Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Trực tuyến tư vấn tuyển sinh đại học 2012 trên vov.vn
Từ 10h đến 12h ngày 14/3, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV online) tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trực tuyến tại địa chỉ: http://vov.vn Đây là dịp để các bạn học sinh cùng quý phụ huynh hiểu rõ hơn về những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐHQGHN năm 2012 và có định hướng phù hợp trong lựa chọn ngành nghề.

Từ 10h đến 12h ngày 14/3, VOV online tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến tại địa chỉ VOV.VN.
Đây là dịp để các bạn học sinh cùng quý phụ huynh hiểu rõ hơn về những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 và có định hướng phù hợp trong lựa chọn ngành nghề.
Những câu hỏi thắc mắc như:
- Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 có gì khác so với những năm trước?
- Khối A1 có thể thi ghép được không?
- Các nguyện vọng không bị giới hạn có ý nghĩa gì?
- Nhu cầu nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 được dự báo như thế nào?
- Ngành nào dễ có việc làm ngay khi tốt nghiệp?
- Ngành nào đang “hot” hiện nay?
- Làm thế nào để làm bài thi đạt kết quả cao? Cách thức viết hồ sơ dự thi như thế nào để tránh sai sót?
Tất cả sẽ được các chuyên gia tư vấn là những Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên giàu kinh nghiệm của ĐH Quốc gia giải đáp nhằm giúp thí sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình lựa chọn đồng thời giúp quý phụ huynh biết được nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn 2015 - 2020 để có sự đầu tư thích hợp vào việc học của con em.
Thành phần ban tư vấn gồm:
Các câu hỏi của quý vị sẽ được lưu trữ và trả lời trong buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2012 ngày 14/3.
 
Buổi tư vấn bắt đầu:
 PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN, Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đại học ĐHQGHN năm 2012: Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định 97/CP, ngày 10/12/1993, được xây dựng, phát triển trên nền tảng và kế thừa truyền thống hơn 100 năm từ các trường đại học nổi tiếng như Đại học Đông Dương (thành lập năm 1906), Đại học Quốc gia Việt Nam (năm 1945) và Trường ĐH Tổng hợp, Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội sau này. Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, trong sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự quản lý nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ các các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, học viên, sinh viên, ĐHQGHN đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu có ý nghĩa nền tảng đối với quá trình xây dựng mô hình đại học mới, mô hình đại học tiên tiến - trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổng chỉ tiêu tuyển mới của ĐHQGHN năm 2012 là 5.600.
- ĐHQGHN có chủ trương không tăng quy mô tuyển sinh mà tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH, đào tạo chương trình chất lượng cao, trình độ cao, mở rộng các chương trình đào tạo tiên tiến, tài năng, các chương trình đạt trình độ quốc tế và bồi dưỡng nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý, kinh doanh...cho đất nước.
- Tổng số ngành cử nhân tuyển là 111 ngành, gồm hệ chuẩn, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, cử nhân tài năng, hệ chuẩn quốc tế ( nhiệm vụ chiến lược), liên kết quốc tế,
- Hai ngành mới: Y đa khoa: khối B. Dược học A, A1.
- A1 cho tất cả các ngành có tuyển A các năm trước đây
- Xét tuyển ưu tiên cho các đối tượng như quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Năm nay Bộ cho phép các trường chủ động xét tuyển nhiều đợt và chủ động về thời gian, riêng Đại học quốc gia, chỉ xét tuyển 02 đợt, đợt 01 vào đầu tháng 9 và đợt 02 vào giữa tháng 9
- ĐHQG vẫn có điểm sàn cao hơn điểm sàn của Bộ từ 3-4 điểm.
- Sinh viên vào học Đại học Quốc gia đều có cơ hội được vay vốn ngân hàng nước ngoài không trả lãi, có rất nhiều loại bổng các loại,
- Điều kiện học tập tốt, giảng viên tốt, mục tiêu đào tạo
** Kính gửi Ban giám hiệu Trường ĐHGD, ĐHQGHN. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 em có nguyện vọng sẽ nộp hồ sơ dự thi vào trường ĐHGD, em có một vài thắc mắc, em rất mong các thầy giải đáp giúp em: 1.Em có nguyện vọng thi vào ngành sư phạm ngữ văn với khối thi là khối D1.Vậy có phải hồ sơ dự thi của em sẽ được gửi về trường ĐH ngoại ngữ không ạ? Và nếu vậy thì địa điểm thi đại học sẽ do trường ĐHNN hay ĐHGD sắp xếp? 2. Với chuyên ngành sư phạm, ngữ văn,sau khi trúng tuyển vào trường, nhưng thí sinh dự thi khối D có học giống như thí sinh khối C không ạ? 3. Em xin được hỏi về tỉ lệ chọi và điểm trúng tuyến vào trường có ở mức cao hơn so với các trường sư phạm khác với chuyên ngành ngữ văn không ạ? Em xin chân thành cảm ơn ! - (Trần Thị Lệ Thúy, 18 tuổi, Nữ , Ngã tư Kế, Bắc Giang)
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học ĐHQGHN 2012: Em chưa nói rõ em là thí sinh tự do hay là thí sự đang học phổ thông ở các tỉnh. Nếu em tốt nghiệp năm nay thì có thể nộp hồ sơ về Sở Giáo dục. Còn nếu em là thí sinh tự do thì em nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang hoặc nộp tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
** Tôi quan tâm đến đội ngũ giảng viên của trường. Các thầy có thể giới thiệu khái quát được không? - (Đình Lâm, 16 tuổi, Nam , Bắc Ninh)
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh đại học ĐHQGHN 2012: Trong số 1.800 giảng viên của ĐHQGHN thì có 317 GS, PGS; 673 TS. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay. Con số đó đã thể hiện phần nào chất lượng đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN.
** Em thi khối A1, Em có nhiều cơ hội chuyển sang ngành khác ko nếu E ko đỗ vào ngành đã đăng ký? - (Nguyễn Lê Nghĩa, 18 tuổi, Nam , Hà Nội)
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn: Em thi khối A1 nếu không đỗ vào ngành đã đăng ký nhưng điểm của em bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển của các ngành khác trong các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN thì em vẫn còn có cơ hội được xét tuyển vào các ngành khác nếu các ngành đó còn có chỉ tiêu.
 
** Em là 1 học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức. Hiện em đang muốn đăng kí dự thi vào Đại học khoa học tự nhiên-ĐHQGHN theo khối A1 vào khoa Toán Cơ hoặc Quản lí đất đai.. Em xin hỏi là nếu e trúng tuyển vào 1 trog 2 ngành trên thì học hết năm thứ nhất e có đc tạo cơ hội học thêm ngành Kế Toán của trươg` Đh Kinh Tế - ĐHQGHN ko ạ? Nếu có thì phải thi vào theo kiến thức nào và có dễ đỗ ko? Lúc đó e đã học 1 năm ở trường ĐHQG thì có được ưu tiên gì so với svien trường cũng muon hoc them o do'? - (Lê Minh Hưng, 18 tuổi, Nam , Lê Duẩn, Hà Nội)
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN: Hiện nay, trường ĐH Khoa học tự nhiên và ĐHKT chưa có chương trình đào tạo bằng kép cho ngành Quản lí đất đai và ngành Kế toán.
** Cho em hỏi năm nay trường đại học công nghệ (ĐHQGHN) năm nay có tuyển sinh khối A1 không ạ? Và khối thi ở từng nghành như thế nào ? - (Nguyễn Quốc Khánh, 18 tuổi, Nam , Trương Định, Hà Nội)
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có tuyển sinh khối A1 vào các ngành: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ điện tử Viễn thông.
Em chào thầy cô . Em đang là học sinh năm thứ nhất trường đại học. Năm lớp 11 em có thi quốc gia và được giải khuyến khích môn vật lý tức là nam 2010.Năm nay em muôn thi vào khoa lý trường đại học khoa tự nhiên. Thì em có được ưu tiên như các em năm nay có giải không ạ? Bởi em được biết nếu được giải khuyến khích năm nay thì khi thi đạt điểm sàn sẽ được ưu tiên vào ngành gần với môn mình được giải. (hỏi chung) - (Đỗ Lê Hưng, 20 tuổi, Nữ , Ba Đình, Hà Nội)
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN: Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường Cao đẳng.
** Cháu hiện đang theo học trường ĐHNN thuộc ĐHQGHN, nhưng cháu lại có nguyện vọng học ở khoa Y- Dược của ĐHQG. tuy nhiên đây là 2 ngành không có liên kết. nếu cháu đỗ vào khoa Y dược theo đúng quy định tuyển sinh thì xin hỏi cháu có được đồng thời học cả 2 trường không ạ? Và nếu học như vậy có được ưu đãi gì (chẳng hạn như các môn học chung, môn trùng nhau chỉ phải học 1 lần) không ạ? (hỏi chung) - (Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 18 tuổi, Nữ , Từ Liêm, Hà Nội)
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN: Nếu em có ý kiến đồng ý của Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ cho phép em tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH vào ngành Y-Dược thì em sẽ được học đồng thời cả 2 trường. Em có thể được miễn học một số môn học chung của 2 ngành. Tuy nhiên, nếu sinh viên học đồng thời 2 trường ở 2 ngành học khác nhau xa thì rất vất vả; đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực hết mình mới có thể hoàn thành tốt được cả 2 chương trình đào tạo.
** Thưa ban tư vấn tuyển sinh, năm nay em sẽ tham gia kì thi tuyển sinh đại học năm 2012. Em muốn dự tuyển vào ngành sư phạm toán của Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Vậy em muốn hỏi là đào tạo ngành SP toán ở trường ĐHQGHN có gì khác với đào tạo SP toán ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và 2 không ạ? (Phạm Thanh Trang, 18 tuổi, Nữ , Hà Nội)
TS. Vũ Viết Bình - Phó Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN: Trường ĐHGD – ĐHQGHN tổ chức đào tạo các ngành sư phạm theo mô hình: 3 năm đầu sinh viên học tại Trường ĐHKHTN và Trường ĐHKHXHNV, đây là 2 trường đại học khoa học cơ bản hàng đầu của cả nước. Năm cuối, sinh viên được học tại Trường ĐHGD về các môn học thuộc nghiệp vụ sư phạm, khoa học giáo dục.
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQGHN
** Em muốn biết ngoài đại học Dược thì có trường nào ở Hà Nội đào tạo ngành Hóa dược không ạ? Em muốn biết thêm thông tin về ngành "hoá dược"? - (Nguyễn Toàn Trung, 18 tuổi, Nam , Hà Nội)
TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Khoa Hóa Đại học Tự nhiên đào tạo hóa dược tuyển sinh từ năm 2010. Học ngành hóa dược sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành hóa dược, dược liệu., kỹ năng tổng hợp những nguyên liệu trong ngành dược phẩm. Sinh Viên có khả năng nghiên cứu khám phá các hợp chất có dược tính, dược lý. Sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy hóa dược trong các trường ĐH, CĐ, làm việc trong các viện dược liệu, trung tâm công ty nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành hóa dược và các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm.
** Em chào các thầy cô ah, Em muốn hỏi thông tin tuyển sinh đại học năm 2012. Năm nay em thấy trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, có 03 ngành học thuộc khoa Hóa bao gồm: Hóa học (D440112), Công nghệ kỹ thuật hóa học (D510401), Hóa dược (D440113). Vậy các thầy cô cho em hỏi các ngành này được đào tạo khác nhau như thế nào và khi ra tốt nghiệp sinh viên được cấp bằng như thế nào? Khi ra trường các sinh viên từng ngành sẽ có thể công tác tại các đơn vị nào? Xin thầy cô cho em câu trả lời cụ thể để em có thể cân nhắc trước khi đăng ký ngành dự thi cho phù hợp với nguyện vọng và khả năng của bản thân. Ngoài ra, các thầy cô cho em hỏi thêm một vấn đề nữa là trong trường hợp em không thi đỗ vào khoa hóa em có thể được chuyển sang học ở ngành khác thuộc khoa khác của trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội không ah? Em chân thành cám ơn quý thầy cô! - (Trần Thu Thúy, 17 tuổi, Nữ , Kim Giang, Hà Nội)
TS. Trịnh Thị Thuý Giang, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Ngành Hoá học trang bị kiến thức cơ bản và chuyên ngành về hoá học (Hữu cơ, vô cơ, Hoá lý và Hoá lý thuyết, Hoá phân tích). Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hoá học trang bị kiến thức cơ bản và chuyên ngành về các quá trình công nghệ cơ bản, công nghệ hoá sinh, hoá học thực phẩm, công nghệ hoá dầu, công nghệ xử lý môi trường.
Ngành Hoá dược: trang bị kiến thức cơ bản và chuyên ngành hoá dược, dược liệu, kỹ năng tổng hợp nguyên liệu cho ngành hoá dược khả năng nghiên cứu khám phá các hợp chất có dược tính, dược lý...
Ngành hoá học, ngoài hệ chuẩn còn đào tạo theo chương trình cử nhân khoa học tài năng và chương trình tiên tiến. Sinh viên học theo chương trình này được cấp bằng, đặc biệt năm thứ nhất được học ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) để đạt trình độ 6.0 IELTS.
Từ năm thứ 2: sinh viên sẽ học chuyên môn bằng tiếng Anh theo chương trình của các đối tác Mỹ.
Sinh viên học Khoa Hoá ra trường có thể giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý cơ sở sản xuất kinh hoặc tiếp tục học sau đại học trong và ngoài nước.
Nếu em đủ điểm chuẩn vào trường mà không đủ điểm vào ngành đăng ký thì em có thể chuyển sang ngành khác.
** Điểm chuẩn vào Trường ĐHKHTN năm 2012 có xét theo ngành cụ thể hay theo điểm chuẩn toàn Trường, Nếu Em ko đỗ vào ngành đã đăng ký, Em có được chuyển sang ngành khác ko? - (Đỗ Quốc Anh, 18 tuổi, Nam , Hà Nội)
TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi, nếu thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi nhưng ko đủ điểm trúng tuyển vào ngành đăng ký thì các em có cơ hội chuyển sang ngành khác nếu đủ điểm chuẩn vào trường.
** Một ngành mới mà Trường ĐHKHTN cũng tuyển mới năm 2012 là ngành Vật lý hạt nhân. Cô có thể cho biết về những thuận lợi khi sinh viên theo học ngành này. - (Vũ Thúy Nga, 18 tuổi, Nữ , Hà Nội)
Bắt đầu từ năm 2012 trường ĐHKHTN được Bộ GD và ĐT duyệt chương trình tiên tiến ngành Vật lý hạt nhân. Ngành này được liên kết với đại học Wisconsin Hoa Kỳ.
TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Hiện nay nhà nước đang có chính sách phát triển điện hạt nhân vì vậy nhân lực trong lĩnh vực này thật sự là cần thiết. Sv theo học chương trình đào tạo tiên tiến vật lý hạt nhân. Ngoài các quyền lợi như chương trình tiên tiến khác của Bộ còn được hưởng các quyền lợi và điều kiện hỗ trợ học tập, thực hành thí nghiệm, cơ hội việc làm tốt theo chương trình “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” của Nhà Nước.
** Em được biết ĐHQGHN có chương trình đào tạo bằng kép, vậy Trường ĐHKHTN có chương trình này không ạ? Ngành nào sẽ được đào tạo liên kết cấp bằng kép? - (Phạm Đức Anh, 18 tuổi, Nam , Hải Phòng)
TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Trường ĐHKHTN có đào tạo liên kết bằng kép cùng với một số đơn vị trong ĐHQGHN.
SV sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng sẽ được đăng ký học đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai tại Trường ĐHKHTN hoặc ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng đại học chính quy. Ví dụ: Ngành Khí tượng-Thủy văn- Hải dương với ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ; Ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường với ngành Kinh tế phát triển của Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; Ngành Địa lý tự nhiên với ngành Quản lý đất đai của Trường ĐHKHTN,…
** Xin cô có thể cho biết về các chương trình đào tạo đặc biệt (cử nhân khoa học tài năng, chương trình tiên tiến) của Trường sẽ tuyển những ngành nào và quyền lợi của SV là gì không ạ? - (Lê Thu Trà, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)
TS. Trịnh Thị Thúy Giang – Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN: Ngoài 8 ngành học được đầu tư đặc biệt từ năm 2012, Trường ĐHKHTN có rất nhiều chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế đã được đầu tư của nhà nước như:
- Trường ĐHKHTN là nơi đầu tiên đưa ra mô hình Hệ đào tạo Cử nhân Khoa học Tài năng (CNKHTN) đã thu hút được nhiều học sinh giỏi và xuất sắc trong cả nước. Phần lớn học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc gia và Quốc tế đã trở thành sinh viên của Hệ này. Chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng gồm các ngành: Toán học, Toán cơ, Vật lý, Hóa học, Sinh học dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước.
- Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao gồm các ngành: Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Khoa học môi trường, Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học.
- Chương trình đào tạo tiên tiến gồm các ngành: Toán học hợp tác với trường ĐH Washington-Seatle (Hoa Kỳ), Hóa học hợp tác với trường ĐH Illinois (Hoa Kỳ), Khoa học môi trường hợp tác với trường ĐH Indiana (Hoa Kỳ), Vật lý hạt nhân hợp tác với trường đại học Wisconsin, Madison (Hoa Kỳ).
- Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế: Đây là các chương trình đào tạo thuộc nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN, gồm các ngành: Vật lý học liên kết với trường ĐH Brown (Hoa Kỳ), Địa chất học liên kết với trường ĐH Illinois (Hoa Kỳ), Sinh học liên kết với trường ĐH Tufts (Hoa Kỳ).
SV theo học ở các chương trình này, năm đầu tiên sẽ được học tiếng Anh tại Trường ĐH Ngoại ngữ với mức kinh phí đầu tư 20 triệu/1 SV. Từ năm thứ 2 trở đi SV sẽ được học chuyên môn bằng tiếng Anh theo chương trình của đối tác nước ngoài do các giáo sư nước ngoài và trong nước giảng dạy. Ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, sinh viên sau năm học thứ nhất sẽ có trình độ tiếng Anh tương đương 6.0 IELTS. Sinh viên sẽ được tạo điều kiện đi thực tập hè ở nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đặc biệt và hoàn toàn có khả năng làm việc cho các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia hoặc đi học sau đại học ở nước ngoài.
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
** Em là một thí sinh thi khối A, ước mơ của em sau này là được làm các công việc liên quan đến lĩnh vực chính trị. Vậy em có thể đăng ký dự thi ngành học nào để thỏa mãn ước mơ của mình? - (Trần Văn Ban, 17 tuổi, Nam , Hàng Sắt, Nam Định)
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Năm 2012, Trường ĐH KHXH&NV có 12 ngành tuyển sinh khối A, trong đó có ngành Chính trị học là ngành mà ngay tên gọi đã đáp ứng đúng điều em muốn. Đây là ngành học hấp dẫn người học không chỉ bởi hệ thống tri thức, phương pháp cơ bản về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn chính trị mà bởi sự hấp dẫn và thách thức của nghề nghiệp sau này.
Bên cạnh ngành Chính trị học, có những ngành học khác có tuyển khối A mà thực tế là sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn làm việc tốt trong hệ thống chính trị, trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị. Đó là các ngành Báo chí, Nhân học, Quốc tế học, Triết học, Xã hội học. Nếu em có ngạc nhiên về điều này, Thầy mời em tham dự chương trình tư vấn trực tuyển của Ban tư vấn tuyển sinh năm 2012 của Trường Đại học KHXH&NV sẽ diễn ra vào 10h00, thứ 7, ngày 17/03/2012 tại địa chỉ http://ussh.vnu.edu.vn/tu-van-tuyen-sinh-truc-tuyen/5506. Thông tin cụ thể về các ngành học này, em có thể tham khảo tại Website của trường :http://www.ussh.vnu.edu.vn.
Trên website hiện có đăng cuốn Cẩm nang tuyển sinh đại học các ngành Khoa học xã hội và nhân văn năm 2012 để em tải về xem trên máy tính. Lưu ý là tải miễn phí em nhé. Ngoài việc đọc cẩm nang tuyển sinh, tham dự chương trình tư vấn trực tuyến, nếu em vẫn còn thắc mắc thì mởi em liên hệ với cán bộ tuyển sinh của Trường qua email tư vấn tuyển sinhdaotao@ussh.edu.vn
** Em nghe nói năm nay trường Đại học KHXH&NV cho phép các thí sinh chuyển ngành học nếu không đỗ vào ngành đã ĐKDT, không biết thông tin này có chính xác không? Nếu đúng thì em phải cần có những điều kiện gì ạ?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Thông tin này hoàn toàn chính xác em ạ. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, nếu em không đỗ vào ngành học đã ĐKDT nhưng đủ các điều kiện sau: 1) Điểm thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên, 2) Em có nguyện vọng đăng ký học các ngành học khác của Nhà trường thì em sẽ được ưu tiên đăng ký chuyển vào một trong các ngành học còn chỉ tiêu. Khi công bố kết quả thi đại học và điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào các ngành học, Nhà trường sẽ hướng dẫn chi tiết về việc chuyển ngành theo yêu cầu nêu trên. 
** Em thi khối D và muốn trở thành người làm công việc liên quan đến ngoại giao. Xin các thầy tư vấn giúp em nên chọn ngành nào?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Để làm các công việc liên quan đến công tác đối ngoại trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế hay các công ty nước ngoài, chỉ tấm bằng ĐH ngành ngoại ngữ thôi chưa đủ. Vì ngoài việc giỏi ngoại ngữ ra, bạn cũng cần có kiến thức chuyên ngành nhất định về lĩnh vực đó. Khi đi xin việc người vừa giỏi tiếng Anh vừa có bằng cấp, khả năng chuyên môn (đúng yêu cầu nhà tuyển dụng) đương nhiên sẽ có lợi thế hơn người chỉ có bằng tiếng Anh.
Với sở thích học ngoại ngữ và những công việc hướng ngoại, bạn có thể chọn các ngành học Quốc tế học, Báo chí, Đông phương học của Trường ĐH KHXH&NV. Đây là các ngành học có rất nhiều sinh viên ra trường hiện đang làm các công việc liên quan đến công tác đối ngoại trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và nhiều tổ chức, công ty nước ngoài.
** Cho em hỏi có phải học ngành Ngôn ngữ học là học ngoại ngữ không? Vào học ngành này em sẽ chủ yếu được học những kiến thức gì? - (Trần Thị Thanh Thúy, 17 tuổi, Nữ , Đường Láng, Hà Nội)
Thầy Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Hiện nay đang có một sự hiểu lầm khá phổ biến rằng học Ngôn ngữ học cũng là học ngoại ngữ. Trên thực tế, ngoại ngữ (tiếng Anh) chỉ là một môn học trong CTĐT của ngành nhưng được đầu tư để đảm bảo sinh viên của ngành sẽ có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn tương đương 5.5 IELTS. Trở thành sinh viên của khoa Ngôn ngữ học, bên cạnh các kiến thức thuộc khối ngành khoa học XH&NV khác các em sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học, về Việt ngữ học, về ngôn ngữ học ứng dụng cũng như ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; đồng thời các em cũng được học về biên tập báo chí, từ điển, xuất bản, soạn thảo và phân tích văn bản…. Những kiến thức này giúp các em có thể làm việc ở rất nhiều cơ quan, vị trí công việc khác nhau. Em có thể xem một clip về ngành Ngôn ngữ học tại địa chỉ này: http://ussh.vnu.edu.vn/10-nam-khoa-46-ngon-ngu-hoc/3689.Thầy tin là clip ở link này sẽ giúp em khám phá về ngành Ngôn ngữ học với rất nhiều ngạc nhiên đấy.
** Em thấy trên thông tin tuyển sinh của Nhà trường, ngành Ngôn ngữ học là ngành đào tạo đạt trình độ quốc tế. Vậy em xin hỏi là học ngành này có gì khác biệt so với các ngành học khác và sinh viên có được ưu tiên gì đặc biệt không? - (Trần Phượng Huyền, 17 tuổi, Nữ , Phường Cửa Nam, TP. Nam Định)
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Câu hỏi của em cũng là băn khoăn của nhiều thí sinh khác khi ĐKDT vào ngành Ngôn ngữ học. Hiện tại, ngành Ngôn ngữ học là ngành học cử nhân duy nhất của Trường ĐH KHXH&NV có chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế với những ưu thế sau:
- Tập trung đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên trong năm học đầu tiên để đạt trình độ tương đương với 5.5 IELTS.
- Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới và có gần 70% thời lượng học tập được giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh – Việt.
- Cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy được trang bị riêng theo quy định của ĐHQGH.
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học, ngoài việc được hưởng các ưu thế lớn từ chương trình đào tạo nêu trên, còn được hưởng các ưu tiên khác như:
+ Được hỗ trợ kinh phí đào tạo (17 triệu đồng/năm), trong đó có kinh phí học tiếng Anh.
+ Được hưởng mức học bổng cao hơn các sinh viên thuộc các ngành học khác.
+ 100% sinh viên được ưu tiên đăng ký ở trong ký túc xá của ĐHQGHN nếu có nhu cầu
+ Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân đạt chuẩn quốc tế tương đương văn bằng của các trường ĐH đối tác nước ngoài. Năm nay, ngành Ngôn ngữ học tuyển 60 chỉ tiêu và tuyển 3 khối thi A, C, D.
** Em xin chào các thầy các cô! Em có một vấn đề muốn hỏi thầy, cô như sau là ngành quản lí lữ hành có giống như ngành du lịch không ạ? Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô! - (Nguyễn Thị Thu Hoài, 17 tuổi, Nữ , Từ Liêm, Hà Nội)
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Chào em! Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục ngành đào tạo đại học, các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được tuyển sinh từ năm 2012 ở Trường Đại học KHXH&NV.
Với nguyên tắc một tên ngành đào tạo có thể có nhiều chương trình đào tạo, sinh viên trúng tuyển các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được đào tạo theo các chương trình đào tạo có tên chương trình là:
- Thông tin – Thư viện
- Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
- Du lịch học
Khi tốt nghiệp, tên ngành của sinh viên được ghi trên văn bằng theo tên 3 chương trình đào tạo nêu trên.
Với các thông tin trên, Thầy khẳng định nếu em trúng tuyển ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mà như em gọi là ngành quản lý lữ hành) thì em sẽ được đào tạo với một chương trình được xây dựng và phát triển trong gần 20 năm qua ở Trường Đại học KHXH&NV. Chúc em thành công nhé!
** Học ngành Hán Nôm có thú vị không? Sau này ra trường thì có thể làm việc ở đâu?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Ngành Hán Nôm là cửa ngõ dẫn bạn đi sâu vào kho tàng văn hoá truyền thống để khám phá những giá trị văn hoá trong quá khứ, ứng dụng và phát huy các giá trị ấy trong hiện tại và tương lai. Nhưng nếu ông đồ xưa bày mực tàu, giấy đỏ, bút lông ra viết chữ Nho, thì người học Hán Nôm ngày nay gõ bàn phím máy tính để giải mã các văn bản cổ.
Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về Chữ Hán, chữ Nôm; văn bản chữ Hán (Trung Quốc, Việt Nam) và chữ Nôm; các tri thức về Nho – Phật – Đạo; các tri thức về văn hoá truyền thống; tiếng Trung Quốc hiện đại…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hán Nôm có thể giảng dạy và nghiên cứu về Hán Nôm; làm việc trong các cỏ quan quản lý văn hóa, các công ty du lịch; làm phiên dịch các văn bản Hán Nôm, tiếng Trung hiện đại; làm tư vấn cho các lĩnh vực thiết kế, xây dựng (qua các kiến thức khoa học về âm dương, ngũ hành…).
 ** Em đạt giải khuyến khích quốc gia môn Lịch sử năm em học lớp 11 nhưng năm nay em mới tốt nghiệp lớp 12 và thi đại học. Em xin hỏi là em có cơ hội được tuyển thẳng vào trường không?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành, kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia của em sẽ được bảo lưu đến sau khi tốt nghiệp THPT, nhưng do em chỉ đạt giải khuyến khích nên em sẽ không được tuyển thẳng vào Trường ĐH KHXH&NV mà chỉ được ưu tiên xét tuyển. Để được ưu tiên xét tuyển em vẫn phải dự thi đại học và có kết quả thi từ điểm sàn của Bộ trở lên và không có môn nào bị điểm 0 thì em sẽ đỗ vào ngành học mà mình đã đăng ký. Em lưu ý là khi nộp hồ sơ ĐKDT em phải nộp kèm theo hồ sơ ƯTXT vào ngành học mà mình đăng ký nhé. Chúc em học tập tốt và thành công. 
** Em xin chào các thầy các cô! Em có một vấn đề muốn hỏi thầy, cô như sau là ngành quản lí lữ hành có giống như ngành du lịch không ạ? Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô!
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục ngành đào tạo đại học, các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được tuyển sinh từ năm 2012 ở Trường Đại học KHXH&NV.
Với nguyên tắc một tên ngành đào tạo có thể có nhiều chương trình đào tạo, sinh viên trúng tuyển các ngành Thông tin học, Lưu trữ học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được đào tạo theo các chương trình đào tạo có tên chương trình là:
- Thông tin – Thư viện
- Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
- Du lịch học
Khi tốt nghiệp, tên ngành của sinh viên được ghi trên văn bằng theo tên 3 chương trình đào tạo nêu trên.
Với các thông tin trên, hy vọng em đã có câu trả lời rõ ràng. Chúc em thành công!
**Em muốn hỏi là nếu em đỗ vào ngành Lưu trữ học thì em sẽ được học những nội dung kiến thức gì? Theo học ngành này, sinh viên có cần những tố chất gì đặc biệt không ạ?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Sinh viên ngành Lưu trữ học và QTVP sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về văn bản quản lý nhà nước, về công tác Văn thư, về hành chính học, về lưu trữ học và lý thuyết về quản trị văn phòng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo các kỹ năng cơ bản trong các lĩnh vực công tác Văn thư, công tác lưu trữ và quản trị văn phòng như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập và quản lý hồ sơ, kỹ năng tổ chức các hoạt động văn phòng, kỹ năng tổ chức chỉnh lý khoa học kỹ thuật tài liệu lưu trữ.
Do không phải là một ngành có tính chất đặc thù nên nhìn chung tất cả các học sinh đều có thể thi và học ngành Lưu trữ học và QTVP. Tuy nhiên, những bạn có tính cách cẩn thận và tỉ mỉ, có kỹ năng sắp xếp công việc, có khả năng giao tiếp tốt,.. sẽ có lợi thế hơn trong quá trình học tập ngành Lưu trữ học và tìm kiếm việc làm sau này.
** Cho em hỏi có phải học ngành Ngôn ngữ học là học ngoại ngữ không? Vào học ngành này em sẽ chủ yếu được học những kiến thức gì?
ThS. Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN: Hiện nay đang có một sự hiểu lầm khá phổ biến rằng học Ngôn ngữ học cũng là học ngoại ngữ. Trên thực tế, ngoại ngữ (tiếng Anh) chỉ là một môn học trong CTĐT của ngành nhưng được đầu tư để đảm bảo sinh viên của ngành sẽ có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn tương đương 5.5 IELTS. Trở thành sinh viên của khoa Ngôn ngữ học, bên cạnh các kiến thức thuộc khối ngành khoa học XH&NV khác các em sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học, về Việt ngữ học, về ngôn ngữ học ứng dụng cũng như ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới; đồng thời các em cũng được học về biên tập báo chí, từ điển, xuất bản, soạn thảo và phân tích văn bản…. Những kiến thức này giúp các em có thể làm việc ở rất nhiều cơ quan, vị trí công việc khác nhau. Em có thể xem một clip về ngành Ngôn ngữ học tại địa chỉ này: http://ussh.vnu.edu.vn/10-nam-khoa-46-ngon-ngu-hoc/3689
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐHQGHN
** Em biết trường thầy có liên kết đào tạo với trường đại học Southern New Hampshire của Hoa Kỳ, xin thầy nói rõ hơn ạ? - (Phạm Viết Thanh, 18 tuổi, Nam , Trần Hưng Đạo, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Hiện nay, Trường liên kết với ĐH Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) tuyển sinh khóa 2 theo hình thức 2+2 chương trình Cử nhân Kinh tế-Tài chính và Kế toán-Tài chính. Điều kiện xét tuyển: - Thí sinh đạt điểm sàn tại kỳ thi TS ĐH – CĐ của Bộ GD-ĐT trở lên hoặc sinh viên các trường đại học. Hiện nay, tại Website của trường (www.ulis.vnu.edu.vn) có đăng tải đầy đủ chương trình học, điều kiện nhập học và kết quả kiểm định của chương trình này. Mời em tham khảo kĩ hơn thông tin.
** Em thi đỗ và học hệ phiên dịch của trường thầy nhưng khi ra trường em muốn làm giáo viên ngoại ngữ có được không ạ? - (Trần Bình Phương, 17 tuổi, Nam , Hà Hồi, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Hoàn toàn được. Nếu em đăng ký học một khóa nghiệp vụ sư phạm (06 tháng) để lấy chứng chỉ sư phạm thì em hoàn toàn có thể trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ.
** Xin hỏi thầy: nếu điểm thi Đại học của em không đủ điểm chuẩn vào ngành em đã đăng ký, nhưng lại đủ điểm vào ngành khác của trường thì em có cơ hội để học ngành khác hay không? - (Lê Thu Quỳnh, 17 tuổi, Nữ , Nguyễn Khang, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, Nhà trường sẽ xem xét để chuyển các em không đủ điểm vào ngành đã đăng kí nhưng đủ điểm vào một ngành khác trong trường. Do vậy, cơ hội của các em là rất cao bởi hiện nay Nhà trường đang có 15 mã ngành đào tạo đại học khác nhau.
** Em muốn vào Trường ĐHNN, ĐHQGHN học, sau đó em muốn đi du học thì em cần phải đạt được điều kiện gì và em được đi du học ở những trường nào trên thế giới, thưa Thầy? - (Lê Thu Trang, 18 tuổi, Nữ , Linh Đàm, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Hiện có 2 hình thức du học: Du học tự túc và du học theo học bổng tài trợ của các trường ĐH quốc tế. Nếu em muốn đi du học theo học bổng tài trợ, em cần đạt được các tiêu chuẩn mà các nhà tài trợ đưa ra; Điều kiện đầu tiên là các em phải có điểm TBC tích luỹ đạt loại giỏi trở lên, điểm rèn luyện đạt giỏi….
Hiện nay, trường ĐHNN đang có các học bổng tài trợ của các Trường ĐH ở Pháp, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Nga, Đức… Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình tuyển sinh đại học liên kết quốc tế. Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT trở lên tại kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở tất cả các khối thi có thể dự tuyển vào một trong các chương trình đào tạo sau:
* Liên kết với trường ĐH SOUTHERN NEW HAMPSHIRE (Hoa Kỳ)
* Liên kết với các trường ĐH Trung Quốc: ĐH Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải và ĐH Sư phạm Thiểm Tây, Tây An.
* Liên kết với trường ĐH Picardie Jules Verne, Pháp.
Xin hỏi thầy: em nghe nói Trường Đại học Ngoại ngữ có hệ đào tạo chất lượng cao. Hệ đào tạo này có gì khác biệt so với hệ thông thường, tại sao trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học – Cao đẳng” không thấy giới thiệu về hệ đào tạo này? Điều kiện để vào hệ này là gì? Chỉ tiêu là bao nhiêu? - (Trần Minh Thảo, 18 tuổi, Nam , Nguyễn Trãi, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Hiện nay, ĐHNN có 5 ngành đào tạo chất lượng cao (CLC):Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Nga, Sư phạm Tiếng Pháp và Sư phạm Tiếng Trung Quốc. Chỉ tiêu đào tạo CLC năm 2011 của trường là 125 SV. Số SV này được lựa chọn từ các SV đã trúng tuyển vào trường, trong đó ưu tiên tuyển thẳng các em đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia. SV lớp CLC là các SV giỏi, được học một chương trình đào tạo riêng, được đội ngũ giảng viên trình độ cao giảng dạy, được hưởng học bổng khuyến khích học tập và điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt nhất. Đặc biệt, các em SV lớp CLC thường xuyên nhận được học bổng du học nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, SV lớp CLC được ưu tiên học chuyển tiếp sau đại học và rất nhiều bạn đã trở thành giảng viên của trường.
** Nếu em đang theo học chương trình đào tạo liên thông giữa ĐHNN và ĐH kinh tế mà trong quá trình học em cảm thấy không thể theo học được bằng kép thì có được xin học lại chỉ 1 bằng không ạ ? - (Trần Thanh Vân, 18 tuổi, Nữ , Lê Văn Lương, Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Các sinh viên theo học chương trình đào tạo bằng kép chỉ được cấp bằng ĐH thứ 2 sau khi đã hoàn thành xong và được cấp bằng ĐH thứ nhất. Trong quá trình theo học, sinh viên có thể xin được bảo lưu chương trình đào tạo bằng 2 theo quy chế đào tạo của ĐHQGHN. Do vậy nếu em cảm thấy không thể theo được bằng ĐH thứ 2 thì em vẫn tiếp tục theo học chương trình đào tạo bằng 1
** Cơ hội việc làm của em thế nào khi học ngành ngôn ngữ hoặc ngành sư phạm? - (Nguyễn Diễm My, 18 tuổi, Nữ , Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở có uy tín nhất của Việt Nam về đào tạo cán bộ ngoại ngữ. Khi ra trường, sinh viên không chỉ có khả năng giảng dạy ngoại ngữ mà còn có thể đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau như biên phiên dịch, thư ký, cán bộ dự án, quản lý văn phòng, quản lý nhân sự… Với nền tảng vững chắc về ngoại ngữ và những kỹ năng được rèn luyện trong nhà trường (thuyết trình, nghiên cứu, làm việc độc lập và theo nhóm), sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc của mình. Nhiều cựu sinh viên của trường đã và đang đảm nhận những chức vụ quan trọng các bộ, ban ngành trung ương và địa phương.
** Thưa thầy, em được biết trường ĐHNN-ĐHQGHN của thầy có đào tạo bằng kép. Xin Thầy vui lòng cho biết điều kiện để được học bằng kép là gì? - (Nguyễn Thị Việt Hà, 18 tuổi, Nữ , Bình Lục, Hà Nam)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Điều kiện: Sinh viên đã học xong năm thứ nhất ở trường ĐHNN, có điểm TBC tích lũy từ 2,0/4,0 trở lên được phép đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN. Sau khoảng 4,5 - 5 năm, các em tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng đại học chính quy. Hiện tại, sinh viên các ngành học của trường ĐHNgoại Ngữ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ngành Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN, ngành Du lịch học của trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN và ngành Luật học của khoa Luật-ĐHQGHN. Hiện tại, kể từ năm 2008 đến nay đã có 1434 sinh viên của trường ĐHNN-ĐHQGHN theo học các chương trình này.
Sinh viên các ngành tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả rập của trường được đăng kí học thêm chương.
** Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên có được tham gia những hoạt động ngoại khóa gì khác không? - (Vũ Hoàng , 18 tuổi, Nam , Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Bên cạnh giờ học chính khóa, sinh viên có thể tham gia vào những hoạt động ngoại khoá, các câu lạc bộ do Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trường, tổ chức. Hiện nay, trường có 19 các câu lạc bộ khác nhau của sinh viên và các CLB này hiện đang hoạt động rất sôi nổi.
Các câu lạc bộ tiêu biểu: Câu lạc bộ khiêu vũ, Câu lạc bộ võ thuật, CLB Nữ sinh, Câu lạc bộ Ghita v.v… Ngoài ra, mỗi khoa đều có Câu lạc bộ tiếng như Câu lạc bộ tiếng Anh (English Club) của khoa Anh, Câu lạc bộ tiếng Đức, CLB tiếng Trung, CLB tiếng Nhật, CLB tiếng Pháp v.v...
- Sinh viên khi học ở Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội được tham gia vào các cuộc thi lớn dành cho sinh viên, ví dụ: Rung chuông vàng, Hành khách cuối cùng, các cuộc thi Olympic ngoại ngữ, các chương trình giao lưu với thanh niên quốc tế.
Phong trào thanh niên tình nguyện cũng là một hoạt động nổi bật của sinh viên nhà trường. Qua những chuyến đi tới mọi vùng miền của Tổ quốc, sinh viên sẽ có thêm những kinh nghiệm và kỹ năng mới, giúp ích cho công việc và cuộc sống sau này.
** Năm nay trường mình có tổ chức thi ngành tiếng Ả Rập không ạ? Chỉ tiêu là bao nhiêu? - (Le Tuan Anh, 16 tuổi, Nam , Quảng Ninh)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Năm nay Nhà trường có tuyển sinh ngành tiếng Ả rập. Chỉ tiêu là 30.
** Thưa thầy, Nhà trường có quan điểm như thế nào đối với với việc trao đổi, lắng nghe ý kiến của sinh viên? - (Phạm Quốc Đạt, 18 tuổi, Nam , Hà Nội)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Trường ĐHNN-ĐHQGHN luôn coi trọng ‎ tiếng nói của sinh viên. Sinh viên được khuyến khích đưa ra ‎ kiến riêng của mình, và được quyền tranh luận. Các thầy cô giáo luôn cảm thấy vui lòng và sẵn sàng nghe sinh viên nêu ý kiến. Đó là một điều kiện giúp sinh viên luôn cảm thấy tự tin, và luôn dám nghĩ, dám nói, dám làm.
Khi sinh viên có vấn đề trong học tập và cuộc sống cần trao đổi, các bạn hoàn toàn có thể nhận được sự trợ giúp từ thầy cô giáo một cách nhanh nhất bằng cách gọi điện trực tiếp, gửi email, hoặc thậm chí đàm thoại online với các thầy cô giáo của mình.
** Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ) năm nay là bao nhiêu và điểm chuẩn của ngành có sự biến động nhiều không thưa thầy? - (Trần Thị Thảo, 16 tuổi, Nữ , Huyện Mỹ Lộc, Nam Định)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Tiếng Anh (bao gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Sư Phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh - Kinh Tế Đối Ngoại, Tiếng Anh - Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh - Quản trị kinh doanh) là 500 chỉ tiêu. Điểm chuẩn của ngành năm ngoái là 24.5 điểm trong đó ngoại ngữ nhân đôi. Điểm chuẩn của ngành trong những năm gần đây không có biến động nhiều. Tiện thể, cũng cung cấp luôn cho em là điểm chuẩn của trường là 24 điểm.
** Em học tiếng Nhật ở THPT, em có thể thi ngoại ngữ tiếng Nhật để vào học những ngành nào của trường ĐHNN? - (Phạm Văn Thắng, 17 tuổi, Nam , Quận 5, TP.HCM)
TS. Đỗ Tuấn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN: Em có thể thi ngoại ngữ tiếng Nhật để vào học ngành tiếng Nhật (Sư phạm hoặc Ngôn ngữ Nhật).
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN
** Em rất thích được đi du học ở nước ngoài ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy cho em hỏi cơ hội được đi du học khi theo học ở Trường Đại học Công nghệ có cao không ạ? và cần phải có những điều kiện gì? - (Phạm Văn Thủy, 18 tuổi, Nam , Hà Đông, Hà Nội)
PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Hiện nay các ngành kỹ thuật và Công nghệ nói chung có rất nhiều học bổng và nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, Trường Đại học Công nghệ hiện có rất nhiều hợp tác với các trường, các viện tiên tiến của nước ngoài. Trong những năm qua
Ngoài kết quả học tập tốt cần phải chuẩn bị về Tiếng Anh, cần tham gia nghiên cứu khoa học từ năm thứ 3, thứ 4
Trường ĐHCN có rất nhiều nhóm nghiên cứu mạnh như:… sv có rất nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu với các anh chị học viên cao học và nghiên cứu sinh. Các ngành như KHMT, CNĐTVT, CNTT CLC thì NCKH còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp.
** Em thích ngành Công nghệ thông tin, nhưng em sợ khi thi không đỗ vào ngành học đó thì em có thể được theo học ở ngành khác có điểm trúng tuyển thấp hơn không ạ? - (Trần Trọng Đại, 17 tuổi, Nam , 140 Láng Hạ, Hà Nội)
PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Nếu em thích học ngành Công nghệ thông tin nhưng chưa thật sự tự tin để thi ngành này, em có thể đăng ký dự thi vào nhóm ngành khác của Nhà trường (theo các năm thường có điểm chuẩn thấp hơn), sau khi trúng tuyển vào học tại trường Đại học Công nghệ em có thể học ngành Công nghệ thông tin theo chương trình đào tạo bằng kép. Khi tốt nghiệp em sẽ nhận được hai bằng đại học hệ chính quy mà em theo học.
** Em muốn học ngành Cơ điện tử, em hỏi khi học em có được đi thực tập ở các xí nghiệp không ? - (Hồ Công Tú, 17 tuổi, Nam , 215 Linh Đàm, Hà Nội)
PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN: Nếu em thích học ngành Công nghệ thông tin nhưng chưa thật sự tự tin để thi ngành này, em có thể đăng ký dự thi vào nhóm ngành khác của Nhà trường (theo các năm thường có điểm chuẩn thấp hơn), sau khi trúng tuyển vào học tại trường Đại học Công nghệ em có thể học ngành Công nghệ thông tin theo chương trình đào tạo bằng kép. Khi tốt nghiệp em sẽ nhận được hai bằng đại học hệ chính quy mà em theo học.
** Em muốn thi ngành Công nghệ thông tin, thì mã ngành em đăng ký dự thi sẽ được ghi như thế nào vì em thấy tuyển sinh theo nhóm ngành và điểm chuẩn của ngành Công nghệ thông tin sẽ được tính như thế nào? - (Vũ Phương Thủy, 21 tuổi, Nữ , Đại học Kinh doanh và Công nghệ)
PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN: Nếu em thi vào ngành Công nghệ thông tin thì mã ngành em ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi sẽ là mã ngành Công nghệ thông tin cụ thể là: D480201. Việc tuyển sinh theo nhóm ngành giúp các em có thêm 1 cơ hội lựa chọn, sau khi trúng tuyển vào trường theo nhóm ngành mà em đăng ký thi tuyển, Nhà trường sẽ tổ chức cho các em đăng ký học theo nguyện vọng, đối với những ngành có quá nhiều sinh viên đăng ký theo học Nhà trường sẽ xét theo điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
** Ngành khoa học máy tính khác ngành Công nghệ thông tin như thế nào? - (Phạm Thị Kim Dung, 23 tuổi, Nữ , Số nhà 6, ngõ 718 đường Láng, HN)
PGS.TS Nguyễn Việt Hà - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN: Ngành Khoa học máy tính được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của Đại học New South Wales, Úc; Ngoài ra, sinh viên theo học ngành học này được đầu tư về trình độ Tiếng Anh để có thể học tập và nghiên cứu bằng Tiếng Anh từ năm thứ 2 trở đi.
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN
TT
Tên trường, ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành quy ước
Khối thi quy ước
Chỉ tiêu tuyển sinh
1
Kinh tế
QHE
D310101
A, A1, D1
50
2
Kinh tế quốc tế
QHE
D310106
A, A1, D1
100
3
Quản trị kinh doanh
QHE
D340101
A, A1, D1
60
4
Tài chính - Ngân hàng
QHE
D340201
A, A1, D1
110
5
Kinh tế phát triển
QHE
D310104
A, A1, D1
60
6
Kế toán
QHE
D340301
A, A1, D1
50
** Em muốn thi vào ngành Tài chính – Ngân hàng, nếu không đủ điểm trúng tuyển thì có thể chuyển sang ngành khác không? - (Lê Thái Sơn, 19 tuổi, Nam , Thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Em thi vào ngành Tài chính – Ngân hàng, nếu không đủ điểm trúng tuyển vào ngành Tài chính – Ngân hàng nhưng đạt điểm sàn của Trường ĐH Kinh tế thì chắc chắn em đã trúng tuyển vào trường và khi đó em được chuyển sang ngành học khác của trường nếu ngành học đó còn chỉ tiêu. Nhà trường sẽ thông báo cụ thể thông tin chuyển ngành trên Website của trường sau khi có kết quả tuyển sinh. Ngoài ra, nếu em vẫn muốn học ngành Tài chính – Ngân hàng thì sau năm thứ nhất, nếu điểm trung binh chung tích lũy của em đạt từ 2,0/4,0 trở lên, và em đang là sinh viên ngành Kinh tế hoặc Kinh tế phát triển thì em vẫn có cơ hội học thêm ngành Tài chính – Ngân hàng.
** Năm nay Trường ĐH Kinh tế có bổ sung khối A1 hay không? - (Lê Nam Minh, 18 tuổi, Nam , Tam Điệp, Ninh Bình)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Tất cả các ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế đều có bổ sung khối thi A1.
** Em muốn hỏi cô là học ngành Kinh tế, ra trường em có cơ hội làm gì? - (Trần Bình An, 19 tuổi, Nữ , Minh KHai, Phủ Lý, Hà Nam)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Với kiến thức và kỹ năng được học, sau khi tốt nghiệp em có thể làm chuyên viên phân tích và tư vấn về kinh tế tại các tổ chức kinh tế chính trị xã hội mang tính liên ngành, các tổ chức tư vấn kinh tế, hành chính sự nghiệp, các thể chế kinh tế quốc tế tại Việt Nam hoặc em có thể làm nghiên cứu viên và giảng viên kinh tế tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế.
** Nếu em trúng tuyển vào Trường ĐHKT, thì em có hội học thêm bằng đại học thứ 2 không? Điều kiện như thế nào? - (Nguyễn Hải Hậu, 19 tuổi, Nữ , Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Nếu em là sinh viên Trường ĐHKT, em có cơ hội học thêm bằng đại học thứ 2 (trừ sinh viên chương trình QTKD đạt chuẩn quốc tế và sinh viên chương trình chất lượng cao) các ngành: Ngôn ngữ Anh (phiên dịch) của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN; Luật kinh doanh của khoa Luật – ĐHQGHN. Nếu em là sinh viên ngành Kinh tế hoặc Kinh tế phát triển thì em có thêm cơ hội học ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường ĐHKT. Điều kiện để được học bằng kép: sinh viên học xong năm thứ nhất và có điểm trung bình chung tích lũy 2,0/4,0 trở lên.
** Học chương trình chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng có khác so với chương trình chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng không ạ?- (Nguyễn Hương Ly, 18 tuổi, Nữ , Phú Bình, THái Nguyên)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Học ở chương trình chất lượng cao ngành TC-NH, thì em được học một số môn nâng cao, bổ sung về kiến thức so với chương trình chuẩn, một số môn học bằng Tiếng Anh bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn, hầu hết có học vị tiến sĩ trở lên, tốt nghiệp ở các nước có nền giáo dục tiên tiến với phương pháp giảng dạy hiện đại và một trong những điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp chương trình chất lượng cao đó là em phải đạt chuẩn Tiếng Anh tương đương IELTS 5.5. Ngoài ra chương trình cũng giúp sinh viên có nhiều cơ hội tham gia và lãnh đạo các câu lạc bộ sinh viên để có thể phát huy năng lực và tư duy sáng tạo. Đặc biệt, sinh viên chương trình chất lượng cao được tham gia miễn phí các khóa học ngoại khóa cung cấp kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp giúp sinh viên có thể thích ứng và làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
** Em muốn dự thi vào ngành Kinh tế quốc tế của trường. Các thầy cô cho em biết sau khi em tốt nghiệp thì cơ hội tìm kiếm việc làm của ngành này như thế nào? - (Trần Hà Nam, 18 tuổi, Nam , Thanh Hà, Tứ Kỳ, Hải Dương)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế các em có thể làm việc tại các vị trí như trợ lý hay chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, ngành hoặc tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra các em cũng có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
** Em được biết từ năm 2010, Trường ĐHKT có tuyển ngành Kế toán. Vậy khi học xong thì cơ hội việc làm của ngành này như thế nào, em có thể làm việc được ở đâu? (Trần Việt Phương, 18 tuổi, Nữ , Giao Thuỷ, Nam Định)
ThS. Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Th.S Nguyễn Thị Thư, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN: Sau khi tốt nghiệp em có thể làm nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác; hoặc có thể đảm nhận công việc trợ lý phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính hoặc có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp. Nếu em yêu thích và đam mê nghiên cứu, giảng dạy thì em cũng có thể nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến kế toán, kiểm toán tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học.
Em thi khối A, nên Tiếng Anh của em chưa thật tốt. Cho em hỏi thi vào ngành QTKD có cần giỏi môn Tiếng Anh không ạ?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Hiện nay tất cả các ngành đào tạo đều cần đến Tiếng Anh. Đặc biệt chương trình QTKD đạt chuẩn quốc tế của Trường ĐHKT yêu cầu học chuyên môn bằng Tiếng Anh nên bắt buộc sinh viên phải giỏi Tiếng Anh. Tuy nhiên, khi em trúng tuyển vào ngành QTKD thì em sẽ được học 1 năm Tiếng Anh tại Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN để đạt chuẩn Tiếng Anh tương đương IELTS 5.5, để từ năm học thứ 2 các em có thể học chuyên môn bằng Tiếng Anh.
* Em chưa hiểu rõ về ngành kinh tế phát triển, sau khi ra trường thì em có thể làm được những việc gì, ở đâu?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển em có thể làm việc với tư cách là chuyên viên tư vấn, phân tích chính sách về kinh tế phát triển tại các cơ quản quản lý nhà nước hoặc cán bộ dự án tại các dự án phát triển và các doanh nghiệp hoặc nghiên cứu viên và giảng viên về kinh tế, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững tại các cơ sở nghiên cứu và cơ sở giáo dục.
* Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng của trường, em có cơ hội làm việc gì?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Em sẽ có khả năng tác nghiệp, phân tích, quản trị, .. các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng trong các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác. Ngoài ra nếu em có năng lực nghiên cứu và tâm huyết với giáo dục, với các môn học định hướng về nghiên cứu được trang bị trong chương trình, em có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học với tư cách là nghiên cứu viên, giảng viên.
* Em thi vào ngành Quản trị kinh doanh, nhà em ở tỉnh xa thì em có được ở ký túc xá của trường không?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Chương trình Quản trị kinh doanh đạt chuẩn quốc tế của Trường ĐH Kinh tế thuộc chương trình nhiệm vụ chiến lược của Trường ĐHKT và của ĐHQGHN. Tất cả sinh viên của chương trình đều được ở ký túc xá nếu có nhu cầu. Vì vậy, em sẽ được ở ký túc xá nếu em muốn.
* Cho em hỏi điều kiện để được vào chương trình chất lượng cao?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Điều kiện dự thi vào chương trình chất lượng cao ngành TCNH hoặc Kinh tế quốc tế: Em phải trúng tuyển vào Trường ĐHKT và có điểm trúng tuyển ít nhất bằng với điểm trúng tuyển vào ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc ngành Kinh tế quốc tế; em qua kỳ thi Tiếng Anh của trường và sau đó là vào vòng phỏng vấn đánh giá năng lực cá nhân bằng Tiếng Anh.
* Học ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường sẽ làm được gì?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, chương trình đạt chuẩn quốc tế em sẽ có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng tốt, tiếng Anh thành thạo (tương đương IELTS 6.0), sẽ giúp em có khả năng thích ứng với môi trường công việc có tính cạnh tranh cao, có khả năng tác nghiệp, kinh doanh, phân tích, nghiên cứu và giảng dạy về QTKD tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước và các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu.
* Em đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Văn, em có được tuyển thẳng vào trường không?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Trường ĐHKT tuyển thẳng những thí sinh là thành viên đội tuyển tham dự Olympic quốc tế và những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học, Tin học và Tiếng Anh. Nếu em đạt giải ba môn Văn thì không được tuyển thẳng vào Trường ĐHKT.
* Em thuộc diện gia đình khó khăn. Vậy khi em trúng tuyển vào trường, em có được nhà trường hỗ trợ tài chính gì không?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Em thuộc diện chính sách thì ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo qui định của nhà nước, các em có thể làm thủ tục xin vay vốn không lãi suất từ Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) chi nhánh TP Hồ Chí Minh để thanh toán học phí. Ngoài ra nếu em có kết quả học tập tốt và điểm rèn luyện tốt thì em cũng có nhiều cơ hội nhận học bổng từ các đối tác, các nhà tài trợ của ĐHQGHN và Trường ĐHKT.
* Cô cho em hỏi để được học thêm ngành Tài chính – Ngân hàng thì điều kiện như thế nào ạ?
- Th.S Nguyễn Thị Thư: Nếu em là sinh viên ngành Kinh tế, Kinh tế phát triển của Trường ĐHKT, thì sau năm thứ nhất, nếu em đạt điểm trung bình chung tích lũy từ 2,0/4,0 trở lên, em có cơ hội học thêm ngành Tài chính – Ngân hàng. Sau khi tốt nghiệp, em có hai bằng đại học đều là hệ chính qui.
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐHQGHN
** Xin Thầy cho biết năm nay Trường ĐHGD có tuyển sinh khối A1 không ạ? - (Trần Quân, 19 tuổi, Nam , Phường Bạch Đằng, TP Hải Phòng)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Khối thi A1 mới có, theo Quy định mới của Bộ GD&ĐT năm 2012. Trường ĐHGD chưa tuyển sinh khối thi này trong năm nay.
** Xin Thầy cho biết em muốn thi vào trường ĐHGD, hồ sơ tuyển sinh nộp ở đâu? - (Vũ Hồng Ánh, 18 tuổi, Nữ , Vũ An, Kiến Xương, Thái Bình)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh vào ĐHGD các em chuyển về các Khối tổ chức Thi tuyển sinh Đại học theo sự phân công của Ban Chỉ đạo Tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội. Cụ thể như sau:
- Hồ sơ của Khối thi A,B chuyển về trường ĐH Khoa học Tự nhiên 334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (kể cả hồ sơ tuyển thẳng).
- Hồ sơ của Khối thi C chuyển về trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tự nhiên 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (kể cả hồ sơ tuyển thẳng).
- Hồ sơ của Khối thi D1,2,3,4 chuyển về trường ĐH Ngoại ngữ, số 2, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
** Tôi là một giáo viên THCS, đang muốn đi học lên đại học, xin Thầy cho biết điểm đặc thù của đào tạo cử nhân sư phạm của Trường Đại học Giáo dục? - (Lý Mai Oanh, 31 tuổi, Nữ , Thị trấn Tứ Kỳ, Kinh Môn, Hải Dương)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Trước hết, tôi muốn biết bạn đã có bằng cấp mức nào rồi? Nếu bạn đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, ví dụ ngành Toán, bạn có thể học chương trình liên thông, hệ không chính quy, ngành sư phạm Toán, tại trường ĐH Giáo dục. Bạn có thể liên hệ theo số ĐT: 04.3.7547 969, để được tư vấn cụ thể.
** Xin Thầy, Cô cho biết những đặc trưng đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN ? - (Trần Quân, 19 tuổi, Nam , Phường Bạch Đằng, TP Hải Phòng)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Với triết lý đào tạo giáo viên của Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐHQGHN là đào tạo những người Thầy, trước hết phải là những Nhà giáo dục hiệu quả, những chuyên gia về dạy học, biết cách dạy để người học thích học. Với triết lý như vậy, đào tạo giáo viên ở Trường ĐHGD là sự phối kết hợp giữa Trường ĐHGD và các trường đại học danh tiếng trong ĐH Quốc gia Hà Nội, như: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội& Nhân văn.
Những năm đầu, sinh viên Cử nhân Sư phạm được trang bị kiến thức khoa học cơ bản tại các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội& Nhân văn như các sinh viên hệ Cử nhân Khoa học cơ bản cùng ngành. Trên cơ sở kiến thức Khoa học cơ bản vững chắc đã được trang bị, những năm cuối sinh viên Sư phạm sẽ được trang bị kiến thức về khoa học Giáo dục, Khoa học Sư phạm, rèn luyện kỹ năng giảng dạy, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy học, kỹ năng triển khai đánh giá kết quả học tập của học sinh.
** Xin Thầy cho biết chỉ tiêu của từng ngành đào tạo cử nhân sư phạm của Trường trong năm 2012? - (Lý Vĩnh Phúc, 18 tuổi, Nữ , Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội)
TS. Trần Hữu Hoan - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Với phương châm đào tạo giáo viên chất lượng cao cho các bậc học, trong vòng 10 năm nay, Trường ĐH Giáo dục, thuộc ĐHQG Hà Nội giữ quy mô tuyển sinh 300 chỉ tiêu/năm cho 6 ngành đào tạo Cử nhân sư phạm, bao gồm: Sư phạm Toán, SP Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học, SP Ngữ văn, SP Lịch sử. Chỉ tiêu cho từng ngành dao động từ 40-50 chỉ tiêu.
** Xin các thầy cho biết trường Đại học Giáo dục có những ngành đào tạo nào. Em muốn học về quản lý giáo dục có thi vào trường được không và khoa nào thì thích hợp ạ? Xin cảm ơn các thầy cô! - (Vũ Minh CHâu , 18 tuổi, Nữ , Tân Sơn, Kim Bảng, Hà Nam)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Hiện nay, Trường ĐHGD đang đào tạo 6 ngành Cử nhân sư phạm, bao gồm: Sư phạm Toán, SP Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học, SP Ngữ văn, SP Lịch sử. Nếu em muốn học ngành Quản lý Giáo dục, hiện nay Trường chưa tuyển sinh Hệ Chính quy ngành này. Trường đã đào tạo Cử nhân Quản lý Giáo dục từ năm 2002 nhưng mới chỉ tuyển sinh ở hệ không chính quy, đối tượng là những sinh viên đã có bằng cao đẳng những ngành phù hợp. Trường đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý Giáo dục từ năm 2001.
** Học tại trường đại học giáo dục, sinh viên có được miễn học phí như học tại đại học sư phạm không? Điểm chuẩn tuyển sinh các năm trước của trường là bao nhiêu? - (Trần An Ninh, 18 tuổi, Nữ , An Nhơn, Bình Định)
TS. Trần Hữu Hoan – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN: Sinh viên Cử nhân Sư phạm của Trường ĐH Giáo dục được hưởng các chính sách xã hội, trong đó có miễn học phí, như sinh viên Cử nhân Sư phạm của các trường ĐH Sư phạm khác.
 
KHOA LUẬT, ĐHQGHN
** Bạn em là sinh viên năm cuối chuyên ngành công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa cũng nằm trong đối tượng được tham gia kì thi tuyển thí sinh học văn bằng hai, đúng không ạ?
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo & Khoa học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội:Điều 31 Quy chế Đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành theo QĐ số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26/10/2010 quy định về đào tạo văn bằng hai như sau: "Đào tạo văn bằng thứ hai theo hình thức chính quy dành cho người đã có bằng đại học đại học chính quy. Đào tạo văn bằng thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học dành cho người đã có bằng đại học đại học chính quy hoặc bằng đại học vừa làm vừa học" Theo đó, bạn em đang là sinh viên năm cuối, chưa có bằng đại học không thuộc đối tượng được dự thi tuyển văn bằng thứ hai.
** Năm 2012 Khoa Luật, ĐHQGHN có thực hiện xét tuyển thẳng đối với học sinh lớp 12 thường trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP không ạ?
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo & Khoa học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Năm 2102 Khoa Luật chưa thực hiện việc xét tuyển thẳng đối với học sinh lớp 12 thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.
** Xin cho em biết Điều kiện để vào lớp chất lượng cao của ngành Luật học là như thế nào?
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – Phó Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo & Khoa học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Điểm b, Điều 1, Điều 18 Quy chế đào tạo Đại học ở ĐHQGHN quy định:
- Sinh viên thuộc các diện sau được xét tuyển thẳng vào học chương trình đào tạo chất lượng cao:
+ Thành viên đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế về môn học phù hợp với ngành học;
+ Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 về môn học phù hợp với ngành học.
- Sinh viên đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy trong năm vào Đại học Quốc gia Hà Nội có cùng khối thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau được dự tuyển vào học chương trình đào tạo chất lượng cao:
+ Đã tốt nghiệp trung học phổ thông chuyên của các trường đại học hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Được xếp loại giỏi 3 năm liền ở lớp 10, 11, 12;
+ Đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh, thành phố hoặc tương đương về môn học phù hợp với ngành học;
+ Đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy trong năm.
- Các sinh viên đủ điều kiện xét tuyển học chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ dự kiểm tra trình độ tiếng Anh (Điểm b, Khoản 1, Điều 17).
 
KHOA Y – DƯỢC, ĐHQGHN
** Khoa mới thành lập,có thể chưa có nhiều học sinh biết đến, vậy dự kiến điểm tuyển sinh năm học 2012-2013 như thế nào? - (Bùi Quang Anh, 18 tuổi, Nam , Đò Lèn, Hậu Lộc, Thanh Hóa)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, ĐHQGHN: Tuy mới thành lập nhưng điểm tuyển sinh sẽ không thấp vì nhu cầu y dược của xã hội đang rất lớn nên số lượng đăng ký rất nhiều. Thứ 2 là yêu cầu về chất lượng y bác sĩ của xã hội rất cao. Nên điểm tuyển sinh năm nay vẫn nằm trong top 1.
** Sinh viên học tập tại Khoa sau khi tốt nghiệp có cơ hội nghiệp thế nào so với sinh viên Y Dược của các Trường ĐH khác? (Lại Tất Thắng, 18 tuổi, Nữ , Phường Bạch Đằng, Tp NInh bình)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, ĐHQGHN: Mục tiêu chiến lược là đào tạo Y-Dược trở thành đại học nghiên cứu. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như ngoại ngữ đầu ra là IELS 5.0; rèn luyện những kỹ năng về nghiên cứu khoa học; rèn luyện về kỹ năng giảng dạy và kỹ năng sống, kỹ năng tiếp xúc. Ngoài cơ hội làm việc, xin việc tại bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng thì sinh viên ra trường có thể làm tốt tại trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các cơ sở y tế ở nước ngoài.
** Hiện nay một số trường ĐH Y Dược thu học phí khá cao (4 triệu/tháng) vậy Khoa Y Dược sẽ dự kiến thu học phí như thế nào, và có chính sách gì hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá cho sinh ở xa, hoàn cảnh khó khăn? - (Bế Thế Sinh, 19 tuổi, Nữ , Thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, ĐHQGHN: Học phí Y Dược theo quy định của Bộ đại học, là khoa của trường công lập nên không có ngoại lệ. Do điều của ĐHQG chưa rộng rãi nên chỉ có 1200 xuất ở ký túc xá cho các sinh viên. Trước ưu tiên cho các đối tượng chính sách rồi mới tới các đối tượng khác.
** Điểm khác biệt của các chương trình đào tạo y và dược ở ĐHQGHN so với các cơ sở đào tạo nhân lực bậc đại học trong lĩnh vực y, dược khác là gì? - (Trần Thái Bình, 19 tuổi, Nam , Xuân Trường,Nam Định)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN: Có điểm khác biệt. Chương trình đào tạo theo mô hình A+B+N. Trong đó a là thời gian đào tạo kiến thức chung, kiến thức cơ bản tại các đơn vị trực thuộc DDHQGHN, B là thời gian đào tạo chuyên môn tại khoa Y-Dược, N là thời gian chuyên khoa sâu tại các đơn vị như bệnh viện, dược của khoa Y-Dược. Thời gian đào tạo a khoảng 2 năm, tuy nhiên trong 2 năm này, sinh viên vẫn học một số môn cơ bản như giải phẫu, sinh lý, sinh hóa lâm sàng, y đức. Cũng bắt đầu đi thực hành bệnh viện từ năm thứ 2.
Điểm khác biệt thứ 2 là chương trình đào tạo của khoa Y-Dược theo tiêu chuẩn chất lượng cao; sinh viên còn được hưởng kinh phí phục vụ cho đào tạo chất lượng cao (khoảng 7,5 triệu/năm) để đảm bảo chuẩn đầu ra đạt chất lượng cao.
Trong chương trình đào tạo đã xây dựng trên cơ sở tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến; đảm bảo cho sinh viên chủ động thiết kế chương trình học tập của mình cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của sinh viên.
** Khoa Y Dược mới được thành lập, vậy Khoa đã chuẩn bị điều kiện bảo đảm chất như thế nào cho việc tuyển sinh khóa đầu tiên năm nay? - (Lê Thị Lý, 18 tuổi, Nữ , Hải Hậu,Nam Định)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN: Khoa được thành lập để thực hiện mục tiêu chiến lược là phấn đấu từng bước đạt chất lượng quốc tế của ĐHQGHN, vì vậy Khoa nhận được sự ưu tiên đầu tư đặc biệt của các cấp lãnh đạo
Thông qua ĐHQGHN, Khoa cũng nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của các ĐH Renn 1 cộng hòa Pháp, Indina Mỹ, Yonsei và Soul Hàn quốc về xây xựng, phát triển chương trình đào tạo
ĐHQGHN cũng đã có chủ trương đầu tư xây dựng Tổ hợp y dược hiện đại. Ngoài ra Khoa cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ to lớn từ phía Bộ y tế về cơ sở học liệu, chuyên môn nghiệp vụ của các chuyên gia đầu ngành y dược.
** Mô hình đạo của Khoa là 2+3 đối với sinh viên Dược và 2+4 đối với sinh viên Y thì có lợi thế gì? - (Lê Thị Minh Xuân, 20 tuổi, Nữ , Xuân Trường,Nam Định)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN: Khoa Y Dược ĐHQGHN, lựa chọn mô hình đạo tạo là a+b+n, đây là một mô hình đạo tạo mới, theo cách tiếp cận quốc tế, nhằm phát huy hết lợi thế tuyệt đối của ĐHQGHN về khoa học cơ bản mà các Trường ĐH khác không có. Hai năm đầu sinh viên của Khoa được học các môn khoa học cơ bản tại các Trường ĐH thành viên của ĐHQGHN, như ĐHKHTN, ĐH Ngoại ngữ. Những năm sau đó sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành Y Dược tại Khoa. Theo mô hình này, các em sẽ: Được trang bị kiến thức cơ bản rộng nhưng lai sâu, chủ động thiết kế chương trình học tập theo sở thích, có khả năng thay đổi chương trình học giai đoan sau tùy thuộc vào hoàn cảnh.
** Khoa Y Dược có những ưu thế gì để thu hút được sinh viên giỏi vào học tập và nghiên cứu trong thời gian tới? - (Hồ Minh Hoàng, 19 tuổi, Nam , Vũ Hải, Kiến Xương, Thái Bình)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN: Khoa Y-Dược nằm trong trung tạo đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cho nên, các em có cơ hội lựa chọn các chương trình học tập theo sở thích của mình. ĐHQG là đại học trọng điểm của nhà nước và là đại học hàng đầu của VN hiện nay nên cơ sở đảm bảo chất lượng cho đào tạo rất tốt; có thể đảm bảo điều kiện cho các em học tập.
ĐHQG cũng là đại học có uy tín quốc tế, có nhiều mối quan hệ với các trường đại học lớn trên quốc tế. Cho nên, các em có cơ hội giao lưu thực tập theo các chương trình trao đổi sinh viên, có cơ hội nhận được học bổng của các đối tác nước ngoài. Sinh viên khoa Y-Dược có cơ hội được học tập theo chương trình đào tạo chất lượng cao, chuẩn bị tốt cho các em có thể chủ động hội nhập sau này.
** Em dự định thi vào một trường đại học Y Dược nhưng em đang băn khoăn chưa biết đăng ký chọn thi vào trường nào? Nếu em đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Khoa Y Dược thì em có được cơ hội gì trong quá trình học tập không ạ? - (Lê Đức Hòa, 19 tuổi, Nam , Bà Vì, Hà Nội)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y-Dược, ĐHQGHN: Có rất nhiều cơ hội em có thể có được ở Khoa Y Dược ĐHQGHN:
Được học theo chương trình đào tạo chất lượng cao, tiếp cân quốc tế với chuẩn đầu ra nổi trội như IELTS 5.0, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sống hiện đai,..
Cơ hội tham gia các chương trình học tập, hội thảo, trao đổi giao lưu quốc tế trong và ngoài nước và các ưu đãi đặc biệt khác của một ĐH trọng điểm như học bổng chất lượng cao, vay vốn không lãi suất,..
Các em cũng có rất nhiều cơ hội để nhận học bổng từ các nhà tài trợ, đối tác của ĐHQGHN và Khoa Y Dược như các Trường ĐH hàng đầu trong lĩnh vực Y Dược của Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sinh viên có cơ hội dược học tập với sự giảng dạy của đội ngũ các nhà Khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y Dược.
** Sinh viên của Khoa có cơ hội học tập rất đặc biệt đó là có thể học 2 bằng đại học cùng một lúc phải không ạ? - (Vũ Hạnh Phúc, 18 tuổi, Nữ , Phố Vọng, Hà Nội)
TS. Trịnh Hoàng Hà - Phó Chủ nhiệm Khoa Y- Dược, ĐHQGHN: Học Y-Dược có thể học 2 bằng. Nếu sinh viên vào Y thì có thể học thêm lấy bằng cử nhân về hóa học, sinh học để sau này trở thành những nhà khoa học, chuyên nghiên cứu. Những sinh viên tài năng hoặc học hệ chất lượng cao như sinh học, hóa học và một số ngành gần với Y như Tâm lý lâm sàng, có thể theo học Bác sĩ đa khoa hoặc Dược học. Tuy nhiên, phụ thuộc vào khả năng học tập của sinh viên và các em phải rất vất vả mới có thể theo được.
 
KHOA QUỐC TẾ, ĐHQGHN
** Xin thầy chia sẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn các chương trình các chương trình đào tạo liên kết quốc tế? - (Phạm Thị Thu Hương, 17 tuổi, Nữ , Quận 10, TP.HCM)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Các em nênchọn một chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, nguyện vọng ngành nghề, khả năng tài chính của bản thân và gia đình các em.
Các em cũng phải học thật tốt ngoại ngữ (vì các chương trình của Khoa đều đào tạo bằng ngoại ngữ), tìm hiểu về môi trường học tập quốc tế qua các nguồn thông tin phổ biến hiện nay (xin truy nhập website:
www.khoaquocte.vn hoặc điện thoại: 04385575992 xin máy lẻ 29 hoặc 31 để biết thêm thông tin), hình thành thói quen chủ động, tự lập, tăng cường giao lưu trong các hoạt động xã hội, tham gia hoạt động tập thể… vì các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc cũng là một phần trong các chương trình đào tạo quốc tế.
** Tại trường cấp III em rất thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và đoàn thể. Xin cho em hỏi ở Khoa Quốc tế em có cơ hội tham gia vào các hoạt động Đoàn hay không? Đoàn Khoa Quốc tế mang lại cho chúng em những lợi ích gì? - (Nguyễn Hương Giang, 17 tuổi, Nữ , Đường Văn Cao, tp. Nam Định)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Khoa Quốc tế luôn khuyến khích, động viên và hỗ trợ sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn do Khoa cũng như Đoàn ĐHQGHN tổ chức. Đoàn Khoa Quốc tế tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực như: chính trị tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao và NCKH.
Hoạt động Đoàn của Khoa Quốc tế được đánh giá cao. Đoàn Khoa Quốc tế đã giành được nhiều bằng khen của Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội và ĐHQGHN. Một số hoạt động Đoàn của Khoa Quốc tế đã gây được tiếng vang trong giới HS – SV Hà Nội như cuộc thi Miss IS, Festival Văn minh IS, Nội san IStudent, bản tin hình IS!TV… Hoạt động Đoàn giúp em phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đoàn, các em còn mở rộng các mối quan hệ, kết nối với các sinh viên trong toàn Khoa và các đơn vị bạn, qua đó em sẽ cảm thấy gắn bó và yêu quý hơn mái trường của mình.
** Qua tìm hiểu em thấy học phí của Khoa Quốc tế khác so với các trường đại học khác. Cho em hỏi Khoa Quốc tế có chính sách giúp đỡ sinh viên thi đại học có kết quả cao không ạ? - (Đỗ Thị Thu Hà, 18 tuổi, Nữ , Quận 1, TP.HCM)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Đúng, học phí ở Khoa Quốc tế khác so với các cơ sở đào tạo công lập khác, vì: i) Khoa tự chủ tài chính theo Nghị định 43 năm 2006 của Chính phủ; ii) Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế nói chung đều đều có chi phí khá cao. Tuy vậy, để giúp đỡ một số sinh viên cũng như đào tạo nhân tài và khuyến khích sinh viên học tập và rèn luyện, Khoa thành lập quỹ học bổng hàng năm lên tới 4,5 tỷ đồng. Học bổng cao nhất là học bổng Chu Văn An có giá trị hơn 282 triệu đồng/1 sinh viên/khóa học và thấp nhất là học bổng Lê Anh Xuân có giá trị 10 triệu đồng/ năm học. Hàng năm, 12 - 15% tổng số sinh viên được nhận các các loại học bổng nói trên.
Ngoài ra, Khoa còn cấp hàng trăm học bổng cho học sinh tiêu biểu của trường THPT ở các tỉnh miền Bắc trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình “Khi tôi 18” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Khoa Quốc tế đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam cấp các suất học bổng Hiệu trưởng ĐH HELP – Khoa Quốc tế (chỉ tiêu tối đa 30 suất/ năm) cho các em học sinh có thành tích cao trong học tập, giá trị 282 triệu đồng/ suất/ khóa đào tạo 5 năm và học bổng hỗ trợ học tập dành cho học sinh tiêu biểu của trường THPT ở các tỉnh miền Bắc.
Bên cạnh những suất học bổng của Khoa Quốc tế, các trường đối tác nước ngoài cũng cấp những suất học bổng rất ưu đãi dành cho sinh viên Khoa:
- Đại học Keuka (Hoa Kỳ) hàng năm cấp 10 suất học bổng trị giá khoảng 22.630 USD/sinh viên/năm học (tương đương khoảng 470.000.000 đồng)
- Đại học Giao thông Trùng Khánh (Trung Quốc) dành 5 suất học bổng, miễn 100% học phí cho sinh viên Khoa Quốc tế học hệ đào tạo tiếng Trung Quốc tại Khoa hay sang Trung Quốc.
- Ngoài ra phải kể đến một số học bổng khác như của ĐH HELP (Malaysia), Lunghwa (Đài Loan) và các trường đối tác tại LB Nga
Chi tiết về giá trị và điều kiện của các chương trình học bổng em có thể tìm hiểu thêm trên website của Khoa Quốc tế: www.khoaquocte.vn.
** Được biết Khoa Quốc tế là một đơn vị liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Em rất muốn học tại Việt Nam và nhận bằng do một đại học Anh cấp, vậy xin thầy cho em hỏi em sẽ có thể theo học những chuyên ngành gì? - (Đỗ Ngọc Nam, 18 tuổi, Nam , Quận Bình Tân, TP.HCM)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Hiện nay, Khoa Quốc tế đang hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 30 trường đại học nước ngoài có uy tín tại các nước Anh, Australia, Mỹ, Malaysia, Pháp, Nga, Trung Quốc…
Trong năm 2012, Khoa Quốc tế tuyển sinh vào chương trình Kế toán và tài chính liên kết với Đại học East London và Đại học Northumbria (Anh) và do Đại học East London và Đại học Northumbria (Anh) cấp bằng. Chương trình Kế toán và tài chính của Đại học East London được Cơ quan kiểm định giáo dục của Anh (The Quality Assurance Agency, UK) kiểm định và công nhận. Chương trình Kế toán và tài chính liên của Đại học Northumbria được Văn phòng Hội đồng tư vấn của Cơ quan kiểm định giáo dục của Anh (Privy Council Office of The Quality Assurance, UK) kiểm định và công nhận. Các em có thể lựa chọn học toàn phần tại Khoa Quốc tế hoặc du học bán phần theo mô hình: V + N (V là thời gian đào tạo tại Việt Nam và N là thời gian đào tạo tại nước ngoài).
** Thưa PGS.TS Vũ Ngọc Tú, là một trong những cơ sở đào tạo công lập đi đầu trong thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN hiện có nhiều chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học bằng các ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc… Theo thầy, điều đáng chú ý nhất khi triển khai các chương trình hợp tác liên kết này là gì? - (Lê Thị Thanh Nhàn, 18 tuổi, Nữ , Quận Bình Thạnh, TP.HCM)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Được thành lập tháng 7/2002, Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo công lập đi đầu thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Khoa Quốc tế đã và đang phát triển một cách bền vững về quy mô và chất lượng đào tạo. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, Khoa đã xây dựng và triển khai thành công hàng chục chương trình đào tạo đại học bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc. Ở bậc sau đại học, Khoa Quốc tế triển khai chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA, EMBA); Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm (Việt Nam và Đông Nam Á); Nghiên cứu thị trường và Chiến lược marketing; Quản lý thông tin (MIM).
Các khoá học ngắn hạn trong khuôn khổ hợp tác giữa Khoa Quốc tế với một số trường đại học trong và ngoài nước cũng đã được triển khai hiệu quả. Ngoài các trường đại học và viện nghiên cứu, nhiều tổ chức phi chính phủ đã hợp tác với Khoa Quốc tế để triển khai một số dự án tài trợ sách, tạp chí khoa học, phòng thí nghiệm, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề.
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN là một trong những cơ sở công lập đầu tiên của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Ngay từ đầu, khi tiến hành lựa chọn đối tác, chúng tôi phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Một là trường đại học nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại kiểm định và công nhận. Thứ hai, chương trình cũng phải là chương trình chính quy, được kiểm định và công nhận. Những chương trình không được kiểm định thì văn bằng ít giá trị, không thể tiếp tục học cao hơn được. Những chương trình kiểm định online, kiểm định từ xa thì chất lượng cũng không được đảm bảo. Điều quan trọng là sự tham gia trực tiếp của trường đại học nước ngoài vào quá trình đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng. Ví dụ, các đại học đối tác như Đại học Nantes, Paris Sud (CH Pháp), Đại học Keuka (Mỹ), Đại học East London (Anh), Đại học HELP (Malaysia) phải trực tiếp giảng dạy để đảm bảo chất lượng thực sự như ở nước ngoài. Đồng thời, Khoa rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý va đội ngũ giảng viên. Giảng viên phải thỏa mãn điều kiện ba trong một: trình độ chuyên môn được cập nhật, thành thạo ngoại ngữ và có năng lực sư phạm. Giảng viên phải tâm huyết với nghề và đặc biệt quan tâm đến sinh viên và giúp các em thành công. Cuối cùng là phải có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất phù hợp với những chương trình tổ chức đào tạo để sinh viên được học trong môi trường quốc tế và được nhận văn bằng có giá trị thực sự.
** Em được biết Khoa Quốc tế đang có chương trình Cử nhân Khoa học ngành Quản lý liên kết với Đại học Keuka (Hoa Kỳ). Xin cho em hỏi chương trình học và bằng cấp khi học tại Việt Nam có khác với bên Mỹ không? - (Nguyễn Thị Phương Lan, 17 tuổi, Nữ , Trần Bình Trọng, Hà Nội)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Sinh viên theo học chương trình Cử nhân Khoa học ngành Quản lý liên kết với Đại học Keuka (Hoa Kỳ), sau khi hoàn thành khoá học 4 năm tại Việt Nam, sẽ nhận được bằng cử nhân của Đại học Keuka. Chương trình, giáo trình cũng như quy trình khảo thí và đảm bảo chất lượng tại Việt Nam và Hoa Kỳ không có sự khác biệt, bằng cử nhân cấp cho sinh viên học tại Khoa Quốc tế và sinh viên học tại Đại học Keuka có giá trị như nhau.
Chương trình được thiết kế với 40 môn học, trong đó 10 môn cốt lõi do giảng viên Đại học Keuka trực tiếp sang Việt Nam giảng dạy. Các môn còn lại do giảng viên Việt Nam đảm nhận. Những giảng viên này phải thỏa mãn điều kiện ba trong một: trình độ chuyên môn được cập nhật, thành thạo ngoại ngữ, có năng lực sư phạm và đặc biệt phải tâm huyết với nghề, và phải được Đại học Keuka thẩm định và công nhận.
** Ngoài văn bằng chính quy của các trường đại học đối tác nước ngoài có giá trị toàn cầu mà sinh viên được nhận sau khi tốt nghiệp, sinh viên của Khoa Quốc tế có những thế mạnh gì so với các ứng viên khác khi xin việc? - (Ngô Sơn Bảo, 17 tuổi, Nam , Xuân Đỉnh, Hà Nội)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Sau khi tốt nghiệp các chương trình liên kết quốc tế tại Khoa Quốc tế, sinh viên không những được nhận tấm bằng có giá trị toàn cầu mà điều quan trọng hơn là các em có chuyên môn vững, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có những kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo… Những kỹ năng này rất quan trọng khi tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế. Chính vì thế, chỉ 3 tháng sau khi tốt nghiệp, 90% sinh viên có việc làm ổn định, theo đúng chuyên ngành đào tạo và có thu nhập cao.
* Em đã đăng ký thi đại học khối D3 (tiếng Pháp) và muốn học một chuyên ngành kinh tế ở bậc đại học. Xin cho em hỏi Khoa Quốc tế có chương trình liên kết nào với các trường đại học có uy tín của Pháp không? Điều kiện vào chương trình này là gì ạ? - (Nguyễn Thị Thu Trang, 17 tuổi, Nữ , Đường giải phóng, Nam Định)
PGS.TS Vũ Ngọc Tú – Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Khoa Quốc tế hiện đang triển khai chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế - Quản lý, liên kết với trường ĐH Paris Sud, (Cộng hòa Pháp) theo mô hình 2+1 (2 năm đầu học tại Khoa Quốc tế, năm cuối học tại Pháp). Em có thể lựa chọn một trong hai ngành là Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế ứng dụng. ĐH Paris Sud đứng trong top 50 trường đại học trên thế giới, là một trong những đại học hàng đầu của Pháp.
Điều kiện tuyển sinh của chương trình này là các em phải đạt điểm sàn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học các khối A, A1, B, D năm 2011, 2012 do ĐHQGHN quy định; đạt trình độ tiếng pháp TCF từ 400 trở lên hoặc tương đương, hoặc đạt điều kiện trong kỳ kiểm tra đầu vào do Khoa Quốc tế và Đại học ĐH Paris Sud tổ chức.
 
CÁC SỰ KIỆN TƯ VẤN TUYỂN SINH VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VOV - Tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử VOV - Đài tiếng nói Việt Nam vào hồi 10h ngày 14/3/2012
VNUnet - Tư vấn Tuyển sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN, số đầu tiên ngày 20/3/2012
Bắt đầu từ hôm nay các bạn thí sinh có thể gửi thư điện tử đặt câu hỏi về tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội vào địa chỉ sau:

 Về đầu trang

 Phòng Truyền thông Báo chí - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   |