Quy chế đào tạo
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Quy chế đào tạo  >  
Quy chế đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN ban hành năm 2007

QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN  ngày 10 tháng 10  năm 2007

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chương trình và tổ chức đào tạo

Tuyển sinh

Giảng dạy và học tập

Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập

Công nhận học vị và cấp bằng

Hợp tác, liên kết đào tạo sau đại học

Kinh phí đào tạo sau đại học

Điều khoản thi hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương I -  CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 1. Mục tiêu và đơn vị đào tạo sau đại học

Đào tạo sau đại học (SĐH) trang bị những kiến thức SĐH và nâng cao kĩ năng thực hành cho những người đó tốt nghiệp đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhõn dõn, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước. 

          Đào tạo SĐH bao gồm đào tạo các bậc thạc , tiến sĩ và bồi dưỡng SĐH. Người theo học bậc thạc sĩ được gọi là học viên cao học, người theo học bậc tiến sĩ được gọi là nghiên cứu sinh (NCS), người tham gia chương trình đào tạo SĐH được gọi chung là học viên.

          Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực thực hành tốt, khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn, phát hiện và giải quyết được những vấn đề thời sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên ngành được đào tạo.

Đơn vị đào tạo SĐH là các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu, các khoa, trung tâm đào tạo và nghiên cứu trực thuộc có đội ngũ cán bộ khoa học chính nhiệm, kiêm nhiệm mạnh với trình độ và uy tín chuyên môn cao; có khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lí chương trình đào tạo SĐH; có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; có cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học, NCS và được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) giao nhiệm vụ đào tạo SĐH.

Đơn vị đào tạo SĐH chịu trách nhiệm tổ chức và quản lí đào tạo những chuyên ngành đào tạo SĐH (sau đây gọi tắt là chuyên ngành) được giao theo đúng chương trình đào tạo đó ban hành và quy trình đào tạo do Giám đốc ĐHQGHN quy định đối với từng loại đơn vị đào tạo SĐH và từng loại hình thức, chương trình đào tạo SĐH cụ thể.

Căn cứ vào yêu cầu của sự phát triển khoa học - công nghệ, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và năng lực đào tạo của mình, hàng năm đơn vị đào tạo SĐH sắp xếp, cơ cấu lại các chuyên ngành hiện có hoặc xây dựng những chuyên ngành mới, đề nghị Giám đốc ĐHQGHN xem xét cho phép tổ chức đào tạo những chuyên ngành đó có trong danh mục đào tạo của nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam (danh mục đào tạo Nhà nước) hoặc tổ chức đào tạo thí điểm những chuyên ngành mới chưa có trong danh mục đào tạo nói trên. Việc sắp xếp, cơ cấu lại các chuyên ngành hiện có hoặc xây dựng những chuyên ngành mới tại các trung tâm đào tạo, nghiên cứu phải có sự phối hợp với Khoa SĐH.

ĐHQGHN báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sắp xếp, cơ cấu lại, mở hoặc thí điểm các chuyên ngành mới để Bộ theo dừi, tổng hợp, đánh giá, chính thức đưa vào danh mục đào tạo Nhà nước những chuyên ngành mới.

Điều 2. Hình thức dạy-học, giờ tín chỉ và tín chỉ

            1. Trong hoạt động đào tạo đại học và sau đại học, thường có ba hình thức dạy-học:

            a.  Lờn líp: học viên học tập trên líp thông qua bài giảng, hướng dẫn của giảng viên tại líp.

          b.  Thực hành: học viên học tập thông qua thực hành, thực tập, làm thí nghiệm, làm bài tập, đọc và nghiên cứu tài liệu, … dưới sự trợ giúp trực tiếp của giảng viên.

          c.  Tự học: học viên tự học tập, nghiên cứu theo hình thức cá nhân hoặc tổ/nhúm ở nhà, ở thư viện, trong phòng thớ nghiệm, … theo kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung do giảng viên giao, được kiểm tra-đánh giỏ và tích luỹ vào kết quả học tập cuối cựng.

          2.  Giờ tín chỉ là đại lượng được dùng làm đơn vị để đo thời lượng lao động học tập của học viên. Giờ tín chỉ được phân thành ba loại theo cơ cấu các hình thức dạy-học, định lượng thời gian và được xác định như sau:

          a.  Giờ tín chỉ lờn líp: gồm 1 tiết lờn líp và 2 tiết tự học.

          b.  Giờ tín chỉ thực hành: gồm 2 tiết thực hành và 1 tiết tự học.

          c.  Giờ tín chỉ tự học: gồm 3 tiết tự học.

          Thời gian quy định cho một tiết học là 50 phút.

3.     Tín chỉ là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kĩ năng (trung bình) mà học viên tích luỹ được từ môn học trong 15 giờ tín chỉ (cùng  loại hoặc khác loại) được thực hiện mỗi tuần 01 giờ tín chỉ và kéo dài trong một học kì gồm 15 tuần. Tín chỉ được dùng làm đơn vị để tích luỹ kết quả học tập của học viên.

Điều 3. Chương trình đào tạo sau đại học

          Chương trình đào tạo của một chuyên ngành cụ thể được xây dựng phù hợp với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng lĩnh vực chuyên môn.

1. Các loại chương trình đào tạo SĐH có cấp học vị: Chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng thực hành chủ yếu nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng thực hành; chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu chủ yếu nhằm rèn luyện năng lực nghiên cứu, sáng tạo; chương trình đào tạo tiến sĩ; chương trình đào tạo quốc tế bậc thạc sĩ, tiến sĩ thiết kế theo chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế.

2. Mục tiêu chương trình đào tạo SĐH:

- Chương trình đào tạo SĐH phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các hướng khoa học - công nghệ mũi nhọn; phát huy thế mạnh truyền thống về khoa học cơ bản, tính liên ngành và đa ngành của ĐHQGHN; đảm bảo tính hệ thống, liên thông giữa các bậc học; có tính khả thi, có sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong, ngoài nước và tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.  

- Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đó học ở bậc đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành được đào tạo.

- Chương trình đào tạo tiến sĩ phải đảm bảo cho NCS nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có năng lực độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

3. Cơ cấu chương trình đào tạo SĐH:

a. Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm chương trình định hướng nghiên cứuchương trình định hướng thực hành, có khối lượng kiến thức, kĩ năng từ 50 đến 60 tín chỉ được chia thành ba phần.

Phần 1 - Khối kiến thức chung bắt buộc (chiếm 20% tổng số tín chỉ): gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ.

Phần 2 - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành (chiếm 50-55% tổng số tín chỉ đối với chương trình định hướng nghiên cứu và chiếm 65-70% đối với chương trình định hướng thực hành): gồm những môn học nâng cao kiến thức cơ sở, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên ngành, kể cả tin học chuyên ngành và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trang bị cho học viên cơ sở lí luận, kĩ năng thực hành và năng lực hoạt động thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn. Đối với chương trình định hướng thực hành, cần trang bị thêm cho học viên các kiến thức về sự gắn kết hữu cơ giữa lí luận và thực tiễn, về các giải pháp khoa học giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tế. Phần này gồm hai nhóm môn học:

- Nhóm môn học bắt buộc: gồm các môn học có nội dung cốt yếu của ngành và chuyên ngành, trong đó có một số môn được quy định chung cho từng ngành.

- Nhóm môn học lựa chọn (chiếm không quá 30% tổng số tín chỉ của Phần 2): gồm những môn học nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học trong một chuyên ngành. Việc chọn môn học thích hợp do học viên đề xuất, có sự hướng dẫn của khoa hoặc bộ môn, phải đảm bảo đủ số tín chỉ quy định và được giảng viên phụ trách môn học đồng ý.

Phần 3 - Luận văn thạc sĩ (chiếm 25-30% tổng số tín chỉ đối với chương trình định hướng nghiên cứu) và tiểu luận thạc sĩ (chiếm 10-15% tống số tín chỉ đối với chương trình định hướng thực hành):

Luận văn thạc sĩ phải chứng tỏ tác giả đó biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập để xử lí đề tài luận văn. Đề tài luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, công nghệ hoặc quản lí cụ thể do người hướng dẫn đề nghị và được bộ môn hoặc Hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo (hoặc của khoa chuyên môn thuộc trường thành viên) thông qua.

Tiểu luận thạc sĩ phải chứng tỏ tác giả đó biết vận dụng các kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập đặc biệt là kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết những vấn đề thực tế để xử lí đề tài tiểu luận. Đề tài Tiểu luận thạc sĩ là một vấn đề, một tỡnh huống cụ thể do yờu cầu của thực tiễn liên quan đến nội dung của chương trình đào tạo do người hướng dẫn đề nghị và báo cáo đơn vị đào tạo. Tiểu luận thạc sĩ do hai người chấm theo các quy định như chấm thi kết thúc môn học.

b. Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm 3 phần:

Phần 1 - Phần kiến thức chung và kiến thức cơ sở, chuyên ngành của chương trình đào tạo thạc sĩ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

NCS đó có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ không phải học phần này. NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

Phần 2 - Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho NCS năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp NCS có đủ trình độ chuyên môn giải quyết đề tài luận án.

Ngoài ra, NCS còn phải hoàn thành 3 tín chỉ môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nõng cao.

Hàng năm, thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH có trách nhiệm phê duyệt danh mục các chuyên đề cho từng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Số lượng chuyên đề cho từng chuyên ngành phải đủ lín để có thể lựa chọn. Người hướng dẫn NCS giúp NCS lựa chọn các chuyên đề phù hợp và thiết thực đối với việc thực hiện đề tài luận án. Mỗi NCS phải hoàn thành ba chuyên đề với tổng khối lượng kiến thức kĩ năng ít nhất là 6 tín chỉ.

Phần 3 - Luận án tiến sĩ:

Luận án tiến sĩ phải chứng tỏ tác giả đó đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, chứa đựng những đóng góp mới có giá trị trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành, thể hiện khả năng độc lập, sáng tạo nghiên cứu khoa học của NCS. Đóng góp mới của luận án có thể là:

- Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú thêm vốn kiến thức đó có của chuyên ngành.

- Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đó có nhằm giải quyết những yờu cầu thiết thực của kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.

Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu.

Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó với việc tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để bảo vệ luận án.

