Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Ngành Khoa học về Chính trị và Quản lý (Đề tài ĐHQG 2001-2006)

Đề tài: Hội nhập việc làm - nghề nghiệp xã hội của người tốt nghiệp đại học ở một số trường đại học tại Hà Nội

Mã số: QX.01.04

Thời gian thực hiện: 2001 – 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trương An Quốc

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Mô tả hiện trạng phân công lao động xã hội đối với người có trình độ cử nhân (xã hội và nhân văn) trong những năm đầu sau khi tốt nghiệp. Từ đó, phân tích và nhận diện một số đăc trưng xã hội của phân công lao động hiện nay.

- Tìm hiểu môi trường việc làm hiện nay của cử nhân. Khảo sát việc làm của họ từ nhiều phương diện nhằm xác định những nhu cầu xã hội về lao động, việc làm, và nghề nghiệp, đồng thời tìm hiểu khả năng và mức độ đáp ứng và được đáp ứng của họ.

- Những nguyên nhân thành công trong lĩnh vực việc làm – nghề nghiệp.

- Một số kiến nghị góp phần khắc phục phần nào những khó khăn, tăng thêm khả năng thuận lợi, thành công đối với cử nhân đại học.

- Bổ sung tư liệu cho biên soạn giáo trình chuyên đề “xã hội học nghề nghiệp và lao động”.

đề tài: Dòng họ và chính quyền cấp xã trong thời kỳ đổi mới qua tư liệu một số xã ở Thạch Thất, Hà Tây

Mã số: QX.01.11

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Phan Chí Thành

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Dòng họ là một kết cấu người mà sinh hoạt của nó là quá trình vật thể hoá, hiện thực hoá giá trị tâm linh có tính chất cận thế giới quan. Vì vậy, cùng một dạng thức này, biểu hiện của nó thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế -xã hội- văn hoá của từng vùng.

- Chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở của bộ máy nhà nước.

- Đề tài nhằm sác định bản chất của quan hệ dòng họ, định tính mối quan hệ này trong các mối quan hệ hiện tồn ở đời sống nông thôn đồng bằng Bắc bộ; thực chất của chính quyền cấp xã và vai trò của nó trong đời sống nông thôn hiện nay, đặt trong mối quan hệ với sự tồn tại của các dòng họ …

- Khảo sát và nghiên cứu mối quan hệ có tính chất dòng họ trong đời sống nông thôn ở địa bàn một số xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây. Có 4 quan hệ được nghiên cứu, đó là: Quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ hôn nhân và các sinh hoạt chung của các dòng họ trên địa bàn.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, đề tài đã phân tích, đánh giá và đề xuất một số kiến nghị khoa học về ứng xử đối với vấn đề này nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực.

- Kết quả thực tiễn - ứng dụng triển khai: Phục vụ tham khảo trong nghiên cứu và hoạch định chính sách văn hoá - kinh tế – xã hội ở nông thôn.

- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên một số ngành: KHCT, Xã hội học, Dân tộc học, Khoa học quản lý.

Bài viết công bố:

1) Dòng họ, thiết chế lỏng trong đời sống người Kinh (Việt) ở nông thôn Việt Nam, Thông báo Văn hoá dân gian năm 2002, Nxb KHXH, Hà Nội 2003, tr 472-480.

1) Thực chất của kết cấu dòng họ người Việt trong đời sống làng xã ở đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Dân tộc học số 3/ 2003, tr 40-43.

2) Dòng họ trong đời sống nông thôn iện nay, Tạp chí Toàn cảnh, Bộ Văn hoá thông tin, số 155, tháng 6/ 2003

đề tài: Đào tạo nghề và đào tạo việc làm cho người lao động ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ đô thị hoá hiện nay (Trường hợp huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội)

Mã số: QX.01.12.

Thời gian thực hiện: 2001– 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Văn Luân

Tham gia thực hiện: Nguyễn Thị Kim Chi, học viên cao học

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá là một trong những việc làm căn bản để giảm thiểu các tệ nan xã hội,góp phẩn đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

- Mục đích của đề tài là thử đưa ra một cachs tiếp cận đào tạo nghề và trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu công tác đào tạo nghề ở huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội trong những năm qua có thể đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Với mục tiêu trên đây, đề tài đã:

- Phân tích và làm rõ các bước của quy trình đào tạo nghề.

