Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Chung tay phát triển bền vững vùng Tây Bắc
Thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc theo thông báo số 232/TB-VPCP ngày 14/08/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, ĐHQGHN đã tổ chức triển khai thành công đề án "Xây dựng và triển khai thí điểm các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc". Trao đổi với Bản ĐHQGHN về những kết quả thành công của đề án này nhân dịp đầu năm mới, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết:

Với một vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm. Tây Bắc có một số lợi thế cạnh tranh như: sự đa dạng, phong phú, độc đáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, năng lượng, kỳ quan địa chất, khí hậu...); văn hoá dân tộc phong phú đậm bản sắc và hấp dẫn... Tuy nhiên trong xu thế phát triển và hội nhập, Tây Bắc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có các thách thức không dễ vượt qua như: Nguồn nhân lực tại chỗ thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, năng lực để tiếp thu, sử dụng tri thức, sử dụng công nghệ và phát triển các năng lực khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và nhiều yếu kém; an ninh chính trị, tôn giáo và trật tự an toàn xã hội vẫn còn ẩn chứa nhiều nhân tố phức tạp, dễ dàng gây bất ổn; thiên tai, biến đổi khí hậu cùng với việc khai thác và sử dụng tài nguyên bất hợp lý; tình trạng nghèo đói, dân trí hạn chế, xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc...
Đâu là yếu tố cốt yếu để giải quyết bài toán phát triển bền vững của vùng Tây Bắc, thưa Phó Giáo sư?
Trong nhiều chục năm qua, Đảng và Nhà Nước đã thể hiện sự quan tâm tới đồng bào Tây Bắc thông qua rất nhiều nghị quyết và chương trình hành động, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Sau rất nhiều nỗ lực đầu tư cho Tây Bắc, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều: đời sống của nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc vẫn còn quá nhiều khó khăn; quy mô kinh tế còn nhỏ bé; kết cấu hạ tầng yếu; nguồn nhân lực yếu; năng lực quản trị và điều hành của cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển... Trong các báo cáo tổng kết, những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị và giải pháp thì việc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản trị các cấp luôn được đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Với vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu cả nước ĐHQGHN có trách nhiệm gì đối với việc phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, thưa Phó Giáo sư?
Để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đề án khởi động "Xây dựng và triển khai thí điểm các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc" có tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng, nó là một bước đi cụ thể, một đóng góp thiết thực của ĐHQGHN trong quá trình thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đề án cũng xác minh và cụ thể hóa nhu cầu của các tỉnh vùng Tây Bắc, khẳng định sự cần thiết và đúng đắn của việc triển khai chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước mà Chính phủ giao cho ĐHQGHN thực hiện.
Xin Phó Giáo sư cho biết mục tiêu cụ thể của đề án này?
Trước hết, việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn của ĐHQGHN tại một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, chuyển giao tri thức, công nghệ và kỹ năng quản trị trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng cho các đối tượng học viên là các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các tổ chức đoàn thể và cộng đồng... nhằm giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.
Đề án cũng có tính chất thăm dò tìm hiểu nhu cầu của địa phương về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Qua việc thực hiện đề án, có cái nhìn khái quát để xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, toàn diện phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Với Đề án này sẽ giúp ĐHQGHN xây dựng được hệ thống phương pháp, cách thức tổ chức đào tạo và chuyển giao tri thức cho đối tượng người học tại vùng Tây Bắc. Ngoài ra, Đề án cũng nhằm thuyết minh rõ thêm về sự cần thiết của việc triển khai Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Để thực hiện thành công Đề án này thì ĐHQGHN đã có những chuẩn bị gì, thưa Phó Giáo sư?
Thực hiện chương trình công tác, từ 31/7 đến 09/08/2012 Đoàn công tác của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc làm việc với Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang về Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Đề án khởi động "Xây dựng và triển khai thí điểm các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc". Cùng dự làm việc có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, các ban, sở, ngành của các tỉnh; Lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Thường trực Tỉnh ủy, UBND các tỉnh và ĐHQGHN đã đạt được các thống nhất:
Về Chương trình khoa học – công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, ĐHQGHN và Ban chỉ đạo Tây Bắc đã giới thiệu kỹ về mục đích, ý nghĩa, nội dung và sản phẩm dự kiến của Chương trình, đề nghị lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND Tỉnh có ý kiến đóng góp, nhất là đưa ra những đề xuất, “đặt hàng” đối với Chương trình, nhằm đảm bảo Chương trình phục vụ thiết thực nhất cho sự nghiệp phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Lãnh đạo các tỉnh đã bày tỏ sự nhất trí và ủng hộ rất mạnh mẽ đối với việc Chính phủ giao ĐHQGHN chủ trì và tổ chức triển khai Chương trình, đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình đối với sự nghiệp phát triển bền vững của các tỉnh và của Vùng Tây Bắc.
Về đề án khởi động "Xây dựng và triển khai thí điểm các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc", ĐHQGHN và Ban chỉ đạo Tây Bắc giới thiệu về mục đích, nội dung các chương trình đào tạo ngắn hạn. Thường trực Tỉnh ủy các tỉnh và các sở, ban, ngành sau khi thảo luận đã có sự nhất trí cao về chủ trương mở các lớp đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ của ĐHQGHN tại các tỉnh theo Đề án. Sau khi thống nhất các nội dung, ĐHQGHN đã giao nhiệm vụ cho các trường, đơn vị thành viên tổ chức xây dựng 5 đề án thành phần, xây dựng thời khóa biểu, cử giảng viên, biên soạn chương trình, học liệu… triển khai công tác đào tạo. ĐHQGHN cũng đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, tổ chức lễ khai giảng tại 5 tỉnh.
Việc tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn cụ thể như thế nào, thưa Phó Giáo sư?
Các lớp đào tạo ngắn hạn được triển khai trong 2 tháng đảm bảo tiến trình đào tạo và đều có thời khóa biểu chi tiết, trung bình mỗi lớp học có 12 lượt giảng viên tham gia giảng dạy tập trung vào các ngày thứ tư - thứ sáu hàng tuần, một số tuần có học bổ sung thứ bảy hoặc chủ nhật do kết hợp với hoạt động thực tế. Đề án được thực hiện thông qua 60 lượt giảng viên giảng dạy với 2160 tiết lên lớp.
Đề án được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh là: Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang. Các lớp học được đặt tại những địa điểm gần trung tâm, có cơ sở vật chất đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho công tác giảng dạy và học tập. Trong số các học viên được đào tạo thì học viên thuộc các dân tộc thiểu số chiếm 48%.
Còn về đội ngũ cán bộ giảng dạy, thưa Phó Giáo sư?
ĐHQGGN đã huy động các giảng viên là những nhà khoa học có chuyên môn cao, tâm huyết và trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Đội ngũ giảng viên ý thức rõ về nhiệm vụ được giao nên giảng dạy rất trách nhiệm, nhiệt tình mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, lưu trú. Nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy được điều chỉnh, cập nhật liên tục kịp thời, phù hợp với đối tượng học viên và địa phương. Nguồn học liệu được biên soạn và thiết kế hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm địa phương và người học. Phương pháp giảng dạy tiên tiến, phát huy tính chủ động tích cực của người học, được người học và chính quyền địa phương đánh giá cao.
Đối với công tác tổ chức phối hợp với địa phương thì sao, thưa Phó Giáo sư?
Ban chỉ đạo Tây Bắc và Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh đều quan tâm phối hợp chỉ đạo. UBND tỉnh và ĐHQGHN đã xác định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nên quá trình đào tạo được đầu tư nhân lực, vật lực triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của đề án. Ban tổ chức lớp học tại các tỉnh ý thức rõ được tầm quan trọng của đề án nên rất trách nhiệm, nhiệt tình, sâu sát. Qua quá trình thực hiện đề án cũng cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tỷ lệ thuận với chất lượng và hiệu quả đào tạo. Những lớp học ở các địa phương được lãnh đạo địa phương quan tâm nhiều hơn thì việc triển khai cũng thuận lợi hơn, thành công hơn.
Xin Phó Giáo sư đánh giá về những kết quả đạt được?
Kết thúc các chương trình đào tạo, có 395 học viên được cấp chứng chỉ. Các học viên đánh giá cao mức độ cần thiết của khóa đào tạo, chương trình đào tạo có nội dung cập nhật, khoa học, hấp dẫn; phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá hiện đại. Chương trình đào tạo đều được học viên đánh giá cao như việc cung cấp cho người học kiến thức cần thiết; trang bị cho người học kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Lãnh đạo các tỉnh, Ban tổ chức lớp học đều khẳng định sự thành công của chương trình đào tạo. Bày tỏ sự mong muốn được Đảng, Nhà nước chỉ đạo ĐHQGHN tiếp tục quan tâm triển khai các chương trình đào tạo và các chương trình chuyển giao tri thức – công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững cho địa phương nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung trong thời gian tiếp theo.
Có thể thấy các tỉnh vùng Tây Bắc đang có nhu cầu rất cao về phát triển nhân lực, tiếp nhận chuyển giao tri thức, khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững địa phương. Đề án đã khẳng định vai trò, năng lực của ĐHQGHN trong việc phối hợp với địa phương để triển khai các chương trình khoa học công nghệ và đào tạo lớn. ĐHQGHN cam kết thực hiện Chương trình chuyển giao tri thức – công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc một cách chất lượng nhất, hiệu quả nhất đúng với sự tin tưởng, giao phó của Đảng, Nhà nước.
Xin cảm ơn Phó Giáo sư!

 Hồng Ngọt (thực hiện) - Bản tin số 262-263 - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   |