Về hình thức, luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

4. Chương trình đào tạo quốc tế bậc thạc sĩ, tiến sĩ được thiết kế theo chuẩn mực khu vực, quốc tế hoặc theo định hướng đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN quy định cụ thể tùy theo mục đích và điều kiện thực hiện.

5. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo SĐH còn tổ chức các khóa bồi dưỡng SĐH nhằm hiện đại hóa các kiến thức đó học và cung cấp, bổ sung những kiến thức mới đối với những người đã có bằng đại học hoặc SĐH.

Hàng năm, các đơn vị đào tạo SĐH thông báo rộng rãi về các chương trình bồi dưỡng SĐH của đơn vị mình.

Điều 4. Xây dựng và quản lí chương trình đào tạo sau đại học

1. ĐHQGHN chỉ đạo, quy định và hướng dẫn chung việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

2. Đơn vị đào tạo SĐH tổ chức xây dựng và nghiệm thu cấp cơ sở chương trình, khung chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trình ĐHQGHN (qua Khoa SĐH) thẩm định và phê duyệt.

3. Trường đại học thành viên, khoa trực thuộc tổ chức xây dựng và nghiệm thu đề cương chi tiết các môn học, chuyên đề đối với các chuyên ngành đào tạo SĐH được giao.

4. Viện nghiên cứu tổ chức xây dựng và nghiệm thu đề cương chi tiết các chuyên đề tiến sĩ; tổ chức xây dựng đề cương chi tiết các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo thạc sĩ được giao, báo cáo Khoa SĐH thẩm định trước khi ban hành.

5. Trung tâm đào tạo, nghiên cứu trực thuộc phối hợp với Khoa SĐH tổ chức xây dựng và nghiệm thu đề cương chi tiết các môn học, chuyên đề đối với các chuyên ngành đào tạo SĐH được giao.

6. Đề cương chi tiết môn học phải cung cấp các thông tin chủ yếu về nội dung môn học, về công tác tổ chức giảng dạy và học tập môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, tiếp cận chuẩn mực quốc tế, khả thi trong điều kiện của ĐHQGHN.

Đề cương chi tiết một môn học phải có các nội dung dưới đây:

- Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn,…).

- Thông tin về môn học (tên môn học, bắt buộc hay lựa chọn, số lượng tín chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết,…).

- Thông tin về tổ chức giảng dạy và học tập.

- Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học

- Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo.

- Các yêu cầu và quy định về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học (số lần kiểm tra kèm trọng số, trọng số của bài thi kết thúc môn học, …).

- Một số thông tin liên quan khác theo quy định và hướng dẫn của ĐHQGHN.

7. Hàng năm, nội dung môn học, chuyên đề được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với trình độ phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu của thực tiễn. Việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cơ bản của môn học, chuyên đề phải được Hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo SĐH hoặc của khoa chuyên môn thông qua và lập thành hồ sơ lưu tại đơn vị đào tạo SĐH. Riêng đối với các trung tâm đào tạo, nghiên cứu trực thuộc, các thay đổi, bổ sung chương trình đào tạo phải được Khoa SĐH thẩm định trước khi ban hành.

8. ĐHQGHN (Khoa SĐH) quản lí các chuyên ngành mang tính chất liên ngành, liên lĩnh vực, các chuyên ngành đào tạo thí điểm, các chuyên ngành được tổ chức đào tạo tại các trung tâm đào tạo, nghiên cứu trực thuộc và một số chuyên ngành đào tạo đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN quy định riêng.

          Đơn vị đào tạo SĐH quản lí các chương trình đào tạo còn lại và tham gia quản lý các chương trình đào tạo do ĐHQGHN trực tiếp quản lí đối với những chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được giao.

Điều 5. Hình thức đào tạo sau đại học

1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo thuộc ĐHQGHN được thực hiện theo một hình thức thống nhất, phù hợp với phương thức đào tạo do ĐHQGHN quy định.

2. Liên kết đào tạo trong nước là hình thức phối hợp đào tạo giữa đơn vị đào tạo của ĐHQGHN và cơ sở đào tạo đối tác trong nước (trường đại học, viện nghiên cứu, …), trong đó chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện chủ yếu ở cơ sở đào tạo đối tác.

3. Liên kết đào tạo quốc tế là hình thức phối hợp đào tạo giữa đơn vị đào tạo của ĐHQGHN và cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài, trong đó chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện theo thoả thuận giữa các đối tác.

Điều 6. Thời gian đào tạo chuẩn và thời hạn đào tạo tối đa

1. Thời gian đào tạo chuẩn và thời hạn đào tạo tối đa của mỗi khoá đào tạo thạc sĩ tương ứng là 2 năm (24 tháng) và 5 năm (60 tháng). Thời gian đào tạo chuẩn và thời hạn đào tạo tối đa của mỗi khoá đào tạo tiến sĩ tương ứng là 3 năm (36 tháng) và 6 năm (72 tháng) đối với người có bằng thạc sĩ, 4 năm (48 tháng) và 7 năm (84 tháng) đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

          2. Thời hạn tối đa bảo lưu kết quả môn học thuộc các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là 5 năm (60 tháng) tính từ ngày thi kết thúc môn học.

            3. Đối với hình thức liên kết đào tạo quốc tế, thời gian mỗi khoá đào tạo, thời gian bảo lưu kết quả môn học được quy định theo văn bản thỏa thuận với các cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài.

Điều 7. Tổ chức đào tạo thạc sĩ

Đơn vị đào tạo SĐH có trách nhiệm tổ chức đào tạo thạc sĩ theo nhiệm vụ được Giám đốc ĐHQGHN giao, bao gồm các nội dung chính sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo (lịch trình giảng dạy, học tập, lịch trình kiểm tra, thi, bảo vệ luận văn,…) cho mỗi khoá học và tổ chức, quản lí việc thực hiện kế hoạch đào tạo. Công tác tổ chức, quản lí việc thực hiện kế hoạch đào tạo khối kiến thức chung (Triết học, Ngoại ngữ) cho học viên của các khoa, viện, trung tâm trực thuộc do Khoa SĐH đảm nhiệm, một số trường hợp đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN quy định riêng. Số môn học cụ thể học viên có thể đăng kí học trong mỗi học kì được đơn vị đào tạo xác định cho từng chương trình và có khối lượng kiến thức kĩ năng từ 13 đến 18 tín chỉ. 

2. Phân công giảng viên và đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch đào tạo đó đề ra.

3. Tổ chức biên soạn Giáo trình, bài giảng các môn học theo Đề cương chi tiết môn học đó ban hành.

4. Quản lí, hướng dẫn học viên xây dựng kế hoạch học tập (đăng kí các môn học với số lượng tín chỉ tương ứng cần tích luỹ theo kế hoạch của đơn vị đào tạo và lộ trình thực hiện, …) theo từng học kì, từng năm.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo các chuyên ngành do đơn vị phụ trách.

6. Xác định đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn luận văn cao học trước khi học viên đó tích luỹ đủ 60% số lượng tín chỉ của chương trình đào tạo. Đối với trường hợp học viên của khoa, viện, trung tâm trực thuộc, việc xác định đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn luận văn phải được đơn vị đào tạo báo cáo về ĐHQGHN (qua Khoa SĐH).

7. Đầu năm học, thông báo cho học viên về chương trình và kế hoạch đào tạo toàn khoá, về quy chế đào tạo SĐH và các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác đào tạo SĐH của Nhà nước, ĐHQGHN và đơn vị đào tạo.

Điều 8. Tổ chức đào tạo tiến sĩ

Đơn vị đào tạo SĐH có trách nhiệm tổ chức đào tạo tiến sĩ theo nhiệm vụ được Giám đốc ĐHQGHN giao, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Xác định kế hoạch đào tạo (kế hoạch học tập, nghiên cứu) và tổ chức, quản lí việc thực hiện kế hoạch đó.

2. Xác định đề tài luận án và phân công cán bộ hướng dẫn NCS chậm nhất là một tháng sau ngày NCS được công nhận và báo cáo ĐHQGHN (qua Khoa SĐH).

3. Bố trí NCS tham gia sinh hoạt chuyên môn tại một bộ phận (bộ môn hoặc phòng nghiên cứu) của đơn vị đào tạo.

4. Lập kế hoạch cho NCS (từ cử nhân) học tập và thi các môn học quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này cùng với các líp, khóa đào tạo thạc sĩ hoặc theo kế hoạch riêng.

5. Tổ chức cho NCS học môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao được quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này theo các quy định và hướng dẫn của ĐHQGHN.

6. Tổ chức cho NCS tự học, tự nghiên cứu các chuyên đề tiến sĩ dưới sự chỉ đạo, giám sát của cán bộ hướng dẫn.

7. Tổ chức các sinh hoạt khoa học để NCS báo cáo kết quả nghiên cứu.

8. Tổ chức đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ của NCS. Việc tổ chức đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ cho NCS của các trung tâm trực thuộc do Khoa SĐH phối hợp với trung tâm thực hiện.

Điều 9. Kết hợp đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học

Đơn vị đào tạo SĐH có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ công tác đào tạo SĐH với công tác nghiên cứu khoa học ở đơn vị theo các nguyên tắc sau:

1. Ưu tiên xác định đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn luận văn, luận án theo các đề tài, dự án khoa học - công nghệ của đơn vị.

2. Bố trí cho học viên cao học và NCS sinh hoạt khoa học và thực hiện đề tài luận văn, luận án tại các phòng thớ nghiệm, nhúm nghiên cứu đang thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ.

3. Cấp bổ sung kinh phí đào tạo SĐH cho các đề tài, dự án khoa học - công nghệ trực tiếp giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài luận văn,      luận án; hướng dẫn các chủ nhiệm đề tài, dự án kết hợp sử dụng tốt kinh phí khoa học - công nghệ của đề tài, dự án và nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo SĐH khác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cả công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo SĐH.

4. Có chính sách ưu tiên giao nhiệm vụ đào tạo SĐH cho các đề tài, dự án khoa học - công nghệ, đồng thời ưu tiên giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các nhóm nghiên cứu, các cán bộ đang hướng dẫn luận văn, luận án.

Căn cứ các nguyên tắc nêu trên, hàng năm ĐHQGHN ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể về cơ chế và ph­ương thức kết hợp đào tạo SĐH và nghiên cứu khoa học phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo SĐH để thực hiện.

