Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NỮ TRÍ THỨC
Công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi tỉ trọng nông nghiệp giảm. Trong cơ cấu GDP của Việt Nam, tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2008, tỉ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 41,6% và tỉ trọng dịch vụ tương đối ổn định từ 38,6% đến 38,7% trong cùng thời kỳ này.

Đồng thời tỉ lệ dân cư thành thị tăng liên tục từ 20% năm 1990 lên gần 30% vào năm 2009 trong khi dân cư nông thôn giảm từ 80% xuống còn hơn 70% trong cùng thời kỳ này. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá diễn ra không đồng đều: vùng Đông Nam Bộ đạt mức đô thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm 57,1%, xếp vị trí thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức đô thị hóa tương đối cao với 29,2%. Việt Nam có 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đồng thời Việt Nam có hàng chục thành phố thuộc tỉnh.

Mặc dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng định nghĩa chính thức cho biết: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.

Phần đông trí thức sống và làm việc ở thành thị và tham gia lao động trong các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, chỉ một bộ phận nhỏ trí thức sinh sống vào làm việc ở nông thôn. Phần đông trí thức làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước và một bộ phận trí thức làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Là một bộ phận của đội ngũ trí thức Việt Nam, nữ trí thức Việt Nam cũng tập trung đông ở thành thị và làm việc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ ta thấy nữ trí thức tập trung đông trong một số ngành nghề ví dụ như giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non nhưng ít tham gia trong một số ngành nghề khác ví dụ như ngành nghề kỹ thuật.

Điều quan trọng là công nghiệp hoá và đô thị hoá đang có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới lối sống của nữ trí thức. Những ảnh hưởng tích cực có thể thấy rõ và cần phát huy bao gồm các điều kiện, nguồn lực và cơ hội đang ngày càng được cải thiện đối với lao động, việc làm, thu nhập và sinh hoạt, giao tiếp, nghỉ ngơi của nữ trí thức. Ngày càng có nhiều nữ trí thức tìm được việc làm hấp dẫn, an toàn, ổn định với tiền công cao trong những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện đại hoá. Các phương tiện sinh hoạt như nhà ở cùng các tiện nghi cũng ngày càng được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại sự thuận tiện, dễ chịu và nhất là giải phóng nữ trí thức khỏi những công việc nặng nhọc trong đời sống gia đình.

Tuy nhiên công nghiệp hoá và đô thị hoá cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới lối sống của nữ trí thức. Dễ nhận thấy nhất và cũng là nghiêm trọng nhất là sự ô nhiễm, mất vệ sinh ở đô thị: mặc dù các yếu tố của môi trường như tiếng ồn, bụi cùng hệ thống chất thải ở thành thị do các khu công nghiệp gây ra và thực phẩm không an toàn đều ảnh hưởng tới cả nam và nữ, nhưng rõ ràng là phụ nữ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề hơn một phần do tính dễ bị tổn thương của phụ nữ trước các tác động của môi trường và một phần do phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại của môi trường và nhất là thường xuyên phải đi chợ và chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá với đặc trưng là nhịp độ thay đổi nhanh và cạnh tranh lớn luôn gây ra các loại áp lực đối với phụ nữ: trong cuộc đua tranh với nam giới, phụ nữ có xu hướng khó tìm việc làm tốt, dễ mất việc làm, chậm được đề bạt, thăng tiến.

Các yêu cầu, thách thức ngày càng cao về trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp đặc trưng cho lao động tri thức cùng với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” luôn tạo ra những yêu cầu, chuẩn mực kép đối với nữ trí thức: phụ nữ phải vừa giỏi chuyên môn và vừa phải giỏi việc nhà.

Trong những thành phố lớn, những xu hướng tích cực như lấy chồng muộn, sinh ít con luôn tiềm ẩn tác động tiêu cực đối với phụ nữ như khó lấy chồng và trắc trở về đường con cái.

