Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Một số thông tin về tập thể cán bộ nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2007
Tập thể cán bộ giảng dạy nữ nghiên cứu "Tính chất quang của vật liệu bán dẫn, điện môi" thuộc Bộ môn Vật lý Đại cương, Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. - Đơn vị công tác: Bộ môn Vật lý Đại cương - Khoa Vật lý -Trường ĐH Khoa Học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội - Địa chỉ: số 334 Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 8587344

I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP THỂ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU NỮ

Đối với một trường đại học có uy tín như trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đặc biệt với các ngành khoa học cơ bản như ngành vật lý số lượng cán bộ nữ thường rất ít, số cán bộ nữ có trình độ chuyên môn cao lại càng hiếm hơn. Chúng tôi - tập thể duy nhất của Khoa Vật lý, tập chung được một nhóm gồm 3 cán bộ nữ có cùng một hướng chuyên môn, đã cùng nhau phấn đấu bền bỉ, không nề hà trước mọi công việc trong suốt 30 năm qua, đến hôm nay đều đã trưởng thành: tất cả đều có trình độ tiến sỹ, đều được nhận học hàm phó giáo sư và đều tham gia công tác quản lý. Ở bất cứ cương vị công tác nào chúng tôi cũng đều tận tâm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần hợp tác với nhau rất tốt. Tập thể nữ chúng tôi đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên và được đáng giá là một tập thể nữ đoàn kết, có trình độ chuyên môn cao, có uy tín về lĩnh vực nghiên cứu vật liệu bán dẫn không chỉ trong trường mà trong phạm vi cả nước.

Tập thể nghiên cứu về “Tính chất quang của vật liệu bán dẫn và điện môi” gồm 4 thành viên trong đó 3 là nữ thuộc Bộ môn Vật lý Đại cương, một nam trước năm 1999 cùng ở Bộ môn với chúng tôi, hiện nay công tác tại Trung tâm Khoa học Vật liệu. Danh sách các thành viên của nhóm:

  1. PGS.TS. Lê Hồng Hà, sinh năm 1952, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Đại cương (nữ)
  2. PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình, sinh năm 1954, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Đại cương, Phó bí thư Chi bộ Khoa Vật lý (nữ)
  3. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Thục Hiền, sinh năm 1949, nguyên Chủ nhiệm Khoa Vật lý, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (nữ)
  4. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Ngọc Long, sinh năm 1943, Giám đốc TT Khoa học vật liệu, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Vất lý Đại cương, nguyên Phó hiệu trưởng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Trường ĐHKHTN (nam)

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Từ những ngày đầu mới thành lập cho tới nay, Bộ môn Vật lý Đại cương đảm nhiệm một khối lương công việc rất lớn trước nhà trường là hướng dẫn các môn thực tập về vật lý Đại cương cho toàn bộ sinh viên của trường (hiện nay hằng năm có khoảng gần 2000 sinh viên tham gia các môn học này). Không chỉ tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập với một số giờ dạy rất lớn, các cán bộ trong bộ môn còn phải xây dựng các bài thực tập mới, sửa chữa các bài thực tập bị hỏng trong quá trình sinh viên làm thực tập...Những công việc này đã chiếm nhiều thời gian, công sức của các cán bộ trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức rằng, Trường Đai học Khoa học Tự nhiên là một trong những đơn vị đào tạo trọng điểm, hàng đầu, có uy tín và có tầm quan trọng của đất nước trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Nghiên cứu cơ bản cũng như triển khai ứng dụng công nghệ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và phấn đấu từng bước đạt trình độ quốc tế là một trong những mục tiêu của trường. Vì vậy, hai nhiệm vụ cơ bản là vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học luôn song hành với nhau. Mặc dù thời gian dành cho công tác nghiên cứu khoa học rất eo hẹp, song tập thể nữ chúng tôi vẫn bền bỉ phấn đấu để triển khai công việc này trong nhiều năm và đến nay đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trở thành đơn vị nữ có uy tín trong chuyên môn. Công việc nghiên cứu trong trường đại học không chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ mà đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn và đóng góp đáng kể trong việc đạo tạo sinh viên chất lượng cao. Công việc này đã được cán bộ của bộ môn đóng góp trong suốt những năm qua, trong đó có sự đóng góp và trưởng thành của tập thể nữ Bộ môn Vật lý Đại cương chúng tôi.

