Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Trường ĐH Công nghệ và nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài
Việc thành lập các đơn vị tiền thân của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là Khoa Công nghệ Thông tin (thuộc Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội vào tháng 2/1995) và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông (thuộc Trường ĐHKHTN vào tháng 1/1996) cũng như Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN vào tháng 10/1999 nằm trong một lộ trình nhất quán thành lập một trường đại học thành viên của ĐHQGHN về lĩnh vực công nghệ.

Khó khăn ngày đầu thành lập

Vào khoảng các năm 1992 - 1993, tôi được PGS. Nguyễn Hữu Xý - Phó hiệu trưởng và TS. Phạm Trọng Quát - Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội huy động tham gia biên tập các phiên bản cuối của Đề án thành lập ĐHQGHN. Ở các phiên bản cuối của Đề án có hai nội dung mà tôi còn nhớ tới ngày nay là: Trên cơ sở phát triển ĐHQGHN, thành lập dần các trường đại học thành viên mới để thực hiện cơ cấu “đa lĩnh vực”; Khu vực chính của ĐHQGHN có mặt bằng khoảng 32 ha dọc hai bên đường Cầu Giấy bao gồm mặt bằng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, Công ty vận tải ô tô hành khách số 3… và đối diện qua đường Cầu Giấy. ĐHQGHN đã thành công trong quá trình hiện thực hóa nội dung thứ nhất với việc thành lập các trường đại học thành viên mới là Trường ĐH Công nghệ vào năm 2004, Trường ĐH Kinh tế vào năm 2007 và Trường ĐH Giáo dục vào năm 2009. Nội dung thứ hai trên đây đã không trở thành hiện thực do nhiều nguyên nhân, mà theo tôi có một nguyên nhân từ nhận định rằng ĐHQGHN cần có một không gian rộng lớn tương xứng với vị thế cao và nhận định này được cụ thể hóa bằng Dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.

Việc thành lập Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông đã được chuẩn bị rất chu đáo. Về cán bộ, 2 khoa tập hợp được hầu hết các nhà khoa học từ các đơn vị đã được quan tâm tăng cường cán bộ. Khoa Công nghệ Thông tin tập hợp cán bộ từ Viện Tin học - Điện tử, Bộ môn Tin học và một số đơn vị khác; Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông tập hợp cán bộ từ Bộ môn Vô tuyến, Bộ môn Điện tử Hạt nhân, Viện Tin học – Điện tử và một số đơn vị khác. Viện Tin học - Điện tử (Khoa Công nghệ Thông tin sau này) là đơn vị chủ chốt trong công tác huấn luyện đội tuyển quốc gia đi thi Olympic Tin học quốc tế, và theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng đây có thể coi như một yếu tố góp phần hình thành nên cụm “bồi dưỡng nhân tài” trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường ĐH Công nghệ. Trong các năm 1990 - 1995, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện chương trình đào tạo Tin học - Điện tử với định hướng hình thành một chương trình đào tạo cho phép tích hợp được thế mạnh về khoa học cơ bản vào nội dung đào tạo liên ngành Tin học - Điện tử. Các chương trình đào tạo của các Khoa Công nghệ Thông tin, Công nghệ Điện tử - Viễn thông luôn nhất quán với chủ trương phát triển công nghệ trên nền khoa học cơ bản mạnh của ĐHQGHN. Nền tảng khoa học cơ bản đã là nét đặc trưng của các lĩnh vực công nghệ trọng điểm tại ĐHQGHN và hoàn toàn phù hợp với xu thế tích hợp nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản vào các lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới hiện nay.

Tới năm 1999, hai khóa sinh viên Công nghệ Thông tin (K38+K39, K40) và một khóa sinh viên Công nghệ Điện tử - Viễn thông (K40) đã tốt nghiệp, ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về tầm vóc của Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông. Hai khoa đã có vị thế trong hệ thống các khoa của Trường ĐHKHTN, đã xác lập được các tiền đề thành lập một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN về lĩnh vực công nghệ. Quan điểm nhất quán của chúng tôi về truyền thống của Nhà trường là “Trường ĐH Công nghệ có truyền thống từ Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Khoa Công nghệ, có truyền thống và quan hệ mật thiết với Trường ĐHKHTN”. Quan điểm này có tính tự nhiên từ lịch sử phát triển, song quan trọng hơn là nó nhấn mạnh về sự ủng hộ to lớn, vô tư vì sự nghiệp chung của Trường ĐHKHTN trong quá trình hình thành, phát triển Khoa Công nghệ và Trường ĐH Công nghệ...

Một thuận lợi lớn trong lộ trình xây dựng các tiền đề cơ bản để hình thành Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là việc GS.VS Nguyễn Văn Hiệu nhận lời mời của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Khoa Công nghệ ĐHQGHN. Các ý tưởng sáng tạo và giải pháp đột phá do GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đề xuất đã tích hợp hữu cơ với nội lực của hai khoa tiền thân, trở thành động lực xây dựng và phát triển Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN. Dưới sự lãnh đạo của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu cùng Đảng ủy và Ban Chủ nhiệm Khoa, Khoa Công nghệ đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình vào ngày ngày 25/5/2004, ngày thành lập Trường ĐH Công nghệ. Tháng 9,2008, Đảng ủy Trường ĐH Công nghệ quyết định chọn ngày thành lập Khoa Công nghệ (ngày 18/10/1999) là ngày truyền thống của Nhà trường.

Sức trẻ “tuổi lên 5”

Trường ĐH Công nghệ với tuổi đời còn trẻ nhưng đang dần khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Việt Nam, là một địa chỉ tìm kiếm hợp tác của một số trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như cách nói của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu thì Trường ĐH Công nghệ đang tiến nhanh hơn lộ trình mà ông hình dung khi bàn giao nhiệm vụ Hiệu trưởng cho GS.TS Nguyễn Hữu Đức. Chữ "đang" trong hai câu viết trên vừa mô tả một hiện thực song cũng mang nghĩa về quyết tâm không ngừng của Nhà trường trên lộ trình hiện thực hóa mô hình một trường đại học nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam. Tôi xin nêu ra 3 yếu tố tạo nên một số thành công bước đầu của Trường ĐH Công nghệ:

Thứ nhất, thành quả và truyền thống của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội là yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý chủ chốt xây dựng các đơn vị tiền thân, trong những năm đầu tiên phát triển Trường ĐHCN là thành quả phát triển con người của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Đặc trưng "bồi dưỡng nhân tài" có điểm xuất phát từ các khối THPT chuyên mà điển hình là Khối THPT chuyên Toán - Tin của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Trường ĐHKHTN). Bản sắc truyền thống của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội với tư duy hình thức có lôgic chặt chẽ và sự linh hoạt trong hành động đang chuyển hóa để kết hợp hữu cơ với quy trình hành động công nghệ cao là sắc thái về con người của Trường ĐH Công nghệ hiện nay.

Yếu tố thứ hai tạo nên thành công của Trường ĐH Công nghệ là việc GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - Hiệu trưởng sáng lập Nhà trường đã dẫn dắt một tập thể năng động, sáng tạo thực thi các giải pháp đột phá nhằm hiện thực hóa các ý tưởng chiến lược mà ông tâm huyết về việc xây dựng một trường đại học công nghệ tiên tiến của Việt Nam.

Thứ ba là việc đề xuất và thực thi các giải pháp sáng tạo và đột phá là một yếu tố có dấu ấn trong quá trình hình thành và phát triển Trường ĐH Công nghệ. Hoàn cảnh của một trường đại học non trẻ cùng phát triển với một số trường đại học cùng lĩnh vực có bề dày đã khẳng định vị thế to lớn trong xã hội, trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo các tiêu chí của nền kinh tế tri thức, việc đề xuất và thực thi các giải pháp mang tính sống còn đối với mục tiêu hiện thực hóa trường đại học nghiên cứu tiên tiến. Chiến lược tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, cụ thể hóa các tiêu chí chuẩn hóa quốc tế đánh giá sinh viên và hoạt động khoa học - công nghệ mang dấu ấn của các giải pháp sáng tạo và đột phá. Tính logic và thực tiễn cao là đảm bảo sự thành công của các giải pháp sáng tạo và đột phá trong thực hiện.