- Khảo sát thực trạng công tác đào tạo nghề cho người lao động ở huyện Từ Liêm – một vùng có tốc độ đô thị hoá cao trong những năm gần đây.

- Một số kiến nghị, giải pháp.

- Công trình nghiên cứu 70 trang + tập phụ lục

- Kết quả đào tạo : 01ThS, 02 CN.

đề tài: Nguyên lý thời sinh học với việc dự báo sức khoẻ và tính cách của người Việt ở châu thổ sông Hồng

Mã số: QX.01.13.

Thời gian thực hiện: 2001 – 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Lương Gia Tĩnh

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Từ góc độ triết học duy vật biện chứng, kết hợp nguồn thư tịch cổ của Trung quốc và Việt Nam, đề tài nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố hợp lý của nguyên lý thời sinh học và nhân tướng học nói chung trong triết học phương đông.

- Hệ thống các phương pháp, phương pháp luận liên ngành và phương pháp ứng dụng trong dự báo vrrf thời tiết – khí hậu-chu kỳ sinh học của con người.

- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc hiện nay.

- Xác định lai hệ thống không gian – thời gian của Việt Nam theo hệ thống tính thời gian sinh học.

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên – môi trường khí hậu và hệ sinh thái của vùng châu thổ sông Hồng. Đặc điểm cấu trúc sinh học và môi trường văn hoá của người Việt. Những nguyên tắc và phương pháp ứng dụng.

đề tài: Tính tất yếu của việc đổi mới ý thức pháp luật trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

Mã số: QX.01.15.

Thời gian thực hiện: 2001 – 2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thuý Vân

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Mục tiêu của đề tài: vận dụng một số quan điểm của triết học Mác –Lê nin vào xem xét, lý giải vấn đề trong thực tiễn, đó là luận giải tính tất yếu phải đổi mới ý thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) ở nước ta trong xu thế hội nhập và phát triển.

- Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và thực tiễn CNH, HĐH, phân tích những tiền đề khách quan quy định tính tính tất yếu phải đổi mới ý thức pháp luật.

- Công trình dày 117 trang.

- Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên chuyên ngành triết học.

đề tài: Kiến tạo chỉ số để đánh giá nhanh chất lượng dân số cộng đồng nông thôn Việt Nam (Lấy ví dụ ở Thái Nguyên, Nam định, Quảng Ngãi)

Mã số: QX.01.16

Thời gian thực hiện: 2001-2002

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Tham gia thực hiện: PGS. TS. Nguyễn Đình Hoè, ThS. Đặng Thị ánh Nguyệt, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN.Vũ Thị Hà, CN.Nguyễn Thị Hương Châu, CN.Đoàn Kim Hải.

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu các vấn đề lien quan đến chất lượng dân số (CLDS) đang được UBDSGD&TE, các Bộ, Ban ngành khác quan tâm. Đề tài này được thực hiện nhằm xây dựng hệ thống chỉ số gọn, chính xác và hợp lý để đánh giá nhanh CLDS nông thôn.

- Công trình dày 58 trang chính văn và tập phụ lục.

- Bổ sung kiến thức môn học “Dân số và phát triển”; Là tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập và tìm hiểu về dân số và chất lượng dân số;

- Đào tạo : 01 CN

Đề tài: Phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên qua giảng dạy môn Triết học

Mã số: QN.02.01

Thời gian thực hiện: 2002-2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Tr­ường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Như Thơ

Tham gia thực hiện: Bộ môn Mác Lênin ĐHNN-ĐHQGHN; ThS Phạm Văn Kim, ThS. Dương Quỳnh Hoa

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu chính:

- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản nhất về "năng lực", "năng lực tư duy", " năng lực tư duy khoa học"

- Nêu được mối quan hệ giữa Triết học và năng lực phát triển tư duy

- Thực trạng dạy-học môn Triết để phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên trường ĐHNN-ĐHQGHN

Các công trình đã công bố:

1) Một công trình toàn văn dài 110 trang.

