Mã số: QX.06.05

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Bối cảnh lịch sử thế giới, khu vực và lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII,

- Sự xâm nhập của Thiên chúa giáo và thái độ của các chính quyền VN thế kỷ XVII, XVIII,

- Những nhân tố ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đối với xã hội Việt Nam

- Báo cáo tổng quan 100 trang

Đề tài: Sự biến đổi về phong tục tập quán của người n Độ khi cải giáo thành tín đồ Hồi giáo

Mã số: QX.06.07

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Miêu tả, phân tích các phong tục tập quán, lý giải sự biến đổi về phong tục tập quán của người Hồi giáo Ấn Độ,

- Nguyên nhân, động cơ của sự biến đổi trên.

- Các bài công bố: 01 bài công bố

Đề tài: Cơ chế pháp lý đảm bảo chế độ bầu cử Tổng thống Mỹ

Mã số: QX.06.13

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Thu Huyền

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Hệ thống những quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong các kỳ bầu cử tổng thống

- Vai trò và tác động của nó đối với việc tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ

- Trình tự và thủ tục bỏ phiếu bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

- Báo cáo tổng quan: 100 trang và 01 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: ảnh hưởng của Tân thư (Trung Quốc) với Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục

Mã số: QX.06.19

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thuý Nhung

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Khảo sát các văn bản Tân thư của Trung Quốc, những đặc điểm chính của Tân văn thể của Trung Quốc

- Khảo sát định lượng, định tính của các văn bản chữ Hán trên

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: Quá trình xây dựng và hoàn hiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Mã số: QX.0622

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Quynh

Tham gia thực hiện: ThS. Vũ Anh Thư

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Khái quát hệ thống pháp luật VN về bảo vệ tài nguyên và môi trường,

- So sánh hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường quốc tế với pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam,

- Những giải pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam phù hợp với xu thế hoà nhập quốc tế,

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: Thể chế chính trị Cộng hoà Pháp

Mã số: QX.06.25

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Điệp Thành

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong chính phủ Cộng hoà Pháp,

- Cơ cấu tổ chức của các đảng phái chính trị Cộng hoà Pháp,

- So sánh các vấn đề trên với các nước châu Âu,

- Vị trí, vai trò của Tổng thống trong các tổ chính phủ và đảng phái chính trị,

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 01 bài công bố

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   |