Nguyên nhân chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập và nhận thức về quyền, pháp luật đối với phụ nữ còn nhiều hạn chế. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với lối sống nữ trí thức cần nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ những mặt mạnh cần phát huy, những yếu kém cần khắc phục, những thách thức cần lường trước và những cơ hội cần nắm bắt. Các giải pháp cần dựa vào cơ sở khoa học liên ngành và phải đồng bộ triển khai trên các cấp độ từ cá nhân đến bộ máy tổ chức và chính sách quốc gia trên nguyên tắc phát triển bền vững và bình đẳng giới.

NỘI DUNG

Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm “trí thức” và “nữ trí thức”

Mặc dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng các định nghĩa về trí thức đều nhấn mạnh các đặc trưng về năng lực, lao động và chức năng-vai trò của trí thức. Có thể trích giới thiệu một định nghĩa phản ánh rõ các đặc điểm chung này như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.

Định nghĩa này bao quát ba nhóm yếu tố cơ bản của trí thức: Một là đặc điểm và tính chất của lao động tính chất lao động đặc thù của người trí thức – lao động trí óc. Hai là các đặc điểm về năng lực và kỹ năng lao động – tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức. Ba là chức năng, nhiệm vu hay sứ mệnh của trí trức - sản xuất ra những sản phẩm tinh thần và vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Các quan niệm về trí thức hiện nay nói chung không phân biệt đối xử nam-nữ. Do vậy, định nghĩa nêu trên hoàn toàn có thể ứng dụng để nhận diện cả nam trí thức và nữ trí thức. Phần đông trí thức sống và làm việc ở thành thị và tham gia lao động trong các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, chỉ một bộ phận nhỏ trí thức sinh sống vào làm việc ở nông thôn. Phần đông trí thức làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước và một bộ phận trí thức làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Là một bộ phận của đội ngũ trí thức Việt Nam, nữ trí thức Việt Nam cũng tập trung đông ở thành thị và làm việc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ ta thấy nữ trí thức tập trung đông trong một số ngành nghề ví dụ như giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non nhưng ít tham gia trong một số ngành nghề khác ví dụ như ngành công nghiệp khai thác.

Nói cách khác, về mặt lý thuyết không có sự khác nhau về tính chất lao động và năng lực giữa nữ trí thức và nam trí thức. Nhưng trên thực tế, nữ trí thức có thể có những đặc thù nhất định về mặt xã hội nảy sinh do nhiều yếu tố trong đó nổi bật nhất là yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Tất nhiên, hai yếu tố này đều ảnh hưởng tới cả nam trí thức, nhưng các phân tích dưới đây do yêu cầu của chủ đề nghiên cứu sẽ chủ yếu tập trung vào lối sống của nữ trí thức dưới tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.

Khái niệm “công nghiệp hoá” và “đô thị hoá”

Có thể hiểu “công nghiệp hoá” là quá trình biến đổi xã hội đặc trưng bởi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Nói đơn giản, công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp - dịch. Quá trình công nghiệp hoá ở cấp độ vi mô thể hiện việc biến đổi lao động từ lao động thủ công bằng sức người và sức súc vật sang lao động cơ khí, lao động dựa vào máy móc. Ngày nay là lao động dựa vào các công nghệ - tin học. Chỉ báo dễ nhận thấy nhất của công nghiệp hoá là cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ lao động công nghiệp và giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp. Một chỉ báo quan trọng khác là các ngành nghề công nghiệp liên tục xuất hiện. Một chỉ báo nữa là sự gia tăng tỉ trọng sản lượng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.

Công nghiệp hoá gắn liền với đô thị hoá do người lao động rời bỏ nông nghiệp và nông thôn để vào thành thị kiếm việc làm, đồng thời từng bộ phận nông nghiệp và nông thôn bị công nghiệp hoá, đô thị hoá do quá trình chuyển giao công nghệ, máy móc. Dấu hiệu rõ nhất của đô thị hoá là thành phố xuất hiện nhiều hơn và quy mô thành phố cũng tăng lên trong khi đất nông nghiệp và đất ở của nông thôn thu hẹp lại. Một dấu hiệu khác là dân số thành thị tăng lên trong khi dân số nông thôn giảm đi.