III. TÓM TẮT THÀNH TÍCH

Có thể nói hướng nghiên cứu “Tính chất quang của vật liệu bán dẫn điện môi” mà nhóm chúng tôi triển khai trong suốt thời gian qua luôn là phương hướng thời sự của vật lý bán dẫn và điện môi - là một trong những hướng nghiên cứu chiến lược trong lĩnh vực vật lý của thế giới từ nhiều thập kỷ qua vì các sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như ứng dụng của vật liệu bán dẫn gắn liền với nghành công nghiệp điện tử, quang tử, chế tạo các linh kiện bán dẫn, chíp điện tử, mạch tích hợp, lade bán dẫn…Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nhà nước đang kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các khu công nghệ cao, trong đó đã có tập đoàn Intel đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn, các chíp điện tử tại khu công nghệ cao ở Việt Nam.

Đặc biệt từ năm 2003 tập thể nữ của chúng tôi đã đi đầu trong một hướng nghiên cứu mới, hiện đại đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, đó là nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano, loại vật liệu của thế kỷ 21, mang tính đột phá, có rất nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu cơ bản cũng như khả năng ứng dụng. Đây cũng là định hướng ưu tiên của đất nước trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong những năm tới của các nghành vật lý, hóa học, sinh học như đã được khẳng định trong quyết định số 1216 QĐ-BKHCN ký ngày 22/7/2003 của Bộ KH-CN. Dưới đây chúng tôi xin trình bày tóm lược các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được trong các lĩnh vực này.

1. Nghiên cứu khoa học

1.1. Giai đoạn 1954 - 1978

Trong giai đoạn này, công tác nghiên cứu khoa học không hề được triển khai ở bộ môn. Một mặt, do định hướng của nhà trường là bộ môn có nhiệm vụ phụ trách giảng dạy môn thực tập vật lý đại cương, do đó chuyên ngành của các cán bộ giảng dạy trong bộ môn không ai giống ai. Những cán bộ tâm huyết, muốn vươn lên trong chuyên môn sâu chỉ có thể sang hợp tác ở các bộ môn khác khi bố trí được thời gian. Vì kế hoạch, công việc của mỗi bộ môn có khác nhau nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn và gián đoạn. Hơn nữa, vào thời điểm đó, ngay tại các bộ môn chuyên ngành, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học hầu như cũng không có.

1.2. Giai đoạn 1978 – 1997

Đây cũng là giai đoạn nhiều khó khăn thử thách, nhóm cán bộ nữ chúng tôi còn trẻ, có nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác. Từ năm 1978, dựa theo nguyện vọng của các cán bộ trong bộ môn, dựa vào tiêu chí nâng cao tiềm năng nghiên cứu khoa học trong cán bộ, Ban chủ nhiệm Khoa Vật lý do PTS. Nguyễn An làm chủ nhiệm đã quyết định biên chế lại cán bộ trong bộ môn. Với hai cán bộ được đào tạo theo hướng vật lý bán dẫn có sẵn ở bộ môn là CN. Nguyễn Thị Thục Hiền và CN. Lê Thị Thanh Bình, khoa điều thêm 2 cán bộ cũng theo hướng chuyên môn này là PTS. Lê Khắc Bình và CN. Lê Hồng Hà từ Bộ môn Vật lý Chất rắn sang. PTS.Lê Khắc Bình đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm bộ môn (hiện nay GS.TS.NGND. Lê Khắc Bình đang công tác tại Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh). Từ lúc này chúng tôi có may mắn được sinh hoạt trong một tập thể cùng chuyên môn, có thế hệ đàn anh đi trước, giàu kinh nghiệm dìu dắt. Trong thời gian trước những năm 1990 trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế và nghèo nàn, nhóm cán bộ chúng tôi đã tham gia tự xây dựng các hệ đo đạc để nghiên cứu và phục vụ giảng dạy. Một số kết quả chính đạt được trong thời gian đó là:

v Xây dựng các hệ đo

- Các hệ đo quang: hệ đo quang huỳnh quang, truyền qua, hệ đo phản xạ

- Các hệ điện tử phục vụ đo đạc như bộ khuếch đại lọc lựa, bộ ghi phổ tự động

- Hệ đo phổ vi phân biến điệu điện trường

- Hệ đo phân giải thời gian

- Xây dựng hệ đo điện dung quá độ tâm sâu trong các chất bán dẫn

- Xây dựng hệ đo quang dẫn

Các hệ đo trên mặc dù là tự xây dựng nhưng trong thời gian đó nó đã góp phần không nhỏ vào công tác nghiên cứu khoa học khi mà cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn. Cần nhấn mạnh rằng nếu không có các hệ đo tự tạo trong thời kỳ khó khăn đó làm tiền đề thì khó có thể có những thành tích nghiên cứu khoa học sau này.

v Xây dựng các hệ chế tạo vật liệu và triển khai các phương pháp chế tạo mẫu

- Hệ phun dung dịch trên đế nóng

- Hệ chế tạo mẫu bằng phương pháp lắng đọng hóa học

v Các hướng nghiên cứu chính trong giai đoạn này

- Nghiên cứu các tâm sâu trong bán dẫn bằng phương pháp DLTS

- Nghiên cứu và chế tạo màng bán dẫn 3 thành phần ZnxCd1-xS bằng phương pháp phun trên đế nóng

§ Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo màng bán dẫn 3 thành phần ZnxCd1-xS pha tạp Cu và Mn bằng phương pháp phun dung dịch trên đế nóng

§ Nghiên cứu tính chất quang của các màng chế tạo qua phép đo phổ truyền qua, phổ huỳnh quang và phổ phân giải thời gian

- Nghiên cứu và chế tạo màng CdS bằng phương pháp lắng đọng hóa học

§ Chế tạo thành công màng CdS bằng phương pháp lắng đọng hoá học

§ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, chế độ kích thích (bằng đèn thủy ngân 200W hoặc bằng laser nitơ), mức kích thích đến phổ huỳnh quang của đơn tinh thể CdS và màng CdS

§ Nghiên cứu phổ huỳnh quang và phổ huỳnh quang phân giải thời gian

- Nghiên cứu tính chất quang của màng epitaxy SiC

Mục đích của việc nghiên cứu vật liệu SiC: do vật liệu này được quan tâm để chế tạo các linh kiện có công suất lớn, chịu được nhiệt độ khá cao. Nghiên cứu tính chất quang của vật liệu này cho phép tìm hiểu bản chất của một số tâm tạp có ảnh hưởng tích cực hoặc những sai hỏng tồn tại trong vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Một số tínnh chất quang học của màng epitaxy 6H-SiC và 3C-SiC chế tạo bằng phương pháp ngưng tụ hơi hóa học tại Thụy Điển đã được khảo sát qua phép đo phổ huỳnh quang và phổ huỳnh quang phân giải thời gian. Một số tâm nông và tâm sâu là những tâm quang học trong vật liệu này đã được khảo sát và phân tích bản chất.

v Các kết quả và thành tích đạt được trong thời gian này

- 19 công trình công bố trên tạp chí và báo cáo tại các hội nghị khoa học

- 3 nữ CBGD của bộ môn đều bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (1 trong nước và 2 ở nước ngoài), trong đó một tiến sĩ được phong học hàm Phó Giáo Sư.

- 2 học viên cao học bảo vệ thành công luận án thạc sỹ

1.3. Giai đoạn 1998 – 2007

Đây là giai đoạn mang tính đột phá trong nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh sự trưởng thành trong chuyên môn của nhóm cán bộ nữ, các trang thiết bị mới được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại bổ sung đáng kể cho các thiết bị tự xây dựng trong giai đoạn trước. Nếu như trong gần 20 năm trước, tổng số công bố của nhóm nghiên cứu là 19 thì trong 10 năm lại đây số lượng công trình là 100 (tăng gấp 5 lần). Với trang thiết bị mới và hiện đại, chất lượng các công trình đã đạt ở một tầm cao mới và được đánh giá là các công trình có chất lượng tốt về nghiên cứu cơ bản và một số công trình đã đề cập tới khả năng triển khai ứng dụng.

