Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Giáo sư Đặng Hùng Thắng - Một sản phẩm "Made in ĐHKHTN"
"Thời kỳ bao cấp, rất ít người chịu làm Nghiên cứu sinh (NCS) trong nước vì quá vất vả, nghèo đói. Biết thân biết phận mình là một công dân hạng "dưới", tôi không mơ tưởng chuyện được đi NCS ở nước ngoài, tôi nhiều lần viết đơn xin làm NCS trong nước và được Ban chủ nhiệm Khoa Toán ủng hộ" - đó là những dòng hồi ức của thầy Đặng Hùng Thắng, giảng viên Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Mỗi người, một con đường đi đến thành công. Giống như một số nhà Toán học Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài, GS. Đặng Hùng Thắng đã có những công trình toán học đạt đẳng cấp quốc tế.

Gập ghềnh đường đến với Xác suất - thống kê

Học xong lớp chuyên Toán - Đại học Sư phạm Hà Nội, cậu học sinh Đặng Hùng Thắng nộp hồ sơ thi vào Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN) với ước mơ được theo nghiệp Toán.

Thầy kể: “Mặc dù ba môn thi khối A (Toán, Lý, Hoá) tôi làm bài rất tốt, đặc biệt bài thi môn Toán của tôi sau đó được Bộ Đại học tuyển chọn cho in trong cuốn sách “Tuyển chọn những bài thi đại học xuất sắc năm 1970”, nhưng chờ mãi mà không có giấy gọi”. Hơn một năm sau, nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu, cậu sinh viên Đặng Hùng Thắng mới nhận được giấy triệu tập vào học tại khoa Toán.

Năm 1976, công trình khoa học đầu tiên công bố cũng là luận văn tốt nghiệp được đánh giá xuất sắc của thầy. Chưa kịp hưởng niềm vui, thầy nhận được một tin “sét đánh”: chưa thể tốt nghiệp vì được 3 điểm thi tốt nghiệp môn Chính trị (trong khi thầy đinh ninh mình phải được ít nhất 7 điểm, vì thuộc bài và viết tới 6 trang giấy). Có rất nhiều cản trở trong con đường sự nghiệp ấy “…thấy tương lai mù mịt, không có động lực nào (danh hay lợi), nhưng không hiểu trời xui đất khiến thế nào, tôi vẫn cứ dấn thân vào Toán, tự học, tự nghiên cứu Toán”.

Suốt 3 năm, từ năm 1979 đến năm 1981, hầu như ngày nào thầy cũng gặp thầy Nguyễn Duy Tiến (một người “thợ cả” trong chuyên ngành Xác suất - Thống kê) để bàn luận, đàm đạo về các vấn đề toán học. Với thầy Thắng: “Anh Tiến như một người thầy, một người anh, một người bạn lớn của mình. Anh Tiến coi tôi như một người em, một cộng sự thân tín. Anh động viên tôi khi tôi chứng minh hay phát hiện được một cái gì mới. Tôi học được ở anh rất nhiều điều về phương pháp nghiên cứu, cách đọc sách, tích luỹ kiến thức và thu thập thông tin”. Nhiều đồng nghiệp sau này có nhận xét rằng thầy Đặng Hùng Thắng và thầy Nguyễn Duy Tiến là cặp bài trùng đầu tiên của nền Toán học Việt Nam.

“Cặp bài trùng” ấy thường làm việc trong gian nhà kho bên cạnh căn buồng bé nhỏ rộng chừng 9m vuông của thầy Tiến khi thầy phải nhường chiếc bàn duy nhất trong nhà cho vợ - một cô giáo, chấm bài. Đã có biết bao công trình toán học ra đời từ cái kho chứa củi đầy muỗi và tối tăm đó. Thầy cười hóm hỉnh: “Có lẽ các tác phẩm hay thường không ra đời trong nhung lụa”, rồi thầy tiếp: “Không có động lực nào (vật chất hay tinh thần) thôi thúc chúng tôi làm toán say sưa như thế. Chỉ có sự tò mò, muốn khám phá điều chưa biết, lòng khao khát chinh phục cái đẹp, chỉ là một nhu cầu nội tại muốn chia sẻ và thể hiện đã gắn bó chúng tôi lại với nhau”.

Hơn 30 năm gắn bó với Xác suất - thống kê

Xác suất là một chuyên ngành Toán học nghiên cứu những hiện tượng ngẫu nhiên, những hiện tượng phổ biến trong khoa học và đời sống. Đó là một lĩnh vực có tầm lý thuyết rất cao đồng thời lại tìm được rất nhiều ứng dụng trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ , kinh tế, y sinh học và cả khoa học xã hội. Thân phụ của GS. Đặng Hùng Thắng, một người làm nghề dịch thuật tiếng Anh thường nhắc thầy: “…con nên chọn ngành Toán nào có ứng dụng trong cuộc sống, được nhiều người cần đến”. Vì tò mò muốn biết tại sao cái ngẫu nhiên lại có thể tính toán được và muốn gắn kết lý thuyết với ứng dụng, thầy đã chọn chuyên ngành Xác suất - thống kê chứ không chọn các ngành Toán lý thuyết mặc dù rất mê say cái vẻ đẹp thuần khiết của Toán lý thuyết.

Quá trình tự học, tự nghiên cứu của thầy có biết bao khó khăn vất vả. Công sức thầy bỏ ra cuối cùng cũng có kết quả. Thầy được giữ lại trường làm giảng viên. Thực tập tại Ba Lan về, chàng nghiên cứu sinh trẻ tuổi Đặng Hùng Thắng bảo vệ thành công luận án tiến sỹ (năm 1988). Phát triển luận án đó, thầy bảo vệ luận án tiến sỹ khoa học năm 1992. Năm 1991, thầy được công nhận chức danh Phó Giáo sư khi mới 38 tuổi và gần đây tháng 12 năm 2007, thầy được nhận chức danh Giáo sư.

Việc học tập và nghiên cứu, bảo vệ khoá luận, luận án tiến sỹ, tiến sỹ khoa học thầy đều thực hiện tại Trường ĐHKHTN. Có nhiều kỷ niệm và gắn bó sâu sắc với trường và dường như không thể diễn tả hết, thầy kết luận: “Tóm lại, tôi là sản phẩm 100% “Made in ĐHKHTN ”, tự học là chính”.

GS. Đặng Hùng Thắng đã tam gia giảng dạy liên tục hơn 30 năm tại khoa Toán – Cơ - Tin học, và hiện giờ thầy là Chủ nhiệm bộ môn Xác suất - thống kê (Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN). Mặc dù công việc chính vẫn là giảng dạy và nghiên cứu toán học ở bậc đại học và sau đại học, nhưng có nhiều lý do khiến thầy vẫn dính líu sâu sắc với việc dạy chuyên Toán và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đã 5 lần thầy được Bộ Giáo dục & Đào tạo cử làm Trưởng đoàn tập huấn và dẫn dắt đội tuyển Quốc gia dự thi Toán quốc tế (IMO). Thầy quan niệm: “Đối với tôi dường như không có ranh giới, mâu thuẫn nào trong việc giảng dạy và nghiên cứu toán học hiện đại với dạy chuyên Toán, luyện thi học sinh giỏi Toán. Trái lại, hai công việc này bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Hơn nữa, năng khiếu của những học sinh giỏi toán thường bộc lộ khá sớm, nên việc bồi dưỡng tài năng trẻ khá quan trọng”.

Thầy của nhiều thế hệ học trò giỏi

Bản thân cũng từng là học sinh xuất sắc (người cao điểm nhất kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc năm 1970) nên khi được trao nhiệm vụ dẫn dắt những “lứa” trò giỏi đi thi Olympic Toán quốc tế thầy rất tự hào. Học trò và đồng nghiệp vẫn gọi đùa thầy là “ông trưởng đoàn mát tay”, bởi lần nào thầy dẫn học trò đi thi Olympic Toán Quốc tế cũng đạt nhiều giải cao.

Thi học sinh giỏi Toán mang tính chất của một cuộc thi thể thao trí tuệ, muốn đạt giải cao học sinh phải được tập huấn, luyện thi nhiều. Vai trò của người “huấn luyện viên trưởng” do đó cũng khá quan trọng. Trưởng đoàn phải dự tất cả các buổi họp của Hội đồng giám khảo quốc tế, tham gia xây dựng đề thi, dịch đề thi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong thời gian ngắn, đặc biệt là phải bảo vệ bài thi của học sinh mình trước các giám khảo quốc tế.

Bằng niềm đam mê, tình thương yêu học trò và vốn tri thức toán học phong phú, thành công với thầy không chỉ là những công trình khoa học mà còn là những “lứa” học trò thành đạt, vẫn nhớ về thầy cũ và mỗi khi có dịp lại đến thăm thầy, ôn lại kỷ niệm xưa.

Có những học trò may mắn được thầy Thắng dạy liên tục trong nhiều năm suốt từ bậc THPT cho đến bậc tiến sỹ. Anh Nguyễn Thịnh, khi học trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), đã được thầy dạy trong thời gian tập huấn chuẩn bị thi HSG Toán quốc gia và đã đạt giải nhì. Sau đó, anh tiếp tục được học thầy tại hệ Cử nhân khoa học tài năng, Trường ĐHKHTN. Với khoá luận tốt nghiệp loại xuất sắc, anh Thịnh được chuyển tiếp làm NCS và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lúc 26 tuổi (người nhận học vị tiến sĩ trẻ nhất của khoa Toán). Cả khoá luận tốt nghiệp và luận án tiến sỹ của anh đều được thầy Thắng hướng dẫn

Trong diễn đàn của ĐH KHTN một cựu học sinh đã từng được thầy Thắng dậy dỗ viết: “Những bài giảng của thầy ngắn gọn, dễ hiểu. Thầy chọn những bài toán hay, sau đó hướng dẫn học sinh từng bước bằng các câu hỏi gợi ý, động viên, khuyến khích học sinh. Những giờ giảng của thầy đúng hơn là những buổi nghiên cứu toán”.

Nhìn lại quá trình 31 năm không ít long đong, lận đận của mình, thầy tâm sự: “Mặc dù cảm thấy đôi chút xót xa, nhưng tôi tự hào vì mình không bị khuất phục trước hoàn cảnh, đã nỗ lực bền bỉ vươn lên để không bị chết chìm, biết vượt lên những điều kiện khó khăn trong nước để nghiên cứu và giảng dạy”.

Khi được hỏi thầy muốn nhắn gửi các bạn trẻ điều gì, thầy nói: “Tôi muốn các bạn: Hãy kiên nhẫn tiến lên phía trước bằng đôi chân của chính mình, không cần bon chen giành giật với ai. Hãy sẵn sàng đương đầu với những lời từ chối, sự thất bại, những vấp ngã. Điều quan trọng là: Không được nản lòng và hết hy vọng”

Công sức, thời gian thầy đầu tư để có những công trình khoa học, để phát hiện và bồi dưỡng những nhân tài cho ngành toán học nước nhà thật đáng khâm phục và tự hào. Thầy là một tấm gương cho giới trẻ về lòng kiên nhẫn, tinh thần tự học và sự lao động bền bỉ, sáng tạo. Chúc thầy dồi dào sức khoẻ để tiếp tục cống hiến cho toán học và sự nghiệp trồng người của nước nhà.

 Nguyễn Hạnh - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   |