Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Con đường dẫn đến thành công của người nữ trí thức đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.
1. Chọn nghề
Quê gốc ở Duy Tiên - Hà Nam nhưng tôi được sinh ra tại Thị xã Thái Nguyên, năm 1947 khi giặc Pháp chiếm đóng thị xã, bố tôi đi kháng chiến làm bộ đội quân giới, mẹ đem tôi theo ông bà nội tản cư lên Võ Nhai. Chạy giặc trong rừng, làm lều ven suối, rừng khi đó rậm rạp, ẩm ướt, nhiều vắt, muỗi, rắn rết, thú rừng...

Bè bạn chúng tôi là con em các gia đình tản cư từ nhiều nơi đến, theo nhau luồn rừng kiếm măng, nấm, củ nâu, củ mài, hái rau rừng, không có trường lớp, thầy giáo nên tất cả đều mù chữ. Mùa đông rét thấu sương, đi chăn trâu luôn mang theo mồi lửa để đốt rơm rác sưởi ấm, nướng củ mài, khoai sắn ăn thêm cho đỡ đói. Sau chiến dịch biên giới 1953, một thầy giáo thương binh từ chiến trận về làng dậy lũ trẻ học chữ, tôi được đi học vỡ lòng, năm sau, hòa bình lập lại, vào học lớp 1 trường Xã. Thời niên thiếu chạy giặc ở rừng, không giao tiếp nên đi học rất nhút nhát, chiều về giúp việc nhà, tối tham gia dậy học xóa mù chữ cho người lớn trong thôn. Tốt nghiệp cấp 2 trường huyện, được đi học cấp 3 trường Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái nguyên, xong lớp 10 thi vào đại học.

Cuộc đời như một dòng suối chảy tự nhiên như mang theo số phận được sắp xếp sẵn của tôi, đi học khi 10 tuổi tuy muộn nhưng vẫn vào được đại học. Khi học ngành Cây lương thực, Khoa Trồng trọt tôi nhận ra rằng mình tự nhiên được sắp xếp vào một nghề phù hợp và khát khao mơ ước học thành tài để trở thành Nhà chọn tạo giống mới, góp phần làm cho mọi người có bữa cơm no. Tình yêu nghề nông được bắt đầu từ những bài thực vật học, di truyền, chọn giống cây trồng, những giờ thực hành ghép cây lai ngô, lai lúa... Ra trường, tôi xin việc tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm để có cơ hội thực hiện khát vọng và tình yêu của mình với nghề nông. Năm đó (1968) Viện tuyển 40 kỹ sư mới nên nguyện vọng của tôi được chấp nhận. Về Viện, làm việc tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy Lương Định Của, Nhà Di truyền học, nhà chọn giống đã từng là giảng viên tại trường Đại học Kyushu có danh tiếng của Nhật Bản, vì tình yêu Tổ quốc mà Thầy đã từ bỏ nơi có đủ điều kiện nghiên cứu khoa học và tiến thân để trở về đóng góp trí tuệ xây dựng quê hương trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức khốc liệt. Tấm gương yêu Tổ quốc, lao động miệt mài của Thầy làm tôi cảm phục tận đáy lòng, Thầy chỉ bảo chúng tôi cách lai, cách gieo trồng, chọn lọc ở các thể hệ, cách đánh giá xác định giống tốt và mở rộng sản xuất hết sức tận tình, tiếc rằng Thầy ra đi quá sớm khi chúng tôi còn chưa thành đạt. Năm 1980, đi làm nghiên cứu sinh tại Liên xô (cũ), tôi lại chọn đề tài nghiên cứu giống lúa nên có cơ hội học được rất nhiều vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở vững vàng cho công tác chuyên môn sau này. Sau khi tốt nghiệp, tôi chuyển vể làm giảng viên tại trường ĐHNN Hà Nội. Ngoài giờ giảng, tôi có khá nhiều thời gian để nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống lúa.

2. Sở thích, sở trường và thách thức.

Lớn lên trong gian khó, thiếu thốn của chiến tranh, cuộc sống gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật xung quanh phục vụ cho cuộc sống của mình. Cần cù, ham học, luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo là sở thích và tình yêu của tôi. Nhưng từ sở thích tiến tới thành công thường gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Tôi xin kể vài câu chuyện về những khó khăn đã gặp trong quá trình công tác.

- Năm 1985 tôi bắt đầu làm giảng viên dậy môn “Chọn giống cây trồng” tại Bộ môn Di truyền-chọn giống, Khoa Trồng trọt, ĐHNN. Biết mình mới vào nghề giảng dậy tôi giành rất nhiều thời gian say sưa soạn bài, đọc tài liệu, dự giờ giảng của các thầy trong bộ môn để học hỏi rút kinh nghiệm nên đã giảng dậy khá tốt sau một thời gian ngắn. Vốn ham mê nghiên cứu, tôi đã đem về nhiều mẫu hạt giống lúa từ Viện Nghiên cứu lúa của Liên xô, đã liên hệ với bạn bè đồng nghiệp cũ xin vật liệu tại Việt Nam, bố trí lai vừa để dậy học, vừa để chọn tạo giống mới. Với kinh nghiệm sẵn có từ trước nên chỉ sau 4 năm vừa giảng dậy vừa nghiên cứu tại trường, tôi đã chọn được giống lúa mới: nếp thơm 44, lúa tẻ 256, được công nhận là giống khu vực hóa. Khi đó phương tiện nghiên cứu rất thiếu, ruộng thí nghiệm xuống cấp, không được bảo vệ, phòng thí nghiệm không có trang thiết bị, kinh phí rất hạn hẹp... Trước tình hình đó, tôi đã viết và trình lên ban giám hiệu Nhà trường, bà Hiệu trưởng đồng ý trình lên Ủy ban khoa học Nhà nước một dự án xây dựng lại khu thí nghiệm đồng ruộng của Khoa để triển khai nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng. Năm 1990, dự án được phê duyệt, nhà nước cấp tiền, thế là ông chủ nhiệm khoa khi đó không đồng ý cho tôi chủ trì thực hiện. Có thể có nhiều lý do mà ông không nói ra, tôi mơ hồ đoán được, nhưng lý do mà ông nói là: dự án thiếu cơ sở khoa học, còn tồn tại nhiều thiếu sót về nội dung, về phương pháp triển khai và vì tôi là cán bộ giảng dậy trẻ (mặc dù tuổi đã trên 40), vậy nên ông đã đổi chủ nhiệm dự án sang người khác là phó chủ nhiệm khoa của ông. Việc đó gây “sốc”cho tôi, vì tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, thời gian viết, bảo vệ dự án mà không được thực hiện, mặt khác còn bị dư luận nghi ngờ về năng lực làm việc của mình. Trước tình huống đó, tôi nghĩ có 2 cách giải quyết: một là đấu tranh bảo vệ lẽ phải, giữ lại dự án cho mình vì dự án đã được Hội đồng cấp trên phê duyệt rồi; hai là tập trung sức khắc phục khó khăn tiếp tục chọn tạo giống phục vụ sản xuất của nông dân. Tôi đã chọn cách thứ 2, tuy vất vả nhưng hợp lý hơn vì không trái ý người lãnh đạo trực tiếp của mình. Sau một số năm làm việc, tôi đã chứng minh được năng lực thực sự bằng giống lúa mới ra đời, bằng các biện pháp kỹ thuật mới chuyển giao cho nông dân, qua đó sở trường kiên trì vượt khó được tôi luyện, tình yêu nghề nghiệp càng sâu nặng thêm và lòng tự tin càng mãnh liệt hơn.

- Năm 1993, tôi được dự một lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, thời gian học không nhiều (3 tháng) nhưng quan sát thực tế chọn tạo giống lúa lai tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu thập được nhiều kiến thức khoa học, tài liệu, phương pháp để bước vào một hướng nghiên cứu mới: chọn tạo, tìm kiếm, xác định những vật liệu di truyền chuyên dụng để tạo giống lúa lai và củng cố niềm tin rằng mình sẽ làm được việc gì đó phục vụ thiết thực cho nông dân. Lúc này niềm đam mê chọn tạo giống lúa lai đã cuốn hút mọi suy nghĩ của tôi. Kinh phí hạn hẹp, tôi tìm mọi cách khắc phục, tranh thủ mọi sự giúp đỡ để triển khai các thí nghiệm cần thiết đánh giá vật liệu chọn giống của mình. Sự cố gắng không mệt mỏi của tôi đã có thành công bước đầu là tạo ra được một số dòng bất dục đực mới. Bộ Nông nghiệp đã biết nên ông Bộ trưởng lúc đó đã dùng quĩ riêng của Bộ cấp trực tiếp cho tôi 9.000 USD để xây dựng, mua sắm một số phương tiện tối thiểu phục vụ nghiên cứu chọn tạo bố mẹ lúa lai. Năm 1996, tôi đã lai thử được 15 kg hạt lai F1 gửi lên Bộ Nông nghiệp để Cục Khuyến nông tổ chức trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các cơ quan khác. Trên ruộng trình diễn, lúa sinh trưởng khá tốt, ai đi qua cũng khen, khi lúa trỗ xong, bông to lắm, thế là Bộ tổ chức hội nghị đánh giá đầu bờ. Các đại biểu tham dự đều khen ngợi và hy vọng đã có lúa lai do Việt Nam tự chọn tạo. Tôi được Bộ trưởng khen tại hội nghị và thưởng ngay 1 triệu đồng về kết quả này, báo chí viết bài ca ngợi. Thế nhưng sau 1 tuần, nơi trình diễn báo về là lúa đã bị bệnh bạc lá phá nặng, Cục Khuyến nông phải đến giải quyết đền bù thiệt hại cho nông dân. Nhìn ruộng lúa bông to, lá cháy, thật đau lòng, xấu hổ và tất nhiên lại bị “sốc”. Trước tình huống đó, tôi thấy mình có lỗi quá lớn trước nông dân, trước ông Bộ trưởng cũng như bạn bè đồng nghiệp. Tôi chỉ còn một cách giải quyết duy nhất là phải lặng lẽ nghiên cứu lại, đánh giá cẩn thận nghiêm túc tất cả các vật liệu bố mẹ và con lai trước khi đưa ra sản xuất. Việc có thế thôi nhưng lại cần đầu tư thêm nhiều thời gian, công sứ, trí tuệ, tiền bạc cùng với sự kiên trì. Nhiều năm tiếp theo, ngoài giờ lên lớp, tôi tập trung toàn bộ thời gian cho việc lai tạo, chọn lọc, đánh giá... và cuối cùng đã chọn được giống lúa lai hai dòng mới TH3-3 cùng với các dòng bố mẹ, qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai F1. Đồng thời đã nghiên cứu, khảo sát xây dựng các vùng nhân dòng và vùng sản xuất hạt lai có năng suất cao, giúp cho việc mở rộng diện tích sản xuất hạt F1 và gieo cấy lúa lai thương phẩm của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.Trước yêu cầu lớn của sản xuất, nhóm công tác của tôi không có đủ năng lực đáp ứng nên tôi đã quyết định chuyển nhượng bản quyền sản xuất kinh doanh các giống lúa lai mới cho các công ty giống cây trồng. Họ có điều kiện tốt hơn về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh nên có thể mở rộng sản xuất hạt lai rất nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền 2 giống TH3-4 và TH3-3 cho 2 Công ty đã tạo ra một bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng chứng minh rằng nếu bạn có ý tưởng đúng trong nghiên cứu khoa học thì cần phải có một tình yêu thực sự, một khát vọng và quyết tâm cao thì nhất định sẽ đạt tới đích thành công.

3. Bài học

Trước mỗi tình huống xảy ra, nhà khoa học phải bình tĩnh kiềm chế bản thân để tìm hiểu nguyên nhân sâu sa của những sự việc đã xảy ra với công việc của mình, hoặc với cá nhân mình, tìm biện pháp hữu hiệu nhất phát huy sở trường vốn có của mình để vững bước đi lên. Nếu khó khăn thuộc về vấn đề khoa học đang nghiên cứu thì phải tiếp tục nghiên cứu lại kỹ càng, cẩn thận tìm ra nguyên nhân chính để khắc phuc. Nếu khó khăn do người khác gây nên thì tìm cách vô hiệu hóa nhằm tạo ra một không khí làm việc thoải mái để tập trung toàn lực vào công việc chính mà mình đang triển khai, có như vậy công việc sẽ tốt, tinh thần sẽ thoải mái phấn chấn. Người phụ nữ làm khoa học thường hay gặp đố kỵ, vì vậy cần lựa chọn biện pháp “mềm” để ứng xử, giúp ta vượt qua những khó khăn một cách nhẹ nhàng và sẽ được nhiều người ủng hộ.

4. Thay cho lời kết

Nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng là một ngành sẽ ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, vô cùng khốc liệt, không thể dự đóan trước được. Các nước trên thế giới đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Để phát triển nông nghiệp bền vững cần đội ngũ các nhà khoa học (sinh học, nông nghiệp, môi trường...) yêu nghề nghiệp, dám hy sinh suốt cuộc đời cho việc nghiên cứu khoa học. Nhưng nhu cầu cuộc sống hiện đại ngày càng cao hơn, cơ hội thành đạt đối với thế hệ trẻ ngày càng nhiều hơn và dễ lựa chọn hơn, trong khi khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, phải thâm nhập thực tế sản xuất, phải kiên trì vượt qua khó khăn và khi thành đạt thì tuổi đã quá cao. Những thách thức vô cùng khắc nghiệt đối với thế hệ trẻ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng lớp trẻ ngày nay rất năng động, thông minh, nhanh nhậy và có nhiều điều kiện thuận lợi để bước vào nghiên cứu khoa học. Rất nhiều bạn trẻ tự xác định được hướng đi rất sớm, rất táo bạo, cần có chính sách thông thoáng, phù hợp để động viên khích lệ và hỗ trợ thỏa đáng mới có thể ươm mầm khoa học cho tương lai.

 GS.TS. Nguyễn Thị Trâm - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   | 645   | 646   | 647   | 648   | 649   | 650   | 651   | 652   | 653   | 654   | 655   | 656   | 657   | 658   | 659   | 660   | 661   | 662   | 663   | 664   | 665   | 666   | 667   | 668   | 669   | 670   | 671   | 672   |