Mỗi nữ cán bộ trong nhóm nghiên cứu đã trưởng thành và đã chủ trì từng đối tượng nghiên cứu riêng và đều cùng tham gia chung vào các chương trình, đề tài cấp nhà nước. Các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các vật liệu bán dẫn, điện môi có hiệu suất phát quang mạnh, có nhiều khả năng ứng dụng trong nền công nghiệp điện tử về công nghệ quang tử, quang điện tử được quan tâm nghiên cứu rộng rãi không chỉ ở Việt nam, mà còn được quan tâm trên thế giới.

1.3.1. Giai đoạn 1998 - 2002

Trong giai đoạn này chúng tôi tiếp tục xây dựng và triển khai một số phương pháp chế tạo vật liệu. Bên cạnh các phương pháp chế tạo vật liệu bằng phương pháp vật lý, chúng tôi quan tâm đến một số phương pháp hóa học là những phương pháp vẫn có hiệu quả về phương diện chuyên môn và được sử dụng nghiên cứu tại nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới mà lại có tính khả thi triển khai ở Việt Nam do không tốn kém nhiều về phương diện kinh tế. Một số kết quả nghiên cứu đã đạt được trong giai đoạn này là:

v Xây dựng các hệ chế tạo vật liệu, triển khai các phương pháp chế tạo mẫu và các hệ đo

- Triển khai lắp đặt hệ đo quang học FL3-22 của hãng Jobin –Yvon

- Xây dựng hệ phun tĩnh điện cao áp

- Triển khai phương pháp chế tạo mẫu bằng bốc bay nhiệt

- Triển khai phương pháp sol - gel

- Triển khai phương pháp thủy nhiệt

v Các hướng nghiên cứu chính trong giai đoạn này

- Nghiên cứu vật liệu CdTe và vật liệu CdTe pha tạp

- Nghiên cứu và chế tạo vật liệu ZnO, ZnS, SnO2

§ Chế tạo và nghiên cứu quy trình công nghệ tạo màng bán dẫn ZnO, ZnS và SnO2 bằng phương pháp phun tĩnh điện, phương pháp sol - gel

§ Nghiên cứu cấu trúc và đánh giá chất lượng màng qua phân tích phổ nhiễu xạ tia X và ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM

§ Nghiên cứu tính chất quang của màng chế tạo qua phép đo phổ truyền qua, phổ huỳnh quang của các màng ZnO, ZnS, SnO2 và các màng có pha tạp

§ Nghiên cứu một số tính chất điện - từ của các vật liệu bán dẫn từ pha loãng

- Nghiên cứu và chế tạo vật liệu spinel MgAl2O4, ZnAl2O4 là vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao

§ Chế tạo bột MgAl2O4, ZnAl2O4 bằng phương sol - gel, phương pháp thủy nhiệt

§ Nghiên cứu cấu trúc và đánh giá chất lượng sản phẩm qua phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X và ảnh kính hiển vi điện tử quét, phổ DTA-GTA

§ Nghiên cứu tính chất quang của các tạp kim loại chuyển tiếp chứa trong vật liệu chế tạo qua phép đo phổ truyền qua, phổ huỳnh quang

1.3.2. Giai đoạn 2003 - 2007

Trong nghiên cứu, việc cập nhật những vấn đề mới nhất là rất quan trọng vì vậy, từ năm 2003 trở lại đây chúng tôi tập trung vào các vật liệu có cấu trúc nano. Các vật liệu có cấu trúc nano được xem là vật liệu mang tính đột phá, có rất nhiều hứa hẹn trong nghiên cứu cơ bản cũng như khả năng ứng dụng. Chúng tôi xin điểm qua một số nét cơ bản về hướng nghiên cứu này:

Chế tạo và nghiên cứu tính chất, ứng dụng của các vật liệu cấu trúc nano

Các nghiên cứu thực nghiệm đ­ược tập trung vào một số h­ướng sau:

+ Chế tạo cấu trúc nano 0-chiều (chấm l­ượng tử)

Trong những thập kỷ qua đã có những b­ước tiến đáng kể trong lĩnh vực vật liệu cấu trúc nano 0-chiều (chấm l­ượng tử). Đã có rất nhiều ph­ương pháp chế tạo chấm l­ượng tử từ các chất bán dẫn nhóm IV (Si, Ge) và hàng loạt vật liệu khác như­ các hợp chất bán dẫn II - VI (CdS, ZnS, CdTe, CdSe, ZnTe, ZnSe...), các hợp chất III - V (GaP, InP, InAs ...), các bán dẫn oxit (ZnO, SnO2, In2O3...).