2) Nguyễn Như Thơ. Nâng cao phương pháp học tập tích cực, năng động và sáng tạo của sinh viên thông qua các bài giảng Triết học. Kỷ yếu HNKH Trường năm 1995.

3) Nguyễn Như Thơ. Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung bài giảng Triết học phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của trường ĐHNN-ĐHQGHN nói riêng. Kỷ yếu HNKH Trường năm 1998.

4) Nguyễn Như Thơ. Kiểm tra kết qủa học tập môn Triết học của sinh viên bằng câu hỏi nhiều lựa chọn. Kỷ yếu HNKH Trường năm 1999.

5) Nguyễn Như Thơ. Giáo dục Triết học với nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy khoa học cho sinh viên trường ĐHNN-ĐHQGHN. Những vấn đề cơ bản về dạy-học ngoại ngữ, NXB ĐHQGHN, 2005, tr.436-442.

đề tài: Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong các gia đình Hà Nội hiện nay.

Mã số: QX.02.04

Thời gian thực hiện: 2002 – 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Kim Thanh

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Thông qua thực trạng sức khoẻ tâm thần (SKTT) của trẻ em ở Hà Nội, tìm hiểu nhận thức, hành vi của cha mẹ trong việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em (CSSKTTTE), những nguyên nhân của tình trạng này. Trên cơ sở đó, đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của gia đình trong CSSKTTTE, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để đổi mới nội dung, chương trình truyền thông về vấn đề này tới toàn xã hội.

- Công trình dày114 trang

- Kết quả thực tiễn - ứng dụng triển khai: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài nêu một số khuyến nghị về chính sách, luật pháp, truyền thông , dịch vụ xã hội và vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em.

- Báo cáo khoa học: 01 bài

đề tài: Bước đầu tìm hiểu về tín ngưỡng Mẫu (đạo Mẫu) ở Việt Nam.

Mã số: QX.02.11

Thời gian thực hiện: 2002 – 2003

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: CN. Trương Hải Cường

Tham gia thực hiện: CN. Lương Gia Tĩnh, ThS. Nguyễn Hữu Thụ

Kết quả nghiệm thu : Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đề tài tìm hiểu tín ngưỡng “Mẫu” được nghiên cứu dưới góc độ triết học và tôn giáo học với mục tiêu nghiên cứu trong tổng thể hệ thống tín ngưỡng Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra sự ra đời, tồn tại, phát triển và tư tưởng triết học trong tín ngưỡng Mẫu, những giá trị cũng như những hạn chế của nó.

- Công trình đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được cấu trúc theo hai chương:

Chương I: Tín ngưỡng Mẫu trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt Nam.

Chương II: Tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam hiện nay- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

- Công trình 65 trang và 1 bài giảng chuyên đề.

Bài viết công bố:

6) “Một số tôn giáo dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam// Tập bài giảng tôn giáo học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003, trang 71-75

7) Báo cáo khoa học: Tham luận trong Hội thảo về tư tưởng triết học Việt Nam do Viện Triết học, Viện KHXHVN tổ chức năm 2003.

Đề tài: Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước: vấn đề và giải pháp (Qua khảo sát Trung tâm KHXH&NVHN và ĐHQGHN)

Mã số : QX.03.05

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Phượng

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Xác định khái niệm khoa học xã hội và nhân văn và những nét riêng của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn;

- Những vấn đề đáng quan tâm nhất về đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong đó đề cập đến những vấn đề bất cập của đội ngũ này trong giia đoạn cách mạng hiện nay;

- Những quan điểm, giải pháp xây dựng vả phát triển đội ngũ trí thức trên;

- Báo cáo tổng quan 113 trang.

Các bài công bố:

8) Cơ hội và thách thức đối với đội ngũ trí thức KHXH&NV trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay, TC Giáo dục Lý luận, số 5/2004

9) Tìm hiểu đặc điểm của đội ngũ trí thức KHXH&NV nước ta hiện nay, Hội nghị KH Nữ , ĐHQGHN, 2004

Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng Phan Bội Châu về triết học và tôn giáo

Mã số: QX.03.06

Thời gian thực hiện: 2003-2004

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Hoà Hới

Tham gia thực hiên: GV. Trương Hải Cường, TS. Nguyễn Quang Hưng, ThS. Vũ Thành Lâm, CN. Hoàng Trường Minh, GS. TS.. Nguyễn Hữu Vui

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của tư tưởng triết học và tôn giáo của Phan Bội Châu;

- Sự dung hợp, giao thoa hỗn dung và hoà quyện nhiều dòng tư tưởng Đông Tây, cùng với quá trình vận động cách mạng của Phan Bội Châu để hình thành những tư tưởng triết học tôn giáo chỉnh thể, tổng hợp và có tính thực tiễn lịch sử cao- phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và canh tân đất nước;

- Nghiên cứu một số nội dung tư tưởng tôn giáo của Phan Bội Châu: khía cạnh tôn giáo trong Nho giáo, về đoàn kết và tự do tôn giáo, phê phán hiện tượng mê tín ...và về sự tương đồng giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với dân tộc.

Các bài công bố:

10) Tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng Mac xít về tôn giáo của Nguyễn An Ninh qua tác phẩm “Phê bình Phật giáo”, TCNC Tôn giáo, số1/ 2004,

11) ảnh hưởng của triết học phương Tây trong quan niệm Phan Bội Châu về con người , TC Triết học, 9/2005

Các báo cáo:

12) Nho giáo trong nhận thức duy vật lịch sử của Đào Duy Anh qua đọc tác phẩm “Khổng giáo phê bình tiểu luận”, HN KH Nữ, ĐHQGHN, 11/2004

Đề tài: Phật giáo với đạo đức của cư dân Hà Nội trong giai đoạn đổi mới hiện nay

Mã số: QX.04.10

Thời gian thực hiện: 2004 - 2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Lan

Tham gia thực hiên: GS.TS. Nguyễn Tài Thư - Viện Triết học; GS. Lê Văn Quán - Khoa Triết học; GVC. Lương Gia Tĩnh - Khoa Triết học

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Hà Nội và sinh hoạt Phật giáo của cư dân Hà Nội hiện nay;

- Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức của cư dân Hà Nội trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Các bài công bố:

Từ bi - giá trị nhân bản của Đạo Phật, TCKH, ĐHQGHN, 1/2006

Các báo cáo:

Vài nét về sự biến đổi của Phật giáo Việt Nam hiện nay, Hội nghị Khoa học Nữ, ĐHQGHN, 12/2005

Đề tài: Phụ nữ trong đời sống chính trị Việt Nam từ 1945 - 1986, khảo sát đường lối và chính sách

Mã số : QX.04.16

Thời gian thực hiện: 2004-2005

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Minh Thắng

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Hệ thống các văn bản, nội dung và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò phụ nữ trong đời sống chính trị xã hội, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945-1986;

- Đánh giá và kết luận;

- Báo cáo tổng quan khoảng 80 trang.

Đề tài: Biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam

Mã số: QX.05.07

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lại Quốc Khánh,

Kết quả nghiệm thu: Tốt

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam và sự biện chứng của tư tưởng trên.

- Danh mục tài liệu, tập tư liệu (50 trang), đề cương chi tiết.

Đề tài: Vốn xã hội của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã số: QX.05.14

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thái Thị Băng Tâm,

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Tác động của vốn xã hội đến năng lực tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên ĐHQGHN: khảo sát, phân tích và kiến nghị.

- Báo cáo tổng quan: hơn 100 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: Khảo sát sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở một số làng Công giáo trên địa bàn Hà Nội.

Mã số: QX.05.22

Thời gian thực hiện: 2005-2006

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quang Hưng,

Kết quả nghiệm thu: Khá

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá đúng thực chất những chuyển biến văn hoá- xã hội, phân tích và tìm hiểu các nguyên nhân ... về vấn đề văn hoá - xã hội ở một số làng công giáo trên địa bàn Hà Nội.

