Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Từ một cơ duyên đặc biệt
Với tôi, được viết về thầy là một vinh dự và cũng là một áp lực lớn. Cầm trong tay 5 câu hỏi có tính “định hướng” tôi đã phân vân mãi. Tôi muốn hỏi thầy đến 500 câu hay nhiều hơn thế. Bỏ lại tất cả những khuôn mẫu, định hướng, trình tự của một phóng viên, của những câu hỏi mang tầm chiến lược, tôi đến gặp thầy - PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình - chỉ để được một lần như cô trò nhỏ ngồi bên thầy, trò chuyện cùng thầy...

Thưa thầy! Thầy đã “bén duyên” với Trường ĐH Công nghệ như thế nào? Đến thời điểm này thầy có cảm thấy đó là một “cơ duyên đặc biệt” trong cuộc đời mình?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Tôi về công tác tại Trường ĐH Công nghệ cũng khá tình cờ. Sau này tôi được nghe kể lại: trong một lần gặp gỡ giữa thầy Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy của Trường ĐH Công nghệ và thầy Hiệu trưởng, thầy Bí thư Đảng ủy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội (trước thềm Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X), các thầy đã bàn về việc tăng cường cán bộ quản lý cho Trường ĐH Công nghệ từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Khi được các thầy lãnh đạo hỏi ý kiến, tôi trả lời là sẵn sàng công tác ở nơi nào mà cấp trên thấy phù hợp và hữu ích, đồng thời phát huy được năng lực và nguyện vọng cống hiến của bản thân.

Đến nay tôi vẫn suy nghĩ đó vừa là cơ duyên đặc biệt, vừa là sự việc bình thường. “Đặc biệt” thì dễ thấy, vì đúng là công tác cán bộ có tính “thời điểm”. “Bình thường” là vì tôi không đặt mục tiêu làm lãnh đạo quản lý là trên hết, mà muốn làm đúng năng lực của mình, muốn cống hiến những gì mình được học về chuyên môn và kinh nghiệm quản lý nhất định. Tôi học được đức tính đã nhận lời là làm đến nơi đến chốn, đúng vị trí vai trò, tôn trọng cấp trên và biết lắng nghe, phát huy sở trường của đồng nghiệp, anh em.

Thực ra, trước khi về Trường ĐH Công nghệ (tháng 1/2006) cũng mấy lần tôi được “quy hoạch” và có những “đề xuất”, “lời mời” tôi chuyển công tác sang quản lý ở cấp Vụ tại một số Bộ, ngành; cũng có doanh nghiệp lớn mời tôi về làm Hiệu trưởng tại trường đại học của công ty..., nhưng có lẽ vì chưa đến lúc … “hợp duyên” nên tôi đã cảm ơn để tiếp tục được công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhưng khi các thầy lãnh đạo của hai Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đặt vấn đề, sau một thời gian suy nghĩ, tôi lại nhận lời như một “cơ duyên” vì được đến với môi trường đại học chú trọng đến nghiên cứu chuyên sâu và có những kế hoạch vươn cao lên chuẩn mực quốc tế...

Những thuận lợi khi thầy được mời về làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ?

PGS. Nguyễn Ngọc Bình
: Ở đây Trường ĐH Công nghệ cũng là môi trường đại học, môi trường mà tôi từng công tác hơn 20 năm. Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQGHN được Chính phủ thành lập với những ngành tiên tiến, mũi nhọn, lấy Công nghệ Thông tin (CNTT) làm trung tâm để phát triển, mà tôi thì được đào tạo đúng về CNTT (cả phần mềm lẫn phần cứng). Trường ĐH Công nghệ được GS.VS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng làm Hiệu trưởng đầu tiên với triết lý và tầm nhìn xa, được GS.TS Nguyễn Hữu Đức là nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý trẻ, năng động tiếp nối làm Hiệu trưởng. Được về làm “giúp việc” cho thầy Hiệu trưởng - GS.TS Nguyễn Hữu Đức lúc đó vừa là thử thách, vừa là vinh dự đối với tôi.

Một thuận lợi nữa là tôi cũng từng được biết một số thầy trong giới CNTT đang ở Trường ĐH Công nghệ lúc đó từ những năm 80 của thế kỷ trước, và những năm 2000 cũng được cùng các thầy đó tham gia các hoạt động KHCN về CNTT của Việt Nam. Đó là PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, TS. Nguyễn Tuệ, TS. Hà Quang Thụy... Đặc biệt, khi tôi công tác tại Trung tâm Máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vào những năm đầu 1980 đã được cùng làm việc với thầy Nguyễn Tuệ và thầy Hà Quang Thụy khi khai thác máy tính lớn (mainframe) EC-1022 của Liên Xô viện trợ lúc đó. Tôi cũng được biết thầy Đào Kiến Quốc và thầy Nguyễn Nam Hải là những người say mê CNTT và có những sản phẩm được giới CNTT trong nước biết đến.

Trong khi công tác tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tôi là một trong vài người thiết lập nên Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (gọi tắt là VinaREN, viết tắt của “Vietnam Research and Education Network”) từ năm 2004 (nay do Bộ KHCN quản lý, www.vinaren.vn), với mong ước thiết lập một “tam giác liên kết mạnh về nghiên cứu và đào tạo”, đó là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (HUT, đại diện là Trung tâm Thư viện điện tử và Mạng Thông tin - LINC, mà tôi là Giám đốc lúc đó), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST, đại diện là Viện CNTT - IOIT) và ĐHQGHN (VNU, đại diện là Viện CNTT - ITI). Thời điểm đó tôi đã có dịp biết đến Viện CNTT - ĐHQGHN trong các hoạt động về e-learning và giới thiệu VinaREN. Cho nên, lúc đó tôi nghĩ rằng nếu “về” Trường ĐH Công nghệ tôi sẽ có dịp được làm việc với các thầy kể trên và chắc chắn sẽ đưa được Trường ĐH Công nghệ, Viện CNTT vào mạng lưới VinaREN nối với quốc tế qua các mạng Internet liên châu lục TEIN2/APAN và sẽ lan truyền tới các đơn vị khác trong ĐHQGHN. Thực tế, sau khi về Trường ĐH Công nghệ chưa đầy một năm với sự chỉ đạo và hỗ trợ của ĐHQGHN, mong ước trên của tôi đã thành hiện thực và chính VinaREN đang hỗ trợ nhiều hoạt động giảng dạy trực tuyến, video-conferencing, cũng như góp phần thúc đẩy các hoạt động trong nhóm bốn Đại học trọng điểm Đông Bắc Á: ĐH Bắc Kinh, ĐH Seoul, ĐH Tokyo và ĐHQGHN (Beijing Univ., Seoul Univ., Univ. of Tokyo, VNU-Hanoi – BeSeToHa)...

Thêm nữa, không thể không nhắc đến một thuận lợi cơ bản nữa là khi đó tôi cũng được biết và nghe nói nhiều về sự quản lý năng động và bắt nhịp nhanh xu thế khoa học - công nghệ của các thầy, cô làm công tác lãnh đạo và quản lý tại ĐHQGHN như GS.TSKH Đào Trọng Thi, GS.TS Mai Trọng Nhuận, GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TSKH Trương Quang Học, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh... thông qua việc xây dựng dự án DREAM trước đó (2003-2004) qua sự phối hợp cùng xây dựng của ĐHQGHN, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với một tổ chức tư vấn của Nhật Bản là ASIA-SEED. Tôi cũng rất mừng khi được thầy Hiệu trưởng GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết các Nhà giáo lão thành như GS.TSKH Phan Anh, GS.TSKH Nguyễn Phú Thùy... làm việc rất nghiêm túc và tạo được đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy có uy tín, chất lượng. Và, vừa lúc đó có một tiến sĩ với nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và chế tạo sản phẩm KHCN, mới từ quân đội chuyển về trường: TS. Bạch Gia Dương. Như vậy tôi cũng có niềm tin và căn cứ khi được về công tác tại Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQGHN, nơi có nhiều tiềm năng về nhân lực và có đà phát triển những ngành công nghệ cao của đất nước.

Và thuận lợi rất lớn là sau khi chuyển về trường, tôi được các vị lãnh đạo ở các cấp trong Trường ĐHCN, cũng như các thầy, cô giáo và anh chị em chuyên viên nhiệt tình giúp đỡ, tiếp cận công việc và cùng nhau đưa việc quản lý đào tạo sau đại học, KHCN và hợp tác quốc tế ngày càng quy củ và phát triển - những mảng việc mà thầy Hiệu trưởng giao cho tôi trợ giúp trong Ban Giám hiệu.

Bên cạnh những thuận lợi thì những khó khăn chắc cũng không ít phải không, thưa thầy?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Công việc Phó hiệu trưởng là mới đối với tôi, có nhiều điều tôi phải vừa học vừa thực hành nên cũng có những cái khó, nhất là tôi lại bắt đầu công việc với cương vị Phó Hiệu trưởng tại một trường mới. Dù được biết trước một số thầy như đã nêu trên, song còn nhiều thầy và nhiều anh chị em quản lý mà tôi chưa được biết. Một khó khăn nữa là về cách thức quản lý tại trường, như thầy Hiệu trưởng và nhiều thầy đã thường nói lúc đó là “tư duy quản lý và cách thức quản lý vẫn là quản lý cấp khoa, bộ môn”, nhiều cán bộ quản lý và chuyên viên chưa có kinh nghiệm quản lý như ở các trường đã có truyền thống lâu năm, vì vậy cả cán bộ quản lý lẫn chuyên viên đều phải “vừa học vừa làm”…

Tôi cũng chịu những áp lực nhất định khi triển khai công việc quản lý. Quả thật, có những lúc vì mong muốn cải tiến môi trường làm việc cho quy củ, bài bản, phối hợp giữa các đơn vị với nhau để cùng phát triển, tôi phát biểu gì đó thì lại bị hiểu nhầm, thậm chí có người còn cho rằng tôi muốn “dạy người khác” (có thể vì tôi nói thẳng quá chăng?!)… Ngoài ra, có những trường hợp cá biệt khi thực hiện đề tài KHCN và công tác cán bộ… cũng gây ra những phiền hà nhất định trong quản lý.

Có phải những khó khăn đó là do thầy là một người không trưởng thành từ ĐHQGHN, được mời đến làm Phó hiệu trưởng của Trường ĐH Công nghệ?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Thực ra, lý do của những “khó khăn” mà em vừa nêu ở đây có lẽ là bình thường ở các nước có nền quản lý giáo dục đại học hiện đại. Ví dụ, ở Nhật hay các nước tiên tiến, việc lãnh đạo từ trường này sang trường khác, giảng viên và chuyên viên cũng thường được luân chuyển giữa các trường và giữa các bộ phận quản lý trong một trường. Tôi đã từng bị bất ngờ khi thấy chuyên viên trong trường đại học ở Nhật Bản thường làm việc tại một vị trí không quá vài ba năm, sau được chuyển sang việc khác. Cứ thế sau một số năm trường đại học sẽ có đội ngũ chuyên viên hiểu nhiều công việc của mình và của nhau, hỗ trợ nhau rất tốt... Việt Nam ta còn thiên về “cách quản lý truyền thống” trong nhà trường, chưa khuyến khích nhiều đến luân chuyển, trao đổi di chuyển nhân lực giữa các trường với nhau, giữa các đại học với Viện nghiên cứu hay Doanh nghiệp. Cho nên, trước đây việc một người ở nơi khác về làm quản lý tại trường được chúng ta cho là hiện tượng … hiếm! Bây giờ có “4031” của ĐHQGHN (Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ĐHQGHN, ban hành ngày 2/7/2008) nên ĐHQGHN chúng ta đã có những cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn.

Thầy đã vượt qua những rào cản và khó khăn đó thế nào?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Lấy công việc, hiệu quả và việc nâng cao vị thế nhà trường làm phương châm hoạt động sẽ vượt qua được rào cản và khó khăn trên. Tôi luôn ý thức như thế nên mặc dù có những lúc cũng không vui khi bị hiểu nhầm, tôi vẫn tin rằng công việc sẽ suôn sẻ và mọi người sẽ hiểu. Ngoài ra, tôi đã luôn xác định mình là người giúp việc cho Hiệu trưởng, làm đúng phần việc được phân công để đảm bảo sự nhịp nhàng, ăn ý trong việc điều hành nhà trường của Ban Giám hiệu. Khi thực hiện công việc, những gì chưa rõ, chưa chắc chắn thì tôi luôn xin ý kiến Hiệu trưởng trước khi triển khai, khi có sáng kiến hay dự định gì mới thì tôi cũng luôn đề xuất và xin ý kiến Hiệu trưởng để thống nhất hành động.

Nhắc đến cương vị Hiệu trưởng - GS.TS Nguyễn Hữu Đức được đánh giá như vị hiệu trưởng tạo nên bước ngoặt của Trường ĐH Công nghệ. Vậy khi đảm nhận cương vị hiệu trưởng thầy có chịu áp lực lớn không?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Có chứ, và áp lực khá lớn. Thầy Nguyễn Hữu Đức đã từng nêu nhiệm vụ và dặn tôi: “... bao nhiêu “hào quang” thì hai Hiệu trưởng trước đã “hưởng” rồi, từ nay có nhiều thách thức và khó khăn, bao nhiêu đầu tư lớn vào trường ĐHCN đã được triển khai những năm qua… Từ nay trường sẽ luôn phải phấn đấu và trả lời câu hỏi “thành quả và hiệu quả đầu tư đâu?”.

Xin cảm ơn những chia sẻ và dặn dò của thầy Nguyễn Hữu Đức. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức của nhà trường sẽ tiếp tục sự nghiệp của các thầy để phát triển nhà trường. Chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục được các thầy lãnh đạo và các đơn vị trong ĐHQGHN tạo những điều kiện thuận lợi để Trường ĐH Công nghệ phấn đấu tốt và cũng là để trả lời câu hỏi trên một cách tích cực.

Về vấn đề này, em muốn hỏi thêm một câu hỏi nữa: nếu như Trường ĐH Công nghệ được ví như một con tàu, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là người có công xây dựng con tàu và tấm hải đồ, GS.TS Nguyễn Hữu Đức là vị thuyền trưởng có công nhổ neo, chèo lái những đoạn đầu tiên và trang bị cho nó một cánh buồm... còn thầy là vị thuyền trưởng giương cánh buồm, vượt sóng đưa con tàu ngang tầm quốc tế... Sự đánh giá đó như thế nào thưa thầy?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Công lao của hai thầy Hiệu trưởng trước đây là rất lớn, các thầy là những ngôi sao sáng. Tuy nhiên, tôi biết sức mình, xung quanh chúng ta có nhiều người tài giỏi, tôi cũng mới chỉ là “hạt cát” trong đại dương mênh mông… Tôi sẽ cố gắng cùng các “Sĩ quan”, “Thủy thủ” của Trường ĐH Công nghệ và các đối tác hợp tác chèo lái con tàu mà các thầy đã tạo ra và trao lại, sao cho buồm căng thêm gió, đi đúng hướng và tiến với tốc độ nhanh nhưng bền vững, cùng phát triển với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN. Việc “vượt sóng đưa con tàu ngang tầm quốc tế” không đơn giản - sẽ cần thời gian, sức người, sức của và trí tuệ nhiều hơn nữa …

Vâng, cảm ơn thầy! Vậy tốc độ của con tàu ấy - nhịp độ phát triển của Trường ĐH Công nghệ ở thời điểm hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Cần giữ vững, phát huy và tăng nhanh hơn nữa nhịp độ phát triển của Trường ĐH Công nghệ. Về đào tạo, NCKH cần được đẩy mạnh hơn nữa, bám sát Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường mà Đảng bộ Trường ĐH Công nghệ đã đề ra năm 2005 có sự điều chỉnh và tính đến điều kiện thực tế hiện nay và những năm tiếp theo.

Thực hiện tốt chỉ đạo của ĐHQGHN về đào tạo một số ngành, chuyên ngành đạt chuẩn khu vực và quốc tế (theo Đề án “16+23”), từng bước nâng quy mô đào tạo sau đại học, gắn liền giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, áp dụng sớm hình thức đào tạo tín chỉ, làm cho Trường ĐH Công nghệ thực sự là đại học nghiên cứu. Gắn kết hơn nữa mối liên hệ thầy - trò, tạo điều kiện để gia đình sinh viên, xã hội hiểu hơn về nhà trường...

Nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh và đánh giá bởi những tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, như khuyến khích các công trình trên các tạp chí khoa học có chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) cao, trong danh sách các tạp chí của ISI; khuyến khích các nghiên cứu có bằng phát minh, sáng chế, giải thưởng KHCN; khuyến khích các sản phẩm đoạt giải thưởng KHCN ở trong và ngoài nước; khuyến khích các nhà khoa học có h-index cao...

Tiếp tục đẩy mạnh liên kết Trường - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp và hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế của Trường ĐH Công nghệ nói riêng và của ĐHQGHN nói chung. Liên kết quốc tế cũng là cách nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, thúc đẩy nâng tầm quản lý của Nhà trường.

Đặc biệt, Nhà trường sẽ thành lập “Ban cố vấn quốc tế” (International Advisory Board - IAB) gồm các nhà quản lý cao cấp về KHCN và CEO về công nghệ từ các hãng lớn như NEC (Nhật Bản), IBM (Hoa Kỳ), IEA (Pháp), … nhằm đẩy mạnh các hoạt động trên đây của Nhà trường, sao cho chất “công nghệ” (Technology) và “kỹ nghệ” (Engineering) được thể hiện rõ nét hơn trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trường ĐH Công nghệ.

Song song với các hoạt động trên, cần thực hiện quản lý đại học tiên tiến theo chuẩn mực ISO, triển khai kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn ABET (Hoa Kỳ), AUN (Châu Á)...

Có phải đó vừa là nhịp độ vừa là định hướng phát triển nhà trường trong thời gian tới?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Trên đây tôi đã nêu cơ bản định hướng rồi. Thực ra Trường ĐHCN và các trường thành viên khác thuộc ĐHQGHN có thuận lợi chung là được ĐHQGHN chỉ đạo sát sao và thường xuyên, vì vậy các trường cứ thế mà tìm cách thực hiện và tiến lên, sử dụng tốt lợi thế “liên thông, liên kết” và những ưu thế mà ĐHQGHN tạo cho các trường thành viên.

Cũng cần phải nêu là có một định hướng mà Trường ĐH Công nghệ và các đơn vị thành viên khác thuộc ĐHQGHN có thể cần điều chỉnh kịp thời và phù hợp: đó là quy mô nhà trường và tương lai xây dựng cơ sở mới của Nhà trường tại Hòa Lạc. Nhà trường mong muốn phát triển như đã đề ra trong Kế hoạch chiến lược năm 2005 và điều chỉnh năm 2007, song tình hình hiện nay có những thay đổi, nhất là việc xây dựng tại Hòa Lạc bị chậm, cơ sở vật chất hiện nay quá chật hẹp... Chính những điều này làm cho tính chủ động của Nhà trường trong hoạch định kế hoạch bị ảnh hưởng nhiều. Nhà trường mong Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ IV vào năm 2010 sẽ đề ra những nhiệm vụ chiến lược mới của ĐHQGHN giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, để từ đó các trường thành viên, trong đó có Trường ĐHCN, xây dựng kế hoạch khả thi tương ứng cho mình.

Ngoài cương vị là một vị Hiệu trưởng lãnh đạo cao nhất của, thầy là...?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình: Tôi chỉ có thể nói một điều duy nhất - tôi là một người bình thường như những người khác. Còn những điều khác, hãy để người khác nói về tôi, nếu có!

Xin mọi người lắng nghe những điều tôi ghi lại được:

“Mỗi sáng đến trường tôi đều thấy thầy đã ngồi làm việc ở phòng, hôm sau tôi đến sớm hơn hôm trước 5 phút, vẫn thấy thầy đã ngồi làm việc... Tôi đã đến sớm và về muộn đến hơn sáu lần như thế mới phát hiện ra một điều: Thầy Nguyễn Ngọc Bình luôn đi sớm, về muộn ít nhất 30 phút. Từ đó tôi có một ganh đua nho nhỏ với thầy, tôi cũng đến trường thật sớm...Tôi có một ấp ủ, nhưng cho tới ngày rời khỏi Trường Đại học Công nghệ. tôi vẫn chưa một lần nói được với thầy rằng: Thưa thầy! Em biết ơn thầy! Hơn bất cứ lời dạy bảo nào, sự nghiêm khắc và chuẩn mực của thầy đã cho em khôn lớn...Ngày tôi đi, thầy có nói rằng: hãy luôn hướng về phía trước để thấy cuộc sống luôn rộng mở”.

“... Ngày 20-11, từng hàng sinh viên ôm hoa đứng trước cửa phòng thầy Bình để chờ. Không chỉ có sinh viên của Trường ĐH Công nghệ, có rất nhiều bạn từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Không ai muốn gửi lại, ai cũng mong được gặp thầy dù chỉ chốc lát… Những ngày đó, phòng làm việc của thầy ngập tràn hoa…”

“...Thầy Bình ư? Thầy Bình là người được đào tạo bài bản ở nước ngoài, từng nhiều lần làm Ban giám khảo trong các cuộc thi về CNTT quốc tế. Mình nghĩ thầy là người nghiêm khắc với chính mình và mẫu mực với những người khác...”

 PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình - Nhàn Thanh (ghi) - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   | 645   |