Về mặt lý thuyết, sử dụng chấm l­ượng tử như­ một hệ thống mô hình, rất nhiều hiện tượng vật lý, hóa học thú vị đã đư­ợc phát hiện khi nghiên cứu sự thay đổi của các tính chất cơ bản của chúng khi giảm kích thư­ớc.

Về mặt ứng dụng, các chấm l­ượng tử nói trên và các linh kiện đ­ược chế tạo trên cơ sở các cấu trúc đó sẽ đ­ược sử dụng rộng rãi trong công nghệ điện tử, mạng thông tin, công nghệ máy tính, công nghệ y-sinh học, công nghệ môi trường...

Đặc biệt, các hạt nano (chấm l­ượng tử) đ­ược ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sinh-y học để đánh dấu, làm ảnh sinh học, phát hiện virut, phát hiện các phân tử DNA, chẩn đoán bệnh, dẫn thuốc, trong lĩnh vực điện tử học làm lade chấm l­ượng tử, điot phát quang, các loại cảm biến, trong lĩnh vực môi tr­ường diệt vi khuẩn, làm sạch môi trư­ờng.

+ Chế tạo cấu trúc nano 1-chiều nh­ư: dây nano, thanh nano, băng nano

Gần đây các vật liệu cấu trúc nano 1-chiều như­: dây nano (nanowires), thanh nano (nanorods), lá nano (nanosheets), băng nano (nanobelts, nanoribbons), ống nano (nanotubes) đang đư­ợc quan tâm đặc biệt với tầm quan trọng của chúng trong nghiên cứu cơ bản và khả năng ứng dụng. Các vật liệu cấu trúc nano 1-chiều đó đ­ược chế tạo từ các hợp chất bán dẫn II - VI (CdS, ZnS, CdTe, CdSe, ZnTe, ZnSe...), các hợp chất III - V (GaN, GaP, InP, GaAs), các bán dẫn oxit (ZnO, SnO2, In2O3, CdO, Ga2O3 và PbO2). Mỗi năm có hàng trăm bài báo khoa học về lĩnh vực này, nhiều tạp chí mới dành riêng cho lĩnh vực này đã ra đời như­ Nano Letters, Nanotechnology, Nanotoday…

Các cấu trúc một chiều là những hệ lý tư­ởng để nghiên cứu sự phụ thuộc của tính chất cơ, nhiệt, điện, quang vào kích thước và chiều. Nhiều tính chất hấp dẫn có một không hai của các vật liệu này đang đư­ợc dự đoán là độ bền cơ học, hiệu suất huỳnh quang cao, hiệu suất nhiệt điện cao, và ng­ưỡng phát laser thấp.

Về mặt ứng dụng, các cấu trúc này sẽ đóng vai trò quan trọng (như­ các phần tử liên kết cũng như­ các phần tử chức năng) trong việc chế tạo các linh kiện điện tử, quang điện tử (như­ laser, các điôt phát quang, transito tr­ường, transito đơn electron, các bộ nhớ và logic, cũng như­ các chuyển mạch quang, các photo đetectơ), linh kiện điện hoá, điện cơ, các cảm biến hóa học, sinh học với kích thư­ớc nano.

Những chất dùng để chế tạo các vật liệu cấu trúc nano rất đa dạng, có thể là vô cơ, hữu cơ, hoặc phức chất (composite) lai hữu cơ - vô cơ. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chế tạo các vật liệu từ tính cấu trúc nano, các vật liệu bán dẫn, vật liệu quang tử cấu trúc nano, các vật liệu hữu cơ, polyme cấu trúc nano, nanocomposite lai hữu cơ - vô cơ....

