Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nghị định và Quy chế mới: Cơ hội và thách thức với đội ngũ khoa học ĐHQG
Ngày 17/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về ĐHQG. Tiếp theo, ngày 26/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Nghị định và Quy chế mới đã thể hiện rõ vị thế và quyền tự chủ đại học của ĐHQG, theo đúng tinh thần của Luật giáo dục đại học.
Để cung cấp các thông tin cụ thể hơn về các văn bản qui phạm liên quan đến ĐHQGHN, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Lê Quân - Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ, ĐHQGHN.
- Ông có thể cho biết nội dung cụ thể về ĐHQG qui định trong Luật giáo dục đại học?
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012 đã thông qua Luật giáo dục đại học. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 và thể hiện nhiều quan điểm đổi mới về giáo dục đại học, trong đó nổi bật là quyền tự chủ của các trường đại học.
Luật giáo dục đại học có điều riêng (điều 8) quy định về ĐHQG. Theo đó, ĐHQG là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. ĐHQG có quyền tự chủ cao trong các hoạt động; được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến ĐHQG. Khi cần thiết, Giám đốc ĐHQG báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐHQG. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGGiám đốc, PGiám đốc ĐHQG do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG.
- Việc luật hóa thực tiễn xây dựng và phát triển ĐHQGHN 20 năm qua có ý nghĩa thế nào, thưa ông?
Việc đưa ĐHQG vào trong Luật giáo dục đại học một lần nữa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với ĐHQG. Sau 20 năm hoạt động, với sự ra đời của Luật giáo dục đại học, Nghị định và Quy chế mới về ĐHQG được ban hành khẳng định mô hình phát triển đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực và đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của ĐHQG.  
ĐHQG là tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Đúc rút từ thực tiễn 20 năm qua, Quy chế mới cụ thể hóa rất nhiều quyền và nghĩa vụ của ĐHQG, cụ thể hóa tính thống nhất cao trong đa dạng, tính liên thông, liên kết tạo sức mạnh cộng hưởng giữa các đơn vị trong ĐHQG.
Mỗi đơn vị trong ĐHQG có tính độc lập và tự chủ cao để phát triển đồng bộ cùng toàn bộ hệ thống. Tính tiên phong của ĐHQG được thể hiện rõ qua quyền hạn và nghĩa vụ được thí điểm các chương trình đào tạo, mô hình tổ chức đào tạo và KHCN mới, có cơ chế tài chính đặc thù…
- Qua 20 năm xây dựng và phát triển, đã có 3 Nghị định (97/CP, 07/2001/NĐ-CP 186/2013/NĐ-CP) được ban hành về ĐHQG. Ông có thể cho biết điểm khác biệt quan trọng nhất của các văn bản này?
Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 qui định cụ thể về việc thành lập ĐHQGHN. Theo đó, ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành lớn của cả nước, hoạt động theo Quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; Phó Giám đốc ĐHQGHN do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bổ nhiệm.
Nghị định 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 qui định chung về ĐHQG (gồm ĐHQGHN và ĐHQG Tp.HCM), trong đó nêu ĐHQG là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng KHCN đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao; có quyền tự chủ cao và chịu sự quản lí nhà nước của Bộ GD&ĐT, của các bộ, ngành khác trong các lĩnh vực hoạt động...
Nghị định 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 quy định ĐHQG chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT về giáo dục đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về KH&CN. Cùng với đó, Nghị định 186khẳng định lại toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của ĐHQG đã nêu tại Nghị định 07.
Bên cạnh đó, Nghị định 186 có một số điểm mới mà Nghị định 07 chưa quy định, đó là: ĐHQG vừa là cơ sở giáo dục đại học, được tổ chức theo hai cấp, vừa là tổ hợp các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học; có con dấu hình Quốc huy; được tự chủ xây dựng và ban hành chiến lược phát triển; nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia; có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Giám đốc ĐHQG quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; được ban hành các quy định nội bộ trong ĐHQG theo thẩm quyền.
Như vậy, ĐHQG có hầu hết các quyền tự chủ tương đương với đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ. Bên cạnh đó, ĐHQG có quyền tự chủ đại học cao phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ, so với đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ, ĐHQG được tự chủ về tổ chức bộ máy, về biên chế, có cơ chế tài chính đặc thù và tự chủ trong ban hành chiến lược và kế hoạch phát triển.
- Sau khi ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về ĐHQG, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về Qui chế tổ chức và hoạt động về ĐHQG (gọi tắt là Qui chế 26). Trước khi Luật giáo dục đại học có hiệu lực, tổ chức và hoạt động của ĐHQG được thực thi theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg (gọi tắt là Qui chế 16). Một số nội dung mới trong Qui chế 26 so với Qui chế 16 là gì, thưa ông?
Điểm khác biệt lớn nhất của Quy chế 26 mới so với Quy chế 16 trước đây là:
- Quy chế 26 quy định cụ thể về cả ĐHQG và các đơn vị thành viên, đi theo từng lĩnh hoạt động cụ thể và phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ giữa ĐHQG và các đơn vị thành viên.
Theo đó, Trường đại học thành viên hoạt động theo Điều lệ trường đại học; Viện nghiên cứu khoa học thành viên hoạt động theo các quy định hiện hành của Nhà nước đối với các tổ chức KHCN công lập và Quy chế 26. Trong trường hợp có nội dung không thống nhất giữa 2 văn bản thì thực hiện theo quy định tại Quy chế 26.
- Ông có thể cho biết rõ hơn một số quy định cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của ĐHQG và các đơn vị thành viên được nêu trong Quy chế 26?
Một số nội dung cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của ĐHQG và các đơn vị thành viên trong Quy chế 26 quy định như sau: 
- Về tổ chức bộ máy: ĐHQG có phân hiệu. Trong cơ cấu tổ chức, ĐHQG có doanh nghiệp KHCN, bệnh viện và không còn các viện nghiên cứu trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức của các đơn vị thành viên do Giám đốc ĐHQG quy định không mâu thuẫn với Điều lệ trường đại học. Các trung tâm không tham gia đào tạo cấp văn bằng; các khoa trực thuộc không phải là cơ sở giáo dục đại học hoàn chỉnh,chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của ĐHQG.
- Về công tác nhân sự: ĐHQG ban hành quy định thống nhất về công tác nhân sự trong toàn ĐHQG; được thí điểm cơ chế chính sách nhân sự theo hướng nâng cao chất lượng; được mời nhân sự bên ngoài tham gia quản lý chuyên môn, đề án, dự án. Giảng viên, nghiên cứu viên là nhân lực cơ hữu của ĐHQG, được phân cấp quản lý tới các đơn vị. Khái niệm giảng viên cơ hữu của ĐHQG phục vụ mở ngành, chuyên ngành; đảm bảo liên thông về nhân lực trong toàn ĐHQG. Quy chế mới cũng thống nhất về xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực giữa ĐHQG và các đơn vị. 
- Về hoạt động đào tạo: ĐHQG được quyết định mở thí điểm các ngành và chuyên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo Nhà nước. Sau thời gian thí điểm 02 khóa học (tính đến khi tốt nghiệp), báo cáo Bộ GD&ĐT đánh giá, bổ sung vào Danh mục đào tạo Nhà nước. ĐHQG được tự quyết định về phương thức tuyển sinh và ban hành Quy chế quy định hoạt động đào tạo của ĐHQG.
Giám đốc ĐHQG cấp bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho người học tại các khoa trực thuộc và bằng tốt nghiệp thạc sĩ cho người học tại các viện thành viên. Hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho người học được đào tạo tại trường; Viện trưởng cấp bằng tiến sĩ cho người học được đào tạo tại viện. ĐHQG được quyền in các loại văn bằng, chứng chỉ theo mẫu riêng; thực hiện việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
- Về hoạt động khoa học và công nghệ: ĐHQG được tổ chức thí điểm mô hình, cơ chế quản lý các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ mới; phát triển và triển khai các hoạt động KH&CN cấp quốc gia, trọng điểm của Nhà nước;. Các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KH&CN cấp ĐHQG được tính tương đương nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Về công tác học sinh, sinh viên: ĐHQG chủ động ban hành quy định về học bổng, hỗ trợ học sinh, sinh viên có thành tích.
- Về tài chính, tài sản: ĐHQG được quy định mức học phí phù hợp với chất lượng đào tạo; được quyết định mức trích nộp thu sự nghiệp của các đơn vị để phục vụ các nhiệm vụ chung của ĐHQG; được xã hội hóa các hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở vật chất; quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu kế hoạch tài chính.
Các đơn vị thành viên được tự chủ trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên đã được phê duyệt; tự chủ quyết định mức thu chi đối với các hoạt động do đơn vị thực hiện, chủ động trong phát triển các nguồn thu sự nghiệp; là chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng trong phạm vi đơn vị.
- Về quan hệ công tác, thông tin, báo cáo và thanh tra, kiểm tra: ĐHQG là đầu mối làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố nơi ĐHQG đặt trụ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của ĐHQG và của các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên chủ động phối hợp với ĐHQG trong các hoạt động làm việc và giải quyết các vấn đề về tổ chức, hoạt động của đơn vị.
- Về thanh tra, kiểm tra: ĐHQG chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan trong các hoạt động của ĐHQG. Các đơn vị thành viên tổ chức hoạt động tự thanh tra, kiểm tra và báo cáo ĐHQG.
Phòng thí nghiệm Vật liêu Trường ĐHKH Tự nhiên
- Với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN, theo ông quy chế có những điều chỉnh gì mới?
Quy chế 26 được ban hành đáp ứng quan điểm phát triển của lãnh đạo ĐHQGHN là phân cấp tối đa cho các đơn vị thành viên. Theo đó, Quy chế 26 đã cụ thể hóa rất nhiều quyền hạn của đơn vị thành viên về quản lý chuyên môn, học thuật. Các trường đại học thành viên được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí cấp bằng cả với chương trình đào tạo thí điểm. Cấp ĐHQG tập trung chủ yếu vào công tác chiến lược, chính sách, kế hoạch và phát triển nguồn lực, hệ thống.
- Với đội ngũ cán bộ khoa học trong ĐHQG, theo ông đâu là những thay đổi lớn?
Nghị định 186 và Quy chế 26 khẳng định vị thế phát triển của ĐHQG theo định hướng đại học nghiên cứu chất lượng cao. Theo đó, sẽ có nhiều thay đổi đối với nhà khoa học của ĐHQG, như:
Thứ nhất, công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học đồng đều như nhau. Giảng viên của ĐHQG là nhà khoa học và phải nghiên cứu khoa học, công bố và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, ĐHQG sẽ từng bước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng cao của nhà khoa học ĐHQG đáp ứng theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhà khoa học cần đạt chuẩn về bằng cấp (tiến sĩ), ngoại ngữ để hội nhập, có công bố (ưu tiên công bố quốc tế, phát minh sáng chế…), tham gia thỉnh giảng và hợp tác quốc tế, tham gia phát triển các nguồn lực khoa học công nghệ, tham gia sâu vào đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ).
Thứ ba, ĐHQG được mời nhà khoa học không thuộc biên chế tham gia chủ trì đề tài, dự án, chuyên môn. Do đó tính cạnh tranh trong đấu thầu các nhiệm vụ KHCN của ĐHQG sẽ ngày càng cao.
Thứ , ĐHQG được thí điểm áp dụng cơ chế đãi ngộ theo chất lượng sản phẩm đầu ra và theo năng lực như nêu ở trên. Chính sách đãi ngộ của ĐHQG tiến tới sẽ hạn chế tối đa cào bằng. Dựa trên Quy chế mới, ĐHQG sẽ nhanh chóng ban hành các quy chế thu hút và đãi ngộ nhà khoa học trình độ cao dựa trên cơ sở các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại nhà khoa học theo năng lực và số lượng/chất lượng sản phẩm đầu ra.
Thứ năm, nhà khoa học công tác tại các đơn vị trong ĐHQG đều là cơ hữu của ĐHQG, chấm dứt khái niệm “thỉnh giảng” giữa các đơn vị trong ĐHQG. Điều này tạo thuận lợi cho các đơn vị và nhà khoa học khi tham gia phát triển các chương trình đào tạo/KHCN tại các đơn vị khác nhau trong ĐHQG. Nhiều nhà khoa học của đơn vị này có thể được bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quản lý khoa học, chuyên môn tại đơn vị khác trong ĐHQG.
Thứ sáu, ĐHQG được thí điểm các mô hình đào tạo và NCKH mới, chú trọng tính liên ngành, liên lĩnh vực. Do đó các nhà khoa học trong ĐHQG được yêu cầu phải phối hợp với các nhà khoa học tại các đơn vị khác để phát triển các hoạt đng liên ngành, liên lĩnh vực. Phát triển các chương trình, mô hình mới là quyền và cũng là nghĩa vụ của nhà khoa học trong ĐHQG.
Trân trọng cảm ơn Trưởng ban Tổ chức Cán bộ ĐHQGHN về cuộc trao đổi vừa qua./.
 





 Đỗ Ngọc Diệp (thực hiện) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   |