Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Nhà sử học của làng quê
Nguyễn Quang Ngọc đến với Sử học chỉ vì lòng kính trọng kiến thức uyên bác và niềm say mê đến tột cùng bài giảng “khai tâm” của thầy.

Năm 2001, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập khoa Lịch sử, Nguyễn Quang Ngọc viết về người Thầy của mình: “Tôi vẫn nhớ như in buổi học đầu tiên tại ngôi nhà đổ khu trường Đại học Ngoại ngữ bây giờ vào ngày đầu Thu năm 1969. Nếu không được nghe bài giảng cuốn hút đến kỳ lạ của thầy Trần Quốc Vượng hôm ấy thì chắc tôi đã rẽ đi theo con đường khác. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp trước và sau tôi cũng thế, vì quá yêu, quá say mê bài giảng của ông mà tự nguyên dấn thân vào nghề Sử. Không biết từ bao giờ và bắt đầu từ ai đã tôn phong ông cùng các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn là “Tứ trụ triều đình” của cái “triều đình” Khoa Sử. Ông lừng lững trên “ngôi cao” mà vẫn rất dân gian, dân dã, gần gũi và thân thiết với sinh viên, với học trò đến vô cùng”.

Nguyễn Quang Ngọc đến với Sử học chỉ vì lòng kính trọng kiến thức uyên bác và niềm say mê đến tột cùng bài giảng “khai tâm” của thầy. Cậu học trò ngơ ngác giữa giảng đường Khoa Lịch sử hồi ấy đã thu hái được khá nhiều thành công từ chính giảng đường này: Trở thành Tiến sĩ Sử học (năm 1987), Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, khoa Lịch sử (từ năm 1992 đến năm 1996), Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (từ năm 1996 đến năm 2004), Phó Giáo sư Sử học (năm 1996), Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (từ năm 2004 đến nay), Nhà giáo ưu tú (năm 2006), Giáo sư Sử học (năm 2007).

Nguyễn Quang Ngọc sinh ngày 14 tháng 9 năm 1952 trong một gia đình nông dân ở một vùng chiêm trũng nghèo khó vào bậc nhất của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Khi là học sinh trường phổ thông cấp 3 Ngô Quyền (Hải Phòng) anh rất yêu thích Toán học. Năm học 1968 - 1969 là năm học cuối cùng học sinh tốt nghiệp phổ thông (hệ 10 năm) được xét tuyển vào đại học mà không phải qua một kỳ thi tuyển đầy cam go như chỉ một năm sau đó. Đã đến hạn nộp hồ sơ rồi mà Nguyễn Quang Ngọc chưa biết là mình sẽ xin vào trường đại học nào. Một hôm tình cờ nghe đài nói về Giáo sư Ngụy Như Kon Tum, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, một nhà khoa học hàng đầu của đất nước, học trò của Maricurie,… cậu học trò “nhà quê” này mới bắt đầu để tâm tìm hiểu về trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và quyết định nộp đơn xin vào Khoa Toán của trường.

Đến ngày nhập học, Nguyễn Quang Ngọc lại vô cùng thất vọng vì không hiểu vì lý do gì mà tên của anh lại bị “lạc” sang khoa Lịch sử. Ngay lập tức cậu đến phòng Giáo vụ xin được chuyển sang khoa Toán và đã được hướng dẫn cách thức làm thủ tục chuyển Khoa, cả việc trở về xin xác nhận của Ban Tuyển sinh thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên trong lúc chờ nhà trường giải quyết thì anh vẫn phải về tập trung tại khoa Lịch sử ở tầng 3 nhà D6 Mễ Trì - ngôi nhà bị bom Mỹ đánh sập chỉ còn một nửa. Mấy ngày sau đơn xin chuyển khoa đã được chấp thuận và cũng là ngày sinh viên G1 (năm thứ nhất khoa Lịch sử) vào học buổi đầu tiên. Vì tò mò, muốn biết giảng đường và nhất là muốn biết thầy dạy đại học thế nào nên anh cứ nghiễm nhiên đi cùng các bạn vào lớp. Lớp học là một căn phòng hoang tàn, trống trải, nham nhở vết bom, không cửa, không bàn, không ghế. Sinh viên có đủ loại từ bộ đội, thanh niên xung phong, giáo viên cấp 2, cán bộ trung cấp, học sinh phổ thông, người ngồi bệt trên nền nhà, người đứng, người đi ngoài hành lang… thật khó có thể hình dung ra đấy lại là một lớp học. Thầy giáo tuổi chừng xấp xỉ 40, mắt rất sáng, trán rất cao, chào các “ông” các “bà” sinh viên rồi đi nhanh vào lớp. Ông bắt đầu bài giảng bằng các câu chuyện trên trời, dưới biển, chuyện trên mặt đất, chuyện trong lòng đất, chuyện hôm qua, chuyện hôm nay và cả chuyện mai sau. Ông nói là ông đang dạy cho học trò biết lật từng trang sách đất để đọc trang sách đời, biết bắt hòn đá câm phải nói lên tiếng nói hùng hồn của cuộc sống. Có khi ông chắp tay đi vòng xuống cuối lớp, rồi bỏ lớp ra ngoài hành lang, nói vào khoảng không, nói qua cửa sổ… khiến học trò nháo nhác dõi theo và hầu như không ai ghi chép được gì. Vốn kiến thức uyên bác và nhất là phong cách giảng bài kỳ lạ của ông đã thật sự “hút hồn” học trò. Học hết buổi thứ nhất, anh cố nán lại học thêm buổi nữa và cuối cùng anh không còn nhớ đến tờ đơn xin chuyển Khoa nữa.