- Công trình nghiên cứu dày 120 trang, công bố 02 bài.

Đề tài: Tự quản làng xã và vai trò của nó trong thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Mã số: QX. 06-01

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GV. Tống Văn Chung

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Tổng quan, lý luận chung, nội dung và vai trò của tự quản,

- Dân chủ làng xã, vai trò của dân chủ, quy ché dân chủ, bộ máy quản lý,

- Những kết luận và kiến nghị đối với quy chế dân chủ trong làng xã Việt Nam hiện nay.

- 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: Các thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Mã số: QX.06.04

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Hải

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Lịch sử hình thành và phát triển, lý thuyết thuật ngữ cơ bản và vai trò của bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thế giới,

- Thực trạng, nguyên nhân, hạn chế và hệ thống các thuật ngữ trên.

- 01 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại

Mã số: QX.06. 06

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Vũ Hảo

Tham gia thực hiên: TS. Đỗ Minh hợp, Viện Triết học; ThS. Hoàng Văn Thắng, khoa triết học

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Những tiền đề hình thành các quan niệm về con người trong các trào lưu triết học duy lý và phi duy lý ở phương Tây,

- Phân tích, hệ thống hoá và nội dung của quan niệm về con người,

- Những yếu tố tích cực và hạn chế của quan niệm này,

- Báo cáo tổng quan 100 trang

- 02 báo cáo tham gia hội thảo quốc tế.

Đề tài: Nghiên cứu chất lượng dân số đô thị thành phố Hà Nội

Mã số: QX.06.07

Thời gian thực hiện: 2006 - 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Tham gia thực hiên: ThS. Nguyễn Thị Hà, Khoa Xã hội học; Nguyễn Thị Tuyết Nga, Trung tâm Giới và phát triển

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Xây dựng và áp dụng bộ chỉ số để đo CLDS đô thị thành phố Hà Nội,

- Phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng dân số đô thị,

- Giải pháp nâng cao chất lượng dân số,

- Báo cáo tổng quan 100 trang, 01 bài báo.

Đề tài: Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam

Mã số: QN.06.12

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Như Thơ

Tham gia thực hiện: Bộ môn Mác Lênin trường ĐHNN-ĐHQGHN; GV Đỗ Thị Ngọc Anh, ThS. Phạm Văn Kim

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Phân tích những đặc điểm cơ bản của tục ngữ, ca dao Việt Nam

- Những tư tưởng triết học tự phát thể hiện thế giới quan, phương pháp nhìn nhận thế giới, trình độ tư duy của người Việt Nam xưa chứa đựng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

- Đề xuất một số hướng nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc bằng phương pháp tiếp cận triết học đối với học sinh và sinh viên trong quá trình dạy-học môn Triết học Mác Lênin; một số giải pháp sử dụng các hình thức văn hoá dân gian như những cứ liệu trong dạy-học môn này trong trường đại học.

- Tìm hiểu các tư tưởng triêt học Việt Nam qua quá trình dạy-học môn Triết học Mác Lênin

- Tư duy biện chứng tự phát của người Việt Nam thể hiện qua ca dao, tục ngữ

- Ca dao, tục ngữ - sự thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt Nam

- Điểm đặc biệt trong lôgic tư duy của người Việt Nam

- 2 bài viết trên Tạp chí chuyên ngành

- Báo cáo toàn văn 100- 120 tr.

Đề tài: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Mã số: QN.06.14

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Ngoại ngữ

Chủ nhiệm đề tài: GV. Dương Quỳnh Hoa

Tham gia thực hiện: Bộ môn Mác Lênin trường ĐHNN-ĐHQGHN; Ths Nguyễn Như Thơ, Phạm Văn Kim

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Sự cần thiết phải vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

- Quan điểm cơ bản và giải pháp tiếp tục vận dụng hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN

- Làm rõ những nội dung cần vận dụng lý luận

- Góp phần làm phong phú thêm tri thức về hàng hóa sức lao động

- Báo cáo toàn văn 100- 120 trang

- 02 báo cáo tại Hội nghị khoa học Trường.