Khái niệm lối sống. Nhiều định nghĩa khác nhau về lối sống nhưng đều thống nhất ở chỗ nhấn mạnh một nội dung cơ bản là phương thức sản xuất và sinh hoạt đã được định hình của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Lối sống của trí thức bị quy định bởi loại lao động trí óc của họ, đến lượt nó loại lao động này bị quy định bởi các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể trong đó nổi bật nhất là yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Đối với lối sống của nữ trí thức, tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá có thể còn bị khuyếch đại lên hay bị giảm đi do sự tương tác với yếu tố giới. Những yếu tố giới này có thể được đo lường, đánh giá thông qua những khái niệm như vai giới, định kiến giới, nhu cầu giới.

Một số đặc điểm của công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay

Công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi tỉ trọng nông nghiệp giảm. Trong cơ cấu GDP của Việt Nam, tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2008, tỉ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 41,6% và tỉ trọng dịch vụ tương đối ổn định từ 38,6% đến 38,7% trong cùng thời kỳ này.

Đồng thời tỉ lệ dân cư thành thị tăng liên tục từ 20% năm 1990 lên gần 30% vào năm 2009 trong khi dân cư nông thôn giảm từ 80% xuống còn hơn 70% trong cùng thời kỳ này. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá diễn ra không đồng đều: vùng Đông Nam Bộ đạt mức đô thị hóa cao nhất với dân số thành thị chiếm 57,1%, xếp vị trí thứ hai là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức đô thị hóa tương đối cao với 29,2%. Việt Nam có 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đồng thời Việt Nam có hàng chục thành phố thuộc tỉnh.

Công nghiệp hoá thể hiện rõ ở sự biến đổi cơ cấu lao động đang làm việc trong các thành phần và ngành kinh tế từ năm 2000 đến năm 2008 (bảng).

Bảng. Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế, 2000-2008. %

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Sơ bộ 2008

TỔNG SỐ

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước

9,31

9,34

9,49

9,95

9,88

9,50

9,11

9,02

9,07

Kinh tế ngoài Nhà nước

89,70

89,49

89,01

88,14

87,83

87,84

87,81

87,44

87,20

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

0,99

1,16

1,49

1,91

2,29

2,66

3,08

3,54

3,73

Phân theo ngành kinh tế

1

Nông nghiệp và lâm nghiệp

62,46

60,65

58,66

56,98

55,37

53,61

51,78

50,20

48,87

2

Thuỷ sản

2,63

2,81

3,25

3,27

3,38

3,49

3,59

3,70

3,75

3

Công nghiệp khai thác mỏ

0,68

0,70

0,72

0,73

0,78

0,80

0,85

0,90

0,96

4

Công nghiệp chế biến

9,44

10,08

10,53

11,24

11,62

12,34

13,05

13,50

14,04

5

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

0,22

0,27

0,29

0,31

0,33

0,36

0,40

0,44

0,50

6

Xây dựng

2,77

3,35

3,86

4,16

4,62

4,70

4,93

5,13

5,33

7

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình

10,36

10,54

10,84

11,17

11,46

11,60

11,80

11,98

11,96

8

Khách sạn và nhà hàng

1,82

1,82

1,81

1,82

1,82

1,80

1,81

1,84

1,85

9

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

3,12

3,06

2,99

2,94

2,89

2,84

2,80

2,76

2,72

10

Tài chính, tín dụng

0,20

0,22

0,25

0,27

0,30

0,37

0,42

0,48

0,49

11

Hoạt động khoa học và công nghệ

0,05

0,05

0,05

0,05

0,06

0,06

0,06

0,06

0,06

12

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

0,17

0,19

0,23

0,27

0,31

0,36

0,41

0,49

0,56

13

QLNN; bảo đảm XH bắt buộc

1,00

1,03

1,11

1,19

1,29

1,52

1,65

1,80

1,93

14

Giáo dục và đào tạo

2,65

2,69

2,76

2,82

2,85

2,90

3,00

3,07

3,12

15

Y tế và hoạt động cứu trợ XH

0,60

0,66

0,71

0,76

0,83

0,85

0,86

0,87

0,89

16

Hoạt động văn hoá và thể thao

0,35

0,32

0,32

0,32

0,31

0,31

0,31

0,31

0,30

17

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội

0,17

0,21

0,24

0,27

0,30

0,35

0,40

0,44

0,49

18

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê

1,31

1,36

1,39

1,42

1,48

1,74

1,88

2,03

2,18

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Thống kê dân số, lao động hàng năm.

Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng kéo theo sự tích tụ dân cư ở thành thị và giảm diện tích đất ở bình quân đầu người ở thành thị (xem hộp). Rõ ràng là nữ trí thức với vai trò của người nội tướng luôn phải đối mặt hàng ngày với sự chật chội, ngột ngạt của không gian sống trong một thành phố đang ngày càng đông đúc, ồn ào và ách tắc. Với một diện tích đất ở chật hẹp như vậy thật quá khó khăn để có thể phát triển được những ý tưởng khoa học – công nghệ to lớn, đồ sộ!

Thành thị tuy chật chội, đông đúc nhưng luôn là trung tâm thu hút trí thức đến sinh sống và làm việc. Một nghiên cứu cho biết: ở thành phố lớn như Hà Nội tỉ lệ những người có trình độ học vấn cao tức là trí thức chiếm tới 19.5%, ở thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ này là 8.8%.

Bình quân đất ở đô thị và nông thôn hiện nay ở Việt Nam

Kết quả tổng kiểm kê đất đai từ 2001-2005 (thực hiện trong năm 2006) cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), chiếm 18,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước, tăng 155.250 ha so với năm 2000.

Theo Vụ Đăng ký Thống kê đất đai (Bộ TN&MT), diện tích đất ở bình quân đầu người của cả nước hiện nay là 71,99 m2/người. Trong đó vùng Tây Bắc là 127 m2/người; vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 91 m2/người; vùng Bắc Trung bộ là 91m2/người; vùng Đông Bắc là 85 m2/người; vùng Tây Nguyên là 87 m2/người; vùng Đồng Bằng Bắc bộ là 64 m2/người; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 62m2/người; vùng Đông Nam bộ là 45m2/người.

Đất ở được phân bố chủ yếu ở các vùng tập trung dân cư gồm: vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung bộ, vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Đông Nam bộ.

Trong đó đất ở tại nông thôn cả nước có 495.549 ha, chiếm 82,81% tổng diện tích đất ở. Diện tích này tăng 124.529 ha so với năm 2000, đạt bình quân đầu người là 59,1 m2.

Còn đất ở tại đô thị, cả nước có 102.879 ha, chiếm 17,19% tổng diện tích đất ở, cũng tăng 30.721 ha so với năm 2000. Bình quân đầu người đạt 12 m2/người.

Tính theo không gian sử dụng đất, khu dân cư nông thôn vào thời điểm năm 2005 chiếm 3.045.310 ha, khu đô thị chiếm 1.153.549 ha.

Nguồn: Vietnamnet. Đô thị Việt Nam: 12m2 đất ở/dân. 19:53" 10/01/2007 (GMT+7)

Tác động tích cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá

Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu đánh giá đầy đủ tác động nhiều chiều của công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với lối sống của trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng. Tuy nhiên, thông qua một số tài liệu có sẵn và những quan sát thực tế có thể phát hiện thấy những tác động như vậy. Những ảnh hưởng tích cực có thể thấy rõ và cần phát huy bao gồm các điều kiện, nguồn lực và cơ hội đang ngày càng được cải thiện đối với lao động, việc làm, thu nhập và sinh hoạt, giao tiếp, nghỉ ngơi của nữ trí thức. Ngày càng có nhiều nữ trí thức tìm được việc làm hấp dẫn, an toàn, ổn định với tiền công cao trong những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện đại hoá. Các phương tiện sinh hoạt như nhà ở cùng các tiện nghi cũng ngày càng được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại sự thuận tiện, dễ chịu và nhất là giải phóng nữ trí thức khỏi những công việc nặng nhọc trong đời sống gia đình.

