Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đề án tuyển sinh theo năng lực của ĐHQGHN có tính khả thi cao
Ngày 11/3/2014, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tới thăm và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

>>> Một số hình ảnh buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận tại ĐHQGHN (phần 1, phần 2)

>>> ĐHQGHN sẽ chuyển dần từ thi sang tuyển (Chinhphu.vn)ĐHQGHN sẽ đánh giá tong hợp năng lực thí sinh (Chinhphu.vn) - ĐHQGHN tích cực chuẩn bị cho phương án tuyển sinh mới (Nhân dân) - Hai Đại học Quốc gia phải là quả đấm thép (GD&TĐ) - Đổi mới thi không được gây… tắc đường Cầu Giấy (Vietnamnet)

>>> ĐHQGHN là địa chỉ tin cậy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đạt chuẩn quốc tế 

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía ĐHQGHN có Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cùng các Phó Giám đốc, đại diện lãnh đạo Văn phòng, các ban chức năng, các trường đại học thành viên cùng một số đơn vị trực thuộc.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghe báo cáo của ĐHQGHN xung quanh Đề án đổi mới tuyển sinh của ĐHQGHN và một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Kiểm định chất lượng, ĐHQGHN.

Giám đốc Phùng Xuân Nhạ phát biểu: ĐHQGHN được Bộ GD&ĐT tin tưởng và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có 2 nhiệm vụ trọng tâm: Một là tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương án đổi mới đề án tuyển sinh ĐH và SĐH của ĐHQGHN theo hướng đánh giá năng lực, trước mắt chú trọng đổi mới tuyển sinh SĐH và nhận định những biểu hiện cơ bản trong đổi mới tuyển sinh đại học để trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt. Hai là xây dựng đề án thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tại ĐHQGHN có nhiệm vụ thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở đào tạo trong cả nước. Đến nay các đề án này đã được hoàn thành và đưa vào triển khai với những bước đi ban đầu theo đúng kế hoạch đặt ra.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (Phó Giám đốc ĐHQGHN) cho biết: Đề án thí điểm đổi mới tuyển sinh đại học tại ĐHQGHN hướng tới mục tiêu đổi mới phương thức và nội dung tuyển sinh để tuyển chọn được ứng viên có đủ những năng lực, phẩm chất cần thiết và phù hợp để học tập tốt ở bậc ĐH. Cách làm này giúp giảm áp lực xã hội trong các kỳ tuyển sinh ĐH. Đây cũng là cách làm phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng đổi mới của giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Phương án tuyển sinh của ĐHQGHN có những đặc trưng cơ bản sau: Trước hết là đánh giá được toàn diện năng lực thí sinh; kết quả tuyển sinh đảm bảo sự khách quan, công bằng. Bên cạnh đó, đề án mở ra cơ hội liên thông trong hoạt động tuyển sinh giữa các cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, khi các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả của bài thi đánh giá năng lực chung và đánh giá năng lực chuyên biệt do ĐHQGHN tổ chức để tuyển chọn thí sinh.

ĐHQGHN đã xây dựng hệ thống các tổ chức, bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu và vận hành phương án tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực; đào tạo, bồi dưỡng hơn 50 giảng viên tham gia viết và phản biện độc lập các tiểu mục của bài thi đánh giá năng lực; tập huấn cán bộ có đủ khả năng thực hiện các công việc thử nghiệm, phân tích và viết báo cáo thử nghiệm tiểu mục bài thi, xét hồ sơ và phỏng vấn tuyển sinh ĐH; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá đánh giá năng lực của người học bậc ĐH.

Trong năm 2014, bộ công cụ tuyển sinh theo năng lực sẽ được sử dụng thí điểm để tuyển sinh vào những CTĐT đặc biệt tại các ĐH thành viên của ĐHQGHN sau kỳ thi 3 chung của Bộ. Đến 2016, phương thức tuyển sinh mới này sẽ được áp dụng rộng rãi và đại trà.