Các kết quả đạt được về nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý nano (2003 - 2007)

v Nghiên cứu và triển khai một số công nghệ chế tạo vật liệu có cấu trúc nano

- Triển khai một số phương pháp vật lý như phương pháp bốc bay nhiệt

- Triển khai một số phương pháp hóa học có giá thành rẻ như: phương pháp sol-gel, phương pháp thủy nhiệt, phương pháp đồng kết tủa

- Nghiên cứu các quá trình công nghệ chế tạo vật liệu nano như: ZnO, SnO2, ZnS, Al2O3, MgAl2O3, ZnAl2O3

v Chế tạo được một số sản phẩm có kích thước nano dưới dạng bột, màng mỏng

- Các dây nano, các sợi nano, các thanh nano từ vật liệu ZnO

- Các màng, các hạt nano ZnO (kích thước 3 nm), SnO2 (kích thước 7 nm), ZnS:Cu (kích thước 7 nm)

- Các bột Al2O3, ZnAl2O3 có kích thước nano

v Nghiên cứu các tính chất quang của các vật liệu chế tạo

- Khảo sát độ truyền qua, nghiên cứu các tâm quang của các màng ZnO và ZnO pha tạp

- Nghiên cứu tính chất quang của các tạp in đất hiếm và kim loại chuyển tiếp trong nền spinel

- Khảo sát phổ huỳnh quang và kích thích huỳnh quang, phổ hấp thụ của vật liệu SnO2 và SnO2 pha tạp

v Nghiên cứu các tính chất điện từ của các vật liệu spintronic

- Nghiên cứu vật liệu bán dẫn từ pha loãng ZnO:Co2+

- Nghiên cứu một số tính chất điện của màng điện cực trong suốt ZnO, SnO2 pha tạp

Kết quả đạt được trong giai đoạn 1998 - 2007

- 100 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, quốc gia và các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế

- Hướng dẫn 18 học viên cao học

- Số đề tài tham gia: 21 trong đó có 12 đề tài chủ trì là nữ

- Hàng năm đào tạo cỡ 5 - 7 sinh viên làm khóa luận tốt nghiêp

2. Đào tạo

v Số giáo trình giảng dạy: 11

v Số lượng sách đã xuất bản: 5

v Số lượng sinh viên cao học đào tạo: 20 trong đó có 15 đã bảo vệ

v Số lượng sinh viên hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp từ 5-7 SV/năm

v Nhiều thế hệ sinh viên đã được đào tạo trên 35 năm qua

 

 

IV. CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

v Thành tích về nghiên cứu khoa học

- Cả 3 cán bộ nữ đều bảo vệ thành công luận án tiến sỹ (2 ở nước ngoài và đáng khích lệ nhất phải kể đến chị Lê Thị Thanh Bình đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Bộ môn Vật lý Đại cương)

- Tổng số công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, quốc gia và các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế: 117

- Tổng số các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia: 21 trong đó có 12 đề tài chủ trì là nữ

- Số học viên cao học đào tạo: 20 trong đó có 15 đã bảo vệ

v Thành tích về đào tạo

- Số giáo trình giảng dạy: 11

- Số lượng sách đã xuất bản: 5

- Số lượng sinh viên cao học đào tạo: 20 trong đó có 15 đã bảo vệ

- Số lượng sinh viên hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp từ 5-7 SV/năm

- Nhiều thế hệ sinh viên đã được đào tạo trên 35 năm qua

v Các thành tích khác

- Nhóm “Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano” đạt giải nhóm nghiên cứu khoa học tiêu biểu năm 2004 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

- 3 cán bộ nữ được phong học hàm là Phó giáo sư

- 1 cán bộ nữ được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú

- 1cán bộ nữ được nhận huân chương lao động hạng 3

- 3 cán bộ nữ được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ

- 3 cán bộ nữ được nhận huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ

- 2 cán bộ nữ được nhận huy chương vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo

- Các cán bộ nữ trong nhiều năm được nhận bằng khen, giấy khen về danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cấp ĐH Quốc gia Hà Nội, các bằng khen về phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà của Liên đoàn TP Hà Nội, của Đại học Quốc gia Hà nội, bằng khen về công đoàn viên xuất sắc.

Nhóm tác giả nữ xin chân thành cám ơn GS.TS.NGND. Lê Khắc Bình - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Đại cương, PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Ngọc Long - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Đại cương, các bạn đồng nghiệp mọi thế hệ của Bộ môn Vật lý Đại cương và của các đơn vị đã cùng cộng tác nghiên cứu khoa học với chúng tôi.

 Tập thể tác giả nhận giải thưởng Kovalevskaia - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   |