Có thể nói công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang có tác động thu hút nhiều hơn phụ nữ tham gia lực lượng lao động trí thức đồng thời giải phóng nữ trí thức ra khỏi những gánh nặng của một số định kiến giới và giảm bớt bất bình đẳng giới. Tỉ lệ đi học của nữ tăng lên trong thời gian qua ở tất cả các cấp học, bậc học. Tỉ lệ nữ trí thức cũng tăng lên trong các khu vực và ngành nghề. Vị thế và vai trò của nữ trí thức được nâng lên và được khẳng định, thừa nhận ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hoá, giáo dục. Nữ trí thức chủ động, tích cực và tự tin quyết định tất cả những vấn đề trong đời sống trong lao động, việc làm và gia đình. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở mức sống và chất lượng cuộc sống vượt trội của đa số nữ trí thức so với các nhóm lao động khác trong xã hội. Điều đặc biệt quan trọng là công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tạo ra cơ hội, động lực và phương tiện để nữ trí thức bộc lộ và phát triển năng lực của mình trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất xã hội và tái sản xuất xã hội.

Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá

Tuy nhiên công nghiệp hoá và đô thị hoá nhất là trong thời kỳ quá độ cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới lối sống của nữ trí thức. Dễ nhận thấy nhất và cũng là nghiêm trọng nhất là sự ô nhiễm, mất vệ sinh ở đô thị: mặc dù các yếu tố của môi trường như tiếng ồn, bụi cùng hệ thống chất thải ở thành thị do các khu công nghiệp gây ra và thực phẩm không an toàn đều ảnh hưởng tới cả nam và nữ, nhưng rõ ràng là phụ nữ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề hơn một phần do tính dễ bị tổn thương của phụ nữ trước các tác động của môi trường và một phần do phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại của môi trường và nhất là thường xuyên phải đi chợ và chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.

Công nghiệp hoá và đô thị hoá với đặc trưng là nhịp độ thay đổi nhanh và cạnh tranh lớn luôn gây ra các loại áp lực đối với phụ nữ: trong cuộc đua tranh với nam giới, phụ nữ có xu hướng khó tìm việc làm tốt, dễ mất việc làm, chậm được đề bạt, thăng tiến. Hiện tượng “trần kính” cũng phổ biến đối với nữ trí thức trong các cơ quan và tổ chức. Một biểu hiện dễ nhận thấy của tác động tiêu cực từ công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với lối sống của nữ trí thức ở thành thị, ví dụ như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là thời gian di chuyển giữa nhà ở và nơi làm việc. Khoảng cách đi lại có xu hướng tăng lên do thành phố đang mở rộng đồng thời ách tắc giao thông không giảm đang làm tăng thời gian đi lại của phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2006 cho biết trung bình thời gian từ nhà đến nơi làm việc ở thành phố khoảng 20 phút. Sau 5 năm thời lượng này chắc chắn đã tăng lên do đường phố đông đúc và thường xuyên tắc nghẽn nhất là vào những thời điểm đi làm và về nhà. Điều đó có nghĩa là nữ trí thức phải dành nhiều thời gian hơn cho đi lại và ít thời gian hơn cho nghỉ ngơi do thời lượng của việc nhà và việc cơ quan hầu như không thay đổi.

Các yêu cầu, thách thức ngày càng cao về trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp đặc trưng cho lao động tri thức tương tác với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và định kiến giới luôn tạo ra những yêu cầu, chuẩn mực kép đối với nữ trí thức: phụ nữ phải vừa giỏi chuyên môn và vừa phải giỏi việc nhà. Nữ trí thức thường không có nhiều thời gian như nam trí thức trong việc tự học, tự nghiên cứu nhất là khi ở nhà. Tại nơi làm việc nữ trí thức cũng ít có cơ hội và điều kiện làm việc thuận lợi như nam trí thức. Một số nghiên cứu ở trường đại học cho biết phần lớn các đề tài nghiên cứu các cấp đều do cán bộ lãnh đạo quản lý làm chủ nhiệm và phần đông cán bộ đó là nam giới. Tỉ lệ nữ trí thức làm lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học và các cơ quan nhìn chung là ít hơn hẳn so với nam trí thức. Nữ trí thức cũng chậm đạt được các học vị khoa học và các chức danh khoa học so với nam giới. Tất cả những hạn chế này đều là những trở ngại đối với việc thực hiện công bằng, bình đẳng giới đối với nữ trí thức.

Trong những thành phố lớn, những xu hướng tích cực như lấy chồng muộn, sinh ít con luôn tiềm ẩn tác động tiêu cực đối với phụ nữ như khó lấy chồng và trắc trở về đường con cái.

Có thể áp dụng quan điểm tiếp cận “Giới và phát triển” và lồng ghép giới, thuyết cấu trúc - chức năng và thuyết mâu thuẫn để giải thích những tác động tích cực và nhất là tác động tiêu cực như vừa nêu ở trên. Hai lý thuyết đầu chủ yếu nói đến các phương hướng và biện pháp thực hiện công bằng giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực hoạt động tri thức. Hai lý thuyết sau có thể áp dụng để giải thích nguyên nhân của các hiện tượng bình đẳng giới. Ví dụ, cách phân công lao động theo giới trong lĩnh vực khoa học – giáo dục vẫn bị chi phối bởi cấu trúc xã hội ở đó phụ nữ bị coi là phù hợp hay có thiên chức, chức năng làm những việc nhỏ, những công việc phụ, tỉ mỉ, đơn giản. Trong khi đó nam giới được coi là có chức năng, nhiệm vụ làm những việc lớn, những công việc chính, phức tạp, trừu tượng, quan trọng. Điều này thể hiện rõ nhất ở cấu trúc phân công lao động của một đề tài khoa học: chủ nhiệm đề tài thường, thư ký khoa học thường là nam giới, kế toán và thủ quỹ, thư ký hành chính thường là phụ nữ. Gắn liền với thuyết này nhưng theo một hướng khác là thuyết mâu thuẫn. Thuyết này giải thích rằng sự phân công lao động thực chất là sự phân chia quyền lực giữa nam và nữ, là ự phân chia lợi ích: trong lĩnh vực hoạt động của trí thức cũng có sự phân chia và đấu tranh về lợi ích và quyền lực mà kết quả thường là phụ nữ bị thiệt thòi so với nam giới.

Các quan điểm về giới trên cơ sở nhận thức rõ những vấn đề giới được đưa ra chủ yếu để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Các tác động tích cực của công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ có thể bộc lộ rõ và được phát huy khi quan tâm giải quyết vấn đề giới trong phát triển, khi coi giới gồm cả nam và nữ trí thức đều có vị thế, vai trò như nhau trong quá trình phát triển. Lồng ghép giới là cách tiếp cận được coi là có hiệu quả nhất để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ đồng thời thu hút được cả nam giới tham gia thực hiện bình đẳng giới.

Nguyên nhân chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập và nhận thức về quyền, pháp luật đối với phụ nữ còn nhiều hạn chế. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đối với nữ trí thức có thể bị khuyếch đại lên do những yếu kém trong tư duy quản lý và chính sách đối với hai quá trình này. Là kết quả của những yếu kém trong quản lý quá trình xã hội các mặt trái của công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, chật chội, đông đúc, thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm sạch luôn làm tăng gánh nặng “vai trò giới”, “vai trò kép” của nữ trí thức Việt Nam hiện nay.

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với lối sống nữ trí thức cần nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ những mặt mạnh cần phát huy, những yếu kém cần khắc phục, những thách thức cần lường trước và những cơ hội cần nắm bắt. Các giải pháp cần dựa vào cơ sở khoa học liên ngành và phải đồng bộ triển khai trên các cấp độ từ cá nhân đến bộ máy tổ chức và chính sách quốc gia trên nguyên tắc phát triển bền vững và bình đẳng giới.

Tóm lại, mặc dù chưa có các kết quả điều tra chuyên sâu về lĩnh vực này, nhưng vẫn có thể thấy rõ tác động nhiều mặt tích cực và tiêu cực của công nghiệp hoá và đô thị hoá tới lối sống của nữ trí thức Việt Nam. Các tác động này đang bị khuyếch đại bởi những tương tác với các đặc điểm và tính chất của thời kỳ quá độ sang cơ chế thị trường và các yếu tố không thuận lợi như định kiến giới cũng như là yếu tố thuận lợi như pháp luật bình đẳng giới.



Viện Xã hội học. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thiềng và các đồng sự . Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2006. Tr. 83.

Nguyễn Thị Thiềng và các đồng sự . Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2006. Tr. 94

 PGS,TS. Lê Ngọc Hùng - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   | 402   | 403   | 404   | 405   | 406   | 407   | 408   | 409   | 410   | 411   | 412   | 413   | 414   | 415   | 416   | 417   | 418   | 419   | 420   | 421   | 422   | 423   | 424   | 425   | 426   | 427   | 428   | 429   | 430   | 431   | 432   | 433   | 434   | 435   | 436   | 437   | 438   | 439   | 440   | 441   | 442   | 443   | 444   | 445   | 446   | 447   | 448   | 449   | 450   | 451   | 452   | 453   | 454   | 455   | 456   | 457   | 458   | 459   | 460   | 461   | 462   | 463   | 464   | 465   | 466   | 467   | 468   | 469   | 470   | 471   | 472   | 473   | 474   | 475   | 476   | 477   | 478   | 479   | 480   | 481   | 482   | 483   | 484   | 485   | 486   | 487   | 488   | 489   | 490   | 491   | 492   | 493   | 494   | 495   | 496   | 497   | 498   | 499   | 500   | 501   | 502   | 503   | 504   | 505   | 506   | 507   | 508   | 509   | 510   | 511   | 512   | 513   | 514   | 515   | 516   | 517   | 518   | 519   | 520   | 521   | 522   | 523   | 524   | 525   | 526   | 527   | 528   | 529   | 530   | 531   | 532   | 533   | 534   | 535   | 536   | 537   | 538   | 539   | 540   | 541   | 542   | 543   | 544   | 545   | 546   | 547   | 548   | 549   | 550   | 551   | 552   | 553   | 554   | 555   | 556   | 557   | 558   | 559   | 560   | 561   | 562   | 563   | 564   | 565   | 566   | 567   | 568   | 569   | 570   | 571   | 572   | 573   | 574   | 575   | 576   | 577   | 578   | 579   | 580   | 581   | 582   | 583   | 584   | 585   | 586   | 587   | 588   | 589   | 590   | 591   | 592   | 593   | 594   | 595   | 596   | 597   | 598   | 599   | 600   | 601   | 602   | 603   | 604   | 605   | 606   | 607   | 608   | 609   | 610   | 611   | 612   | 613   | 614   | 615   | 616   | 617   | 618   | 619   | 620   | 621   | 622   | 623   | 624   | 625   | 626   | 627   | 628   | 629   | 630   | 631   | 632   | 633   | 634   | 635   | 636   | 637   | 638   | 639   | 640   | 641   | 642   | 643   | 644   | 645   | 646   | 647   | 648   | 649   | 650   | 651   | 652   | 653   | 654   | 655   | 656   | 657   | 658   | 659   | 660   | 661   | 662   | 663   | 664   | 665   | 666   | 667   | 668   | 669   | 670   | 671   | 672   |