Đề tài: Quan niệm của C.Mac về tha hoá và vận dụng quan niệm đó vào việc xem xét nguy cơ tha hoá trong điều kiện kinh tế thị trường

Mã số: QX.0614

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Phân tích quan niệm của C.Mác về tha hoá trên các lĩnh vực tôn giáo, nhà nước, lao động và bản chất con người

- Quan niệm của Mác về nguyên nhân và con đường khắc phục con người khỏi tha hoá

- Xem xét nguy cơ tha hoá, những giải pháp khắc phục nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Đề tài: Công tác xã hội với những hành vi lệch chuẩn

Mã số: QX.06.20

Thời gian thực hiện: 2006- 2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Văn Phú

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Cơ sở khoa học, nội dung hoạt động và thực hành công tác xã hội

- Nhận dạng các loại hình tệ nạn xã hội và nguyên nhân dẫn đến các hành vi trên

- Những biện pháp có tính khả thi nhằm khắc phục những tệ nạn trên

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài công bố

Đề tài: Vấn đề dung thông tam giáo trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam

Mã số: QX.06.23

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: GVC. Lương Gia Tĩnh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Đặc điểm của sự xâm nhập, chuyển hoá tư tưởng - văn hoá giữa ba hệ thống Nho - Phật - Đạo ở Việt Nam,

- Vai trò của nó trong quá trình phát triển tư tưởng - văn hoá của Việt Nam,

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 01 bài công bố trên tạp chí chuyên ngành

Đề tài: Những vấn đề lý luận chủ yếu của văn hoá quản lý

Mã số: QX.06. 24

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Ngọc Thanh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Hệ thống và làm rõ các lý thuyết cơ bản về văn hoá tổ chức, văn hoá quản lý,

- Trên cơ sở đó, đối chiếu với thực tiễn quản lý của các tổ chức trong hệ thống tổ chức quản lý hiện nay ở Việt Nam,

- Thiết lập các mô hình văn hoá tổ chức thích ứng trong điều kiện hiện nay,

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 01 bài công bố trên tạp chí.

Đề tài: Tập quán, tâm lý của người nông dân và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng ý thức pháp quyền ở nước ta hiện nay

Mã số: QX.06.26

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc Thành

Tham gia thực hiên: TS. Trịnh Trí Thức

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Phân tích để làm rõ khái niệm, nguồn gốc, bản chất, nội dung và biểu hiện của tập quán, tâm lý người nông dân,

- Ảnh hưởng của tập quán, tâm lý đối với việc thực thi pháp luật của người nông dân hiện nay,

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của tập quán, tâm lý của người nông dân đối với việc xây dựng ý thức pháp quyền ở nước ta hiện nay,

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài công bố

Đề tài: Tư duy thẩm mỹ Việt Nam từ buổi sơ khai đến đầu thế kỷ X

Mã số: QX.06.28

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Minh Thảo

Tham gia thực hiện: TSKH Đỗ Văn Khang

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Làm sáng tỏ logic hình thành và phát triển của tư duy thẩm mỹ, tư duy sáng tạo nghệ thuật của người Việt cổ qua quá trình lao động sản xuất, chế tác công cụ, hình thành văn hoá và ngôn ngữ biểu hiện từ buổi sơ khai đến đầu thế kỷ X,

- Vai trò của nó trong quá trình phát triển của tư tưởng thẩm mỹ Việt Nam

- Báo cáo tổng quan 100 trang và 01 bài công bố.

Đề tài: Một số khuynh hướng nghiên cứu Giới trong xã hội học (nửa sau thế kỷ XX)

Mã số: QX.06.30

Thời gian thực hiện: 2006-2007

Cơ quan chủ trì: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Bá Thịnh

Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu: (dự kiến)

- Phân tích và chỉ ra những nét khác biệt trong nghiên cứu giới từ góc độ xã hội học,

- Một số chủ đề về nghiên cứu giới của một số nhà xã hội học nổi tiếng thế giới: T.Parsons, A.Oakley.. .và các nhà xã hội học tiêu biểu Việt Nam,

- Báo cáo tổng quan hơn 100 trang và 02 bài công bố

 Ban KHCN - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   |