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương II - TUYỂN SINH

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 10. Điều kiện dự tuyển đào tạo thạc sĩ

1. Về văn bằng: người dự thi cần thỏa món một trong các điều kiện sau đây (trõ các chuyên ngành đào tạo nêu ở Khoản 3, 4 Điều này):

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi. Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng kí thi vào chuyên ngành thuộc ngành ngoại ngữ của bằng tốt nghiệp đại học hệ không chính quy thì cần có thờm bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy của một ngành ngoại ngữ khác.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự thi, đó học bổ tỳc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi.

2. Về thâm niên công tác (trõ các chuyên ngành đào tạo nêu ở Khoản 3, 4 Điều này):

- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.

- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).

3. Đối với các chuyên ngành Quản lí khoa học công nghệ, Chính sỏch khoa học công nghệ và Quản lí Giáo dục:

a) Về văn bằng: người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, chuyên tu hoặc tại chức và có chứng chỉ bổ tỳc kiến thức của chuyên ngành dự thi.

b) Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi: người dự thi có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên) tại một trong các vị trí công tác sau đây:

- Đối với chuyên ngành Quản lí khoa học công nghệ và Chính sách khoa học công nghệ: lónh đạo và chuyên viên các đơn vị quản lí khoa học, công nghệ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

- Đối với chuyên ngành Quản lí giáo dục: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường từ bậc học mầm non trở lên; trưởng khoa, phó trưởng khoa của trường cao đẳng, đại học; lónh đạo và chuyên viên làm công tác quản lí giáo dục của tổ chức chính trị, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng/Ban Đào tạo - Giáo vụ của trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

4. Đối với một số chuyên ngành đào tạo đặc biệt khác, điều kiện cụ thể về văn bằng và thâm niên công tác do Giám đốc ĐHQGHN quy định.

5. Có đủ sức khỏe để học tập.

6. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo SĐH.

7. Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ, cán bộ công nhân viên đang làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhõn, tổ chức kinh tế - xã hội phải có văn bản của thủ trưởng cơ quan quản lí cho phép dự thi. Các trường hợp còn lại phải có xác nhận của Ủy ban nhõn dõn phường, xã nơi cư trú vào đơn đăng kí dự thi.

Điều 11. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ

1. Điều kiện về văn bằng và công trình đó công bố: người dự thi cần thỏa món một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành đăng kí dự thi.

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải dự thi theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại giỏi trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi.

2. Điều kiện thâm niên công tác: Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trõ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

3. Đối với một số chuyên ngành đào tạo đặc biệt, điều kiện cụ thể về văn bằng và thâm niên công tác do Giám đốc ĐHQGHN quy định.

4. Đạt các điều kiện như quy định tại Khoản 5, 6, 7 Điều 10 Quy chế này.

Điều 12. Bổ túc kiến thức

Việc bổ tỳc kiến thức cho thớ sinh để có trình độ tương đương với hệ chính quy ngành đúng với chuyên ngành đăng kí dự thi do trường đại học thành viên, khoa trực thuộc có ngành đào tạo đại học tương ứng tổ chức thực hiện và cấp giấy chứng nhận. Các đơn vị đào tạo SĐH giới thiệu những thí sinh đăng kí dự thi vào đơn vị mình thuộc diện phải học bổ tỳc kiến thức về trường, khoa trực thuộc tương ứng để học.

Điều 13. Điều kiện nhập học đối với lưu học sinh

Điều kiện nhập học đối với lưu học sinh thực hiện theo Quy định về Công tác người nước ngoài học tại ĐHQGHN và Hướng dẫn về việc xét tuyển người nước ngoài vào học ở ĐHQGHN do ĐHQGHN ban hành.

Điều 14. Xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ

1. Đối tượng xét chọn:

- Sinh viên của các đơn vị đào tạo trong và ngoài ĐHQGHN đang trong năm tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;

- Có nguyện vọng được xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và được một đơn vị đào tạo sau đại học thuộc ĐHQGHN chấp nhận.

2. Tiờu chớ xột chọn:

- Có trình độ ngoại ngữ;

- Có năng lực về chuyên môn thông qua kết quả học tập và thành tích nghiên cứu khoa học.

3. Điều kiện chi tiết áp dụng cho việc xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ đối với từng đối tượng cụ thể do Giám đốc ĐHQGHN quy định.

Điều 15. Xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ

1. Đối tượng xét chọn:

- Sinh viên của các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN đang trong năm tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ; có nguyện vọng được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ và được một đơn vị đào tạo sau đại học thuộc ĐHQGHN chấp nhận.

- Học viên cao học của các đơn vị đào tạo trong và ngoài ĐHQGHN đang trong năm tốt nghiệp chuyên ngành đúng với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ; có nguyện vọng được xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ và được một đơn vị đào tạo sau đại học thuộc ĐHQGHN chấp nhận; được sự ủng hộ của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ và Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.

2. Tiờu chớ xột chọn:

- Có trình độ về ngoại ngữ;

- Có năng lực cao về chuyên môn thông qua kết quả học tập và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc.

3. Điều kiện chi tiết áp dụng cho việc xét chuyển tiếp sinh đào tạo tiến sĩ đối với từng đối tượng cụ thể do Giám đốc ĐHQGHN quy định.

Điều 16. Tổ chức xét chuyển tiếp sinh

Hàng năm, việc xét chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7.

Các chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có thể được chọn ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp tại một đơn vị đào tạo SĐH thuộc ĐHQGHN nếu được đơn vị đào tạo đó đồng ý và ĐHQGHN phê duyệt.

Điều 17. Chính sách ưu tiên

1. Thớ sinh được ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo SĐH thuộc những đối tượng sau:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động.

- Người thuộc dân tộc thiểu số.

- Người đang công tác liên tục được hai năm trở lên tại các khu vực vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí dự thi.

2. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ và 1 điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

3. Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ theo quy định của ĐHQGHN và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.

Điều 18. Chỉ tiêu tuyển sinh

 Hàng năm, căn cứ vào tỡnh hình đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất, đơn vị đào tạo SĐH xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh của đơn vị mình (khoa SĐH xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu liên kết) và báo cáo bằng văn bản về ĐHQGHN (qua Ban Khoa học - Công nghệ) vào tháng 6. Sau khi được ĐHQGHN giao chỉ tiêu tuyển sinh, đơn vị đào tạo SĐH phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các chuyên ngành đào tạo thuộc đơn vị mình.

Chỉ tiêu tuyển sinh của khóa học nào được thực hiện trong khóa học đó, không chuyển sang khóa học sau.

Điều 19. Tổ chức thi tuyển sinh

Công tác tổ chức thi tuyển sinh thực hiện theo Quy chế, các quy định về công tác tuyển sinh SĐH hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN.

 

Điều 20. Ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp, gần và khác

1. Ngành tốt nghiệp đại học được coi là ngành đúng của chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khi mó số (tờn gọi) của ngành này và ngành có chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nói trên trùng nhau; được coi là ngành phù hợp khi chương trình đào tạo của ngành này và của ngành có chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nói trên khác nhau không quá 20% cả về nội dung và khối lượng kiến thức kĩ năng; khác nhau từ 20-50% được coi là ngành gần; khác nhau quá 50% được coi là ngành khác.

2. Chuyên ngành tốt nghiệp thạc sĩ được coi là chuyên ngành đúng của chuyên ngành đào tạo tiến sĩ khi mó số (tờn gọi) của chuyên ngành này và chuyên ngành  đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên trùng nhau; được coi là chuyên ngành phù hợp khi nội dung phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong chương trình đào tạo của chuyên ngành này và của chuyên ngành đào tạo thạc sĩ có chuyên ngành đào tạo tiến sĩ nói trên khác nhau không quá 20% cả về nội dung và khối lượng kiến thức kĩ năng; khác nhau từ 20-30% được coi là chuyên ngành gần; khác nhau quá 30% được coi là chuyên ngành khác.

Ngành/chuyên ngành đúng; ngành/chuyên ngành phù hợp; ngành/chuyên ngành gần cần được xác định rõ trong chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho từng chuyên ngành đào tạo.

Điều 21. Hồ sơ đăng kí dự thi

Hồ sơ đăng kí dự thi bao gồm:

1. Đơn xin đăng kí dự thi theo mẫu của ĐHQGHN;

2. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học (đối với người dự thi đào tạo thạc sĩ hoặc dự thi đào tạo tiến sĩ nhưng chưa có bằng thạc sĩ); bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (đối với người dự thi đào tạo tiến sĩ đó có bằng thạc sĩ);

3. Sơ yếu lí lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lí hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người không làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước);

4. Công văn giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lí đối với những người đang làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước;

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa;

6. Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn để chứng nhận thâm niên công tác quy định tại Điều 10 và 11 Quy chế này;

7. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có);

8. Bản sao chụp các bài báo khoa học đó công bố (đối với thí sinh dự thi đào tạo tiến sĩ);

9. Đề cương nghiên cứu (đối với thí sinh dự thi đào tạo tiến sĩ);

10. Các hồ sơ, giấy tờ khác theo quy định của đơn vị đào tạo SĐH.

Điều 22. Môn thi tuyển sinh

Môn thi, đề cương chi tiết môn thi tuyển sinh vào các chuyên ngành đào tạo SĐH do Giám đốc ĐHQGHN quy định và ban hành theo đề nghị của thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH.

Đơn vị đào tạo SĐH báo cáo ĐHQGHN (qua khoa SĐH) bằng văn bản về các đề nghị điều chỉnh, bổ sung, thay đổi môn thi, đề cương chi tiết môn thi tuyển sinh của đơn vị trước tháng 11 hàng năm để phê duyệt trước khi thông báo tuyển sinh.

Điều 23. Đề tài luận án tiến sĩ

Trước khi tuyển NCS, đơn vị đào tạo SĐH phải thông báo về các hướng nghiên cứu, các đề tài, dự án khoa học - công nghệ và cán bộ có khả năng hướng dẫn NCS, các thông tin khác liên quan tới đề tài luận án, đặc biệt là quan hệ với các đề tài, dự án khoa học - công nghệ nhằm tạo điều kiện giúp thí sinh đăng kí cán bộ hướng dẫn phù hợp.

Điều 24. Công nhận và triệu tập nhập học

          1. Trường đại học thành viên xét duyệt và ra quyết định công nhận học viên cao học của đơn vị mình và báo cáo ĐHQGHN.

          2. ĐHQGHN xét duyệt và ra quyết định công nhận học viên cao học của các viện, khoa, trung tâm trực thuộc.

3. ĐHQGHN xét duyệt và ra quyết định công nhận NCS của các đơn vị đào tạo SĐH; thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH ra quyết định về Đề tài luận án, tập thể hướng dẫn NCS và báo cáo ĐHQGHN (qua Khoa SĐH).

4. Thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH kí giấy triệu tập học viên cao học, NCS của đơn vị mình và báo cáoĐHQGHN danh sách học viên cao học, NCS chính thức nhập học (theo mẫu của ĐHQGHN).

5. Đơn vị đào tạo SĐH khai giảng năm học mới chậm nhất vào nửa đầu tháng 11 hàng năm.

 

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương III - GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

Điều 25. Giảng viên sau đại học

1. Giảng viên SĐH là những người giảng dạy, phụ giảng (hướng dẫn thực nghiệm, bài tập, thảo luận) các môn học thuộc chương trình bồi dưỡng SĐH, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ.

2. Giảng viên SĐH phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Lí lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt;

- Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên chương trình bồi dưỡng SĐH và phụ giảng chương trình đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

3. Đối với một số chuyên ngành còn thiếu người có học vị tiến sĩ, đơn vị đào tạo có thể cử người có bằng thạc sĩ đồng thời có chức danh giảng viên chính tham gia giảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng phải báo cáo ĐHQGHN (qua Khoa SĐH).

4. Ngoài các tiêu chuẩn chung, cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có khả năng độc lập tiến hành và tổ chức nghiên cứu khoa học, có những công trình khoa học đã được công bố.

- Cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ ít nhất phải có học vị tiến sĩ từ 3 năm trở lên; có những đóng góp nhất định trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, có công trình khoa học đó công bố và đang có hướng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu phù hợp với đề tài luận án của NCS.

- Giáo sư, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư có thể một mình hướng dẫn NCS. Trường hợp NCS có hai cán bộ hướng dẫn thì: một cán bộ hướng dẫn chính chịu trách nhiệm chủ trỡ và chỉ đạo tập thể hướng dẫn hoàn thành nhiệm vụ đó quy định, một cán bộ hướng dẫn phụ có trách nhiệm tham gia hoạt động chung của tập thể hướng dẫn NCS do cán bộ hướng dẫn chính phân công.

- Người có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học được quyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên cao học trong cùng một thời gian. Người có học vị tiến sĩ được quyền hướng dẫn nhiều nhất 3 học viên cao học trong cùng một thời gian. Mỗi học viên cao học do một cán bộ hướng dẫn.

- Giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 5 NCS. Phó giáo sư hoặc tiến sĩ được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 3 NCS. Mỗi cán bộ hướng dẫn không quá 2 NCS của cùng một khóa. Mỗi NCS có không quá 2 cán bộ hướng dẫn.

- Đối với một số trường hợp đặc biệt cụ thể về số lượng học viên cao học, NCS do một cán bộ hướng dẫn và số lượng cán bộ hướng dẫn cho một học viên cao học, một NCS do Giám đốc ĐHQGHN quyết định.

5. Khuyến khích việc mời những nhà khoa học nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn nêu trong Khoản 2, 4 Điều này tham gia đào tạo SĐH ở ĐHQGHN.

Điều 26. Nhiệm vụ của giảng viên sau đại học

1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch, chương trình đào tạo, các quy định của đơn vị đào tạo và của ĐHQGHN.

2. Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên, NCS trong học tập, nghiên cứu.

3. Cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có nhiệm vụ:

- Xác định kế hoạch và chương trình thực hiện đề tài luận văn, luận án.

- Hướng dẫn và kiểm tra NCS thực hiện các chuyên đề tiến sĩ.

- Tổ chức, hướng dẫn, theo dừi, kiểm tra và đôn đốc học viên, NCS nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn, luận án.

- Định kì nhận xột và báo cáobộ môn tỡnh hình, tiến độ học tập, nghiên cứu và kết quả đó đạt được của học viên, NCS trong từng năm.

- Xác nhận kết quả học tập, nghiên cứu đó đạt được, duyệt và đề nghị cho học viên, NCS bảo vệ luận văn, luận án.

4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Quyền của giảng viên sau đại học

1. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Được hưởng thù lao trong đào tạo SĐH theo quy định của Nhà nước, của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo SĐH.

3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Người học sau đại học

                1. Người học SĐH là người đang theo học chương trình bồi dưỡng SĐH, chương trình đào tạo thạc sĩ (học viên cao học) và chương trình đào tạo tiến sĩ (NCS).

          2. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tham gia học một chuyên ngành SĐH tại ĐHQGHN khi:

          - Lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hiện không theo học chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ một chuyên ngành khác ở một đơn vị đào tạo SĐH thuộc ĐHQGHN hoặc ở một cơ sở đào tạo SĐH khác ngoài ĐHQGHN.

          - Trúng tuyển trong kì thi tuyển sinh SĐH của đơn vị đào tạo SĐH hoặc được ĐHQGHN quyết định công nhận chuyển tiếp sinh.

          3. Điều kiện để lưu học sinh nước ngoài được học SĐH tại ĐHQGHN thực hiện theo Điều 13 Quy chế này.

Điều 29. Nhiệm vụ của người học sau đại học

          1. Hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời hạn quy định theo chương trình, kế hoạch của đơn vị đào tạo SĐH. Báo cáo đầy đủ và đúng hạn về kết quả học tập, nghiên cứu theo yêu cầu của đơn vị đào tạo SĐH.

          2. Đóng học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định của Nhà nước, ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo SĐH.

          3. Chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo SĐH.

          4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo SĐH.

Điều 30. Quyền của người học sau đại học

          1. Được đơn vị đào tạo SĐH cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, nghiên cứu của cá nhân.

          2. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong đơn vị đào tạo SĐH.

          3. Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thớ nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất khác của đơn vị đào tạo SĐH và cơ sở phối hợp để phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch học tập, nghiên cứu đã được thông qua.

          4. Người học là cán bộ, công chức trong thời gian đào tạo được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp theo lương do cơ quan cử đi đào tạo chi trả.

          5. Được dành thời gian cho học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo quy định.

6. Học viên cao học, NCS được ĐHQGHN cử đi học tập, nghiên cứu ở trường đại học đối tác nước ngoài có thể được miễn học những môn học đó tích luỹ ở nước ngoài. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định việc miễn học và chuyển đổi kết quả học tập ở nước ngoài thay thế cho các môn học thuộc chương trình đào tạo của đơn vị. Những môn học không được miễn học viên cao học, NCS phải học bổ sung.

7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Những thay đổi trong quá trình đào tạo thạc sĩ

1. Khi có lí do chính đáng, học viên có thể xin chuyển cơ sở, đơn vị đào tạo SĐH nếu đang trong thời hạn đào tạo theo quy định, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn của cơ sở, đơn vị đào tạo SĐH xin chuyển đến, được cơ sở, đơn vị đang đào tạo đồng ý và cơ sở, đơn vị đào tạo SĐH xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đó tích lũy, xác định các môn học cần bổ sung do cơ sở, đơn vị đào tạo mới quyết định.

2. Học viên có thể xin đổi chuyên ngành đào tạo một lần trong cùng ngành học, có chung các môn thi tuyển sinh và các môn học thuộc nhóm môn học bắt buộc của phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Việc cho phép đổi chuyên ngành đào tạo chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng và trước khi bắt đầu học các môn học thuộc nhóm môn học lựa chọn của phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

3. Học viên cao học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn nếu trong thời hạn đào tạo tối đa quy định đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Nếu quá thời hạn đào tạo tối đa quy định, học viên không hoàn thành chương trình đào tạo thì kết quả học tập đã tích lũy được sẽ bị hủy bỏ.

4. Chậm nhất là ba tháng trước khi hết thời hạn đào tạo tối đa của khoá đào tạo, học viên có thể làm đơn xin phép tạm ngừng học tập tối đa ba năm (36 tháng) vì lí do công tác, sức khỏe hoặc các lí do chính đáng khác. Thời gian tạm ngừng học tập không tính vào thời gian đào tạo.

5. Việc cho học viên chuyển cơ sở, đơn vị đào tạo, đổi chuyên ngành đào tạo, tạm ngừng học tập; trả về địa phương hoặc nơi công tác những học viên cao học không hoàn thành chương trình học tập do thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH xem xét, quyết định và báo cáo ĐHQGHN (qua Khoa SĐH). Đối với các học viên của viện, trung tâm trực thuộc, các thay đổi trên do Khoa SĐH xem xét, quyết định.

6. Những trường hợp thay đổi khác do Giám đốc ĐHQGHN quyết định.

Điều 32. Những thay đổi trong quá trình đào tạo tiến sĩ

1. Việc thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng trong nửa đầu thời gian đào tạo và phải được tiểu ban đánh giá đề cương do đơn vị đào tạo SĐH thành lập thông qua.

2. Việc bổ sung hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn chỉ thực hiện khi thật cần thiết và chậm nhất là một năm trước khi nghiên cứu sinh hết hạn đào tạo.

3. Khi có lí do chính đáng, NCS có thể xin chuyển cơ sở, đơn vị đào tạo nếu thời gian đào tạo theo quy định còn ít nhất là một năm, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn của cơ sở, đơn vị đào tạo SĐH xin chuyển đến, được cơ sở, đơn vị đang đào tạo đồng ý và cơ sở, đơn vị đào tạo SĐH xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đó tích lũy, xác định các môn học, các chuyên đề tiến sĩ cần bổ sung do cơ sở, đơn vị đào tạo mới quyết định.

4. NCS được coi là hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn nếu trong thời hạn đào tạo tối đa quy định đã bảo vệ thành công luận án trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ. Khi hết thời hạn đào tạo tối đa hoặc đã bảo vệ thành công luận án, NCS được trả về cơ quan công tác hoặc địa phương. Đối với NCS chưa hoàn thành luận án thì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có thể trở lại đơn vị đào tạo xin bảo vệ nếu được cơ quan hoặc địa phương đề nghị, cán bộ hướng dẫn đồng ý và đơn vị đào tạo chấp thuận. Trong trường hợp này NCS phải tự túc kinh phí bảo vệ luận án.

5. Chậm nhất là ba tháng trước khi hết thời hạn đào tạo tối đa của khoá đào tạo, NCS có thể làm đơn xin phép tạm ngừng học tập tối đa ba năm (36 tháng) vì lí do công tác, sức khỏe hoặc các lí do chính đáng khác. Thời gian tạm ngừng học tập không tính vào thời gian đào tạo. Việc xin phép tạm ngừng học tập của NCS phải được thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH đồng ý.

6. Khi hết thời hạn đào tạo tối đa hoặc đã bảo vệ thành công luận án, NCS được trả về cơ quan công tác hoặc địa phương. Đối với NCS chưa hoàn thành luận án thì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có thể trở lại đơn vị đào tạo xin bảo vệ nếu được cơ quan hoặc địa phương đề nghị, cán bộ hướng dẫn đồng ý và đơn vị đào tạo chấp thuận. Trong trường hợp này NCS phải tự túc kinh phí bảo vệ luận án.

7. Thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH quyết định việc điều chỉnh, thay đổi đề tài luận án, bổ sung hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn, trả NCS về cơ quan hoặc địa phương đối với NCS của đơn vị mình và báo cáo ĐHQGHN (qua Khoa SĐH). Đối với NCS của trung tâm trực thuộc, các thay đổi trên do Khoa SĐH xem xét, quyết định. Việc cho NCS chuyển cơ sở, đơn vị đào tạo, tạm ngừng học tập do Giám đốc ĐHQGHN quyết định.

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IV - KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 33. Mục đích của kiểm tra - đánh giá kết quả môn học

1. Cung cấp thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu môn học (được xác định trong đề cương chi tiết môn học) mà mỗi học viên đạt được.

2. Giúp giảng viên có cơ sở để điều chỉnh lại mục tiêu môn học, nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

3. Giúp học viên chủ động trong quá trình học tập, tự điều chỉnh phương pháp học tập của mình để đạt các mục tiêu môn học một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Điều 34. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên và định kì

1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động kiểm tra - đánh giá trong đó học viên được kiểm tra - đánh giá liên tục trong quá trình học tập môn học bằng các hình thức khác nhau nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng người học đã thu được qua từng phần nội dung kiến thức, kĩ năng đã học trên cơ sở những mục tiêu được xác định trong Đề cương chi tiết môn học.

          2. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động kiểm tra - đánh giá được thực hiện vào những thời điểm đã được ấn định. Hoạt động kiểm tra - đánh giá này được gắn với các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của quá trình học tập môn học với nội dung kiểm tra - đánh giá tương ứng. Thi kết thúc môn học là hoạt động kiểm tra - đánh giá định kì quan trọng nhất.

Điều 35. Tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả môn học

            1. Cơ sở để kiểm tra - đánh giá kết quả môn học là các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được đề ra trong Đề cương chi tiết môn học.

          2. Nguyên tắc kiểm tra - đánh giá kết quả môn học là: kết hợp kiểm tra - đánh giá thường xuyên, định kì (gọi tắt là kiểm tra) với thi kết thúc môn học; bảo đảm tất cả khối lượng kiến thức, kĩ năng thu được thông qua cả ba hình thức hoạt động dạy - học: lên lớp, thực hành và tự học phải được tích luỹ vào kết quả môn học thông qua kiểm tra - đánh giá.

          3. Số lần kiểm tra cộng với một lần thi kết thúc môn học tối thiểu phải bằng số lượng tín chỉ của môn học đó, trong đó điểm thi kết thúc môn học phải có trọng số từ 0,6 – 0,7, các điểm kiểm tra có tổng trọng số còn lại từ 0,3 – 0,4 do giảng viên phụ trách môn học phân bố cho các lần kiểm tra. Học viên không dự kiểm tra, không dự thi kết thúc môn học thiếu lí do chính đáng sẽ bị điểm không (điểm 0).

4. Giảng viên phụ trách môn học chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra (quy định thời gian và hình thức kiểm tra, ra đề, tổ thực hiện và chấm bài kiểm tra) theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học.

5. Đơn vị đào tạo SĐH hoặc khoa chuyên môn chịu trách nhiệm tổ chức ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi kết thúc môn học. Đề thi phải phù hợp với nội dung chương trình môn học, đảm bảo tính chính xác và công bằng. Chấm thi kết thúc môn học phải do hai giảng viên đảm nhiệm và thống nhất điểm chấm. Trong trường hợp hai giảng viên không thể thống nhất điểm chấm thì báo cáo thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH hoặc chủ nhiệm khoa chuyên môn quyết định.

6. Các điểm kiểm tra - đánh giá môn học (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc môn học) được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm môn học là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc môn học (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc môn học đó nhõn với trọng số tương ứng của từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết môn học). Điểm môn học được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đã được chuyển thành điểm chữ với mức điểm như sau:

              Điểm số từ       8,5 – 10         chuyển thành     điểm A      (Giỏi)

              Điểm số từ       7,0 – 8,4        chuyển thành     điểm B       (Khá)

              Điểm số từ       5,5 – 6,9        chuyển thành     điểm C      (Trung bình)

              Điểm số từ       4,0 – 5,4        chuyển thành     điểm D      (Trung bình yếu)

              Điểm số dưới     4,0               chuyển thành     điểm F       (Kém)

Trong thực tế, các đơn vị đào tạo có thể quy định và sử dụng thang điểm chữ nhiều mức hơn.

Môn học có điểm đạt yêu cầu khi điểm môn học đó đạt mức điểm D trở lên, không đạt yêu cầu khi điểm môn học đó chỉ đạt ở mức điểm F. Học viên được xem đó hoàn thành môn học nếu môn học đó có điểm đạt yêu cầu. Môn học có điểm đạt yêu cầu được gọi là môn học được tích luỹ.

Đối với môn học vì lí do chính đáng (được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) chưa có đủ dữ liệu để xác định điểm (do thiếu điểm kiểm tra, thiếu điểm thi kết thúc môn học), khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu I (điểm I). Học viên có môn học điểm I phải kịp thời dự kiểm tra bổ sung, dự thi kết thúc môn học bổ sung theo lịch trình của đơn vị đào tạo để có đủ dữ liệu cho việc xác định điểm. Môn học chưa nhận được kết quả học tập của học viên, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu X (điểm X). Khi có đầy đủ dữ liệu và nhận được kết quả học tập của học viên, điểm I, điểm X sẽ được chuyển thành một trong các điểm A, B, C, D, F.

Đối với những môn học đã được tích luỹ và được đơn vị đào tạo cho phép chuyển điểm trong trường hợp được phép thi sớm để học vượt, chuyển từ cơ sở đào tạo khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình đào tạo, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.

7. Sau khi chấm xong, điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc môn học và điểm môn học phải được thông báo cho học viên. Điểm môn học phải được ghi vào bảng điểm học tập của từng học viên theo mẫu thống nhất do đơn vị đào tạo quy định. Điểm các môn học của mỗi học viên phải được lưu trong sổ điểm chung của đơn vị đào tạo.

8. Thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm ít nhất là ba năm kể từ khi kết thúc khóa đào tạo. Các hồ sơ tài liệu khỏc của các kì kiểm tra, thi phải được lưu trữ lâu dài tại đơn vị.

9. Việc đánh giá và chấm điểm chuyên đề tiến sĩ và môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao trong chương trình đào tạo tiến sĩ được thực hiện bằng cách NCS trình bày trước Tiểu ban chấm thi. Thủ trưởng đơn vị đào tạo hoặc chủ nhiệm khoa chuyên môn ra quyết định thành lập Tiểu ban chấm thi gồm ba thành viên. Thành phần Tiểu ban chấm thi chuyên đề NCS, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, hiểu biết sâu về chuyên đề của NCS. Thành phần Tiểu ban chấm thi môn Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao là những người có học vị tiến sĩ hoặc chức danh phó giáo sư trở lên, hiểu biết về chuyên ngành đào tạo và thông thạo ngoại ngữ. Điểm chấm chuyên đề hoặc môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm chuyên đề hoặc môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Tiểu ban có mặt được làm tròn đến một chữ số thập phân sau đã được chuyển thành điểm chữ (theo quy định tại Khoản 6, Điều 35 Quy chế này).

Điều 36. Điều kiện dự thi kết thúc môn học

Học viên được dự thi kết thúc môn học lần đầu khi có đủ các điểm kiểm tra theo quy định của đề cương chi tiết môn học và đóng đầy đủ học phí theo quy định.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng (được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) được bố trí dự kiểm tra bổ sung để có đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học hoặc được xét cho dự thi kết thúc môn học trước rồi sẽ được bố trí dự kiểm tra bổ sung sau (trường hợp này được coi là dự kiểm tra lần đầu). Học viên vắng mặt có lí do chính đáng (được cơ quan có thẩm quyền xác nhận) trong kì thi kết thúc môn học còng sẽ được bố trí dự thi bổ sung (trường hợp này được coi là dự thi lần đầu). Lịch kiểm tra bổ sung và lịch thi kết thúc môn học bổ sung được ghi trong lịch trình kiểm tra, thi của kế hoạch đào tạo. Không tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học ngoài các kì kiểm tra, thi ghi trong lịch trình kiểm tra, thi đã được công bố. Không tổ chức kiểm tra lần hai (kiểm tra lại).

Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học nào thì phải học lại môn học đó với líp sau, khoá sau theo lịch học được đơn vị đào tạo ấn định.

Điều 37. Thi lại, học lại, buộc thôi học, học vượt

Những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lần hai (thi lại). Lịch thi lại phải được ấn định trong lịch trình kiểm tra, thi của kế hoạch đào tạo và đảm bảo sớm nhất là sau 4 tuần kể từ kì thi lần đầu. Trong trường hợp này, điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần hai và phải ghi rõ trong các tài liệu liên quan là điểm lần hai. Học viên có thể xin phép học lại hoặc thi lại một số môn học đã được tích luỹ (nhưng chỉ ở mức điểm C trở xuống) để cải thiện kết quả học tập.

Nếu với kết quả thi kết thúc môn học lần hai mà điểm môn học vẫn không đạt yêu cầu thì học viên phải học lại môn học đó (đối với môn học bắt buộc), học lại môn học đó hoặc chọn học lại môn học khác (đối với môn học lựa chọn) theo quy định và hướng dẫn của đơn vị đào tạo. Học lại, chọn học lại môn học nào học viên phải tự túc kinh phí học tập môn học đó.

Học viên sẽ bị buộc thụi học nếu sau mỗi học kì, còn có số môn học (tính từ đầu khoá) bị điểm F (sau hai lần thi) chiếm trên 15% tổng số tín chỉ của chương trình.