Vốn mang sẵn cái mặc cảm tự ti của một học sinh nông thôn không có điều kiện được tiếp xúc và trang bị vốn kiến thức xã hội như các bạn bè cùng lớp, Nguyễn Quang Ngọc ngay từ đầu đã dồn tâm dồn sức cố học cho kịp bạn kịp bè. Có thể vì thế chăng mà anh lại sớm được các thầy cô trong khoa “để ý”. GS. Phan Huy Lê là người đầu tiên quan tâm theo dõi và định hướng chuyên môn cho cậu học trò này. Tương lai trở thành một cán bộ giảng dạy ở Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại của nhiều các Giáo sư danh tiếng như Đào Duy Anh, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm… càng làm tăng thêm quyết tâm của anh.

Giữa lúc đang miệt mài với hoài vọng trở thành một cán bộ giảng dạy đại học thì Nguyễn Quang Ngọc nhận lệnh gia nhập quân đội, được “gác bút nghiên” lên đường đánh Mỹ. Anh kể về lớp mình - lớp G4, Khoa Lịch sử: “Lúc ấy các bạn của tôi, cả kẻ đi, người ở đều sôi sục một khí thế “lên đường”, vì cũng trong thời gian này, nếu ai không có cái may mắn được nhập ngũ như chúng tôi, thì cũng được đi “tuyên truyền hoả tuyến”. Tôi khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh những chuyến ra đi của bạn bè vào cái thời khắc kẻ thù định bắt chúng ta “quay lại thời kỳ đồ đá” mà tự hào về Khoa, mà yêu Khoa đến cháy lòng”. Trong thời gian công tác tại tuyến biên giới Sông Mã, Sơn La, ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ biên phòng nơi tuyến đầu, anh vẫn tranh thủ thời gian học tiếp các chương trình chuyên ngành Dân tộc học năm thứ tư khoa Sử một cách đầy đủ, nghiêm túc. Một người bạn, người anh cùng lớp là Lê Sỹ Giáo (nay là PGS.TS, Khoa Lịch sử) mỗi khi học xong một chuyên đề đã cặm cụi chép lại, kiếm thêm các tài liệu tham khảo và đều đặn gửi cho anh như những món quà đầy tình nghĩa của bạn bè ở hậu phương. Đi bộ đội là khoảng gạch nối trong quá trình học Đại học của anh. Được sống cùng đồng bào Thái, Mông, Khơ mú, Nguyễn Quang Ngọc có điều kiện học ở thực tế, vận dụng kiến thức tích lũy được trên giảng đường vào cuộc sống và bước đầu đã có những thành công.

Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, anh được về học tiếp khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh đề đạt nguyện vọng được theo học ngành Dân tộc học, nhưng cuối cùng theo sự phân công của Khoa, anh vẫn tiếp tục quay trở lại với chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại. Những năm tháng này với Nguyễn Quang Ngọc là những năm tháng anh cố học, tranh thủ mọi thời gian bù đắp lại những gián đoạn trước đây. Khi trở về trường nhiều bạn bè cùng lớp đã trở thành giảng viên đại học, thành những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chững chạc. Anh lấy họ làm những tấm gương, làm cái đích để phấn đấu đuổi kịp họ. Nhiều khi sách vở thiếu thốn, anh đã phải bỏ ra hàng tuần liền ngồi chép tay những cuốn giáo trình, hay cả một cuốn từ điển dầy phục vụ cho học tập, tra cứu.

Quá trình học tập, công tác của Nguyễn Quang Ngọc dường như được chia ra theo chu kỳ 10 năm: Học phổ thông hệ 10 năm; học đại học hệ 5 năm nhưng phải đợi đến gần 10 năm mới tốt nghiệp. Sau tốt nghiệp Cử nhân 10 năm trở thành Tiến sĩ và sau Tiến sĩ gần 10 năm được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Con đường từ Phó Giáo sư đến Giáo sư phải mất đến hơn chục năm.

Năm 1996, nhận trách nhiệm làm Chủ nhiệm khoa trong bối cảnh khoa Lịch sử đang bị chia ra thành nhiều khoa nhỏ, lực lượng bị phân tán và nhất là xã hội và sinh viên đang có xu hướng quay lưng lại với ngành Sử, Nguyễn Quang Ngọc phải đối mặt với quá nhiều khó khăn, thách thức. Ông đã cùng các cộng sự tích cực tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, vị trí, chức năng của Sử học. Theo ông: “Sử học là một khoa học liên ngành đứng ở vị trí đầu bảng trong đào tạo và xây dựng bản lĩnh, nhân cách con người. Nếu Sử học được nghiên cứu và sử dụng một cách khách quan, nghiêm túc thì hiệu quả phục vụ xã hội của nó sẽ rất cao so với nhiều ngành khoa học xã hội khác”. Với những cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể lãnh đạo Khoa, của các Giáo sư, các nhà khoa học, nhà giáo, truyền thống 40 năm của khoa lịch sử được khơi dậy, khoa Lịch sử lại trở thành đơn vị dẫn đầu trong nghiên cứu khoa học, đào tạo (đại học, sau đại học) của toàn ngành giáo dục và đến năm 2000 đã được công nhận là Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Thay mặt cho đơn vị Anh hùng ngành Giáo dục, Nguyễn Quang Ngọc là đại biểu tham dự Đại hội Thi đua Toàn quốc lần thứ tư.

Sau 30 năm cống hiến, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc đã đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu và đào tạo Sử học: Là tổng chủ biên, chủ biên, tác giả, đồng tác giả của 24 cuốn sách, 63 bài báo khoa học; chủ trì hơn chục đề tài khoa học từ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội cho đến cấp Nhà nước; tham gia diễn đàn khoa học quốc tế và trao đổi chuyên môn ở nhiều nước trong khu vực và thế giới; hướng dẫn thành công 3 tiến sĩ, 5 thạc sĩ và hàng chục cử nhân…

Có thể chia hướng nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nguyễn Quang Ngọc ra thành ba mảng đề tài chủ yếu: Làng xã, nông thôn và nông dân Việt Nam; kinh tế hàng hóa, đô thị, quan hệ ngoại thương và vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam; các vấn đề chung và các nhân vật, sự kiện, tư liệu lịch sử Việt Nam giai đoạn trước thời Cận đại.

Mảng đề tài làng xã, nông thôn và nông dân là mảng đề tài Nguyễn Quang Ngọc tâm huyết nhất, dành thời gian và công sức nhiều nhất. Trong mảng đề tài này, ông quan tâm nhiều hơn đến kinh tế làng xã cổ truyền hay làng cổ truyền ở đồng bằng sông Hồng dưới góc độ kinh tế. Nghiên cứu làng xã theo hướng tiếp cận tổng hợp, ông đặc biệt đi sâu nghiên cứu về các vấn đề tổ chức, quản lý làng xã, cấp thôn và hương ước. Ông đã tranh thủ một số cơ hội trình bày kết quả nghiên cứu về làng xã ở các hội thảo quốc tế hay các diễn đàn khoa học ở Anh, Hoa Kỳ, Úc, Đức, Đài Loan…

Chùm bài viết về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã được các nhà nghiên cứu, độc giả trong nước tán đồng và đánh giá cao. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định một cách khách quan, khoa học quá trình lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển đảo lâu đời và thiêng liêng của Tổ quốc.

Cuốn “Tiến trình lịch sử Việt Nam” (2000) mà ông vừa là chủ biên vừa là tác giả chính đã đáp ứng nhu cầu đọc Sử và học Sử không chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn các trường đại học, phổ thông và bạn đọc cả nước. Cuốn sách đánh dấu một bước trưởng thành của chủ biên và tập thể tác giả trong quá trình nghiên cứu tìm tòi một hướng trình bày mới về lịch sử Việt Nam.

Tuy không tham gia giảng dạy ở các trường sư phạm, cũng chưa bao giờ lên lớp ở các trường phổ thông, nhưng Nguyễn Quang Ngọc vẫn được mời viết sách giáo khoa lớp 10 cùng với Cố Giáo sư Trương Hữu Quýnh, Giáo sư Lương Ninh và nhiều nhà khoa học và nhà sư phạm nổi tiếng khác. Trong quá trình viết sách giáo khoa, ông đã cố gắng thể hiện một lối viết mới, nhất là việc cập nhật những thành của Sử học như vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ... Ông và tập thể tác giả đã góp phần đem đến cho học sinh phổ thông một cái nhìn khách quan hơn và toàn diện hơn về lịch sử Việt Nam.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên và vẫn giữ chức trách Viện trưởng cho đến nay. Từ một nhà Sử học chuyên tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành, ông từng bước chuyển sang nghiên cứu và đào tạo liên ngành. Khác với nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo khác trong nước, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển là nơi nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành, gắn chặt với Khu vực học và Khoa học phát triển, không chỉ giữ vị trí hàng đầu trong nước mà còn là địa chỉ không thể thiếu của các nhà Việt Nam học trên Thế giới. Hiện nay Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đang giữ vai trò chủ công trong việc chuẩn bị tổ chức Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, với hy vọng đây sẽ là đại hội lớn nhất của các nhà Việt Nam học toàn thế giới.

GS. Nguyễn Quang Ngọc luôn thấm nhuần quan niệm: “Dạy học không phải là truyền đạt kiến thức một cách chung chung, mà dạy học là dạy kết quả nghiên cứu của chính mình”. Vì vậy, ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học, ông đã xác định phải phấn đấu trở thành một nhà khoa học thực sự. Theo ông, một giảng viên giỏi phải biết kết hợp hài hòa giữa giảng dạy và nghiên cứu, nghiên cứu khoa học là cơ sở bảo đảm chất lượng giảng dạy và giảng dạy đại học là yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao các kết quả nghiên cứu khoa học. Trong giảng dạy đại học, không thể tách rời giữa lý thuyết với thực tiễn. Một bài giảng có hiệu quả là bài giảng biết vận dụng các mô hình lý thuyết để giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống thực tiễn và từ những vấn đề của cuộc sống thực tiễn mà làm rõ thêm, hoàn chỉnh thêm mô hình lý thuyết. Giảng dạy chuyên đề làng xã Việt Nam cho các lớp sinh viên, học viên cao học trong nước và quốc tế, GS. Nguyễn Quang Ngọc thường dẫn họ về các làng quê, trình bày và trao đổi với học viên về những vấn đề đặt ra từ chính các làng quê đó. Cả thầy và trò dường như đều hài lòng về những bài học như thế này. Để có một bài giảng chất lượng ở cơ sở, theo ông, người thầy phải thật sự nhuần nhuyễn trong nghiên cứu lý thuyết và nhất là dầy công nghiên cứu, khảo sát thực tế, phải tìm chọn được phương pháp phù hợp, nghĩa là phải tốn công tốn sức đến hai, ba lần các bài giảng thông thường trên giảng đường. Trước mỗi giờ lên lớp, ông luôn luôn trăn trở: “Làm sao để học trò có thể đi sâu tìm hiểu được bản chất của vấn đề, lô gíc của các sự kiện lịch sử, hiểu được lịch sử như nó đã từng tồn tại, cả cái phải, cái trái, cái được, cái mất, cả thành công và thất bại. Lịch sử là một môn học về quá khứ, nhưng quá khứ đó vẫn gắn chặt và chi phối nhiều mặt của đời sống hiện tại, thậm chí còn có ảnh hưởng đến cả tương lai.

Nguyễn Quang Ngọc đã từ cái nền Sử học mà đến với Việt Nam học và Khoa học phát triển, rồi lại từ Việt Nam học và Khoa học phát triển mà mở mang, củng cố cái nền Sử học của mình. Mặc dù, công việc rất bận rộn, nhưng chưa lúc nào ông sao nhãng công việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử. Trong một lần trả lời phỏng vấn nhân dịp kỉ niệm 50 thành lập khoa Lịch sử ông khẳng định: “Tôi tình nguyện làm một cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử cho đến khi nào sinh viên không muốn nghe tôi giảng và Khoa cũng không cần đến tôi nữa”. Năm 2006, ông được tặng Danh hiệu Nhà giáo ưu tú và năm 2007, ông được công nhận là Chiến sĩ Thi đua của Bộ Giáo dục và đào tạo. GS Nguyễn Quang Ngọc vẫn là thầy giáo dạy Sử, vẫn là nhà Sử học của làng quê, gắn bó với làng quê.

 Lưu Thị Vân - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   |