Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Đổi mới tuyển sinh đại học cần sáng tạo
Xác định đổi mới tuyển sinh là một khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 10/4/2014, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Đổi mới tuyển sinh đại học”, với mong muốn thu nhận ý kiến của các học giả, các nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách, những nhà giáo tâm huyết. Mục tiêu của hội thảo này là để cùng chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết, tầm nhìn nhằm tìm ra những giải pháp khả thi trong đổi mới tuyển sinh tại Việt Nam.

Tham dự Hội thảo về phía ĐHQGHN có Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Vũ Minh Giang, Trưởng ban Đào tạo Nguyễn Đình Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục Lê Kim Long, đại diện Viện ĐBCLDG. Về phía ĐHQG TP. HCM có Phó Giám đốc Nguyễn Đức Nghĩa, Trưởng ban Đại học và Sau đại học Nguyễn Quốc Chính. Tham dự hội thảo còn có Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa; đông đảo các chuyên gia về giáo dục, các nhà giáo đến từ các trường ĐH như Trường ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH RMIT Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…
Tại Hội thảo, các chuyên gia từ các đơn vị đào tạo đã đề cập đề án tuyển sinh của đơn vị đồng thời trình bày các tham luận về các chủ đề: tuyển sinh đại học trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; chuẩn đầu vào với những cách tiếp cận khác nhau; tuyển sinh đại học trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc dân; nghiên cứu cấu trúc bài thi tuyển sinh đại học SAT và ACT của Hoa Kỳ và đề xuất cấu trúc bài thi tuyển sinh đại học cho Việt Nam.
Tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật và bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện nay, tại Việt Nam, khi các cơ sở giáo dục đại học đang có tới hàng trăm chương trình đào tạo (chuyên ngành) khác nhau, với các yêu cầu rất khác nhau về năng lực của người học, thì một kỳ thi chung với số lượng bài thi hạn chế, bó hẹp trong một số môn học chính của trường phổ thông đại trà, sẽ không đảm bảo được yêu cầu phân hóa trong đánh giá. Đó là chưa kể đến năng lực đa dạng của thí sinh cũng như sự phát triển không đồng đều về tâm lý, thể chất và cảm xúc của thí sinh dẫn đến kết quả của kỳ thi chung không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực lực của học sinh. Việc tổ chức một lần thi duy nhất trong năm cũng là rào cản đối với việc dự tuyển của thí sinh và tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Từ những phân tích đó, các ý kiến tại Hội thảo đều thống nhất đổi mới tuyển sinh là cần thiết và là xu hướng tất yếu. Nhiều trường ĐH đã xây dựng những phương thức và công cụ đánh giá tuyển sinh mới nhằm từng bước thay thế cho các phương thức và công cụ trước đây.
Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa cho biết, hiện Đề án đổi mới chương trình, SGK đã trình lên Chính phủ. Nếu được thông qua, đề án sẽ triển khai trên diện rộng từ năm 2020. "Song song với việc triển khai đề án đó cần phải có đổi mới thi tuyển sinh và đánh giá cho phù hợp", ông Nghĩa cho biết. Do đó, ngay từ bây giờ phải triển khai các bước đi phù hợp giữa việc đổi mới chương trình, SGK với cách dạy và học. Theo ông Nghĩa, bất kỳ phương án tuyển sinh nào đưa ra đều có những xung đột về lợi ích, cho nên không có phương án nào nhận được sự đồng thuận tối ưu. Việc đổi mới tuyển sinh phải đảm bảo quyền tự chủ của các trường, không gây xáo trộn lớn nhưng phải xây dựng được phương pháp đánh giá phù hợp với chương trình hiện tại nhưng là tiền đề cho đổi mới sau này...
Thông qua phân tích các mô hình tuyển sinh ĐH trên thế giới, Trưởng Ban đào tạo ĐH và Sau ĐH (ĐHQG TP. HCM) Nguyễn Quốc Chính chia sẻ: để đánh giá mức độ chuẩn bị học ĐH của học sinh là cần phải có một thước đo chuẩn để đánh giá về kiến thức hay kỹ năng. "Tuy nhiên, để đánh giá năng lực học ĐH của học sinh một cách toàn diện thì xu hướng chung vẫn là kết hợp hai yếu tố kiến thức và kỹ năng". Theo đó, ông đề xuất việc cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ ở Việt Nam cần hai phần: đánh giá năng lực và xét tuyển.
Phần đánh giá năng lực cần đánh giá được kiến thức, kỹ năng cần thiết để học ĐH của thí sinh. Việc đánh giá năng lực thí sinh cần được thực hiện bởi một đơn vị chuyên trách. Đơn vị này có trách nhiệm xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi và chủ trì, phối hợp tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực học sinh. Quá trình xét tuyển cần có tính toàn diện và thể hiện yêu cầu đặc thù của từng ngành/ trường, vùng....
Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, đổi mới giáo dục là tất yếu, là cú hích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh: cái lạc hậu là chúng ta dừng ở nền giáo dục quá chú trọng về nội dung; phương pháp học vẫn là cách tiếp cận nội dung và luyện kỹ là thi đỗ nên đã không còn phù hợp trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. GS.TSKH Vũ Minh Giang lưu ý, mỗi trường có phương án đổi mới riêng, trong quá trình đổi mới có thể tham khảo hướng đổi mới từ các đơn vị khác nhưng vẫn phải chú trọng tính linh hoạt, sáng tạo sao phù hợp với nhu cầu và thực tế của đơn vị mình.
GS.TSKH Vũ Minh Giang đề xuất: Một nội dung căn bản của đổi mới giáo dục ĐH là chuyển từ một nền giáo dục tiếp cận nội dung, chú trọng kiến thức cụ thể sang nền giáo dục chú trọng phương pháp, kỹ năng. Đồng thời, để đổi mới thành công cần có sự thông suốt về quan niệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đứng ra làm cơ quan điều phối cho quá trình này.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục bàn luận về việc xác định phương thức đổi mới tuyển sinh sao cho phù hợp. Việc xét tuyển thuộc về quyền tự chủ của các trường, tiêu chí xét tuyển được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và các tiêu chí khác do từng trường quy định (kết quả học tập THPT, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, thành tích các hoạt động ngoại khóa, bài luận, phỏng vấn…)  Đồng thời, các ý kiến đều đồng tình cần thống nhất đổi mới tuyển sinh với đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học nhằm tạo điều kiện tối đa cho người học được phát huy năng lực của mình.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN cho biết: Xác định sứ mệnh tiên phong, đầu tàu trong việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục đại học nước nhà, ĐHQGHN đang xây dựng và triển khai đề án đổi mới công tác tuyển sinh theo đánh giá năng lực đã được thí điểm ở bậc sau đại học và sẽ có những bước đi đầu tiên cho bậc đại học vào các năm 2014 và 2015. Trong năm 2014, ĐHQGHN tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo kì thi 3 chung của Bộ GD-ĐT. Sau khi các thí sinh đã trúng tuyển vào ĐHQGHN, các đơn vị đào tạo sẽ dùng hình thức đánh giá năng lực tổng hợp để chọn các sinh viên tham gia các chương trình đặc biệt như chương trình tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình đạt chuẩn quốc tế.






 Bình Minh - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   |