Tin tức chung
Trang chủ   >  Tin tức  >   Tin tức chung  >  
Chương trình Tây Bắc: Chia sẻ trách nhiệm giữa các nhà khoa học với địa phương
Ngày 3/7/2014, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” tại tỉnh Bắc Kạn.

Các đồng chí Trần Văn Tùng, Phùng Xuân Nhạ, Lê Văn Lân và Nông Văn Chí chủ trì Hội thảo
Đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Giám đốc ĐHQGHN, Chủ nhiệm Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (gọi tắt là Chương trình Tây Bắc); đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Lê Văn Lân – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đồng chí Nông Văn Chí – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Kạn đã chủ trì Hội thảo.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam, đại diện lãnh đạo UBND, Sở KHCN của tất cả 16 tỉnh trong Vùng cùng các nhà khoa học đến từ ĐHQGHN, các trường đại học và viện nghiên cứu ở Hà Nội và trong vùng Tây Bắc.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN đã nêu rõ vai trò quan trọng của việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đối với việc phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước, đặc biệt là đối với các tỉnh tuy còn nghèo nhưng giàu tiềm năng ở vùng Tây Bắc. Đây chính là lý do Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định tổ chức triển khai Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, giao cho ĐHQGHN làm cơ quan chủ trì và Đ/c Giám đốc ĐHQGHN được cử làm Chủ nhiệm Chương trình. Tiếp theo các hội nghị trước, Hội thảo này là một dịp rất quan trọng để ĐHQGHN giới thiệu kỹ hơn với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan khoa học trong Vùng về Chương trình, trao đổi, thống nhất phương thức tổ chức, triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: thiết thực, khả thi, hiệu quả, không trùng lặp và bền vững, đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của Vùng.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức trình bày báo cáo đề dẫn về chương trình Tây Bắc
Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQGHN trình bày báo cáo đề dẫn, giới thiệu về mục tiêu, nội dung nghiên cứu, sản phẩm dự kiếm của Chương trình và kế hoạch phân kỳ triển khai của Chương trình Tây Bắc.
Về quá trình tổ chức triển khai, đ/c Phó Giám đốc cho biết: sau khi được chính thức triển khai từ năm 2013, đến nay, Chương trình đã nhận được hơn 800 đề xuất nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, nhà khoa học. Riêng tại Hội thảo này, Chương trình tiếp tục nhận được gần 100 đề xuất, đặt hàng nghiên cứu của các địa phương trong Vùng. Để đảm bảo chất lượng khoa học và mức độ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ĐHQGHN và Ban Chủ nhiệm Chương trình đã tổ chức nhiều hội nghị tư vấn với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học, lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn và các địa phương, lựa chọn ra các đề tài, dự án đảm bảo tính thiết thực, khả thi, hiệu quả ưu tiên cho triển khai trước từ năm 2013 và 2014. Trong thời gian tới, ĐHQGHN và Ban Chủ nhiệm Chương trình tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các địa phương, các bộ, ngành để tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu của Chương trình, nhất là ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
 
Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Sở KH&CN các địa phương đã trao đổi và đưa ra nhiều đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN trực tiếp hướng tới việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn phát triển của vùng Tây Bắc, như: Công nghệ tiết kiệm nước cho cây trồng và cho sinh hoạt của người dân; Công nghệ bảo quản nông - lâm sản sau thu hoạch; Nâng cao năng xuất và tạo thị trường tiêu thụ bền vững cho một số cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao; Nghiên cứu sản xuất tấm lợp cho đồng bào nghèo; Nghiên cứu khắc phục một số hủ tục; Phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng; đổi mới phương thức quản lý, bảo vệ rừng, phòng tránh thiên tai, chống ô nhiễm môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh vv...
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Giám đốc ĐHQGHN, Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc nhấn mạnh: 14 tỉnh Tây Bắc và vùng phụ cận có những nét chung nên các địa phương cần trao đổi, chia sẻ, tích hợp các đề xuất, nhiệm vụ để triển khai, tránh trùng lặp. Các địa phương cần tập trung vào các nhiệm vụ KH&CN nhằm phòng tránh, giảm thiểu tác hại của tai biến thiên nhiên. Bên cạnh đó, nhóm đề tài văn hoá – xã hội cũng cần được quan tâm, bởi lẽ, “kinh tế có phát triển bền vững thì vấn đề xã hội phải tốt, quốc phòng – an ninh phải ổn định”. Đồng chí Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chia sẻ trách nhiệm giữa các nhà khoa học với địa phương. Với tư cách là cơ quan đầu mối, phối hợp với các cơ sở khoa học trong toàn quốc, ĐHQGHN tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu, thiết thực được nêu trong Hội thảo này.
Đồng chí Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết 20 của BCH Trung ương Khoá XI về phát triển KH&CN thì các địa phương cần ưu tiên thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, tập trung vào vấn đề đào tạo giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo viên và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong Vùng, tạo nền tảng cho việc phát triển bền vững nguồn nhân lực tại chỗ, giải quyết “nút thắt” trong phát triển bền vững của Vùng. Ngoài ra, việc phát triển các trường ĐH vùng, kiểm định chất lượng giáo dục ĐH cũng cần được quan tâm đúng mức.
Đồng chí Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc đề nghị, Ban Chủ nhiệm Chương trình cần kiện toàn mạng lưới kết nối các cơ sở và các nhà khoa học để cùng chung tay góp sức triển khai chương trình; các địa phương tiếp tục đề xuất nhiệm vụ, tư vấn lựa chọn đề tài giữa các tỉnh; tập trung nghiên cứu, xây dựng các vấn đề có tầm vùng; xây dựng đề án nghiên cứu cụ thể để có được sự tài trợ từ các tổ chức... Đồng chí Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, các địa phương nên chọn từ một đến ba nhóm vấn đề nghiên cứu có ứng dụng hiệu quả để làm mô hình điểm, từ đó nhân rộng, góp phần nâng cao các tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội. ĐHQGHN, Ban Chủ nhiệm Chương trình mong muốn nhận được các trao đổi, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả, đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu và phương thức phối hợp tổ chức triển khai, chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu của Chương trình phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển bền vững ở các địa phương vùng Tây Bắc.
Toàn cảnh Hội thảo "Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc"
Tin bài liên quan:

 

 Việt Hương - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   |