Báo cáo về tình hình triển khai hoạt động của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết: ĐHQGHN đã chuẩn bị các tiền đề khoa học và thực tiễn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực và hoàn tất điều kiện hoạt động của Trung tâm…

Ngay từ năm 1995, ĐHQGHN đã thành lập một bộ phận chuyên trách về ĐBCLGD (nay là Viện ĐBCLGD). Đến nay, ĐHQGHN đã hoàn hoàn thiện hệ thống ĐBCL từ cấp ĐHQG cho đến cấp đơn vị. ĐHQGHN đã rất chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động KĐCL do Bộ GD&ĐT chủ trì. Cụ thể, từ năm 2005 đến nay, ĐHQGHN đã chủ trì giúp Bộ GD&ĐT đào tạo các trường đại học khác về công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài phục vụ KĐCL. ĐHQGHN thành lập Hội đồng KĐCL (từ năm 2013 đổi thành HĐ ĐBCL); tổ chức đánh giá chất lượng, tự kiểm định chất lượng 2 chu kỳ cho tất cả các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc; tham gia kiểm định chất lượng AUN...

ĐHQGHN có một đội ngũ đông đảo các chuyên gia đã được đào tạo tập huấn và nhận chứng chỉ chuyên gia đánh giá ngoài của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng vùng Đông Bắc, Hoa Kỳ (gọi tắt là NEASC), AUN, chứng nhận của ABET, UNESCO, APQN, QAA, v.v.

ĐHQGHN cũng kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ việc liên thông trong sử dụng kết đánh giá của kỳ thi tuyển sinh theo năng lực của ĐHQGHN trong việc chọn thí sinh cho nhiều trường ĐH có nhu cầu; cho phép ĐHQGHN được tiếp cận ngân hàng câu hỏi tuyển sinh của Bộ; tích cực truyền thông cho xã hội và toàn bộ cán bộ, giảng viên, thí sinh hiểu rõ về phương án tuyển sinh mới nhằm triển khai áp dụng một cách hiệu quả, thông suốt…

Về hoạt động của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQGHN đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cấp phép hoạt động của Trung tâm, sớm nghiên cứu ban hành quy định hoạt động cụ thể để đảm bảo sự hoạt động lâu dài, bền vững, phát triển của Trung tâm trong tương lai.

Các ý kiến nhận xét của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đều cho rằng, đây là hai đề án có sự đầu tư lớn, công phu, có chiều sâu, thể hiện sự quyết tâm của ĐHQGHN trong việc thực hiện sứ mạng đổi mới tự thân cũng như thực hiện trách nhiệm của mình với ngành giáo dục và với đất nước. Các đề án đặc biệt được đánh giá cao ở tính khả thi, lộ trình thực hiện rõ ràng, cụ thể.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đánh giá cao những nỗ lực và quyết tâm lớn của ĐHQGHN trong việc tiên phong thực hiện hai nhiệm vụ được giao: “Là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn, ĐHQGHN vừa có sứ mạng đổi mới tự thân, vừa được kỳ vọng là đầu tàu khởi xướng những đổi mới của giáo dục. Đề làm được điều đó cần sự chủ động và nỗ lực cao”.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Gửi gắm niềm tin lớn vào ĐHQGHN cũng đồng nghĩa với trách nhiệm lớn!”. ĐHQGHN cần có những tính toán cụ thể và có tâm thế chủ động để lường trước những khó khăn khi triển khai các nhiệm vụ mới này. Không chỉ chú ý về lộ trình thực hiện, ĐHQGHN còn phải chú ý tuyên truyền, giải thích tạo sự hiểu biết và ủng hộ của thí sinh và xã hội đối với phương thức tuyển sinh mới.

Cũng tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ trao tặng Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ĐHQGHN cho Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga.

 

 

 Thanh Hà - Bùi Tuấn - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   |