Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Chiến tranh đã đi qua, gần nửa thế kỉ đất nước hát khúc khải hoàn nhưng trong kí ức của những người chiến sĩ giải phóng quân, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại vẫn còn in đậm. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 39 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc, những dòng hồi tưởng về một thời hoa lửa hào hùng...

GS.TS Lâm Ngọc Thiềm - CCB Chống Mỹ, nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN:
Nhớ 1972 - năm cao điểm của chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Từng đoàn quân rầm rập ra mặt trận. Trong đoàn quân ấy có thầy trò Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ở tuổi 32, tôi lúc đó đã có học vị phó tiến sĩ cũng hăng hái rời bục giảng đến với chiến hào. Kết thúc khóa huấn luyện, tôi được điều về Đại đội 512, Trung đoàn 252, Sư đoàn 363 và là pháo thủ số 3 tham gia chiến đấu bảo vệ thành phố Hải Phòng và phía đông Hà Nội. Sau đó tôi được điều về Trung đoàn tên lửa 238, Sư đoàn 363 trong bộ phận bảo đảm nhiên liệu cho tên lửa tham gia chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không". Sở dĩ tôi được điều sang bộ phận này ông là người biết tiếng Nga, một yếu tố rất quan trọng với tên lửa. Tôi cũng không thể nhớ chính xác được mình đã tham gia bao nhiêu trận đánh nhưng có hai kỉ niệm khiến tôi không thể nào quên. Kỉ niệm đầu tiên đó là trong một trận đánh, khi trận địa pháo 57mm cùng hỏa lực 12,7mm của ta đã bố trí xong ở vị trí bí mật thì cũng là lúc máy bay địch ập đến. Tôi được giao nhiệm vụ điểm hỏa tại trận địa giả. Cần phải nói thêm, người được giao nhiệm vụ điểm hỏa được coi là đã hi sinh bởi máy bay địch sẽ ập xuống ném bom. Trận đó tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh lừa địch tạo điều kiện cho trận địa chính tiêu diệt một máy bay địch.
Tổng bí thư Lê Duẩn với giảng viên trẻ Lâm Ngọc Thiềm, 1972 (Ảnh tư liệu)
Kỉ niệm thứ hai còn đọng lại mãi trong tôi đó là lần Tổng Bí thư Lê Duẩn bất ngờ tới thăm trận địa. Mọi người chỉ kịp xếp hàng ngang thì Tổng Bí thư đến. Đặt tay lên vai tôi, Tổng Bí thư hỏi: "Thầy giáo có cảm tưởng gì khi trở thành bộ đội?". Tôi lúc đó mới chỉ là Binh nhì lúng túng chưa biết nói sao… rồi chợt nhớ ra và đọc 4 câu thơ thay cho lời đáp: “Hôm qua trên bục cùng học sinh/ Bảng đen tôi viết những phương trình/ Hôm nay chững chạc màu quân phục/ Quen dần nếp sống một chiến binh”. Cả đại đội vỗ tay, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói tiếp: "Cả nước ra trận, phó tiến sĩ cũng thành chiến sĩ thì chúng ta không thể không chiến thắng dù kẻ địch có ngoan cố, xảo quyệt đến đâu đi chăng nữa...”. Được sự động viên của Tổng bí thư, cả đơn vị tôi dấy lên phong trào thi đua quyết đánh thắng kẻ địch từ trận đầu, loạt đạn 

đầu”. 12 ngày đêm năm 1972 đối với tôi thật khó quên. Lúc ấy tôi đã trở thành chiến sĩ tên lửa thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 238 đoàn Hạ Long. Trải qua nhiều đêm thức trắng, băng đồng, vượt sông nạp đạn đưa lên bệ phóng cho đủ cơ số, cơ động khắp các thôn xóm đón đánh B52, chấp nhận cả những hy sinh, nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống cho bầu trời trong xanh hôm nay. Trong khói bom giữa 2 trận đánh, tôi vẫn thường hình dung về Hà Nội, trái tim của cả nước, thủ đô của lương tri và phẩm giá của loài người, đã vượt qua thử thách và chiến thắng. Cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của kẻ thù đã thất bại; Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta dần chuyển sang một hình thái mới và đã toàn thắng vào mùa xuân năm 1975...
Chiến tranh qua đi, tôi may mắn được trở lại bục giảng với một tư thế “người thầy - chiến sĩ”. Có người từng nói rằng sinh viên ngày nay thích hưởng thụ, chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý chí tiến thủ vươn lên. Phải thừa nhận có một bộ phận như vậy, nhưng đa phần họ vẫn ngày đêm thầm lặng, miệt mài, say mê với các đề tài khoa học trong phòng thí nghiệm; lao động, học tập hết mình để trang bị cho mình một hành trang kiến thức vào đời, khi cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn nếu ai đó đụng đến truyền thống 4000 nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta như thế hệ đi trước đã từng làm. Giới trẻ hôm nay sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc, làm sao các em cảm nhận được chiến tranh theo cách của thế hệ chúng tôi được. Điều quan trọng nhất với các em là bằng nghị lực vươn lên học tập, giành được những thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, rèn luyện, đó mới chính là sự đền ơn đáp nghĩa cho những thế hệ cha anh đi trước ý nghĩa nhất. Tôi tin ở lớp trẻ hôm nay sẽ làm nên những Điện Biên Phủ trí tuệ Việt Nam trong tương lai. Yêu nghề dạy học, tin ở thế hệ trẻ và trao lại cho họ kiến thức, kinh nghiệm và khí thế của lớp trẻ hơn 30 năm về trước là trách nhiệm và nghĩa vụ của người thầy - chiến sĩ hôm nay...
 





 Trương Huyền - Bản tin ĐHQGHN số 278
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   |