Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Mô hình hợp tác giáo dục thế kỉ 21
Cuối tháng 4/2014, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN và Chủ tịch HĐQT Trường Phổ thông Liên cấp Olympia đã đại diện 2 cơ quan ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và Kế hoạch triển khai nghiên cứu, ứng dụng các chương trình giáo dục mới vào giảng dạy.

Đây là sự kiện quan trọng đối với đội ngũ các nhà khoa học – nhà nghiên cứu giáo dục của Trường ĐH Giáo dục trong chiến lược ứng dụng những tiến bộ mới nhất vào công tác giảng dạy.

Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục PGS.TS Lê Kim Long về một số nội dung liên quan:

- Những nội dung cơ bản của văn bản thỏa thuận hợp tác này là gì, thưa Hiệu trưởng?

Việc kí kết Bản thỏa thuận hợp tác là điểm chốt của một quá trình làm việc, phối hợp giữa Trường ĐHGD và Trường Olympia trong nhiều năm vừa qua. Trong quá trình làm việc này, 2 bên đã tìm được nhiều điểm chung để có thể phối hợp và phát triển các chương trình hợp tác trong đào tạo giáo viên nói chung và giải quyết một số vấn đề giáo dục ở cấp độ vi mô.

Cụ thể, trong Chương trình hợp tác sắp tới 2 bên sẽ tìm kiếm các cơ hội để: Thiết kế, phát triển và thực hành các chương trình giáo dục phù hợp cho học sinh và sinh viên của hai tổ chức; Xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và người học của hai bên; Chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, triển khai các dự án; Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, chuyên đề và các hoạt động giáo dục khác.

- Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN được biết đến là một cơ sở giáo dục có nhiều nghiên cứu thành công trong lĩnh vực giáo dục và việc kí kết với Olympia được cho là tín hiệu đưa nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. Những nghiên cứu gì sẽ được áp dụng ở Trường Phổ thông Liên cấp Olympia trong thời gian tới?

Mô hình gắn kết giữa cơ sở đào tạo giáo viên và trường phổ thông đã có thông lệ trên thế giới và trong thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ở Việt Nam mới chỉ tồn tại mô hình trường phổ thông thực hành trực thuộc cơ sở đại học đào tạo giáo viên. Việc kí kết để trở thành đối tác “ngang hàng” và “độc lập” trên cơ sở cùng thực hiện mục tiêu chung giữa Trường ĐHGD, ĐHQGHN và Trường Phổ thông Liên cấp Olympia là một mô hình mới, chứ không chỉ như là một “cơ sở thực hành đào tạo giáo viên”. 

Mô hình này cho phép trường phổ thông thực hiện đồng thời cả 3 chức năng: i). Đối tác tuyển dụng, đánh giá nhân lực, đánh giá chương trình đào tạo giáo viên; ii). Đối tác đồng hành, cùng tham gia đào tạo giáo viên; iii). Đối tác nghiên cứu và phát triển giáo dục.

Theo cách tiếp cận trên, Trường ĐHGD sẽ phối hợp cùng với Olympia triển khai các hướng nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển chương trình theo tiếp cận năng lực đầu ra của người học, các phương pháp, công nghệ dạy học, công nghệ kiểm tra đánh giá tiên tiến, chỉ số năng lực trí tuệ và hành vi của người học, các vấn đề về đổi mới đào tạo giáo viên tiếp cận chuẩn khu vực và thế giới…

Trong giai đoạn trước mắt, Olympia sẽ được mời tham gia vào các dự án quốc tế mà Trường ĐHGD đang triển khai như “nghiên cứu bài học”, “vai trò lãnh đạo dạy học của hiệu trưởng”, “sức khỏe tâm thần học đường và tư vấn hướng nghiệp”… Bên cạnh đó, đối với các đề tài, dự án, hướng nghiên cứu đang và sẽ thực hiện tại Trường ĐHGD hiện nay sẽ có những yêu cầu bắt buộc phải có sự tham gia của Olympia.

- Trường ĐH Giáo dục lựa chọn một trường liên cấp mà không phải là một trường đại học hoặc một trường phổ thông công lập hẳn là có lí do, thưa Hiệu trưởng?

Việc lựa chọn đối tác là trường phổ thông liên cấp ngoài công lập, có yếu tố nước ngoài như Olympia có những lí do sau:

- Chương trình hiện hành của Olympia có tính liên thông, xuyên suốt giữa các cấp học, có tích hợp nhiều nội dung chương trình môn học của nước ngoài, có độ mở, linh hoạt… Điều này cho phép Trường ĐHGD có thêm nhiều cơ hội tham khảo cập nhật, điều chỉnh nội dung chương trình và phương thức giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay;

- Cơ chế tự chủ của Olympia cho phép Trường ĐHGD chủ động áp dụng các nghiên cứu, cải tiến qui trình đào tạo giáo viên, nhất là trong công tác triển khai thực hành nghề, thực tập sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Mặt khác, việc đưa giảng viên của Trường ĐHGD tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học tại Olympia cũng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của cả 2 nhà trường.

- Việc thử nghiệm một mô hình phối hợp đào tạo toàn diện giữa 2 nhà trường phù hợp với thông lệ và thực tiễn đào tạo giáo viên của các nước tiên tiến. Thông qua Olympia và các đối tác trường phổ thông ở nước ngoài (Hoa Kì, New Zealand), mô hình đào tạo giáo viên của Trường ĐHGD có cơ hội được khẳng định, tiếp tục có được những điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ, hàng năm Olympia cũng tiếp nhận giáo sinh ở các nước đến thực tập sư phạm tại trường. Như vậy, sinh viên Trường ĐHGD có được thêm cơ hội để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các giáo sinh này.

- Đối với đích đến của một chương trình đào tạo thì phương pháp giảng dạy quan trọng thế nào, thưa Hiệu trưởng?

Phương pháp dạy học vốn không phải là đích đến tự thân của bất kì chương trình đào tạo nào, nhưng phương pháp dạy học lại thúc đẩy chương trình đào tạo đạt được kết quả với những mức độ khác nhau về tính hiệu quả và hiệu suất đào tạo. Để có một sản phẩm đào tạo tốt cần “dạy tốt và học tốt” như lời Bác Hồ dạy.

Phương pháp giảng dạy không thay đổi nhiều lắm trong nhiều năm qua. Các phương pháp dạy học chủ yếu chỉ gồm đọc chép, nhìn chép, diễn giảng, nêu vấn đề, diễn dịch hay quy nạp … vì thế nói đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu kiến thức hay theo năng lực không phải là lối diễn đạt đúng. Tuy nhiên, công nghệ đào tạo thay đổi nhanh chóng.

Nói công nghệ đào tạo hay công nghệ giáo dục chính là việc quy trình hóa quá trình giáo dục. Đã là quy trình phải bắt đầu từ 2 phía: một phía là đầu ra với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức chung và nghề nghiệp (hay có thể nói dễ hơn là chuẩn đầu ra: outcome base). Phía kia là người học ở đầu vào hay nói cách khác là tuyển sinh. Người học dù tuyển theo cách nào cũng có trình độ và năng lực khác nhau, không đồng đều theo nhiều khía cạnh như vốn kiến thức ban đầu, năng lực tiếp thu, điều kiện kinh tế, khả năng tập trung, …

Công nghệ đào tạo chính là phần công việc của nhà trường trong đó không chỉ có phương pháp dạy và học mà còn phương tiện dạy và học, kiểm tra đánh giá, trang thiết bị, môi trường dạy và học,… Nói cho đúng, công nghệ đào tạo sẽ gồm mọi hoạt động đảm bảo chất lượng đầu ra. Phương pháp dạy học chỉ là một thành tố trong các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo và công nghệ đào tạo.

- Trong điều kiện xã hội hiện nay, ứng dụng trang thiết bị hiện đại trong giáo dục gợi đến một cảm giác không gần gũi và làm khô cứng cảm xúc của người dạy cũng như người học. Làm thế nào để có thể tăng cường sự tương tác giữa con người, máy móc mà vẫn tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện?

Một khi kinh tế - xã hội phát triển, nhiều thứ thay đổi. Những thay đổi trong xã hội liên quan đến thay đổi trong nhà trường đối với từng cá nhân người học, người dạy, người phục vụ và người lãnh đạo quản lý đồng thời quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường cũng thay đổi.

Cảm giác không gần gũi do giảm phần giao lưu trực tiếp giữa người học và người dạy, giữa người học với nhau mà tăng phần giao lưu gián tiếp qua thiết bị. Thay vào đó các hiệu ứng từ thiết bị đóng góp vào quá trình học và dạy lại không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Cảm xúc của người học và người dạy cũng thay đổi.

Người dạy sau khi sử dụng thiết bị dạy học rất vui khi thấy người học ngạc nhiên với tác dụng của thiết bị và kết quả học tập cũng tốt hơn. Để có thể tạo ra môi trường giáo dục thân thiện trong khi tăng cường thiết bị dạy và học, người dạy cần phải học thiết kế bài giảng theo lối mới qua đó lấy hiệu quả dạy – học làm mục tiêu, thiết bị là phương tiện để truyền đạt và làm cho người học chủ động trong học tập.

Vai trò của người dạy có thể giảm đi về tần xuất xuất hiện trong bài giảng nhưng được kết tinh nhiều hơn trong sản phẩm đào tạo.

- Không ít người cho rằng công cuộc đổi mới giáo dục phải bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Theo ông, đối tượng nào sẽ phải đổi mới tư duy trước tiên: người dạy, người học, phụ huynh, hay nhà quản lí giáo dục?

Đổi mới nào cũng phải xuất phát từ đổi mới tư duy. Từ việc phân tích đánh giá quá trình cũ mà phát hiện ra sự không hoàn thiện của quá trình cũ và đề xuất quá trình mới. Đổi mới giáo dục cũng không ngoại lệ. Khi phát hiện ra những điểm yếu, không hoàn thiện của quá trình giáo dục, hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đội ngũ, … các nhà khoa học giáo dục phân tích sự không hoàn thiện đó và đề xuất đổi mới.

Đó là sự khởi đầu một tư duy mới. Trên cơ sở đổi mới tư duy về giáo dục, các nhà lãnh đạo đất nước đã chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam, đó là một bước tiến quan trọng trong đổi mới tư duy. Nghị quyết 29 của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 là đỉnh cao của đổi mới tư duy. Bước đổi mới tiếp theo là đổi mới của Chính phủ, của các nhà quản lý đất nước và hệ thống giáo dục.

Một giờ học với các chuyên gia nước ngoài của lớp đào tạo sau đại học Trường ĐH Giáo dục

Tôi cảm nhận xã hội đang có quan niệm rằng nền giáo dục và đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục là công việc riêng của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của riêng người dạy, người học và các nhà quản lý giáo dục. Phụ huynh và những người khác chịu ảnh hưởng mà không phải là đồng chủ thể của đổi mới này. Trước đây khi nói tới sự ưu việt của hệ thống XHCN, chúng ta mặc nhiên quan niệm giáo dục là của Nhà nước và quan niệm ấy đã ăn sâu bám rễ bền chắc trong toàn xã hội.

Khi Đảng và Nhà nước chủ trương xã hội hóa giáo dục là đã thay đổi tư duy về vai trò độc tôn, chủ soái của công quyền trong giáo dục. Kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước mới chỉ đảm bảo phần nào cho hoạt động của toàn hệ thống giáo dục. Học phí chỉ đóng góp một phần cho việc đảm bảo chất lượng.

Đóng góp nguồn lực xã hội đã có đáng kể nhưng chưa thực sự có vai trò trong công cuộc đổi mới nền giáo dục của nước nhà. Như vậy sự đổi mới tư duy cao cấp và ở cấp cao đã có rồi. Để triển khai thành công công cuộc đổi mới giáo dục cần đổi mới đồng thời của cả người học, người dạy, người quản lý. Không có chuyện ai đổi mới tư duy trước ai đổi mới tư duy sau trong số 3 đối tượng được đề cập trên.

Trân trọng cảm ơn Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục PGS.TS Lê Kim Long. 

 Đỗ Ngọc Diệp (thực hiện) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   |