Học viên có thành tích học tập tốt ở các học kì trước (không có môn học nào phải thi lại tính từ đầu khoá và có điểm trung bình chung học kì trước với số môn học được tích luỹ theo quy định đạt từ 3,20 trở lên) khi có nhu cầu có thể được đơn vị đào tạo cho phép học vượt (học thêm một số môn) ở học kì tiếp theo.

Điều 38. Xử lí khiếu nại, vi phạm trong kiểm tra - đánh giá

Các khiếu nại về điểm bài kiểm tra, bài thi kết thúc môn học phải được giải quyết theo quy định của đơn vị đào tạo SĐH trong vũng một tháng sau ngày công bố kết quả.

Xử lí vi phạm đối với cán bộ tham gia tổ chức kiểm tra, tổ chức thi, coi kiểm tra, coi thi, chấm bài kiểm tra, chấm bài thi thực hiện theo Điều 44, Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 3413/ĐT, ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Giám đốc ĐHQGHN. Quy định về trách nhiệm và xử lí kỉ luật đối với học viên khi dự kiểm tra, dự thi thực hiện theo Điều 45, Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN nói trên.

Điều 39. Tính điểm trung bình chung

          1. Để tính điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích luỹ, mức điểm chữ các môn học được quy đổi sang điểm số như sau:

              A        quy đổi sang            4

              B        quy đổi sang            3

              C        quy đổi sang            2

              D        quy đổi sang            1

              F        quy đổi sang            0

         Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức hơn, thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định việc quy đổi các mức điểm chữ đó sang các điểm số thích hợp với độ chính xác đến một chữ số thập phân. 

          2. Điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân: 

                                      .

Trong đó:

          T  là điểm trung bình chung học kì hoặc điểm trung bình chung tích luỹ

          ai  là điểm của môn học thứ i (đó quy đổi sang điểm số)

          ni  là số tín chỉ của môn học thứ i

          n  là tổng số môn học.

          Điểm trung bình chung học kì (theo kết quả thi kết thúc môn học lần thứ nhất) được sử dụng trong việc xét cho học vượt, xét khen thưởng sau mỗi học kì. Điểm trung bình chung tích luỹ được sử dụng trong việc xét cấp sinh hoạt phớ sau mỗi năm học, xét cho bảo vệ luận văn, luận án, xét khen thưởng cuối khoá, xét cho chuyển tiếp sinh, ...

Điều 40. Điều kiện bảo vệ luận văn thạc sĩ

Học viên cao học được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi có đủ các điều kiện dưới đây:

1.  Đó hoàn thành (đó tích luỹ đủ) các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ trong thời hạn đào tạo tối đa cho phép, có điểm trung bình chung tích luỹ toàn khoỏ đạt từ 2,00 trở lên.

2.  Được cán bộ hướng dẫn luận văn đồng ý cho bảo vệ.

3.  Hiện không bị kỉ luật từ hình thức cảnh cỏo trở lờn.

4. Đó hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định của đơn vị đào tạo.

Điều 41. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

1. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ gồm 5 thành viên là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư phù hợp với chuyên ngành đào tạo của học viên, trong đó số thành viên ở ngoài đơn vị đào tạo là 2 người. Hội đồng có chủ tịch, thư kí, hai ủy viên phản biện và một ủy viên.

Ủy viên phản biện là người am hiểu đề tài luận văn, không là đồng tác giả với học viên trong những công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn. Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.

Các thành viên Hội đồng không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với tác giả luận văn.

Giám đốc ĐHQGHN ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ cho học viên được đào tạo tại khoa, viện, trung tâm trực thuộc. Các khoa, viện, trung tâm trực thuộc tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ.

Hiệu trưởng các trường đại học ra quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ cho các học viên được đào tạo tại trường. Khoa chuyên môn thuộc trường tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ.

2. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ không họp nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

a. Vắng mặt Chủ tịch Hội đồng.

b. Vắng mặt Thư kí Hội đồng.

c. Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn.

d. Vắng mặt từ 2 thành viên Hội đồng trở lên.

3. Luận văn được bảo vệ công khai, trõ trường hợp có liên quan tới bí mật quốc gia được bảo vệ theo hướng dẫn riêng.

Việc đánh giá luận văn phải phản ánh đúng trình độ kiến thức và khả năng vận dụng của học viên nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Đơn vị đào tạo SĐH xây dựng quy định về cách cho điểm đánh giá luận văn và hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện. Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội đồng có mặt trong buổi bảo vệ được làm tròn đến một chữ số thập phân sau đã được chuyển thành điểm chữ (theo quy định tại Khoản 6, Điều 35 Quy chế này).

          4. Luận văn đạt yêu cầu khi điểm luận văn đạt mức điểm C trở lên. Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được sửa chữa để bảo vệ luận văn lần thứ hai (bảo vệ lại). Lịch bảo vệ lại luận văn do đơn vị đào tạo ấn định trong thời hạn từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất. Học viên phải tự túc kinh phí sửa chữa và bảo vệ lại luận văn. Không tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ ba.

Điều 42. Các cấp đánh giá luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ được tổ chức đánh giá ở hai cấp:

1. Đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ.

2. Bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

          Kết quả đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ có giá trị tư vấn cho thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH xem xét đề nghị Giám đốc ĐHQGHN cho phép tổ chức bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

Điều 43. Đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ

          1. Luận án tiến sĩ của NCS được tổ chức đánh giá cấp cơ sở khi đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- NCS đó hoàn thành luận án, đó hoàn thành (đó tích luỹ đủ) các môn học, chuyên đề thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ quy định tại Khoản 3, Điều 3, Quy chế này bao gồm: các môn học thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ (nếu có), các chuyên đề tiến sĩ và môn học Ngoại ngữ chuyên ngành nõng cao;

- Có điểm trung bình chung tích luỹ các môn học, chuyên đề thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ đạt từ 2,00 trở lên;

- Nội dung chủ yếu của luận án đã được báo cáo trong các buổi sinh hoạt khoa học, được thông qua tại bộ môn, liên bộ môn hoặc phòng, liên phòng chuyên môn (có biên bản kốm theo);

- Nội dung chủ yếu của luận án đã được công bố trong ít nhất hai bài báo (được Hội đồng chức danh Giáo sư ngành/liên ngành công nhận và tính điểm) trên tạp chí khoa học của ĐHQGHN, các tạp chớ khoa học có uy tín cấp quốc gia, quốc tế hoặc trong tuyển tập công trình (có phản biện) của Hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế được xuất bản chính thức.

2. Thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH ra quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án tiến sĩ.

          Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án tiến sĩ gồm 7 thành viên có học vị tiến sĩ (từ 3 năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư. Hội đồng có chủ tịch, thư kí, hai người giới thiệu luận án (trong đó có ít nhất một người ngoài đơn vị đào tạo) và ba uỷ viên. Thành viên Hội đồng chủ yếu là những cán bộ khoa học của đơn vị đào tạo có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án, có thể mời một số cán bộ khoa học ngoài đơn vị đào tạo tham gia Hội đồng. Một cán bộ hướng dẫn NCS có thể tham gia làm uỷ viên của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với NCS, không là cán bộ cấp dưới trực tiếp của NCS.

3. Đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ là một buổi sinh hoạt khoa học có sự tham dự của nhiều nhà khoa học cùng hoặc gần với chuyên ngành của đề tài luận án và những người quan tâm nhằm đánh giá những kết quả đó đạt được, chỉ ra những thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án để NCS bổ sung, sửa chữa và hoàn chỉnh. Các thành viên của Hội đồng phải đọc và có nhận xét bằng văn bản về dự thảo luận án.

Các thành viên Hội đồng cần ghi rõ vào phiếu nhận xột đồng ý hay không đồng ý để luận án được đưa ra bảo vệ cấp nhà nước. Dựa vào nhận xét của các thành viên, Hội đồng thảo luận để thông qua kết luận của Hội đồng. Luận án được đề nghị cho phép bảo vệ cấp nhà nước nếu có từ 3/4 trở lên số thành viên có mặt đồng ý thông qua. Nếu luận án được thông qua ở cấp cơ sở, đơn vị đào tạo chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục cần thiết đề nghị cho phép NCS bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

Điều 44. Bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ

          Trong thời gian không quá 3 tháng kể từ khi luận án được thông qua ở cấp cơ sở, căn cứ vào kết quả đánh giá và kết luận của Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án tiến sĩ, NCS hoàn thành việc sửa chữa luận án và đơn vị đào tạo SĐH có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận rồi chuyển hồ sơ về Khoa SĐH (hoặc về Ban Khoa học - Công nghệ nếu đơn vị đào tạo là Khoa SĐH) để thẩm định và báo cáo Giám đốc ĐHQGHN cho phép NCS bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

Khoa SĐH (hoặc Ban Khoa học - Công nghệ nếu đơn vị đào tạo là Khoa SĐH) mời hai chuyên gia phản biện độc lập về luận án. Phản biện độc lập là những nhà khoa học có phẩm chất và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực đề tài luận án của NCS, có uy tín khoa học cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học. í kiến của phản biện độc lập có giá trị tư vấn cho ĐHQGHN trong việc xem xét cho phép NCS bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định thành lập Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ.

Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ gồm 7 thành viên là những nhà khoa học có học vị tiến sĩ (từ 3 năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư (có thể có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài). Hội đồng gồm chủ tịch, thư kí, ba phản biện và hai uỷ viên. Số thành viên thuộc cùng một đơn vị công tác không quá ba người. Cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ cho NCS không tham gia Hội đồng.

Các thành viên của Hội đồng không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với NCS, không là cán bộ cấp dưới trực tiếp của NCS.

Các phản biện là những người ở những đơn vị công tác (trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp, …) khác nhau, không là đồng tác giả với NCS trong các công trình khoa học đó công bố có liên quan đến đề tài luận án.

Điều 45. Điều kiện tổ chức bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ

          1. Luận án tiến sĩ được tổ chức bảo vệ cấp nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:

          - Các bản nhận xột của các thành viên trong Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ gửi về đơn vị đào tạo trước ngày bảo vệ 15 ngày.

          - Luận án và tóm tắt luận án đã được gửi đến các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và được trưng bày ở phòng đọc của Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN chậm nhất là 30 ngày trước ngày bảo vệ để lấy ý kiến.

          - Có ít nhất 10 bản nhận xét tóm tắt luận án của các nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư trong và ngoài đơn vị đào tạo.

          - Thời gian, địa điểm tổ chức bảo vệ cấp nhà nước, đề tài luận án đã được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày bảo vệ.

2. Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ không họp để chấm luận án nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:

a. Vắng mặt Chủ tịch Hội đồng.

b. Vắng mặt Thư kí Hội đồng.

c. Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận án.

d. Vắng mặt từ hai thành viên Hội đồng trở lên.

đ. NCS đang chịu mức kỉ luật từ cảnh cáo trở lên.

e. Một trong các mục nêu tại Khoản 1 Điều này chưa được thực hiện đầy đủ.

Điều 46. Chuẩn bị và tổ chức bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ

          1. Đơn vị đào tạo SĐH trực tiếp thực hiện công tác chuẩn bị và tổ chức bảo vệ luận án, không để NCS tham gia vào quá trình này. NCS không được tiếp xúc với các thành viên Hội đồng trước khi bản nhận xét chính thức của họ được gửi đến đơn vị đào tạo SĐH.

          2. Luận án được bảo vệ công khai. Những đề tài liên quan đến bí mật quốc gia được tổ chức bảo vệ theo hướng dẫn tại Điều 48 Quy chế này. Việc bảo vệ luận án phải mang tính chất trao đổi khoa học giữa tác giả luận án với các nhà khoa học trong và ngoài Hội đồng, phải đảm bảo tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa học. Mỗi thành viên Hội đồng có trách nhiệm tỡm hiểu đầy đủ về luận án trước khi bảo vệ.

3. Luận án được đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên Hội đồng ghi phiếu đánh giá theo ba mức: tán thành, tán thành và xếp loại xuất sắc, không tán thành. Phiếu trắng được coi là phiếu đánh giá ở mức không tán thành.

Luận án được đánh giá ở mức xuất sắc nếu:

- Luận án có giá trị khoa học cao, có đóng góp đáng kể trong việc bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm kiến thức lí thuyết của chuyên ngành khoa học, được thể hiện qua các bài báo đó công bố trên các tạp chớ khoa học có uy tín ở trong và ngoài nước, hoặc

- Luận án có giá trị khoa học và thực tiễn; kết quả của luận án đã được ứng dụng trên diện rộng và được đánh giá cao.

4. Căn cứ kết quả bỏ phiếu, Hội đồng đề nghị công nhận hoặc không công nhận học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo SĐH của NCS.

Nếu có từ 3/4 thành viên Hội đồng có mặt trở lên đánh giá ở mức tán thành hoặc tán thành và xếp loại xuất sắc thì luận án được Hội đồng thông qua và báo cáo Giám đốc ĐHQGHN xem xét công nhận học vị và cấp bằng. Nếu có từ 3/4 thành viên Hội đồng có mặt trở lên đánh giỏ ở mức tán thành và xếp loại xuất sắc và không có thành viên nào đánh giá ở mức không tán thành thì luận án được xếp loại xuất sắc và Hội đồng cần nêu rõ trong quyết nghị của mình lí do xếp luận án thuộc loại xuất sắc, đồng thời có thể kiến nghị đơn vị đào tạo SĐH, cơ quan sử dụng kết quả nghiên cứu hoặc ĐHQGHN khen thưởng NCS. Thủ tục xét khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về công tác thi đua khen thưởng.

5. Hội đồng thông qua quyết nghị về luận án. Quyết nghị của Hội đồng phải nêu được các vấn đề theo trình tự sau:

- í nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

- Tính hiện đại, hợp lí và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu mà tác giả đó sử dụng.

- Các kết quả mới của luận án. Giỏ trị của các kết quả này về mặt lí thuyết và ứng dụng đối với lĩnh vực chuyên môn của luận án.

- Những thiếu sút về nội dung và hình thức của luận án.

- Lí do xếp loại xuất sắc, đề nghị khen thưởng (nếu có).

Điều 47. Bảo vệ lại luận án tiến sĩ

1. Nếu luận án không được Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ thông qua thì NCS được phép sửa chữa luận án để bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng và muộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất.

2. Ngoài các hồ sơ cần thiết trình ĐHQGHN như lần bảo vệ thứ nhất, đơn vị đào tạo SĐH cần có văn bản tường trình về quá trình bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện luận án và đề nghị cho NCS được bảo vệ lần thứ hai.

3. Thành phần Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án vẫn như cũ. Nếu có thành viên vắng mặt, ĐHQGHN sẽ quyết định bổ sung thành viên thay thế. Kinh phí bảo vệ lần thứ hai do NCS tự túc. Không tổ chức bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ lần thứ ba.

Điều 48. Bảo vệ luận án theo chế độ mật

1. Luận án là công trình khoa học thuộc bớ mật quốc gia được tổ chức bảo vệ theo chế độ mật. Việc xem xét cho phép bảo vệ luận án theo chế độ mật được tiến hành trước khi đánh giá luận án ở cấp cơ sở. Thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH cần có văn bản trình bày những lí do phải tổ chức bảo vệ mật để Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định.

2. Hồ sơ đề nghị cho phép bảo vệ luận án theo chế độ mật gồm có:

- Công văn giải trình của đơn vị đào tạo.

- Công văn đề nghị của lónh đạo Bộ chủ quản hoặc Bộ sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án.

- Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án và cấp nhà nước chấm luận án; danh sách những cán bộ ngoài Hội đồng được mời tham dự; danh sách những cơ quan, đơn vị và những cá nhân được gửi luận án và tóm tắt luận án (kể cả những đơn vị và những cá nhân có trách nhiệm thuộc ĐHQGHN). Những danh sách này phải được các cơ quan có liên quan đến việc bảo mật thẩm định và đề nghị.

3. Sau khi có văn bản của Giám đốc ĐHQGHN cho phép luận án được bảo vệ theo chế độ mật, đơn vị đào tạo SĐH thông báo cho NCS và cán bộ hướng dẫn biết. Số lượng bản thảo luận án, tóm tắt luận án còng như các bản luận án, tóm tắt luận án chính thức phải được xác định. Các tài liệu trên phải đóng dấu mật.

4. Chỉ gửi luận án và tóm tắt luận án cho những cơ quan, đơn vị và những cá nhân trong danh sách đã được ấn định. Toàn bộ hồ sơ buổi bảo vệ mật được quản lí theo quy chế bảo mật của Nhà nước.

5. Trình tự buổi bảo vệ mật còng được tiến hành như bảo vệ công khai. Thời gian và địa điểm bảo vệ chỉ được thông báo cho những người có trách nhiệm và những người được phép tham dự biết.

6. Ngoài các quy định trên đây, NCS bảo vệ luận án theo chế độ mật vẫn phải thực hiện các quy định chung đối với NCS.

Điều 49. Bảo vệ luận án tiến sĩ thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế

          Luận án tiến sĩ thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế bảo vệ tại ĐHQGHN được thực hiện theo quy trình quy định trong Quy chế này với một số điều chỉnh như sau: Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quốc tế cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ và ngôn ngữ sử dụng để viết và bảo vệ luận án tại Hội đồng được xác định theo văn bản thỏa thuận với cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài. Hội đồng quốc tế cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ do Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập theo đề nghị của đơn vị đào tạo SĐH và cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài. Các vấn đề phát sinh khác do Giám đốc ĐHQGHN xem xét xử lí.

Điều 50. Xử lí những trường hợp nộp hồ sơ sau thời hạn quy định

Nếu quá thời hạn ba tháng sau khi được Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án tiến sĩ thông qua hoặc một tháng sau khi có nhận xét của phản biện độc lập, đơn vị đào tạo mới nộp hồ sơ đến Khoa SĐH (hoặc Ban Khoa học - Công nghệ nếu đơn vị đào tạo là Khoa SĐH) thì Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ phải họp lại để xem xét ý nghĩa khoa học, tính thời sự của luận án. Căn cứ biên bản họp lại của Hội đồng, thủ trưởng đơn vị đào tạo có công văn giải trình về việc chậm trễ và đề nghị cho NCS được bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ.

Điều 51. Khiếu nại, tố cáo

1. Mọi khiếu nại, tố cỏo về quá trình đào tạo, luận văn, luận án, đạo đức khoa học của học viên, NCS còng như việc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án, hoạt động và quyết nghị của Hội đồng chấm luận văn, luận án đều được ĐHQGHN tiếp nhận, xem xét và giải quyết theo Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Đơn khiếu nại, tố cáo gửi về ĐHQGHN phải ghi rõ họ tờn, địa chỉ liên hệ của người viết đơn để thuận lợi cho việc liên hệ và trả lời.

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương V - CÔNG NHẬN HỌC VỊ VÀ CẤP BẰNG

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 52. Công nhận học vị và cấp bằng thạc sĩ

1. Giám đốc ĐHQGHN ra quyết định công nhận học vị và cấp bằng thạc sĩ cho học viên cao học đó hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ đối với các chuyên ngành đào tạo mang tính chất liên ngành, liên lĩnh vực, các chuyên ngành đào tạo thí điểm, các chương trình đào tạo thạc sĩ thực hiện tại các viện nghiên cứu, khoa, trung tâm trực thuộc và các chuyên ngành đào tạo đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN quy định riờng.

2. Hiệu trưởng trường đại học ra quyết định công nhận học vị và cấp bằng thạc sĩ cho học viên cao học đó hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ (chính thức) thực hiện tại trường và báo cáo ĐHQGHN.

3. Hiệu trưởng trường đại học thành viên, Chủ nhiệm khoa trực thuộc cấp bảng điểm học tập của học viên được đào tạo tại đơn vị mình kốm theo bằng thạc sĩ đã được cấp. Đối với học viên được đào tạo tại viện, trung tâm nghiên cứu trực thuộc, bảng điểm học tập do Chủ nhiệm khoa Sau đại học cấp. Bảng điểm học tập của học viên phải ghi rõ tờn chuyên ngành (chương trình định hướng nghiên cứu/thực hành), tên môn học, số tín chỉ của môn học, điểm môn học (cả điểm thi lần 1 và lần 2), tổng số tín chỉ các môn học, điểm trung bình chung tích luỹ toàn khoỏ, tờn đề tài luận văn/tiểu luận, điểm luận văn/tiểu luận và danh sách Hội đồng chấm luận văn.

Điều 53. Công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ

Chậm nhất hai tuần sau ngày bảo vệ cấp nhà nước luận án tiến sĩ, đơn vị đào tạo SĐH hoàn chỉnh hồ sơ nộp ĐHQGHN (qua Khoa SĐH hoặc Ban Khoa học - Công nghệ nếu đơn vị đào tạo là Khoa SĐH) để xét công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho NCS.

Khoa SĐH (hoặc Ban Khoa học - Công nghệ) thẩm định kết quả bảo vệ luận án; trong trường hợp cần thiết, thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng luận án, quá trình đào tạo NCS, quá trình hoạt động của Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ.

 Căn cứ kết quả thẩm định, Giám đốc ĐHQGHN xem xét, quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho NCS đó bảo vệ thành công luận án, khen thưởng đối với luận án xuất sắc. Việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ được tiến hành sau ba tháng kể từ khi đơn vị đào tạo SĐH nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bằng. ĐHQGHN tổ chức lễ trao bằng tiến sĩ hàng quý.

Trường hợp luận án cần phải thẩm định thì việc công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ được tiến hành chậm nhất sau hai tuần kể từ khi có kết luận của Hội đồng thẩm định.

Điều 54. Giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học

Kết thúc chương trình bồi dưỡng SĐH, người tham dự được thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng SĐH. Giấy chứng nhận bồi dưỡng SĐH có giá trị trong việc đánh giá sự tiến bộ về nghiệp vụ và chuyên môn của người học.

 

 

 

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VI - HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 55. Điều kiện đối với đối tác hợp tác, liên kết

1. Là cơ sở đào tạo có uy tín về chất lượng đào tạo, có kinh nghiệm về tổ chức, quản lí đào tạo.

2. Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có trình độ và uy tín chuyên môn.

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo SĐH.

Điều 56. Hợp tác, liên kết đào tạo sau đại học với các cơ sở đào tạo trong nước

1. Việc hợp tác, liên kết đào tạo SĐH với các cơ sở đào tạo trong nước (trường đại học, viện nghiên cứu) được thực hiện theo hợp đồng giữa đơn vị đào tạo SĐH của ĐHQGHN và đối tác hợp tác, liên kết. Các hợp đồng về hợp tác, liên kết đào tạo SĐH phải được ĐHQGHN chuẩn y.

2. Nội dung hợp đồng hợp tác, liên kết đào tạo SĐH bao gồm:

a. Chỉ tiêu đào tạo:

Chỉ tiêu đào tạo của đối tác hợp tác, liên kết hoặc chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách nhà nước của ĐHQGHN. 

b. Tuyển sinh:

Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển sinh SĐH: Công tác tuyển sinh được thực hiện ở Hội đồng tuyển sinh SĐH của các đơn vị thuộc ĐHQGHN.

Đối với cơ sở đào tạo có tổ chức tuyển sinh SĐH: Thí sinh dự thi tại Hội đồng tuyển sinh SĐH của đơn vị liên kết đào tạo. Đơn vị đào tạo SĐH của ĐHQGHN cung cấp đề thi và tổ chức chấm thi đối với những môn thi mà Hội đồng tuyển sinh SĐH của đơn vị liên kết đào tạo không có.

Một số trường hợp đặc biệt khác do Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định

c. Xột tuyển và công nhận trúng tuyển:

ĐHQGHN hoặc đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN xét tuyển và công nhận trúng tuyển theo phân cấp hiện hành được quy định tại Điều 24 Quy chế này.

d. Tổ chức đào tạo:

- Đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN có trách nhiệm: Quản lí chương trình, kế hoạch đào tạo; Phân công giảng viên; Cung cấp chương trình, Giáo trình, tài liệu học tập,…; Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; Hướng dẫn học viên cao học, NCS thực hiện luận văn, luận án.   

- Đơn vị liên kết đào tạo có trách nhiệm: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức đào tạo; Quản lí học viên cao học, NCS; Tham gia giảng dạy một số môn học có giảng viên đạt tiêu chuẩn (với một tỉ lệ theo thoả thuận); Tham gia hướng dẫn học viên cao học, NCS thực hiện luận văn, luận án.  

e. Công nhận học vị và cấp bằng:

ĐHQGHN hoặc đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN quyết định công nhận học vị và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho học viên cao học, NCS đủ điều kiện tốt nghiệp theo phân cấp hiện hành quy định tại Điều 52 và 53 Quy chế này.

Điều 57. Hợp tác, liên kết đào tạo sau đại học với các cơ sở đào tạo nước ngoài

Các đơn vị đào tạo được liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để thực hiện các chương trình đào tạo SĐH đạt chuẩn mực chất lượng khu vực, quốc tế sau khi được Giám đốc ĐHQGHN cho phộp.   

Mục tiêu, quy mô đào tạo, tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo và cấp bằng thực hiện theo văn bản hợp tác, liên kết giữa đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN với các cơ sở đào tạo nước ngoài, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN.

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VII - KINH PHÍ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

 

Điều 58. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học

          1. Nguồn tài chính của đào tạo SĐH bao gồm kinh phí do Nhà nước cấp, tiền thu học phí của học viên cao học và NCS, kinh phí hỗ trợ đào tạo do các đối tượng không phải là cán bộ, công chức được cử đi học theo chỉ tiêu có kinh phí của Nhà nước đóng góp, kinh phí của các đề tài nghiên cứu khoa học và các nguồn tài trợ khác.

          2. Tất cả học viên cao học, NCS đều phải đóng học phí. Học phí được tính theo học kì với khối lượng kiến thức kĩ năng học viên có thể đăng kí tích luỹ từ 13 đến 18 tín chỉ. Nếu học viên đăng kí tích luỹ số lượng tín chỉ nhiều hơn mức tối đa (18 tín chỉ) thì phải trả học phớ bổ sung cho cho số tín chỉ đăng kí tích luỹ vượt quá so với mức tối đa. Nếu học viên đăng kí tích luỹ số lượng tín chỉ ít hơn mức tối thiểu (13 tín chỉ) thì được giảm học phí đối với số tín chỉ đăng kí tích luỹ còn thiếu so với mức tối thiểu. Mức thu học phí và cách thức thu học phí do thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định, phù hợp với quy định của Nhà nước và ĐHQGHN.

          3. Học viên cao học và NCS là cán bộ, công chức thuộc cơ quan Nhà nước có quyết định của cơ quan cử đi học và trong chỉ tiêu có kinh phí của Nhà nước, được miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo. Các trường hợp còn lại phải đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo. Mức đóng góp cụ thể tương xứng với định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo của Nhà nước và do đơn vị đào tạo SĐH đề nghị ĐHQGHN phê duyệt.

          4. Chế độ miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo chỉ thực hiện trong thời gian đào tạo chuẩn của khoá đào tạo. Trường hợp đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định.

          5. Người học được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo của Nhà nước mà không chấp hành sự điều động công tác sau khi tốt nghiệp phải bồi thường kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Điều 59. Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ

1. Chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ đều phải đóng học phí theo quy định chung.

2. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo SĐH có ngân sách Nhà nước được ĐHQGHN cấp, thủ trưởng đơn vị đào tạo SĐH quyết định việc thực hiện các chế độ:

- Miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo và cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo SĐH của ĐHQGHN.

- Miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo nhưng không cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo SĐH của ĐHQGHN.

- Thu một phần hoặc toàn bộ kinh phí hỗ trợ đào tạo và không cấp sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách đào tạo SĐH của ĐHQGHN.

3. Thứ tự ưu tiên các đối tượng hưởng chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được xác định theo các tiêu chí sau:

a. Đối với chuyển tiếp sinh tốt nghiệp bậc cử nhân

- Tổng điểm trung bình chung tích luỹ các môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành (bao gồm khối kiến thức cơ sở của ngành, khối kiến thức chuyên ngành, khối kiến thức nghiệp vụ, khoá luận/thi tốt nghiệp) và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, bài báo khoa học).

- Nếu tổng điểm nói trên ngang nhau thì ưu tiên theo thứ tự học viên có thành tích nghiên cứu khoa học và tiếp đó là trình độ ngoại ngữ (thông qua các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm môn học Ngoại ngữ ở bậc đào tạo vừa hoàn thành) cao hơn.

b. Đối với chuyển tiếp sinh tốt nghiệp bậc thạc sĩ

- Tổng điểm trung bình chung tích luỹ các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (bài báo khoa học).

- Nếu tổng điểm nói trên ngang nhau thì ưu tiên theo thứ tự NCS có thành tích nghiên cứu khoa học và tiếp đó là trình độ ngoại ngữ (thông qua các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm môn học Ngoại ngữ ở bậc đào tạo vừa hoàn thành) cao hơn.

3. Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh (miễn đóng góp kinh phí hỗ trợ đào tạo, cấp sinh hoạt phí) chỉ thực hiện trong thời gian đào tạo chuẩn của khoá đào tạo. Riêng chế độ cấp sinh hoạt phí cần phải xem xét lại sau mỗi năm học theo kết quả học tập nghiên cứu. Trường hợp đặc biệt do Giám đốc ĐHQGHN xem xét quyết định.

Điều 60. Chế độ tài chính đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh người nước ngoài

1. Đối với học viên cao học và NCS người nước ngoài học tập theo Hiệp định do Chính phủ Việt Nam kí với Chính phủ nước ngoài, chế độ học bổng áp dụng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Học viên cao học và NCS người nước ngoài học tập theo chương trình hợp tác, trao đổi giữa ĐHQGHN và đại học đối tác nước ngoài thực hiện theo thỏa thuận kí kết giữa hai bên.

          3. Đối với học viên cao học và NCS người nước ngoài học tập theo chế độ tự túc, tuỳ theo ngành đào tạo, mức đóng góp kinh phí đào tạo cụ thể do đơn vị đào tạo SĐH đề nghị ĐHQGHN phê duyệt.

 

Về đầu trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương VIII - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

(Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

Điều 61. Tổ chức thực hiện

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí, những quy định trước đây trái với văn bản này đều không còn hiệu lực.

          Căn cứ vào văn bản Quy chế này, các đơn vị đào tạo SĐH có thể ban hành các quy định chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình, nhưng không được trái với Quy chế này.

          Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan, Giám đốc ĐHQGHN có thể quyết định điều chỉnh một số quy định mang tính cụ thể, định lượng cho phù hợp với tỡnh hình thực tế để tạm thời áp dụng nhưng phải báo cáo Hội đồng ĐHQGHN tại phiên họp gần nhất để xem xét sửa đổi chính thức.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :