TUYỂN SINH
Trang chủ   >  TUYỂN SINH  >    >  
Giới thiệu chung về tuyển sinh

1. Công tác tuyển sinh đại học
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ ba là giảm dần quy mô đào tạo không chính quy, ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy (chỉ tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành mới), tăng quy mô đào tạo sau đại học trên cơ sở đảm bảo chất lượng, do đó, quy mô tuyển sinh đại học chính quy hàng năm được giữ ổn định đối với các ngành đã tổ chức đào tạo và bổ sung tối đa 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành đào tạo mới. Năm 2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ tư tiếp tục bổ sung thêm điều kiện đảm bảo chất lượng về tỉ lệ sinh viên/giảng viên và nêu rõ: Trên cơ sở đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên dưới 15, tăng qui mô đào tạo đại học chính qui đối với những ngành mới, độc đáo, có tính liên ngành cao và có nhu cầu xã hội; tăng tỉ lệ qui mô đào tạo sau đại học tối thiểu đạt 27% tổng quy mô đào tạo chính quy. Qui mô các hệ đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế chiếm 15%, liên kết quốc tế chiếm 10%, sinh viên quốc tế chiếm 3% tổng qui mô đào tạo.
ĐHQGHN đã chỉ đạo các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh sớm, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác tuyển sinh, tích cực triển khai hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố phía Bắc: thông qua các chương trình giới thiệu ngành học, các chương trình đào tạo, tham gia và tổ chứcngày hội tư vấn tuyển sinh cùng với Báo Tuổi trẻ, Vietnamnet, VTV2, VOV… nhằm giúp học sinh có sự định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp ngay từ đầu.
Để tối ưu hóa công tác tuyển sinh và phát huy thế mạnh của từng đơn vị, ĐHQGHN thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh, các đơn vị đào tạo thành lập Hội đồng tuyển sinh để xét tuyển dựa vào kết quả thi tuyển sinh đại học theo 3 chung của Bộ GD&ĐT. Từ năm học 1995-1996 cho đến nay, ĐHQGHN đã tổ chức thi tuyển sinh theo mô hình ĐHQGHN và là đơn vị thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các kỳ thi 3 chung của Bộ GD&ĐT, được Bộ GD&ĐT và xã hội đánh giá cao. Công tác thu nhận hồ sơ, tổ chức coi thi, chấm thi cho tất cả các đơn vị được giao cho 3 Hội đồng thi Trường ĐHKHTN (phụ trách các khối A+B), Trường ĐHKHXH&NV (phụ trách khối C); Trường ĐHNN (phụ trách khối D). Các đơn vị được cử cán bộ tham gia coi thi, chấm thi theo điều phối và quản lý của 3 Chủ tịch Hội đồng thi 3 trường đại học nói trên. Mô hình tuyển sinh này vừa hiệu quả, an toàn vừa thực hiện được thế mạnh chuyên môn hóa và liên kết, hợp tác các đơn vị.
Số liệu tuyển sinh đại học trong giai đoạn 2001-2010
TT
Năm tuyển sinh
Đại học chính quy
Đại học không chính qui
Chỉ tiêu
Thực hiện
Chỉ tiêu
Thực hiện
1
1996
 
5000
 
 
2
2000
 
4997
 
 
3
2001
4 220
4 255
5150
5.200
4
2002
4 438
4.280
5660
5.760
5
2003
4.510
4.584
5.500
5.497
6
2004
4.925
4 769
5.500
3.000
7
2005
5 035
4 850
6 500
5 420
8
2006
5.270
4 913
5.500
5 158
9
2007
5.180
5 026
4.410
4 361
10
2008
5.580
4.928
5.000
4.622
11
2009
5.710
5.559
4.000
3.592
12
2010
5.500
4.225*
3.930
-
* Số thực hiện năm 2010 chưa bao gồm kết quả xét tuyển nguyện vọng 2.
         
Từ năm 2001 đến năm 2009, quy mô đào tạo đại học không chính quy giảm từ 24.773 xuống còn 18.340 sinh viên, quy mô đào tạo đại học chính quy tăng từ 15.521 lên 20.248 sinh viên. Năm học 2010, tỷ lệ sinh viên chính quy (đại học và sau đại học) trên giảng viên quy đổi của ĐHQGHN là 16,2, xếp hạng thứ 210 trong số 400 trường đại học hàng đầu của châu Á, thấp hơn mức cho phép của Bộ GD&ĐT đối với ngành công nghệ và kỹ thuật (20 sinh viên/giảng viên quy đổi).
 
2. Công tác tuyển sinh sau đại học
Để đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo, hằng năm ĐHQGHN tổ chức thi tuyển sinh sau đại học vào hai đợt theo mô hình tương tự như tuyển sinh đại học, có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù tuyển sinh sau đại học (các đơn vị đào tạo tổ chức chấm thi đề cương nghiên cứu sinh…). Đồng thời, để giúp học viên cao học và nghiên cứu sinh có điều kiện tập trung nhiều hơn nữa vào chuyên môn của mình, ĐHQGHN đã có sáng kiến tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ trước. Những ứng viên có điểm đạt yêu cầu (50/100 điểm trở lên đối với trình độ thạc sĩ, 65/100 điểm trở lên đối với trình độ tiến sĩ) sẽ được cấp chứng chỉ và chứng chỉ có giá trị trong hai năm kể từ ngày cấp. ĐHQGHN áp dụng thi ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm đối với môn Tiếng Anh từ đợt 2 năm 2009 và đối với tất cả các môn ngoại ngữ từ đợt 1 năm 2010. Để có thể tuyển nghiên cứu sinh có chất lượng hơn nữa và phát huy tính chủ động của các đơn vị đào tạo, ĐHQGHN đã có sáng kiến đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ. Các tiêu chí đánh giá năng lực được xây dựng chi tiết, rõ ràng. Sáng kiến này đã được áp dụng từ kì thi tuyển sinh đợt 1 năm 2009, được thí sinh và các đơn vị đào tạo sau đại học đánh giá cao. Với những nỗ lực đó, quy môn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN đã tăng lên rõ rệt: từ 677 học viên cao học và 78 nghiên cứu sinh năm 2001 đến năm 2009 đã lên tới con số 3.102 học viên cao học và 243 nghiên cứu sinh.
Tình hình tuyển sinh sau đại học giai đoạn 2001-2010
 
Năm
Nghiên cứu sinh
Cao học
Chỉ tiêu
Thực hiện
Chỉ tiêu
Thực hiện
2001
78
78
677
677
2002
87
91
1.100
1.121
2003
145
112
1.157
1.417
2004
154
106
1.600
1.715
2005
145
177
1.850
1.979
2006
100
160
2.000
2.003
2007
200
171
2.100
1.978
2008
214
188
2.370
2.683
2009
260
243
2.900
3.102
2010
290
42
3.250
394
*Số liệu năm 2010 chưa bao gồm kết quả tuyển sinh đợt 2 năm 2010
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2010 quy mô đào tạo sau đại học của ĐHQGHN phải đạt tỉ lệ 25% trên tổng quy mô đào tạo chính quy, trong những năm qua ĐHQGHN kết hợp chặt chẽ giữa phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Quy mô đào tạo sau đại học tăng từ 2.020 (năm 2001) lên 6.387. Năm 2003 tổng số nghiên cứu sinh theo học ở ĐHQGHN là 281, đến năm 2008 số lượng nghiên cứu sinh đã tăng lên 602. Quy mô đào tạo thạc sĩ không ngừng được tăng lên. Năm 2003 tổng số học viên cao học trong ĐHQGHN là 2.538, đến năm 2009 tăng lên 5.785. Năm 2009, quy mô đào tạo sau đại học đã đạt hơn 24% tổng quy mô đào tạo. Theo kế hoạch, vào cuối năm 2010, chỉ số này sẽ đạt 25% như Chính phủ đã giao.
Cùng với việc tăng quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN cũng không ngừng được nâng cao, nhiều thạc sĩ tốt nghiệp ở ĐHQGHN được các đại học có uy tín nước ngoài nhận chuyển tiếp nghiên cứu sinh, nhiều tiến sĩ tốt nghiệp ở ĐHQGHN được nhận vào các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ ở các đại học, trung tâm nghiên cứu nổi tiếng như: Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST, Đại học Grenoble (CH Pháp), Đại học Illinoise (Hoa Kỳ), ĐHQG Singapore, Đại học New South Wales và Đại học Melbourne (Australia)...
Bảng 10: Qui mô đào tạo sau đại học giai đoạn 2001-2010
Năm
NCS
Cao học
Tổng
2001
145
1.875
2.020
2002
169
2.210
2.379
2003
281
2.538
2.819
2004
309
3.132
3.411
2005
395
3.694
4.332
2006
443
4.908
5.351
2007
508
3.981
4.486
2008
509
4.661
5.170
2009
602
5.785
6.387
2010
358
3400
3598
Tổng quy mô đào tạo sau đại học từ năm 2001 đến 2009 của các đơn vị như sau: Trường ĐHKHTN: 4046 học viên và 225 NCS, Trường ĐHKHXH&NV: 3425 học viên và 308 NCS, Trường ĐHCN: 1741 học viên và 107 NCS, Trường ĐHNN: 1502 học viên và 65 NCS, Trường ĐHKT: 1703 học viên và 46 NCS, Trường ĐHGD: 1031 học viên và 91 NCS…

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :