Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đoàn khảo sát Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại ĐHQGHN
Sáng 10/5/2012, tại phòng 203, Đoàn khảo sát liên ngành Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ là Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo ĐHQGHN.

Tham gia Đoàn khảo sát có đại diện lãnh đạo một số vụ chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Khoa học Công nghệ.
Làm việc với Đoàn về phía ĐHQGHN có GS.TS Mai Trọng Nhuận – Giám đốc, GS.TS Nguyễn Hữu Đức cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng, một số ban chức năng cùng các đơn vị thành viên.
Buổi làm việc nhằm thực hiện đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) vào tháng 10/2012. Các đại biểu tham gia buổi làm việc tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ĐHQGHN; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ trong thời gian tới.
GS.TS Mai Trọng Nhuận
Thay mặt Giám đốc ĐHQGHN trao đổi về một số thông tin mà Đoàn khảo sát quan tâm, GS.TS Nguyễn Hữu Đức đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến vị thế trong nước và quốc tế của ĐHQGHN. Đến nay đã có 4 lĩnh vực của ĐHQGHN nằm trong nhóm 200 đại học hàng đầu châu Á theo Bảng xếp hạng của Webometric năm 2011. ĐHQGHN hiện có 29 nhóm nghiên cứu tiệm cận chuẩn quốc tế trong đó có một số nhóm mà trung bình số lượng bài báo công bố quốc tế trên năm của mỗi cán bộ đạt 5 bài từ năm 2008 đến nay. Cán bộ khoa học của ĐHQGHN thường xuyên được mời tham gia báo cáo tại các hội nghị quốc tế.
Về trách nhiệm của ĐHQGHN, GS.TS Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh đến trách nhiệm tiên phong trong đó có sáng kiến tổ chức hội nghị 4V, gồm các đơn vị hoa tiêu: Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, ĐHQGHN và ĐHQG TP.HCM, nhằm thực hiện Nghị quyết của Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo.
GS.TS Nguyễn Hữu Đức
Về nội dung “đặt hàng” được đề cập trong báo cáo, GS. Nguyễn Hữu Đức nêu ví dụ từ thực tiễn là cấn xác định công nghệ lõi, sản phẩm lõi của đất nước để Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng trực tiếp cho các nhà khoa học, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, tạo sự cạnh tranh cho quốc gia.
GS. Nguyễn Hữu Đức đồng thời đề cập các cơ quan hữu quan bổ sung biên chế nghiên cứu viên chuyên trách cho các trường đại học thành viên của ĐHQGHN để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học trong các đơn vị này.
Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh mỗi quốc gia phát triển trên thế giới đều có những đại học hoa tiêu làm nòng cột cho hoạt động nghiên cứu. Ông đã nêu một số minh chứng thực tế từ Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Irland,… đã phát triển mạnh mẽ dựa vào đại học. Giám đốc Mai Trọng Nhuận cho rằng, sở dĩ các quốc gia đó phát triển bởi đã phát huy cao độ chức năng cơ bản của đại học là sáng tạo ra các tri thức mới. Khoa học cơ bản là gốc cho phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức, đào tạo đội ngũ. Hiện nay, xu thế phát triển là dựa vào đại học và trên cơ sở là sáng tạo tri thức và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Bắt kịp xu thế của thời đại, từ năm 1993 Nghị quyết trung ương đã đề cập đến việc xây dựng một số trường đại học để vươn lên đẳng cấp quốc tế và đó cũng là lí do để hình thành 2 ĐHQG. GS. Mai Trọng Nhuận cho rằng, với mức đầu tư còn khiêm tốn cho ĐHQGHN như hiện nay cho thấy hiệu quả chỉ số đầu tư cho đơn vị này thuộc vào loại cao nhất so với các đại học trong khu vực. Bên cạnh đó, GS. Mai Trọng Nhuận cũng đề cập đến một số bất cập về địa vị pháp lý của ĐHQGHN hiện nay và bày tỏ mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm công nhận ĐHQGHN là một cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ.
PGS.TS Phạm Hồng Tung - Trưởng ban Khoa học Công nghệ
Giám đốc ĐHQGHN bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của các đại biểu đã trình bày tại buổi làm việc về phát triển khoa học cơ bản và khoa học xã hội và nhân văn. Theo Giám đốc ĐHQGHN, khoa học xã hội và nhân văn còn là nền tảng văn hóa và đạo đức xã hội, là cội nguồn và nhân cách con người.
Về đề xuất khoán 10 cho lĩnh vực khoa học công nghệ của ĐHQGHN, GS. Mai Trọng Nhuận chia sẻ thêm một số nội dung mà ĐHQGHN đã và đang thực hiện là tiếp cận theo chuẩn đầu ra. Theo GS. Mai Trọng Nhuận, cơ chế khoán sẽ là cú hích cho khoa học công nghệ Việt Nam phát triển mạnh mẽ.  
Để trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học mạnh đạt đẳng cấp quốc tế, đóng góp xuất sắc cho sự phát triển đất nước, ĐHQGHN kiến nghị được trao quyền tự chủ cao, đúng với năng lực quản lý, địa vị pháp lý và xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ. Nếu có cơ chế ấy, ĐHQGHN quyết tâm phát huy năng lực, tự chủ cao để phát triển mọi nguồn lực, phục vụ đất nước.
Thay mặt Đoàn công tác Thứ trưởng Trần Văn Tùng đã ghi nhận thực trạng cũng như tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của ĐHQGHN. Đồng chí Trần Văn Tùng hoàn toàn chia sẻ với mong muốn được giao quyền tự chủ, trở thành cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ của ĐHQGHN. Đồng chí đồng thời bày tỏ sự đồng tình với ý kiến cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá hoạt động khoa học công nghệ của ĐHQGHN và các đơn vị tiền thân.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng mong muốn về sự tự chủ, về cơ chế khoán của đội ngũ cán bộ khoa học thuộc ĐHQGHN trùng với mong mỏi của một số đơn vị khoa học khác trong cả nước, tuy nhiên mỗi nơi có một cách làm phù hợp. Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang thực hiện giao quyền tự chủ trong khoa học công nghệ đối với một số đơn vị liên quan.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh, qua báo cáo và thực tiễn cho thấy ĐHQGHN đã kết hợp mạnh mẽ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo, tuy nhiên các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra cơ chế phù hợp để phát huy cao nhất năng lực giảng dạy, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
Nhằm thực hiện đề án “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” trình Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Trưởng đoàn công tác Trần Văn Tùng yêu cầu ĐHQGHN tiếp tục hoàn thiện một số nội dung mang tính kỹ thuật của bản báo cáo về hoạt động khoa học công nghệ của ĐHQGHN từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 năm 1996 tới nay, trong đó đặc biệt lưu ý các nút thắt cần tháo gỡ trong thực tiễn hoạt động.

 Đỗ Ngọc Diệp - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   |