Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Giải quyết trực tiếp các vấn đề của thực tế đời sống Tây Bắc
Chiều ngày 03/04/2013, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức “Hội thảo kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ để phát triển bền vững vùng Tây Bắc”.

Tham dự hội thảo có đồng chí Bùi Thanh Thu, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc; PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQGHN; đồng chí Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Trần Ngọc Thực, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các nhà khoa học, nhà quản lý địa phương, trung ương và doanh nghiệp.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQGHN giới thiệu về Chương trình Khoa học - Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc - "Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Mục tiêu cụ thể của Chương trình là xây dựng các quy hoạch tổng thể vùng, liên vùng, ngành, liên ngành phát triển bền vững; xây dựng các mô hình trình diễn (mô hình sinh kế mới, du lịch, kinh tế biên mậu, kinh tế nông hộ...); chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ chế chính sách…
Đại học Quốc gia Hà Nội đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao chủ trì và phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc triển khai Chương trình KHCN trọng điểm này. Do đó, ĐHQGHN luôn mong muốn được đồng hành cũng như nhận được những ý kiến đóng góp, những yêu cầu thực tế từ các nhà quản lý địa phương, các doanh nghiệp, nhà tài trợ để đảm bảo những vấn đề được xác định đưa vào chương trình phải xuất phát từ chính nhu cầu và tính khả thi của Tây Bắc nhằm xây dựng được các quy hoạch, các giải pháp KHCN giải quyết trực tiếp các vấn đề thực tế và đi vào cuộc sống.
Thảo luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) cho rằng hiện tại vùng Tây Bắc chưa có sự phát triển bền vững, vì kinh tế còn nghèo thể hiện ở GDP đầu người thấp (12,2 triệu đồng/người năm 2010) - chỉ bằng 52% mức bình quân của cả nước. Tài nguyên đang suy thoái vì khai thác ồ ạt, sự phát triển của các ngành kinh tế chưa hiệu quả, cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường giao thông nội vùng và liên vùng, đặc biệt là theo hướng Đông - Tây còn thiếu và nhiều yếu kém.
Từ góc nhìn Văn hóa - Xã hội, An ninh - Quốc phòng, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng Tây Bắc có vị trí chiến lược nhưng còn khó khăn về nhiều mặt, ẩn chứa nhiều nguy cơ, tuy giàu tiềm năng nhưng chưa được đánh thức; những vấn đề đặt ra là tập trung đầu tư cho Tây Bắc một chủ trương thể hiện tầm nhìn xa của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; xây dựng chương trình trọng điểm về Tây Bắc trên quan điểm mọi quyết sách đều có căn cứ khoa học là quyết định hợp với quy luật và xu thế thời đại; sự gắn kết của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và doanh nghiệp địa phương là nền tảng vững chắc cho thành công của chương trình.
Với vai trò doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang) mong muốn các nhà khoa học quan tâm hơn nữa đến việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt là áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản xuất, mang lại sản lượng và chất lượng cao cho sản phẩm.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, đồng chí Bùi Thanh Thu, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc phát biểu, đây là một chương trình lâu dài cần có sự nghiên cứu, trao đổi thảo luận giữa các nhà quản lý ở địa phương và trung ương, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương để Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc thực sự đi vào cuộc sống.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, đây là một chương trình Khoa học - Công nghệ nên sẽ đáp ứng các yêu cầu KHCN là chính, nhưng trọng tâm và sự khác biệt của chương trình đó là huy động trí tuệ của các nhà KHCN cùng với các nhà quản lý doanh nghiệp và tài trợ để đánh giá tổng thể vùng Tây Bắc, từ đó có căn cứ, luận cứ khoa học thực tiễn để đề xuất xây dựng một quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, khái quát, trên cơ sở này có quy hoạch liên vùng, tiểu vùng, xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả để làm sao đến năm 2015 sơ kết chương trình có được những kết quả đáng ghi nhận.

 TQT - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   |