Điều tôi hài lòng nhất và cũng là điều trăn trở chính là về yếu tố sáng tạo và đột phá của Nhà trường. Thành công của Nhà trường trong giai đoạn vừa qua có dấu ấn của các giải pháp sáng tạo và đột phá với tính logic và thực tiễn cao. Trường ĐH Công nghệ (cũng như nước ta) có xuất phát điểm còn thấp kém, vận động trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế với nhiều biến động, chỉ có thể phát triển tăng tốc được nếu đề xuất và thi hành được các giải pháp sáng tạo và đột phá phù hợp với trình độ trong từng giai đoạn của Nhà trường. Thực tiễn Việt Nam cho thấy xuất hiện hiện tượng áp dụng một cách máy móc các mô hình được coi là tiên tiến trong nước, thậm chí các mô hình tại một số trường đại học tiên tiến trên thế giới cho nên đã dẫn tới tình trạng trì trệ mà trì trệ có nghĩa là tự diệt vong. Trường ĐH Công nghệ quyết tâm luôn tìm thêm được thế mạnh độc đáo từ những yếu tố sẵn có của Nhà trường, lấy chúng làm nền tảng kết hợp với tinh hoa thế giới để phát triển thành các yếu tố độc đáo mang bản sắc riêng của Trường ĐH Công nghệ mới.

Bước đột phá trong mô hình hợp tác trường - viện

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng Trường ĐH Công nghệ, GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Giám đốc ĐHQGHN đã nhấn mạnh các góc độ mà Trường ĐH Công nghệ có đặc thù liên kết mạnh với các viện nghiên cứu. Thứ nhất, mục tiêu xây dựng một trường đại học công nghệ có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu các ngành công nghệ cao, trọng điểm trên nền tảng khoa học cơ bản mạnh của ĐHQGHN đã đặt ra nhu cầu tất yếu là phải liên kết ở trình độ cao với các viện chuyên ngành thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thứ hai, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu - Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường, nhà khoa học tâm huyết với mô hình liên kết này, có uy tín rất lớn đối với các viện chuyên ngành thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam - là nhân tố quyết định đảm bảo hiện thực hóa mối hợp tác, liên kết ngay từ thời điểm Trường ĐH Công nghệ được thành lập.

Thực tiễn triển khai hợp tác giữa Trường ĐH Công nghệ với các viện đang ngày càng phát triển chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương "bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh” tại Nghị quyết TW2 khóa VIII. Tính đúng đắn và tính thực tiễn của chủ trương nói trên được thể hiện bằng quyết tâm và hành động của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các Viện đối tác cùng tập thể cán bộ đã đồng tâm, hiệp lực triển khai mô hình liên kết vì sự nghiệp của mỗi bên và vì sự nghiệp chung. Mô hình hợp tác trường - viện đã có một số bước tiến mới.

Bước tiến thứ nhất là về nhận thức, trong đó mỗi đơn vị và mỗi thành viên đã tìm thấy yếu tố phát triển của đơn vị mình, của cá nhân mình trong hoạt động triển hợp tác trường - viện. Đây là yếu tố nền tảng của tinh thần đồng tâm, hiệp lực triển khai mô hình. Bước tiến thứ hai là về cơ chế hợp tác mà GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã khai phá và tổ chức thi hành các giải pháp đột phá. Chúng ta đã bước đầu tìm được sự phân công hợp lý đối với mỗi đối tác trong hoạt động đào tạo và khoa học - công nghệ, theo đó phát huy điểm mạnh sẵn có của từng đơn vị, giảm thiểu sự đầu tư trùng lặp. Mô hình khoa phối thuộc của Viện, Phòng Thí nghiệm thuộc Viện là phối thuộc của trường mà tương ứng là các bộ môn thuộc khoa. Chính sách giảng viên kiêm nhiệm được hưởng lương từ Trường ĐH Công nghệ là một nội dung cụ thể hóa cơ chế hợp tác.

Tôi nhận thức rằng liên kết hợp tác trường - viện mà Trường ĐH Công nghệ và các Viện nghiên cứu đang triển khai là mang tính tất yếu trong quá trình hiện thực hóa một trường đại học nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh trình độ nền kinh tế tri thức ở Việt Nam còn quá thấp thì rất nhiều khó khăn sẽ gặp phải khi duy trì và phát triển mô hình hợp tác này. Vì mục tiêu sứ mạng của mình, chúng ta cần có bản lĩnh để vượt qua các khó khăn đã, đang và sẽ gặp phải để mô hình đó tiệm cận từng bước tới trình độ các mô hình tương ứng tại các nước tiên tiến.

Vị thế hôm nay và ngày mai

Từ tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ và sinh viên, Trường ĐH Công nghệ đã đạt được một số thành tựu trong đó phải kể đến:

Phương châm "phát huy thế mạnh về khoa học cơ bản của ĐHQGHN để phát triển các ngành công nghệ trọng điểm" cộng hưởng với hoạt động "bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh" được GS.VS Nguyễn Văn Hiệu khởi động đã có thành công đáng ghi nhận. Trường ĐH Công nghệ đã có vị thế trong hệ thống các trường đại học công nghệ ở Việt Nam.

Nhà trường đã có vị thế quốc tế để tự tin hội nhập về đào tạo và khoa học -công nghệ, đặc trưng bồi dưỡng nhân tài của Trường ĐH Công nghệ ngày càng thêm đậm nét. Mục tiêu sinh viên tốt nghiệp "đến đâu cũng làm việc được, trong lẫn ngoài nước mà không cần qua đào tạo lại" đang dần được hiện thực hóa. Công bố khoa học quốc tế, hội thảo khoa học quốc tế phối hợp tổ chức ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Trong diễn văn khai giảng năm học 2004-2005, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đề cập tới việc Trường ĐH Công nghệ cần học hỏi các trường đại học công nghệ đàn anh trong nước để tiến nhanh, tiến kịp để sánh vai cùng các trường đại học đó trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Tới thời điểm hiện nay, Trường ĐH Công nghệ thực sự được ghi nhận là một trường đại học “top trên trong lĩnh vực công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, chỉ với 5 năm hình thành và phát triển, lại chồng chất khó khăn, đặc biệt là thiếu thốn về đội ngũ cán bộ khoa học, thiếu thốn về cơ sở vật chất (đặc biệt là sự thiếu thốn về mặt bằng), Trường ĐH Công nghệ luôn phải kiên trì sáng tạo và độc đáo để xây dựng các nền tảng bn vững của một trường đại học nghiên cứu tiên tiến sánh vai cùng các trường đại học công nghệ tiên tiến trong khu vực.

Hồi ức năm tháng...

Từ một người học trò, cần mẫn phấn đấu trở thành một người thầy giáo, tôi đã gắn bó với mái trường này gần 40 năm, vì vậy, kỷ niệm về mái trường đã rất nhiều và ngày càng được bồi đắp thêm. Mỗi kỷ niệm có nét đáng nhớ riêng và vì vậy rất khó khăn khi chọn ra kỷ niệm nào khiến mình nhớ nhất. Điều tôi muốn nói tới đây không hẳn là một kỷ niệm song lại đậm nét trong tôi vì nó phản ánh truyền thống giáo dục của người Việt Nam chúng ta.

Thành công đáng kể nhất của người thầy chính là thành công của các lớp học trò mà mình góp phần đào tạo. Chúng tôi rất tự hào vì đội ngũ sinh viên của mình ngày càng có nhiều người đạt được thành công trong khoa học và công nghệ, cùng với mình dẫn dắt lớp sinh viên kế tiếp. Hàng năm, vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi nhận được hàng chục e-mail của sinh viên cũ từ mọi miền trong nước và trên thế giới chúc mừng. Nhiều em đã trở thành cán bộ chủ chốt tại cơ quan công tác, nhiều em đã trở thành TSKH, TS với rất nhiều công bố quốc tế có giá trị. Dù thư trả lời tôi viết gửi các em rất ngắn gọn song chứa đựng một niềm vui và tự hào rất lớn về sinh viên cũ của mình, về việc mình là một người được các em nhớ tới...

Đôi điều nhắn gửi

Trường ĐH Công nghệ đã nhận được niềm kỳ vọng và sự tin tưởng rất lớn của Chính phủ về một mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến và điều đó được thể hiện rõ ràng trong Quyết định 92/2004/QĐ-TTg thành lập trường. Thầy Nguyễn Văn Hiệu rất tự hào khi nói với chúng tôi đại ý là trong các trường đại học Việt Nam chỉ duy nhất có Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQGHN có cụm từ “bồi dưỡng nhân tài” trong quyết định thành lập. Đấy là điểm rất đặc thù của Nhà trường khi tham khảo nội dung số 89 quyết định thành lập trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn 1994 - 2009 được công bố trên trang tin điện tử của Chính phủ. Để đáp ứng niềm kỳ vọng và sự tin tưởng của Nhà nước và nhân dân, yếu tố "sáng tạo và đột phá" phải được trở thành bản chất của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Bản chất “sáng tạo và đột phá” phải được thấm nhuần trong chủ trương, chính sách của Nhà trường, của các đơn vị. Bản chất “sáng tạo và đột phá” cần được thi hành trong mọi hoạt động quản lý và phục vụ quản lý, giảng dạy - học tập và khoa học - công nghệ, trong hoạt động cụ thể của mỗi đơn vị, từng cán bộ, từng giảng viên và từng sinh viên.

 PGS.TS Hà Quang Thụy - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - M.T (ghi) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   |